Chương 3

Gặp ông Vĩnh Phúc ở ngay giữa sân, Nguyễn chợt khựng lại.
Giọng ông Vĩnh Phúc phấn chấn:
- Cậu đưa Ngân Thủy đến nhà Vũ Tùng rồi chứ?
Nguyễn lúng túng:
- Vâng...
Ông Vĩnh Phúc vui vẻ:
- Sao không dùng chiếc Toyota?
Nguyễn đành nói dối:
- Dạ, xe bị hư...
Ông Vĩnh Phúc ngạc nhiên:
- Hư gì thế?
- Đạm bộ chế hòa khí bị bẩn.
Ông Vĩnh Phúc cười:
- Nghe lão quản gia nói là cậu đã chở Ngân Thủy bằng chiếc xe Dame?
Nguyễn kìm một tiếng thở dài:
- Vâng...
Ngỡ là ông Vĩnh Phúc sẽ nổi giận không ngờ ông lại thản nhiên phán:
- Cậu linh động thế là tốt. Con nhỏ ấy rất cứng đầu, nó chịu đến nhà người ta là may lắm rồi.
Nguyễn định lùi gót thì ông Vĩnh Phúc lại hỏi:
- Ngân Thủy đâu?
Nguyễn cảm thấy nỗi ân hận đang dâng lên trong anh:
- Dạ, còn đang ở nhà của cậu Vũ Tùng.
Ông Vĩnh Phúc vui vẻ:
- Tốt lắm. Cậu đi ngủ đi.
Bước về căn phòng nằm khuất cuối lùm cây trong vườn, Nguyễn ngã vật xuống giường. Anh cảm thấy giận mình kinh khủng. Lẽ ra anh phải dẹp tự ái sang một bên mà đợi chở Ngân Thủy về.
Đàn này vì những lời xúc phạm của Vũ Tùng mà anh đã bỏ mặc cô ở lại. Liệu Ngân Thủy có sao không.
Bứt rứt không yên, Nguyễn vùng ngồi dậy. Vừa bước vào phòng khách, anh chợt giật mình vì thấy ông Vĩnh Phúc vẫn đang ngồi đọc báo ở đó.
Nhíu mày nhìn anh, ông cao giọng:
- Cậu chưa ngủ sao?
Nguyễn ngắc ngứ:
- Da...
Ông hất hàm:
- Cậu đi đâu thế?
Nguyễn lúng túng:
- Tôi định gọi nhờ điện thoại cho một người bạn thân.
Ông Vĩnh Phúc khó chịu:
- Nội thành hay đường dài liên tỉnh?
Nguyễn nhũn nhặn:
- Dạ, nội thành.
Dù biết chưa bao giờ Nguyễn gọi nhờ điện thoại nhưng ông Vĩnh Phúc vẫn nhăn mặt:
- Lần sau, chịu khó... ra bưu điện gọi đấy nhé. Cậu có biết là hàng tháng tôi phải trả bao nhiêu tiền điện thoại không? Gọi đi.
Chỉ chờ có thế, Nguyễn vội cầm ống nghe lên. Nhấn số máy của ông bà Đức Bảo, anh im lặng không lên tiếng.
Có tiếng nhấc máy. Chờ đợi. Rồi dường như người đầu dây đằng kia cáu kỉnh vì chờ đợi rồi mà vẫn không thấy ai lên tiếng liền hét:
- Alộ Ai thế?
Nhận ra giọng nói của bà Đức Bảo. Nguyễn cảm thấy nhẹ nhõm. Thế là ông bà đã về. Vũ Tùng có muốn làm hại Ngân Thủy cũng không thể thực hiện được.
Anh gác máy.
Buông tờ báo xuống, ông Vĩnh Phúc nhìn Nguyễn bằng đôi mắt soi mói:
- Sao?
Nguyễn hắng giọng:
- Đầu kia... đường dây bận. Không có ai nhấc máy.
Vẻ mặt hài lòng, ông Vĩnh Phúc cao giọng:
- Bộ chế hòa khí sạc lại cũng không bao nhiêu tiền. Ngày mai, đem xe đi sử sớm để còn chở tôi đi họp.
Gây gổ với Vũ Tùng một trận tơi bời, Ngân Thủy phóng ra hành lang. Giọng cô thất thanh:
- Nguyễn... Anh đâu rồi?
