Chương 22
Lấy chết chuộc tội

Đạo quân Quảng-vũ nghe lệnh chúa tướng cùng dương cung bắn lên mặt thành. Khai-Quốc vương quơ tay một cái, vương đã bắt được năm mũi tên. Vương vận sức phóng về phía Nguyên-Hạnh. Kình lực mũi tên xé gió bay tới. Nguyên-Hạnh rút kiếm gạt. Nhưng y gạt hụt, vì cả năm mũi tên đến trước ngựa y khoảng một trượng thì rơi xuống. Vương nói lớn:
- Tứ đệ! Hồ quân hầu! Nguyễn đô thống! Ta lấy đức từ bi hỷ xả trị người. Ta hẹn cho các người phải giải tán, quân đâu về đó. Ta sẽ tâu phụ-hoàng ân xá cho các người. Bằng các người còn u mê, thì các người phải lĩnh quả của chính nhân người gieo.
Vương nói với Lý Nhân-Nghĩa:
- Hổ uy đại tướng quân. Bằng như Vũ-Đức vương không kể đến phụ hoàng đến ta, thì vương trở thành con người bất hiếu, bất nghĩa. Tướng quân cứ thẳng tay.
Vương cùng Thiệu-Thái, Vi Chấn đến cửa Đan-phượng. Lý Huyền-Sư cung kính hành lễ:
- Khải vương gia, trong ba đám quân phản loạn, thì đám này hung hăng hơn cả. Chúng có đạo Quảng-thánh, chỉ huy bởi Đàm An-Hoà. Y ra mặt phản loạn, nói nhiều lời vô đạo. Ngoài ra còn có đoàn thiết kị Hồng-thiết giáo hơn nghìn người, đội thiếu niên Hồng-hương hơn nghìn người nữa. Chính Dực-Thánh vương chỉ huy công thành, nhưng từ sáng tới giờ, không thấy vương đâu cả.
Khai-Quốc vương leo lên mặt thành. Vương đưa mắt quan sát, thấy ba đạo quân phản loạn đang nghỉ ngơi ăn uống. Chúng không thấy vương xuất hiện. Lý Huyền-Sư sai đốt pháo lệnh, rồi tung lên trời. Đám quân phản loạn đang ăn cơm, đưa mắt nhìn lên. Khai-Quốc vương vận nội lực gọi:
- Ta muốn nói truyện với Dực-Thánh vương.
Đàm An-Hòa cùng Lý Hưng-Long, Đặng Trường, Hoàng Văn đang ăn với nhau. An-Hòa thấy Khai-Quốc vương xuất hiện thì phát run. Y vội lên ngựa đến trước cổng thành. Còn bọn Đặng Trường thấy vương thì hơi khựng lại, chúng đưa mắt nhìn nhau như cùng báo hiệu cho nhau biết cuộc nổi loạn e khó thành công.
Khai-Quốc vương hỏi An-Hòa:
- Hữu-kiêu-vệ đại tướng quân. Ta muốn nói truyện với Dực-Thánh vương, hoặc Đàm quốc-cữu.
Đàm An-Hòa tuy phát run, nhưng đã trót lâm thế cỡi cọp, y cầm roi chỉ lên mặt thành:
- Tên Lý Long-Bồ kia, Dực-Thánh vương được hoàng-thượng ban chiếu nhường ngôi cho người. Nhưng Phật-Mã đem quân phong toả cung Long-thụy, nên phụ thân ta phải tôn chiếu phò Dực-Thánh vương lên ngôi. Mi mau mau mở cửa thành cho chúng ta vào tru diệt Phật-Mã, thì cái tước vương của mi có cơ bảo toàn. Bằng không thì họa sát thân khó thoát.
Huệ-Sinh ghé tai Lê Văn nói nhỏ mấy câu. Chàng cung kính gật đầu:
- Đại sư yên tâm. Tuy cháu là thầy thuốc, nhưng khi cần giữ nước, thì thầy thuốc cũng phải mạnh tay.
Nguyên từ trước đến giờ Lê Văn đã nghe Tự-Mai nói nhiều về tên khả ố Đàm An-Hòa. Có lần Tự-Mai dặn chàng:
- An-Hòa là một tên cực kỳ khả ố. Nó ỷ là em trai Đàm quý phi, mà quý phi đang được Hoàng-thượng sủng ái, nên hành sự vô thiên, vô pháp, không ai dám động vào nó. Trong Thuận-Thiên thập hùng thì anh cả, chị Thanh-Mai, chị Mỹ-Linh, đều là con cháu của Hoàng-thượng. Anh Tạ Sơn, Tôn Đản người thì làm quan, kẻ thì con quan càng phải kiêng nể y. Chỉ duy Văn đệ không vướng mắc gì cả. Nếu có dịp, Văn đệ nên trừ phắt nó đi cho rồi.
Lê Văn ghi tâm điều đó. Hôm nay trước trận tiền, An-Hòa nhục mạ Khai-Quốc vương quá đáng, khiến chàng không chịu được nữa. Từ trên mặt thành, chàng tung mình nhảy xuống ngay đầu An-Hòa. An-Hòa coi thường Lê Văn, y rút kiếm chĩa lên không, định chờ cho chàng rơi xuống mũi kiếm của y. Lê Văn vốn cực kỳ thông minh, chàng biết cạnh An-Hòa còn có mấy ma đầu Hồng-thiết giáo. Nên chàng làm như bị rơi trúng kiếm của An-Hòa. Đợi cho lưng sắp chạm vào kiếm y, chàng mới phóng một Lĩnh-Nam chỉ. Choang một tiếng, kiếm bị gẫy, mà người chàng đã ngồi lên sau lưng y, tay trái kẹp cổ y, chân thúc vào bụng ngựa. Con ngựa lao tới chân thành.
Trên thành, Huệ-Sinh tung xuống sợi dây, Lê Văn chụp dây giật mạnh, người chàng với An-Hòa bay bổng lên mặt thành. Diễn biến xẩy ra mau quá, dù bản lĩnh Đặng Trường, Hoàng Văn vô cùng cao siêu, mà muốn cứu không kịp. Lê Văn túm cổ áo tên An-Hòa dơ cao lên, rồi vận nội lực nói lớn:
- Chư quân đạo Quảng-thánh nghe đây. Tên An-Hòa đánh lừa chư quân, thì chỉ mình y bị tội thôi. Còn chư quân đều được ân xá. Vậy chư quân hãy bao vây bọn Hồng-thiết giáo với đội Hồng-hương thiếu niên để lập công. Nào! Tiến lên.
Hoàng Văn, Đặng Trường kinh hãi, vội đứng trấn trước đội thiết kị Hồng-thiết giáo và Hồng-hương thiếu niên nói lớn:
- Chư quân không được nghe lời tên ôn con Lê Văn. Nó vốn thuộc giòng giống vua Lê, chống lại Thiên-tử. Chư quân thấy chủ tướng lâm nguy, phải lăn mình vào cứu chứ? Nay Hữu Kiêu-vệ đại tướng quân Đàm An-Hòa bị nó bắt sống, chư quân cùng chúng ta công thành, cứu chúa tướng. Nào tiến lên.
Đám binh tướng ngơ ngác tiến thoái lưỡng nan, không biết nên nghe lời Lê Văn hay nghe lời đám trưởng lão. Lê Văn hiểu tâm lý đám Thiên-tử binh: Họ chẳng vạ gì mà nghe lời mấy tên ma đầu, nhưng quân luật triều Lý định rằng: Khi đồng đội bị địch bắt, mà mình không cứu thì bị xử tử. Chàng đưa mắt nhìn Khai-Quốc vương, thấy vương im lặng, chàng hiểu liền: Mình có giết tên này, vương cũng không buồn.
Chàng túm tóc tên Đàm An-Hòa đưa ra cho chư quân nhìn rồi nói:
- Nuôi quân ba năm, dùng chỉ một giờ. Chư quân là Thiên-tử binh mà đi nghe lời bọn ma đầu ư? Nếu chư quân không muốn giao chiến với đám Hồng-hương thiếu niên và thiết kị Hồng-thiết giáo thì có khác gì phiến loạn, t:10px;'>
Chàng ngừng lại cho chư tướng theo kịp, rồi tiếp:
- Khi phá vỡ cửa Bắc, thì thiếu hiệp Trần Anh cùng một đội quân giữ cửa chắc, để không cho tàn quân chạy trở ra. Còn toàn quân tiến vào quặt sang cửa Tây. Tại cửa Đông thiếu hiệp Tôn Trọng giữ cửa, để quân chúa Trường-Ninh với tôi đánh quặt sang cửa Nam.
- Còn chư tướng trấn cửa Nam, cửa Tây, hãy dùng tre, gai lấp cửa ra vào, rồi dùng voi, với hổ, báo trấn bên ngoài, cần giữ thực chắc, không cho chúng thoát khỏi làng.
Chàng hỏi Mỹ-Linh:
- Xin công chúa ban chỉ dụ.
- Theo như tin tức, thì đạo rút theo Đặng Trường có Vũ Hào, Thạch Nan-Biện võ công chúng rất cao. Trong khi đó hiện diện tại đây chỉ một tôi với Văn đệ đủ khả năng loại trừ chúng. Vậy nếu cánh quân nào gặp chúng, ta dùng hổ, báo vây lấy, rồi đốt pháo thăng thiên báo cho tôi với Văn đệ biết.
Nàng hỏi Thiện-Lãm:
- Em có ý kiến gì không?
- Chúng ta phải bàn cho rõ, khi bốn cửa bị tràn ngập, phản ứng của chúng sẽ ra sao? Tôi nghĩ, một là chúng bỏ hàng ngũ chạy lẫn vào với dân chúng. Trường hợp này ta phải mất công thanh lọc, e thời gian không quá một ngày. Hai là chúng tập trung lại, phá vòng vây ra ngoài. Trường hợp đó, ta không nên dồn chúng vào đường cùng, cứ để cho chúng chạy, ta sẽ dùng voi đuổi theo. Vả hiện khắp hương đảng đều thù hận chúng, chúng chạy đâu cho thoát?
Trần Anh hỏi Thiện-Lãm:
- Anh Lãm này, anh học binh pháp bao giờ, mà dùng binh hay quá vậy?
Thiện-Lãm ghé miệng vào tai Trần Anh:
- Trên đường đi sứ, Khai-Quốc vương tìm được bộ Dụng binh yếu chỉ, Thuận-Thiên thập hùng thi nhau nghiên cứu, nên ta có kiến thức như đại tướng. Ta sẽ dạy cho em sau. Thôi lên đường.
Chỉ lát sau, các tướng đâu về đó, Lý Nhân-Nghĩa đốt pháo lệnh. Cả bốn cửa cùng xua quân tiến đánh. Lần trước mỗi lần, họ chỉ xung phong lấy lệ, rồi lui ra. Nhưng lần này họ dùng hỏa pháo, tên lửa bắn vào mấy ụ rơm phía trong. Ụ rơm bốc cháy. Đám quân thủ phải liều chết lăn xả vào cứu hỏa.
Trong khi đó, Mỹ-Linh, Lê Văn, Đào Hiển cùng điểm ba đội võ sĩ phái Đông-a, mỗi đội hơn trăm người. Nàng dặn dò họ chi tiết cuộc tấn công, cùng ứng phó khi có biến cố, nhất là mật khẩu trong đêm, vì sợ ngộ nhận với các cánh quân khác. Sau khi ôn, tập rồi, tất cả hướng phiá Đông. Lưu Tường đã lấp xong hào. Hổ, báo để trong cũi, do xe chở tới đang chờ.
Đào Hiển quen đường, chui qua lũy vào trước. Thấy không có gì trở ngại, chàng huýt sáo, Lê Văn chui vào theo. Vừa lúc đó có tiếng quát lớn:
- Ai? Đứng lại!
Một ánh kiếm sáng loáng hướng cổ Đào Hiển. Chàng kinh hãi nhảy lui lại, thì ánh kiếm đuổi theo hướng ngực chàng. Chàng lộn liền hai vòng tránh kiếm, thì kiếm lại lia dưới chân. Chàng vội tung mình lên cao tránh, thì kiếm quang bao trùm hạ bàn. Chàng tự than:
- Mạng ta cùng rồi.
Nhưng chàng đáp xuống an toàn, chưa hết kinh ngạc thì nghe bên cạnh có tiếng vũ khí chạm nhau, chàng nhìn sang: Lê Văn đang đấu kiếm với kẻ tấn công. Trong bóng tối, không biết kẻ đó là ai, nhưng chàng biết kiếm pháp y cao minh khôn lường.
Mỹ-Linh cùng một đội võ sĩ phái Đông-a đã vào trong. Nàng đang đứng lược trận. Biết Mỹ-Linh lòng dạ nhân từ, Lý Nhân-Nghĩa nhắc:
- Công chúa. Xin công chúa kiềm chế tên này, vì kiếm pháp y rất cao minh, e Lê công tử khó hạ y trong vòng vài trăm chiêu. Ta phải thắng gấp, bằng không tụi nó kéo đến thì đội võ sĩ không vào trong nổi. Không thể nhân nhượng, dùng võ đạo với ma đầu Hồng-thiết giáo được.
Mỹ-Linh tỉnh ngộ, nàng rút kiếm ra nói:
- Văn đệ lui lại.
Lê Văn vừa lui, thì kiếm Mỹ-Linh đưa vào ngực người kia. Trong bóng tối y không biết Mỹ-Linh là ai, nhưng y cũng nhận ra nàng là một thiếu nữ. Y khinh thường dùng hai tay kẹp sống kiếm của nàng. Mỹ-Linh không thu, cũng chẳng đổi chiêu, nàng dùng Vô-ngã tướng thiền công. Kẻ kia kẹp được kiếm Mỹ-Linh, y mừng thầm, vận khí bẻ gẫy. Nhưng khí ra đến đâu, bị Vô-ngã tướng thiền công chuyển vào người Mỹ-Linh mất. Thấy sự lạ, y dồn hết chân khí ra, nhưng y dồn ra bao nhiêu, chân khí mất bấy nhiêu. Kinh hãi y định thu chân khí về, mà không được.
Đào Hiển sợ Mỹ-Linh tha cho tên ma đầu này, chàng vung tay túm ngực y liệng xuống đất. Lê Văn điểm vào huyệt Á-môn khiến y không nói được nữa. Chàng lại điểm thêm huyệt Dương-lăng-tuyền, thế là y ngã lăn ra. Bấy giờ nàng mới nhận ra y là Đinh Hiền, đệ nhất kiếm khách của Hồng-thiết giáo. Trước đây trong lần đột nhập vào tổng đàn Hồng-thiết giáo, nàng đã đấu với y, rồi bắt sống y. Sau đại hội Lộc-hà, y được ân xá, và giữ một chức rất cao trong Lạc-long giáo.
Thình lình có tiếng quát, rồi đuốc đốt lên sáng rực. Một giọng nói khàn khàn, trầm trầm:
- Buông vũ khí, bằng không ta ra lệnh nhả tên.
Mỹ-Linh, Lê Văn, Đào Hiển kinh hãi nhìn quanh: Trên nóc nhà, trên cây, hàng ngàn tiễn thủ cung dương, mũi tên chĩa. Một người đứng trên nóc nhà chỉ huy bọn tiễn thủ. Y chính là gã Thạch Nan-Biện. Y nói vọng xuống:
- Đứng sát lại với nhau, buông vũ khí xuống.
Mỹ-Linh, Lê Văn, Đào Hiển đưa mắt nhìn nhau chưa kịp có quyết định gì, thì có tiếng quát lớn:
- Buông tên.
Sau tiếng quát, mọi người nằm rạp sát mặt đất tránh tên. Nhưng không có mũi nào bắn tới, mà đám tiễn thủ trên nóc nhà, trên cây ngã lộn xuống đất. Người nào cũng bị trúng tên ở lưng, ở trán. Lê Văn tinh mắt, chàng nhận ra có một đội tiễn thủ khác, cổ quàng khăn trắng, đã bắn đám tiễn thủ Hồng-thiết giáo. Biết là người nhà, chàng hô lớn:
- Xông vào.
Đào Hiển vọt mình lên trước, Mỹ-Linh, Lê Văn cùng đám đệ tử Đông-a tả xung hữu đột, chỉ trong khoảng nhai dập miếng trầu, đám tiễn thủ Hồng-thiết giáo bị giết hết.
Đào Hiển cùng đội võ sĩ tiến vào giữa làng. Đám này nhanh chóng đánh lửa, châm vào đuốc, đốt những dẫy nhà của đám giáo chúng Hồng-thiết giáo. Mỹ-Linh, Thiện-Lãm xua đội hổ quặt sang cửa Đông. Lê Văn, Lưu Tường xua đội báo xung sang cửa Bắc. Mỹ-Linh nhìn lên nóc nhà, xem ai đã cứu mình, nàng chỉ thấy Thạch Nan-Biện đang đối chưởng với một người, mà từ đầu đến chân trùm kín bằng chiếc áo đen thui. Người này dùng võ công Hoa-sơn.
Tại cửa Đông, Lý Nhân-Nghĩa đang cùng Tôn Trọng, Trường-Ninh tấn công ráo riết, nhưng không lọt vào trong cửa được bởi người trấn tại đây là hai nhà sư trẻ Trí-Nhật, Trí-Nguyệt, con trai của Nguyên-Hạnh, võ công chúng rất cao thâm.
Hai bên đang giao chiến ác liệt, thì phía sau có nhiều tiếng gầm gừ, rồi hàng trăm con cọp xông vào trận. Đám giáo chúng đang chống trả với các đợt tấn công, người người mệt đứt hơi, thì phía sau bị cọp ào đến vồ. Kinh hoảng, họ bỏ hàng ngũ chạy về phía Nam. Tôn Trọng, Trường-Ninh thúc voi tràn vào trước, rồi đánh quặt sang cửa Nam.
Hai nhà sư Trí-Nhật, Trí-Nguyệt quát lên một tiếng xông vào tấn công Mỹ-Linh. Mỹ-Linh nghĩ đến Đỗ Lệ-Thanh, không muốn thẳng tay với hai đứa con của bà, nàng phẩy tay một cái, chưởng cửa Trí-Nhật hướng người Trí-Nguyệt. Trí-Nguyệt kinh lãi thu chiêu về đỡ chưởng của anh. Binh một tiếng, cả hai anh em lui lại đưa mắt nhìn nhau. Trí-Nguyệt hỏi:
- Sư huynh, tại sao sư huynh lại đánh đệ.
Trí-Nhật chỉ Mỹ-Linh:
- Tự... tự con kia dùng tà thuật.
Cả hai anh em cùng nhảy lại xuất chiêu tấn công Mỹ-Linh. Mỹ-Linh cười nhạt, nhảy lùi ra ngoài vòng vây của đội hổ. Anh em Trí-Nhật, Trí-Nguyệt đứng giữa đoàn thú, nhe nanh gầm gừ, miệng đỏ lòm. Trường-Ninh hô lớn:
- Buông vũ khí đầu hàng, bằng không ta cho hổ ăn thịt liền.
Anh em Trí-Nhật, Trí-Nguyệt đưa mắt nhìn: Làng Yến-vĩ biến thành biển lửa. Đám giáo chúng Hồng-thiết đã biến đâu mất. Xa xa tiếng vũ khí chạm nhau chan chát đưa lại. Hai anh em chưa có quyết định gì, thì Mỹ-Linh tung mình vào điểm lên huyệt Kiên-ngung hai người. Hai anh em Trí-Nhật, Trí-Nguyệt ngã lăn xuống đất. Võ sĩ trói lại.
Tại cửa Bắc, Lê Văn, Lưu Tường xua hổ nhanh chóng đánh lui đám đệ tử Hồng-thiết tại đây. Tên tướng chỉ huy tỏ ra có bản lĩnh. Y hô giáo chúng rút lui vào giữa làng. Còn y đi đoạn hậu. Trần Anh thúc voi dẫn đầu đoàn quân đuổi theo, rồi đánh quặt sang cửa Tây.
Lê Văn ngạc nhiên vô cùng, vì tại cửa Tây không thấy một giáo chúng Hồng-thiết nào, cũng không thấy một giáo chúng Lạc-long thuộc quyền của Tôn Quý đâu. Chàng để lại một toán giáo chúng Lạc-long giáo cho Trần Anh trấn tại đây, rồi dẫn số còn lại đánh vào trung ương. Tại trung ương, đuốc đốt sáng rực. Đám giáo chúng Lạc-long cùng đệ tử Đông-a đang vây tròn một đám giáo chúng Hồng-thiết ước hơn nghìn người.
Trong vòng vây, người trùm khăn đen vẫn đấu với tên Thạch Nan-Biện. Lê Văn lại bên Mỹ-Linh. Chàng hỏi:
- Chị thấy trận đấu thế nào?
- Võ công của người trùm khăn dường như là võ công Hoa-sơn bên Trung-nguyên lại pha lẫn với võ công Đông-a, nội công thì cực kỳ phực tạp. Còn tên Thạch Nan-Biện y hoàn toàn xử dụng võ công Hồng-thiết giáo. Bản lĩnh y hơi thấp hơn Đỗ Xích-Thập một chút, nhưng cao hơn Phạm Trạch. Từ nãy đến giờ họ đấu với nhau đã trên một trăm chiêu, mà chưa phân thắng bại. Vậy Văn đệ vào giải quyết chiến trường đi thôi, để lâu e việc cứu Trường-yên gặp khó khăn.
Lê Văn nhún mình tung lên cao rồi nhảy xuống cạnh người trùm khăn đen với Thạch Nan-Biện. Chàng quát lên một tiếng:
- Ngừng đấu!
Rồi chắp hai tay xỉa vào giữa hai người. Ầm một tiếng, hai người bật lui lại. Lê Văn cười ha hả:
- Hai vị tạm ngừng đấu. Tại hạ xin có đôi lời phân giải với hai vị.
Thạch Nan-Biện chỉ người trùm khăn đen:
- Mi phân giải với ta thì cứ việc phân. Còn cái tên kia đã lĩnh của ta trước sau mười chiêu Nhật-Hồ độc chưởng, thì chỉ lát nữa đây y sẽ phải kêu cha gọi mẹ, rồi chết, thì cần gì phân biện!
Người trùm khăn cười khúc khích, rồi xòe hai bàn tay ra. Hai bàn tay y trắng mà nhỏ, thon mà hồng mịn vô cùng, chứng tỏ y không bị trúng độc. Thình lình Thạch Nan-Biện kêu lên tiếng ai rồi nhăn mặt tỏ vẻ đau đớn. Y quát lớn lên:
- Mi là ai? Phải chăng mi là người phái của phái Đông-a, mi đã dùng phản Nhật-Hồ độc chưởng? Tại sao mi không dám chiềng mặt ra?
Y nói đến đây, lại bật lên tiếng ái rồi thét lên lanh lảnh. Y đến trước một người mặt vàng như nghệ run run:
- Sư huynh cứu đệ với.
Mỹ-Linh nói nhỏ với Lê Văn:
- Người trùm khăn kia xử dụng thần công phản Nhật-Hồ độc chưởng bằng nội lực Đông-a, thì tên mặt vàng kia làm sao biết nội công Đông-a mà thu lại để cứu y.
Không ngờ người mặt vàng để tay lên đầu Thạch xoa một cái, Thạch rùng mình, bao nhiêu cái đau đớn biến mất. Lê Văn nhanh mắt, nhận ra y xử dụng võ công Đông-a, đó là chiêu Phong đáo sơn đầu. Y dùng bàn tay hút nội lực trên người Thạch, cứu Thạch.
Thạch Nan-Biện hất hàm cho người trùm khăn đen:
- Chúng ta tái đấu, nên chăng?
Người trùm khăn đen mỉm cười, không trả lời, tay ra chiêu Phong ba hợp bích. Thạch Nan-Biện dường như đã ê càng. Y bước lùi hai bước, rồi rút kiếm đưa vào cổ người kia. Người kia vọt lên không, trong khi lơ lửng trên không y lộn liền ba vòng, tay rút kiếm. Khi y rơi xuống thì đưa kiếm vào ngực Nan-Biện. Nan-Biện kêu lên tiếng ủa đầy vẻ kinh ngạc, vì y nhận ra chiêu kiếm của đối thủ thuộc Hoa-sơn kiếm pháp.
Lê Văn hỏi nhỏ Mỹ-Linh:
- Chị thấy thế nào, liệu người kia có thắng được Nan-Biện không?
Mỹ-Linh lắc đầu:
- Khó quá. Người này dường như còn trẻ, công lực tuy cao, nhưng y đấu với Nan-Biện đã mấy trăm chiêu, thì nguyên khí kị mã giết hụt Hoàng Văn, tà tà đáp xuống đất. Chân vừa chạm đất, người đó quay lại rất nhanh, tung người lên xỉa kiếm vào hông y. Hoàng Văn vì khinh thường đối thủ, hút chết, chưa hết kinh hoàng, thì kiếm đã tới ngực. Y vội vọt người lên cao, đao khoa dưới chân đề phòng đối thủ dùng kiếm đánh ngược lên. Nhưng người kị mã lại đổi chiều kiếm, ánh thép loáng một cái, đầu ngựa của Hoàng Văn rơi khỏi cổ. Thân ngựa còn dư lực lộn lên khỏi mặt đất rồi ngã xuống.
Quân, tướng hai bên đều kinh hoàng nhìn trận đấu. Người ra chiêu đã thần tốc, mà kẻ ứng phó cũng tuyệt diệu. Hoàng Văn rơi xuống đất, y ôm đao hất hàm hỏi kị mã:
- Mi là ai? Ta không muốn đối chiêu với kẻ vô danh.
Đứng lược trận trên thành Huệ-Sinh nói với Khai-Quốc vương:
- Vương gia xem, Mê-linh kiếm pháp thực ảo diệu vô cùng. Nếu sư phụ hoặc vương gia là Hoàng Văn thì cũng chỉ có cách đó mới thoát chết. Nhưng kị mã là ai? Trông lưng quen quá. Không lẽ là công chúa Bình-Dương?
Khai-Quốc vương lắc đầu:
- Bình-Dương cao hơn người này một chút. Dường như người này là đàn bà, vì thức lượn trên không bà ta uốn cong lưng coi thực đẹp mắt.
Bên phía đạo quân Tạ Sơn, quận chúa Trường-Ninh ngồi trên bành voi với Hà Thiện-Lãm. Nàng chỉ cho Lãm những chiêu kiếm của kị mã:
- Người này dùng kiếm pháp Mê-linh ảo diệu hơn bọn em nhiều, có lẽ không thua chị Mỹ-Linh làm bao. Dường như y là đàn bà thì phải.
Hồng-Phúc ngồi trên bành voi với Lưu-Tường. Vốn ỷ có mẹ che chở, đành hanh, ganh tỵ đã quen, nghe chị nói, nàng hứ một tiếng rồi bắt bẻ:
- Không biết học được mấy cái múa, mà cũng ra vẻ ta đây giỏi kiếm pháp. Hơi một tý thì đem cô chị Mỹ-Linh ra dọa thiên hạ, làm như chỉ có Mỹ-Linh là giỏi nhất thế gian.
Trường-Ninh khuyên em:
- Em ơi, chúng mình đang đối đầu với quân giặc. Em muốn gây sự thì gây với giặc, chứ có đâu gây với chị hoài.
- Người chờ đi.
Người kị mã bịt mặt lại quay tròn kiếm đánh liền mấy chiêu, Hoàng Văn vừa hò hét, vừa nhảy nhót tránh né. Người ngoài không còn phân biệt được đao hay kiếm; không rõ kị mã hay Hoàng Văn nữa. Thình lình một ánh thép bay lên cao rồi rơi xuống. Hoàng Văn nhảy lui lại, máu trên cổ tay y chảy xuống xối xả. Kị mã chĩa kiếm vào ngực y quát lớn:
- Quỳ xuống!
Hoàng Văn cười ha hả:
- Con bà mi! Thì ra mi là đàn bà. Ta giận vì học nghệ không tinh. Ta thà chết chứ không quỳ gối.
Kị mã cười lanh lảnh:
- Cái đó thì không khó.
Kị mã áo đen chỉ nói mấy câu, mà Khai-Thiên vương, Trường-Ninh đều rúng động tâm thần. Vì cả hai nhận ra bà chính là vương phi Liên-Phương. Vương vội xuống dưới thành quan sát trận đấu.
Thình lình Hoàng Văn, đưa người về phía trước, mũi kiếm đâm vào giữ ngực y, bình một tiếng, làn nước đen từ giữa ngực Hoàng-Văn tung vào Liên-Phương. Kinh hoàng bà nhảy lùi lại liền ba bước, nhưng mặt, ngực bà đã bị nước đen bắn vào. Hoàng-Văn cũng nhảy lùi liền ba bước, rồi co giò chạy. Nhưng y vừa chạy mấy bước thì một người rơi ngay trước mặt y. Không tránh kịp, hai người đụng vào nhau đến huỵch một tiếng, cả hai bật lui trở lại.
Mọi người nhìn lại, thì ra người đụng nhau với Hoàng Văn là Tôn Đản. Nguyên Tôn Đản đứng lược trận, chàng thấy kiếm pháp người bịt mặt dường như không thua Mỹ-Linh làm bao, nhưng chàng để ý thấy ngực, bụng Hoàng-Văn sao tự nhiên lớn khác thường. Nếu bảo rằng y béo ra, thì phải béo đồng đều, chứ có đâu mặt, chân tay gầy hơn hồi đại hội Lộc-hà, mà bụng lại lớn. Chàng nhớ lại trận Tản-lĩnh, tên Cút-Độp đã dấu trong ngực một bọng da chứa chất độc, khiến Tây-Sơn lão nhân hút mất mạng... Vì vậy chàng quan sát trận đấu, nhưng chuẩn bị sẵn.
Quả nhiên đúng như chàng ước tính, Khai-Thiên vương phi bị mắc bẫy Hoàng Văn. Y đang chạy, thì chàng tung người theo cản đường. Hoàng Văn đã nhận ra chàng. Y cười nhạt:
- Mi không muốn sống nữa ư?
Tôn Đản chưa kịp trả lời, thì tiếng vương phi Khai-Thiên vương đã gào thét kinh khủng. Bà ôm mặt nhảy lên, rồi hét lanh lảnh, chứng tỏ đau đớn cùng cực. Trường-Ninh vội bồng bà vào thành, miệng gọi Thiệu-Thái:
- Anh mau cứu vương mẫu với. Vương mẫu bị trúng độc.
Thiệu-Thái tung mình đến đỡ lấy mợ, rồi cùng Trường-Ninh đem bà vào cung Uy-viễn gần đấy.
Ngoài này Tôn Đản với Hoàng Văn đã đấu được đến chiêu thứ năm mươi. Bàn về công lực, thì Tôn Đản hút nội lực của hai đại cao thủ phái Hoa-Sơn trên Tản-lĩnh. Trong trận Biện-kinh, chàng lại thu được công lực của các đối thủ Tống. Cho nên hiện công lực chàng cao hơn Hoàng Văn gấp bội. Nhưng chàng chưa thắng được y bởi, một là y rất bác học, khi thì y dùng võ công Tiêu-sơn, khi thì y dùng võ công Đông-a, lại có lúc y dùng võ công Mê-linh. Hai là chàng úy kị độc chưởng của y, nên chàng cứ phải dùng võ công Đông-a mà Tự-Mai dạy chàng, trong khi gốc võ công, nội công của chàng là Mê-linh. Nên chàng không phát xuất hết tinh lực ra nổi.
Đấu được hơn năm mươi chiêu nữa, thì công lực của chàng phát ra tối đa. Hoàng Văn bắt đầu núng thế. Thình lình y đánh ra một chiêu, Tôn Đản cảm thấy trong chưởng có hơi lạnh. Ngô Cẩm-Thi đứng lược trận, bật lên tiếng la:
- Cẩn thận! Võ công Liêu-Đông.
Tiếng la của Cẩm-Thi đưa Tôn Đản trở về thực tại. Ngày nọ Mỹ-Linh đấu với Hoàng Văn tại phủ Khai-Thiên. Khi Mỹ-Linh đánh như vũ bão, khiến Hoàng Văn không thể dùng võ công tạp nhạp học lóm mà phải xử dụng võ công Liêu-Đông của y. Huệ-Sinh đã phân giải cho chàng biết rằng võ công Liêu-Đông là võ công Trung-nguyên, nên chàng nhắc Mỹ-Linh dùng võ công Cửu-chân mới thắng y. Còn khi y dùng võ công mới đây của Trung-nguyên, thì tính chất khắc chế không còn nữa.
Bây giờ thấy Hoàng Văn dùng võ công Liêu-Đông, chàng nghĩ thầm: Ca họ. Cuối cùng xả thân cứu Đoàn vương gia, đúng theo đạo lý nhà Phật: Nhảy vào miệng hổ đói, xẻo thịt cho chim ưng ăn. Hình ảnh đó đã in sâu vào trong tâm ngài. Nên ngài sủng ái chị là phải.
Lê Văn chỉ bọn Trần Anh:
- Chúng ta còn đến bốn đứa em. Không biết các chị định hỏi cô nào cho chúng đây? Em nghĩ mình đã có sẵn hai cô rồi, chỉ còn thiếu hai cô nữa thôi.
Thanh-Mai kinh ngạc:
- Hai cô nào vậy?
Lê Văn chỉ Mỹ-Linh:
- Một người là em gái nuôi của công chúa Bình-Dương. Cô này nên gả cho Trần Anh.
Cả bọn quay lại nhìn Tĩnh-Ninh. Bởi Tĩnh-Ninh là con gái vú Hậu, ngang tuổi với Mỹ-Linh. Được Mỹ-Linh nhận làm em nuôi. So với Mỹ-Linh, Thanh-Mai thì Tĩnh-Ninh không đẹp bằng, nhưng so với những người khác, nàng cũng thuộc loại xinh đẹp hiếm có.
Bị Lê Văn ghép với Trần Anh, Tĩnh-Ninh vội chui đầu vào sau lưng Mỹ-Linh. Thanh-Mai kéo Tĩnh-Ninh ra:
- Nào cho thím nhìn mặt xem nào? Ừ đẹp đáo để đây. Tĩnh-Ninh có hai điều, mà trong chúng ta không ai bằng. Một là cô bé làm bếp giỏi hơn cả ngự trù trong Hoàng-cung. Hai là cô nàng có cái lưng ong với hai bàn tay cực kỳ xinh đẹp.
Nói dứt, Thanh-Mai kéo vai bắt Tĩnh-Ninh đứng dậy, rồi xoay lưng, chiềng tay nàng cho mọi người nhìn. Ai cũng phải công nhận Thanh-Mai tinh tế, nhận ra hai nét đẹp của Tĩnh-Ninh.
Thanh-Mai nghiêm trang trở lại:
- Mỹ-Linh vào mời vú Hậu cho thím.
Một lát vú Hậu ra, ngơ ngơ ngác không hiểu gì cả. Thanh-Mai mời vú ngồi rồi nói:
- Có phải vú cho Tĩnh-Ninh làm em nuôi Mỹ-Linh không?
- Khải vương phi, từ bé đến giờ công chúa với nó chơi cùng nhau thân như sam, tự nhiên cả hai thành chị em rồi. Tĩnh-Ninh còn được công chúa dạy văn, luyện võ nữa.
Thanh-Mai chỉ Trần Anh:
- Tôi có cậu em nuôi, đang làm đại tướng, vậy tôi xin đứng hỏi Tĩnh-Ninh cho cậu ta, vú có thuận không?
- Tiểu tỳ xin tuân chỉ của vương phi.
Thời Lý, nô bộc, tỳ nữ trong nhà coi như thân thể họ đều do chủ quyết định gả, bán cả. Nay Thanh-Mai nói một lời, tự nó đã thành quyết định. Tuy Thanh-Mai quyết định, nhưng vú Hậu thấy con gái mình có chồng là một tướng cầm quân thì bà mừng chi siết kể.
Tôn Đản bảo Trần Anh:
- Mau mau ra làm lễ bái kiến nhạc mẫu đi.
Nói rồi chàng phẩy tay vào lưng Trần Anh một cái. Trần Anh rơi ngay trước mặt vú Hậu. Chàng lạy liền bốn lạy, miệng hô:
- Mẹ.
Vú Hậu bảo Trần Anh, Tĩnh-Ninh:
- Hai con mau tạ ơn vương phi đi.
Hai trẻ chắp tay vái Thanh-Mai. Lê Văn nói đổng:
- Chàng rể tạ ơn nhạc mẫu, cặp vợ chồng trẻ tạ ơn vương phi tác thành. Chàng nhìn nàng, nàng liếc chàng, nhưng quên mất ông mai rồi.
Tuy là lời đùa bỡn, nhưng đó là lễ nghi thực sự của Đại-Việt. Trần Anh, Tĩnh-Ninh vội hướng Lê Văn:
- Đa tạ Lê đại ca đã đóng vai ông tơ bà nguyệt.
Lê Văn nghiêm mặt:
- Ta có lời muốn nói với chú Trần Em. Sau này thành vợ chồng rồi chú phải tuân theo ta ba việc.
- Em xin tuân lời đại ca.
- Hừ! Bây giờ được vợ đẹp, tề gia nội trợ giỏi thì ba điều chứ trăm điều chú cũng tuân. Này lắng tai nghe cho rõ ba điều. Một là lúc tối lửa tắt đèn, vợ chồng có cắn cấu nhau thì đừng đem ông mai ra mà nhiếc móc.
Mọi người cười ồ lên.
- Hai là không được coi Tĩnh-Ninh như người thường, mà phải nhớ nàng là em của công chúa Bình-Dương đấy, vì vậy cả đời chỉ được một Tĩnh-Ninh thôi, cấm không cho tuyển thêm thứ thiếp. Bằng không, có chuyện với ta đa! Ta chỉ điểm hai huyệt Thận-du là chú mày thành thái giám liền.
Mội người cười ồ lần nữa.
- Thứ ba là sau này dù ở phương trời nào, mỗi năm phải mời ta đến nhà ăn một bữa cơm, do cô vợ nấu nướng giỏi nhất thiên hạ đích thân làm.
- Em xin tuân lời đại ca.
Thanh-Mai hỏi:
- Ông mai Lê Văn nói có hai cô, vậy còn cô thứ hai đâu?
Lê Văn chưa kịp trả lời thì quân đem vào trình một mũi tên có mang theo bức thư gửi cho Khai-Quốc vương.
Khai-Quốc vương mở phong bì, vương nhận ngay ra nét chữ của Vũ-Đức vương. Vương trao cho Mỹ-Linh:
- Cháu đọc cho mọi người nghe.
Mỹ-Linh cất cao giọng đọc:
Em là Vũ-Đức vương, thư cho anh là Khai-Quốc vương
Nhị ca.
Chúng ta là anh em cùng cha, sống bên nhau từ nhỏ, nhị ca dư biết tính em chứ. Em vốn là người nhiệt thành, dễ cảm xúc, dễ tin người. Vì vậy khi nghe phụ hoàng lâm bệnh trầm trọng, người ban chiếu tuyên triệu Dực-Thánh vương vào ủy thác việc lớn. Nhưng khi vương vào cung thì Phật-Mã đóng kín cửa thành, rồi đem quân phong toả các cung. Dực-Thánh vương không vào được, khẩn báo cho bọn em biết, để cùng giải quyết. Em điểm vệ sĩ theo hầu, rồi vào cung xin yết kiến phụ hoàng, thì vệ sĩ bị ngăn lại, chỉ cho mình em đi thôi.
Nhị ca thử đặt mình vào trường hợp em mà xem, liệu nhị ca có dám vào một mình không? Thế rồi Dực-Thánh vương tuyên cáo với quốc dân, rồi cho lệnh bọn em công thành. Giữa lúc phần thắng nghiêng về phần Dực-Thánh vương thì nhị ca về. Đương nhiên với tài nhị ca, thì Dực-Thánh vương bại.
Bây giờ quân thuộc quyền em đông gấp mười nhị ca. Nhị ca bị hãm trong thành, em lo lắng không nguôi. Nghe lời chiếu của phụ hoàng do nhị ca gửi tới. Em tin nhị ca rằng phụ hoàng còn tại thế. Vậy nhị ca hãy mở cửa thành ra, để anh em mình trực tiếp nói truyện với nhau, không biết nhị ca nghĩ sao?
Ba ngày nữa, giờ Thìn, em với mấy vệ sĩ đón nhị ca ở cổng thành phía Đông. Cả hai bên cùng không mang theo quân. Mong nhị ca nghĩ đến đại cuộc, nghĩ đến tình máu mủ mà ra gặp em.
Khai-Quốc vương đưa mắt nhìn Tôn Đản, Lê Văn, Cẩm-Thi:
- Các em nghĩ sao?
Cả ba ôm gối ngồi im lặng. Vương ngạc nhiên:
- Sao các em lại im lặng như vậy?
Tôn Đản nói:
- Đại ca ơi! Đại ca với bọn em thân nhau còn hơn ruột thịt, nếu bảo bọn em chết thay đại ca, bọn em sẵn sàng. Huống hồ bọn em theo đại ca không phải vì công danh, cũng chẳng vì vàng bạc, mà vì anh em chúng ta cùng lập chí xây lại những gì thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng, nay đã bị mất. Đối với quốc gia đại sự, đại ca hỏi, chúng em sẵn sàng góp ý. Nhưng đây là việc nhà, việc của họ Lý, muôn ngàn lần chúng em không dám xen vào. Cổ nhân có nói: Sơ bất gián thân là thế. Em nghĩ đại ca nên hỏi chị Thanh-Mai, anh Thiệu-Thái, chị Bảo-Hòa, chị Mỹ-Linh thì hơn.
Khai-Quốc vương thở dài. Vương hỏi Bảo-Hòa:
- Trong chúng ta đây, thì cháu được trời ban ơn cho thần minh sáng suốt nhất. Cháu cho cậu ý kiến.
- Cháu không tin cậu tư lại thay đổi mau thế. Hôm đầu tiên, cậu xuất hiện, cậu tư còn để Nguyên-Hạnh, Nguyễn Khánh bắn tên lên thành kia mà. Hôm sau, cậu đã diệt được hai cánh quân Đông-Chinh vương, Dực-Thánh vương, một lần nữa cậu lên tiếng kêu gọi cậu tư. Cậu tư ậm ừ, rồi cùng bọn chúng kéo về đây, với hy vọng dựa vào Hồng-thiết giáo chiếm nửa nước. Nay không lẽ chỉ một trận hôm qua, cậu tư đã đổi thái độ? Vả khi người ta yếu thế mới chịu nói chuyện với quân địch. Còn khi người ta mạnh thì đời nào người ta hạ thể. Nay quân của cậu tư đông gấp bốn, gấp năm cậu, mà cậu tư viết thư với lời lẽ nhún nhường thì phải nghi ngờ.
Thiệu-Thái bàn:
- Cậu nên thận trọng. Có ba vấn đề xẩy ra. Một là có thể cậu tư bị bọn Hồng-thiết giáo khống chế, nên phải mật viết thư cho cậu, rồi tìm cách thoát thân. Hai là biết đâu giờ này tin từ Thanh-hóa cho biết, đô đốc Phạm Tuy đã đổ bộ lên, làm chủ tình hình rồi, nên cậu tư mới tìm kế hòa giải. Ba là bọn Hồng-thiết giáo bầy ra kế này, để điệu hổ ly sơn. Khi cậu ra ngoài thành họp, họ cho cao thủ vây cậu, trong khi đó họ đánh thành.
Vương phi Thanh-Mai trầm tư một lúc rồi tiếp lời Thiệu-Thái:
- Thiệu-Thái có lý. Bất cứ trường hợp nào, ta cũng phải đề phòng gian mưu của bọn ma đầu vẫn hơn.
Sáng hôm sau, trong phủ Khai-Thiên vương, các tướng hội họp đầy đủ. Khai-Quốc vương với vương phi thấy Hoàng Hùng, Trần Kiệt vào, vội vàng đứng lên chào, rồi rước lên trướng. Vương mời hai vị sư thúc ngồi ngang với mình. Vương cung tay nói:
- Hai sư thúc vì quốc sự, mà phải lao tâm khổ tứ, khiến bọn chúng cháu áy náy vô cùng.
Trần Kiệt phất tay:
- Thiên-trường ngũ kiệt buông tay vui với cỏ cây, nhưng không phải vì thế mà để cho ma quái hại dân hại nước. Chú đến đây tiếp cứu cho Thanh-Mai chỉ là cái cớ nhỏ rằng sư phụ cứu đệ tử, chứ thực sự ra là vì sự nghiệp mấy nghìn năm của tổ tiên. Vương khỏi cần khách sáo.
Vợ của Hoàng Hùng là Quỳnh-Giao, xuất thân từ phái Sài-sơn. Bà ngang vai với Hồng-Sơn đại phu. Võ công bà rất bình thường, gần như là chỉ đủ để tự vệ. Nhưng y thuật bà rất cao minh. Hồi Lê Văn còn thơ ấu, bà thường bế bồng chàng, dẫn chàng đi chơi. Cho nên trước trận đánh Yến-vĩ, nghe Đào Hiển nói bà theo chồng tiếp cứu Trường-yên, đề phòng khi hữu sự còn trị bệnh cho thương binh, cho dân chúng... Lê Văn cứ mong vào thành để gặp lại bà. Bây giờ thấy Hoàng Hùng mà không thấy bà, chàng hỏi:
- Hoàng sư thúc...
Hoàng Hùng đoán trước được ý Lê Văn, ông cười:
- Cô cháu nhà bay thực thân nhau quá sam. Suốt mấy ngày cô cứ nhắc cháu, bây giờ cháu lại tìm cô phải không? Cô đang trị bệnh cho thương binh ở y viện.
Lê Văn đưa mắt nhìn Khai-Quốc vương. Vương hiểu ý cậu em giầu tình cảm:
- Việc ở đây cũng tạm yên. Văn đệ có thể đến y viện tiếp cứu sư thúc trị bệnh cho thương binh được rồi.
Lê Văn vui vẻ lui ra ngoài liền.
Mở đầu buổi họp, Ngô An-Ngữ đứng dậy trình bày chi tiết tất cả diễn biến từ khi cuộc khởi loạn của chư vương, tới lúc Khai-Quốc vương về giải phóng Thăng-long, rồi trận Yến-vĩ, trận tấn công chớp nhoáng nhập thành hôm qua. Ông kết luận:
- Quân ngoài thành hiện tới mười vạn, hầu hết là quân của Thanh-hóa, Đằng-hải, với Hồng-thiết giáo, họ phối hợp nhịp nhàng đã quen. Trong thành chúng ta không có một đạo binh nào chính thức cả. Quân số ta chỉ bằng một phần mười của chúng, mà lại rất phức tạp. Nếu phòng vệ thì chúng ta dư sức giữ thành. Còn mở cửa ra nghinh chiến với giặc, e không đủ sức.
Tôn Đản thấy chư tướng có nhiều người không hiểu hết lời của Ngô An-Ngữ. Chàng nhắc:
- Nhị ca! Nhị ca trình bày chi tiết lực lượng của mình cho mọi người hiểu.
- Đầu tiên lực lượng kị binh của Trường-yên có hơn nghìn, với nghìn thị vệ. Khi cuộc nổi loạn nổ ra, phái Đông-a có năm nghìn đệ tử, viện cho hai đoàn đệ tử, gồm ngàn tay cung nỏ, ngàn bộ chiến. Khai-Thiên vương phi trở về, thu dụng đám giáo chúng Lạc-long giáo trong thành được nghìn nữa. Tổng cộng thành năm nghìn người. Tôi chia cho mỗi cửa một nghìn người trấn thủ. Còn nghìn thị vệ thì lưu động tiếp cứu. Nhờ đội cung thủ nghìn người của phái Đông-a, nên quân phản loạn tấn công bao nhiêu lần đều thất bại.
Ông chỉ vào Thuận-Tông, Thiện-Lãm:
- Lực lượng nghĩa đệ Thiện-Lãm đánh Yến-vĩ, chỉ có hai nghìn người, với đội thú rừng. Sư thúc Vũ Anh lại viện cho năm trăm đệ tử phái Đông-a. Trong trận này bốn trong Quy-trang thất kiệt mang về bốn nghìn giáo chúng Lạc-long giáo nữa. Nên sau trận đánh, cánh Thượng-oai tới năm nghìn, năm trăm. Lực lượng Phong-châu của nghĩa đệ Thuận-Tông cũng chỉ có nghìn người với đội thú, sau được tiên cô Bảo-Hòa viện cho năm trăm đệ tử Tản-viên, đại sư Huệ-Sinh viện cho năm trăm đệ tử phái Tiêu-sơn. Trong trận tấn công phá vòng vây, giáo chủ Lạc-long giáo thu hồi hơn nghìn thiết kị nữa. Như vây tổng cộng ta có một vạn ba nghìn năm trăm người thiếu thống nhất, phải chống với mười vạn người thống nhất.
Khai-Quốc vương đưa mắt nhìn các tướng một lượt, rồi nói rất chậm:
- Tuy lực lượng chênh lệch như vậy, nhưng hầu hết quân của chúng ta đều là đệ tử võ phái, một người thừa sức đánh hai mươi người. Hai trăm hổ, hai trăm báo, hai mươi voi có sức mạnh bằng mấy vạn địch. Từ trước đến giờ ta chưa có phối hợp, nên cửa Đông, Nam do đệ tử Đông-a. Còn cửa Bắc, Nam do quân Trường-yên với đệ tử Lạc-long giáo. Bây giờ ta cho phối hợp lại. Kế hoạch phòng thủ của ta như thế này: Chia đều các lực lượng cho mỗi cửa thành.
Vương cung tay hướng Hoàng Hùng, Trần Kiệt:
- Đội cung thủ của Đông-a chia làm bốn toán, mỗi toán trấn một cửa thành. Còn lực lượng bộ chiến Đông-a thì chia đôi, trấn cửa Đông và Nam.
Vương hướng Thuận-Tông, Thiện-Lãm:
- Hai em chia chim ưng làm bốn, trấn bốn cửa thành. Hai đội hổ trấn cửa Đông, Nam. Hai đội báo trấn cửa Tây, Bắc.
- Ta có bốn đạo thiết kị. Thiết kị của Lạc-long giáo trấn cửa Đông. Thiết kị Đông-a trấn cửa Nam. Thiết kị Trường-yên trấn cửa Tây. Còn cửa Bắc, ta đã có thiết kị của Ưng-sơn đánh từ ngoài vào.
Nghe nói đến Ưng-sơn song hiệp, kể cả Hoàng Hùng, Trần Kiệt đều đều lắc đầu không hiểu họ là ai. Đã không hiểu họ là ai, mà sao Khai-Quốc vương nghĩ rằng có thể điều động họ?
Mỹ-Linh hỏi:
- Hiện không biết Ưng-sơn song hiệp ở đâu, làm sao chú có thể điều động họ khi cần?
Khai-Quốc mỉm cười nhìn mọi người:
- Các vị thử đoán xem, tại sao cô gia có thể liên lạc, nhờ vả họ?
Chư tướng nhìn nhau, cao nhất là Hoàng Hùng, Trần Kiệt; thấp nhất là Tôn Mạnh, Tôn Quý đều tỏ vẻ không hiểu. Chợt mắt Thiệu-Thái sáng lên:
- Cháu hiểu rồi.
Mọi người cười thầm:
- Ông đần này hiểu được thì có mà mặt trời mọc đằng Tây.
Thanh-Mai vẫy tay cho Thiệu-Thái:
- Thiệu-Thái khoan nói đã, để mợ viết ra, rồi cháu nói, xem có giống nhau không.
Thanh-Mai cầm bút viết một lúc đến hơn tờ giấy, rồi gấp lại:
- Cháu nói đi.
- Ưng-sơn song hiệp đã trợ giúp ta trong nhiều trường hợp, lại tế tổ phái Đông-a, nhất định họ là người nhà. Khi họ là người nhà, thì cậu hai có thể dùng đại nghĩa nhờ họ trợ giúp mình được.
Mọi người đều gật đầu, công nhận lời Thiệu-Thái là đúng. