(Tài liệu tham khảo của trường đại học wakayama Nhật)
3

4-Vẽ hình trong opengl
Từ trước đến giờ chúng ta mới chỉ nói về cách tạo và xoá cửa sổ, bây giờ chúng ta sẽ thực hiện vẽ một số hình đơn giản:
/°filename line.cpp°/
#else
#include<windows.h>
#include<GL/gl.h>
#include<GL/glaux.h>
#endif
int main(int argc, char °argv[])
{
 auxInitWindow(argv[0]);
 glClearColor(1.0,1.0,1.0,0.0);
 glClear(GL_COLOR_BUFFER_BIT);
/°những dòng lệnh mới°/
 glBegin(GL_LINE_LOOP);
 glVertex2d(0.1,0.1);
 glVertex2d(0.9,0.1);
 glVertex2d(0.9,0.9);
 glVertex2d(0.1,0.9);
/°những dòng lệnh mới°/
 glEnd();
 glFlush();
 Sleep(1000);
 return 0;
}
Tất cả các hình khối được vẽ trong opengl đều được nằm giữa hai dòng lệnh glBegin() và glEnd() (Hơi giống với pascal- bạn nào học pascal thì dễ hiểu nhé!).Có thể có nhiều cặp dòng lệnh như vậy, tức là bạn có thể viết các hàm vẽ khác nhau và dùng cặp câu lệnh trên trong các hàm đó.Tham số của glBegin() là GL_LINE_LOOP có nghĩa là nó bảo window vẽ một đường khép kín điểm đầu trùng với điểm cuối.
Dưới đây là một số hằng số cơ bản:
ý nghĩa
Vẽ điểm
Vẽ đường thẳng nối hai điểm
Tập hợp của những đoạn đựơc nối với nhau
Đường gấp khúc khép kín
Vẽ hình tam giác
Vẽ tứ giác
Vẽ một tập hợp các tam giác liền nhau, chung một cạnh
Vẽ một tập hợp các tứ giác liền nhau, chung một cạnh
GL_TRIANGLE_FAN Vẽ hình quạt
Dưới đây là bức tranh toàn cảnh về các thông số này.
Hàm glVertex2d() xác định điểm hai chiều.Bạn nên biết một số tiền tố các hàm của opengl,  các hàm dùng thư viện nào sẽ bắt đầu bằng tên của thư viện đó ví dụ dùng các hàm cơ bản của opengl thì thường là bắt đầu với gl, các hàm dùng thư viện glut thì bắt đầu với glu các hàm dùng thư viện aux thì bắt đầu với aux......Các hàm cũng có hậu tố ví dụ glVertex2d() là vẽ điểm 2 chiều, glVertex3d() là vẽ điểm 3 chiều,....dần dần học các bạn sẽ phát hiện ra nhiều hơn.
5-Sử dụng màu vẽ:
Tiếp theo tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng màu để vẽ và cách thể hiện nó.
Dưới đây là mã nguồn:
/°filename: color1.cpp°/
#else
#include<windows.h>
#include<GL/gl.h>
#include<GL/glaux.h>
#endif
int main(int argc, char °argv[])
{
 auxInitDisplayMode(AUX_RGBA); /°hàm mới°/
 auxInitWindow(argv[0]);
 glClearColor(0.0,0.0,0.0,0.0);
 glClear(GL_COLOR_BUFFER_BIT);
/°hàm mới°/
 glClearColor(0.0,0.0,0.0,0.0);
 glClear(GL_COLOR_BUFFER_BIT);
 /°tham số mới°/
 glVertex2d(0.1,0.1);
 glVertex2d(0.9,0.1);
 glVertex2d(0.9,0.9);
 glVertex2d(0.1,0.9);
 glEnd();
 glFlush();
 Sleep(1000);
 return 0;
}
Hàm auxInitDisplayMode() báo với window rằng chúng ta chọn cách hiển thị những gì mà chúng ta sắp vẽ tới đây, tham số của nó là AUX_RGBA chính là mode RGBA mà tôi đề cập ở trên.Hàm glColor3d() cho phép chúng ta chọn màu vẽ, tham số của nó là red green và blue nhưng các giá trị này là kiểu double nếu bạn muốn dùng kiểu float thì có hàm glColor3f(), cả hai kiểu trên giá trị của màu vẫn nằm trong khoảng 0 đến 1.Chú ý là chương trình trên chúng ta đã đổi tham số mới cho hàm glBegin(), bây giờ nó sẽ vẽ một tứ giác, và trong chương trình này thì là một hình vuông.
Trong phần này tôi muốn trình bày với các bạn một kỹ thuật nữa, chương trình trên chỉ cho chúng ta nhìn thấy một màu đỏ do chúng ta đặt một màu duy nhất trước khi vẽ. Để có thể tạo nhiều màu ấn tượng bạn có thể cài đặt đi cài đặt lại hàm glColor3d() mỗi khi chúng ta vẽ mới.
Dưới đây là mã nguồn:
/°filename: color2.cpp°/
#else
#include<windows.h>
#include<GL/gl.h>
#include<GL/glaux.h>
#endif
int main(int argc, char °argv[])
{
 auxInitDisplayMode(AUX_RGBA);
 auxInitWindow(argv[0]);
 glClearColor(0.0,0.0,0.0,0.0);
 glClear(GL_COLOR_BUFFER_BIT);
 glClearColor(0.0,0.0,0.0,0.0);
 glClear(GL_COLOR_BUFFER_BIT);
 glBegin(GL_QUADS);
/°hàm này đã được chuyển xuống đây°/
 glVertex2d(0.1,0.1);
/°tham số mới cho hàm°/
 glVertex2d(0.9,0.1);
/°tham số mới cho hàm°/
 glVertex2d(0.9,0.9);
/°tham số mới cho hàm°/
 glVertex2d(0.1,0.9);
 glEnd();
 glFlush();
 Sleep(1000);
 return 0;
}
Biên dịch và chạy thử bạn có một hình vuông trông khá đẹp mắt, nhưng hãy tiếp tục học, chúng ta còn có thể tạo nhiều hiệu ứng ấn tượng hơn nhiều.
Nói thêm chút nữa về cách sử dụng hàm, với các hậu tố: ví dụ với hàm glVertex°() và glColor°(), hay các hàm khác có dấu hoa thị ° thì nó có thể  có rất nhiều hậu tố.Và nó có cấu tạo như sau: lấy ví dụ hàm glVertex°()
Có hàm glVertex4dv(Gldouble x,Gldouble y,Gldouble z,Gldouble w)
số 4 thể hiện rằng hàm có 4 tham số, chữ d thể hiện rằng tham số có giá trị double(ngoài ra nó còn có thể là float,int,short, unsigned int, unsigned short, unsigned char,char) chữ v thể hiện rằng nó dùng pointer.Các bạn chỉ cần hiểu qua như vậy, sau này chúng ta sẽ nói rõ hơn.