Vũ Tùng vọt ra theo cộ Anh năn nỉ.
- Thật tình anh đấu có muốn làm em giận đâu.
Ngân Thủy khua khua tay:
- Tôi với anh không hạp nhau mà.
Nhìn quanh quất một hồi, cô lại gọi:
- Nguyễn... Nguyễn... Anh đâu rồi?
Vũ Tùng hậm hực:
- Hắn đi đâu thì kệ xác hắn. Để anh đưa em về.
Ngân Thủy lắc đầu:
- Tôi tự thu xếp được mà, không cần anh đâu.
Chợt nhìn thấy chùm khóa xe lủng lẳng ở công tắc máy, Vũ Tùng chỉ:
- Chìa khóa kìa. Có lẽ thằng tài xế ấy biến rồi.
Ngân Thủy nhìn chùm chìa khóa rồi lại nhìn Vũ Tùng với vẻ nghi hoặc. Cũng có thể là Vũ Tùng nói đúng. Nguyễn đã bỏ về. Vì sao anh lại làm như thế?
Vũ Tùng sốt sắng:
- Thả chiếc xe cà tàng ấy đây đi, có lia ra ngoài đường cũng không ai thèm lấy đâu. Ngân Thủy chờ anh một chút, anh lấy xe chở Ngân Thủy về.
Mím môi lại, cô ngồi lên chiếc Dame với vẻ mặt giận bừng bừng.
Vũ Tùng cầm lấy tay lái, giọng tha thiết:
- Ngân Thủy nghe anh nói. Ngân Thủy không thể đi về bằng chiếc xe cổ lỗ sĩ này đâu. Cỡ như anh còn không dám lái nữa đó.
Cô bướng bỉnh:
- Người ta đi được, tôi đi được.
Trước đôi mắt thất vọng của Vũ Tùng, Ngân Thủy bặm môi đạp một phát thật mạnh. Quả là ngoài sự tưởng tượng của cô, chiếc xe bổng dưng... nổ máy giòn giả.
Ngân Thủy vọt xe ra cổng. Từ trong nhà con chó của Vũ Tùng lao ra nhưng vì cô chưa trả số nên chiếc xe vọt như tên bắn. Con chó cũng như chủ của nó chỉ còn biết trơ mắt nhìn theo.
Cơn giận trong Ngân Thủy dịu lại đôi chút khi chiếc xe chạy vù vù. Quên cả bực tức, cô bỗng bật cười khi thấy điều khiển chiếc Dame của Nguyễn cũng không khó lắm như cô đã tưởng.
Mình cũng không đến nỗi nào. Giá như Nguyễn nhìn thấy cô lái xe như thế nào nhỉ. Cứ nhớ lại vẻ mặt thất vọng của Vũ Tùng và cả con chó của hắn là cô cảm thấy hả dạ lắm rồi.
Đi được một đoạn, đang ngon trớn chợt chiếc xe khục khặc mấy tiếng rồi tắt máy.
Vọt ra khỏi xe, Ngân Thủy săm soi một hồi rồi cũng không biết là bị hư chỗ nào.
Cô không nhớ là trên đường về cô đã nhờ bao nhiêu... mạnh thường quân nữa. Hết nhờ người này lau vít lửa, lại nhờ người kia đạp nổ máy.
Thậm chí có lúc nản quá, cô thầm cầu mong... có một tên lừa đảo nào đó đạp máy chiếc Dame giùm cô xong sẽ cướp xe vù chạy thẳng thì hay biết mấy. Lúc ấy cô có thể đón taxi để về với một lương tâm... thanh thản. Có như thế thì mới hả cơn tức Nguyễn Không hiểu sao anh có thể đành lòng thả cô trong hang cọp. Chỉ mới nhớ lại ánh mắt đắm đuối và những lờt tán tỉnh vô duyên Vũ Tùng dành cho cô, ruột gan cô đã muốn sôi lên.
Đúng là đồ... không có trái tim, không có lương tâm. Cô thì quai miệng gây gổ với Vũ Tùng để bảo vệ anh. Còn anh lại nỡ để cô một mình trong hang cọp và quăng lại cho cô một... đống sắt vụn.
Về được đến nhà, Ngân Thủy dựng đại chiếc xe trong sân rồi đùng đùng đi vào phòng khách. Ba cô đang đợi vô với vẻ mặt phấn chấn. Ông vui vẻ hỏi:
- Sao rồi con?
Ngân Thủy nuốt cục tức xuống cổ:
- Ba hỏi gì, con không rõ.
Ông Vĩnh Phúc cười lớn:
- Anh chị bên nhà và Vũ Tùng gặp con rồi chứ?
Ngân Thủy hắng giọng:
- Chỉ có Vũ Tùng, ba mẹ anh ta không có ở nhà.
Ông Vĩnh Phúc ngạc nhiên:
- Sao lạ thế? Anh chị ấy gọi điện mời con sang chơi mà.
Ngân Thủy xụ mặt:
- Con không biết.
Chợt ông Vĩnh Phúc "à" lên một tiếng.
Đoán là ông bà Đức Bảo muốn tạo điều kiện cho Vũ Tùng gặp riêng Ngân Thủy, Ông Vĩnh Phúc liền bảo:
- Thôi con đi ngủ đi.
Ngân Thủy vội đi về phòng của mình. Giận Nguyễn kinh khủng nhưng không có mặt anh ở đây nên cô không biết trút vào đâu.
Đang cạo râu, Nguyễn chợt giật mình vì tiếng đá thật mạnh vào cửa:
"Rầm".
Xuất hiện ở ngưỡng cửa là Ngân Thủy với gương mặt hầm hầm.
Nguyễn liền hỏi:
- Tối hôm qua cô về lúc mấy giờ?
Ngân Thủy chống tay lên hông:
- Anh cũng quan tâm đến chuyện tôi có... bò về được đến nhà hay không sao?
Nguyễn nhướng mày:
- Bộ xe... hư hả?
Ngân Thủy hằm hè:
- Điều đó anh cũng tự đoán ra mà. Tôi không nghĩ đó là một chiếc xe nữa. Đừng nên gọi nó là xe nữa.
Nguyễn chăm chú nhìn Ngân Thủy:
- Thế nó là gì?
Ngân Thủy phán:
- Một đống sắt vụn. Đó không phải là một chiếc xe.
Nguyễn ngắc ngứ:
- Thế mà tôi nghĩ là chiếc xe sẽ êm ru sau khi tôi đã sửa.
Ngân Thủy hằm hè:
- Anh đúng là một người không có lương tâm.
Nguyễn thở dài:
- Tôi cũng đâu muốn về trước.
Ngân Thủy nguýt dài:
- Nhưng cuối cùng anh đã bỏ mặc tôi với chiếc xe thổ tả. Để đưa nó được về nhà, tôi đến suýt phát khóc đến mấy lần.
Nguyễn chân thành:
- Tôi xin lỗi cô.
Ngân Thủy nhướng mắt:
- Chỉ một câu xin lỗi của anh là xong. Còn tôi, tôi đã khổ với đống sắt vụn ấy như thế nào, anh có biết không?
Nguyễn trầm giọng:
- Lý do vì sao tôi bỏ về trước, cô đã rõ.
Ngân Thủy giận dữ:
- Tôi không nói chuyện với anh nữa đâu.
- Ngân Thủy... tôi xin lỗi cộ Tất cả ngoài ý muốn thôi.
Ngân Thủy hằm hè:
- Tôi ghét anh lắm!
- Ngân Thủy...
Ngân Thủy vùng vằng bỏ đi một mạch. Chợt cô kêu lên:
- Ui da!
Nguyễn như bay ra khỏi cửa, Ngân Thủy đang ngồi bệt trên nền cỏ trước căn phòng của anh, hai tay ôm lấy chân.
Ngồi xuống bên cô, giọng Nguyễn lo lắng:
- Sao vậy?
Ngân Thủy hét lên:
- Mặc kệ tôi. Không khiến anh quan tâm đến tôi.
Nguyễn dỗ dành:
- Cô buông tay ra xem nào.
Ngân Thủy bướng bỉnh:
- Không.
Nguyễn dịu dàng:
- Nghe tôi đi. Có phải cô đạp nhằm gai không?
Ngân Thủy hằm hè:
- Tôi có bị làm sao đó là chuyện của tôi, đâu can dự đến anh.
Nguyễn trầm giọng:
- Giận tôi về chuyện tối hôm qua thì cô cứ giận. Nhưng phải buông tay ra để tôi xem thử vết thương như thế nào.
Đau kinh khủng nhưng Ngân Thủy vẫn lắc đầu:
- Không.
Nguyễn gỡ nhẹ những ngón tay của Ngân Thủy. Anh dỗ dành:
- Nếu cô không để tôi rút gai ra, chiếc gai sẽ lún sâu vào chân rồi nhiễm trùng phải mổ đấy. Cô không sợ sao?
Viễn cảnh lên bàn mổ khiến Ngân Thủy phát hoảng. Cô hằm hè:
- Anh đừng hòng khủng bố tôi.
Nguyễn nghiêm nét mặt:
- Không, tôi nói thật đó. Cô cứ nghe lời tôi đi.
Ngân Thủy lườm Nguyễn một cái rồi cũng từ từ buông tay ra. Một vài giọt máu nhỏ trên thảm cỏ. Nhìn chiếc gai đang cắm vào chân cô, Nguyễn hắng giọng:
- Tôi sẽ lấy chiếc gai ra. Nhưng công việc trước tiên là phải sát trùng vết thương.
Ngân Thủy kêu lên:
- Không. Tôi sợ lắm.
Nguyễn dỗ dành:
- Cam đoan với cô là sẽ không đau đâu.
Ngân Thủy nhăn mặt:
- Tôi đã bảo là mặc kệ tôi mà.
Nguyễn lắc đầu. Anh đứng dậy đi vào nhà rồi đi ra với một chai oxy già và bông gòn. Giọng anh dịu dàng:
- Cô quay mặt sang chỗ khác đi.
Ngân Thủy thở hắt một cái rồi đành làm theo lời Nguyễn.
Đúng là một buổi tối xui xẻo, rồi giờ lại là một buổi sáng không may mắn chút nào. Vì quá giận Nguyễn nên cô đã chạy ra đây mà không mang dép. Đây là lần đầu tiên cô đến chỗ của anh.
Như những người tài xế trước đó của gia đình cộ Nguyễn được ba cô sắp xếp ở trong một căn phòng thấy lè tè cuối vườn. Trước căn phòng của anh là những đám cỏ chen với bụi gai.
Nguyễn cho oxy già lên vết thương. Thật dịu dàng, anh lại bảo:
- Cô vẫn tiếp tục quay mặt đi như thế nhé. Gần xong rồi đó.
Ngân Thủy cảnh giác:
- Anh định lấy gai ra à?
Nguyễn hắng giọng:
- Đúng thế.
Ngân Thủy sợ đến xanh mặt. Cô la lên thảng thốt:
- Không...
Nguyễn lại dỗ dành:
- Nếu không lấy gai ra, chân cô sẽ bị nhiễm trùng đấy.
Ngân Thủy nói như khóc:
- Nhiễm trùng cũng đươc..
Nguyễn so vai:
- Nhưng lên bàn mổ thì không phải là một điều dễ chịu đâu.
Ngân Thủy nhìn Nguyễn một cái. Cô giận anh nhiều thứ quá. Chưa hết cơn giận này thì lại đến cơn giận khác.
Nguyễn nhìn cô chăm chú:
- Hãy làm theo lời tôi.
Đúng là không có sự chọn lựa nào khác nữa, Ngân Thủy thở dài với vẻ bất lực rồi quay mặt đi.
Dùng một chiếc nhíp nhỏ, Nguyễn lấy cái gai ra khỏi chân của Ngân Thủy. Vì cái gai đã gãy nên anh làm thật khéo léo để nó không bị lún sâu vào gót chân Ngân Thủy.
- Này, cô xem.
Nguyễn đưa cái gai cho Ngân Thủy kèm theo một nụ cười.
Rất hiếm khi Nguyễn cười nên một khoảng khắc ngắn ngủi ấy đã khiến Ngân Thủy phát hiện là anh có một nét quyến rũ rất riêng không giống như những người đàn ông mà cô đã gặp.
Ở Nguyễn dường như anh chưa bộc lộ hết con người thật của mình.
Thật kỹ lưỡng, Nguyễn lại dùng oxy già sát trùng lên chỗ gai đâm một lần nữa rồi dùng một miếng băng keo nhỏ dán lên.
- Cô còn đau nữa không?
Ngân Thủy lí nhí:
- Còn đau ít thôi.
Nguyễn so vai:
- Lần sau chịu khó mang dép.
Ngân Thủy chu môi:
- Khi người ta giận, có nên đi tìm dép hay là phóng nhanh để tìm người trút cơn giận:
Nguyễn cố nhịn cười:
- Trong tình huống nào cũng phải tìm được dép.
Ngân Thủy xụ mặt:
- Tôi e rằng cơn giận của mình sẽ bay đi sau khi tìm thấy dép.
Nguyễn nhìn sâu vào đôi mắt đẹp:
- Như thế thì càng tốt chứ có sao đâu.
Ngân Thủy nguýt dài:
- Nói như anh có lẽ không bao giờ thiên hạ giận nhau cả.
Nguyễn cười:
- Đúng thế.
Ngân Thủy bó gối nhìn Nguyễn:
- Anh còn... tức tôi không?
Nguyễn nhướng mày:
- Về chuyện gì?
Ngân Thủy bặm môi:
- Về chuyện tôi đã nói là anh... không có lương tâm.
Nguyễn đùa:
- Sao lại giận cô được khi đó là sự thật. Tôi cũng đâu có lương tâm.
Ngân Thủy thở nhẹ:
- Thật ra thì anh đâu có đến nỗi tệ như tôi nói.
Nguyễn cười:
- Tối hôm qua đúng là tôi không có lương tâm khi để cô một mình ở lại với Vũ Tùng và... một đống sắt. Còn bây giờ thì lại có lương tâm vì đã... lấy được cái gai. Kết hợp hai chuyện vậy thì có thể kết luận tôi là người có... nửa lương tâm.
Ngân Thủy bật cười vì câu đùa dí dỏm của Nguyễn. Chợt nụ cười của cô tắt hẳn, khi ba cô không biết xuất hiện từ lúc nào với ánh mắt bực doc..
Giọng ông khó chịu:
- Ngân Thủy... Sao con lại ở đây?
Cô ngắc ngứ:
- Con...
Ông Vĩnh Phúc cao giọng:
- Vũ Tùng vừa gọi điện cho bạ Con lên phòng khách ngay, ba muốn biết là vì sao con đã làm cho Vũ Tùng nổi giận.
Ngân Thủy ấm ức:
- Sao lúc nào ba cũng nghe lời của Vũ Tùng. Nếu hắn có giận cũng kệ hắn.
Ông Vĩnh Phúc quát khẽ;
- Vào nhà ngay.
Vụt đứng dậy, Nguyễn lên tiếng:
- Ông chủ à... Cô chủ vừa bị gai đâm ở chân.
Giọng ông Vĩnh Phúc lo lắng:
- Sao?
Ngân Thủy nghiêng gót chân cho ba cô thấy:
- Ba xem này. Con không thể đi được nữa.
Ông Vĩnh Phúc nghiêm nét mặt:
- Bộ con không mang dép à?
Ngân Thủy lí nhí:
- Da...
Ông Vĩnh Phúc bực dọc:
- Sao lại vô ý như thế chứ. Mà con đi ra đây làm gì thế?
Ngân Thủy vội nói:
- Con hái hoa.
Ông Vĩnh Phúc phán:
- Chuyện con bị đau chân và chuyện con làm cho Vũ Tùng nổi giận là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Ba muốn hỏi con cho ra lẽ chuyện tối hôm qua.
Quay lại nhìn Nguyễn, ông Vĩnh Phúc hất hàm:
- Gọi chị bếp dìu Ngân Thủy vào nhà ngay cho tôi!
Khó khăn lắm Ngân Thủy mới tìm được nhà của Nguyễn. Đó là một ngôi nhà đơn so nằm cuối con hẻm ngoằn ngoèo.
Tắt máy, Ngân Thủy nghiêng đầu nhìn qua cánh cửa cổng bằng gỗ. Giọng cô rụt rè:
- Bác ơi...
Một người phụ nữ có gương mặt phúc hậu đi ra. Bà hắng giọng:
- Xin lỗi, cô tìm ai?
Ngân Thủy nhỏ nhẹ:
- Dạ, cháu muốn hỏi đây có phải là nhà của anh Nguyễn không?
Bà Lành gật đầu:
- Phải, tôi là mẹ của Nguyễn.
Mỉm cười, Ngân Thủy tự giới thiệu:
- Cháu là Ngân Thủy, con gái của ông Vĩnh Phúc...
Bà Lành không giấu được mừng rỡ:
- Vậy sao, mời cô vào nhà.
Dắt chiếc Dream vào cổng, Ngân Thủy cười hiền lành:
- Bác hãy xem cháu như người trong nhà, đừng gọi cháu bằng... cộ Cháu cũng chỉ đáng tuổi con cháu bác thôi mà.
Bà Lành cười đôn hậu:
- Cô nói thế chứ tôi không dám đâu.
Ngân Thủy giọng nhỏ nhẹ:
- Cháu nói rất thật lòng đó. Bác hãy xem cháu như người trong nhà.
Theo chân bà Lành vào phòng khách- một căn phòng thật nhỏ nhưng sắp xếp thật gọn gàng. Ngân Thủy đặt bịch trái cây xuống bàn. Cô rụt rè:
- Cháu gởi bác một ít trái cây cho vui.
Bà Lành vội nói:
- Tôi không dám nhận đâu.
Ngân Thủy cười hiền:
- Có gì đâu bác.
Bà Lành mời Ngân Thủy ngồi xuống ghế:
- Cám ơn cô, chẳng hay cô ghé thăm chơi có chuyện chi không?
Ngân Thủy trầm giọng:
- Tình cờ cháu mới biết bác vừa xuất viện, vì anh Nguyễn không nói nên cháu không biết để ghé thăm bác. Sáng nay nghe ông quản gia kể chuyện nên cháu ghé thăm bác và chúc bác mau khỏe.
Bà Lành nở một nụ cười an phận:
- Tuổi già thường vậy, cô đừng bận tâm.
Ngân Thủy chớp mị Vẻ hiền lành giản dị của cô khiến bà Lành bỗng có nhiều cảm tình. Theo suy nghĩ của bà, các cô gái con nhà giàu thường kênh kiệu phách lối. Thế mà Ngân Thủy không hề như thế. Cô ngồi nói chuyện với bà thật chân tình, ngây thợ Không màu mè giả tạo. Cũng không có vẻ tự kiêu.
Một chiếc đầm trắng dài quá gối một chút và khuôn mặt đẹp không trang điểm của Ngân Thủy có thể làm cho người ta lầm tưởng cô là một nữ sinh bình thường như mọi nữ sinh khác.
Chợt sực nhớ ra là chưa lấy nước mời Ngân Thủy, bà Lành khẽ kêu lên:
- Quên mất, để tôi lấy nước mời cô uống.
Ngân Thủy mỉm cười:
- Cháu không khát đâu.
Bà Lành xởi lởi:
- Ai lại để khách ngồi thế bao giờ. Cô chờ tôi một chút nghe.
Chỉ một lát sau, bà Lành quay trở lên với hai ly chanh muối mát lạnh. Ngân Thủy giọng hồn nhiên:
- Đã lâu rồi, cháu mới có dịp uống lại chanh muối. Cháu cám ơn bác rất nhiều.
Bà Lành hồn hậu:
- Mời cô.
- Dạ cháu xin phép bác...
Bưng ly nước lên uống thật tự nhiên, Ngân Thủy cảm thấy mẹ của Nguyễn thật là giản dị, gần gũi. Cô mỉm cười:
- Bác làm chanh muối ngon ghê.
Bà Lành vui vẻ:
- Nguyễn thích uống chanh muối nên tôi tự làm để cứ nửa tháng nó về thăm nhà một lần là pha cho nó uống đó. Nếu cô thích, lát nữa tôi gởi cô mang về một ít cho vui.
Ngân Thủy cười nhẹ:
- Nếu thế, không biết anh Nguyễn có... đồng ý không.
Bà Lành mỉm cười:
- Nguyễn cũng mến cô lắm đó.
Ngân Thủy tròn mắt:
- Sao bác biết?
Bà Lành thật thà:
- Tôi nghe loáng thoáng như nó khen cô là con nhà giàu nhưng không phá phách như con người ta.
Ngân Thủy tò mò:
- Thế bác có nghe anh Nguyễn nói gì nữa không?
Bà Lành lắc đầu:
- Không, Nguyễn cũng ít nói lắm.
Nghiêng đầu nhìn qua khung cửa sổ, Ngân Thủy ngắm một khoảng vườn bé xíu chỉ trồng độc nhất một loài hoa: Magarit trắng.
Cô chớp mi đề nghị:
- Bác có thể cho cháu dạo quanh vườn được không?
Bà Lành đứng dậy, giọng xởi lởi:
- Hoa cỏ vườn tược chi cô ơi. Chỉ là một nẻo đất nhỏ để không cỏ mọc cũng bề bộn nên Nguyễn mới đem mấy cây hoa cúc trắng về trồng. Thứ hoa này mua rẻ rề, nhân giống lại dễ lắm.
Ngân Thủy mỉm cười:
- Nhưng cháu lại thấy chúng đẹp lạ lùng.
Bà Lành lắc đầu cười. Nguyễn cũng nói như thế với bà. Nay lại Ngân Thủy. Lạ thật,hình như tụi trẻ cảm nhận vẻ đẹp theo kiểu khác. Còn bà, thật lòng mà nói bà thấy giá như thay vào đó mấy luống cải con thì hay hơn.
Đi trước để dẫn đường cho Ngân Thủy, bà Lành góp chuyện:
- Nguyễn cũng nói như cô.
Ngân Thủy khẽ reo lên:
- Thật không bác?
Bà Lành cười:
- Nguyễn bảo loài hoa này đẹp nhờ màu trắng tinh khiết.
Ngắt vôi một bông so nhái mọc hoang, Ngân Thủy chớp mị Dường như Nguyễn vẫn là một ẩn số. Như bây giờ chẳng hạn, qua mẹ anh cô mới biết là anh cũng yêu hoa cỏ. Chứ nhìn vào vẻ măt lầm lì ít nói của anh, người ta cứ ngỡ tâm hồn anh là đá tảng không có thời gian để mộng mơ.
Quay lại nhìn bà Lành, Ngân Thủy chùng giọng:
- Bác... có thể kể cho cháu nghe về chuyện gia đình bác được không?
Bà Lành cười đôn hậu:
- Toàn chuyện buồn, đâu có chuyện gì vui đâu cô.
Ngân Thủy nài nỉ:
- Nhưng cháu cũng... hơi tò mò. Bác không trách cháu chứ?
- Tôi biết là cô là người giàu tình cảm. Như thế, tôi càng quý cô mới phải chứ.
Ngân Thủy mở to mắt:
- Cháu muốn biết tại sao anh Nguyễn lại đi làm tài xế? Cháu đoán anh ấy không phải là người an phận với cái nghề này, anh Nguyễn rất thông minh và có một cái gì đó khó hiểu. Cháu muốn hỏi anh ấy rất nhiều nhưng biết là chắc gì anh đã chịu nói.
Bà Lành chùng giọng:
- Ông nhà tôi mất lúc Nguyễn mới tám tuổi. Cô nói đúng. Nguyễn thông minh lắm. Ngay từ hồi nhỏ dã học rất trội so với bạn bè. Nhưng do tôi bệnh liên miên nên làm cũng chỉ đủ ăn chứ nói chi đến chuyện đầu tư cho việc học của Nguyễn. Thế là thi xong tú tài, Nguyễn đành bỏ ngang chuyện học. Nghỉ như thế được mấy năm, Nguyễn đã vừa đi làm thuê vừa tiếp tục học đại học. Chỉ còn nửa tháng nữa là sẽ tốt nghiệp ra trường.
Ngân Thủy khẽ nói:
- Cháu không hề biết chuyện này.
Bà Lành gật đầu:
- Nguyễn không muốn ai biết cả.
Ngân Thủy chợt hỏi:
- Thế bác kể cho cháu nghe những chuyện về anh Nguyễn, anh có giận cháu và bác không?
Bà Lành chân thành:
- Thật tình thì tôi cũng không muốn giấu cô chuyện gì. Cô dễ mến lắm.
Ngân Thủy nhỏ nhẹ:
- Cháu không được như bác nói đâu.
Bà Lành hắng giọng:
- Lâu nay Nguyễn vẫn khỏe chứ cô?
Ngân Thủy cười hiền:
- Da...
Bà Lành chép miệng:
- Cái thằng thật tội. Ky cop bao nhiêu tiền cũng mang về đưa cho tôi. Mỗi lần nhắc đến nó, tôi lại thấy nhớ. Cũng gần tuần lễ nay chưa thấy nó ghé về nhà. Không chừng hôm nay Nguyễn nó tạt về thăm tôi cũng nên.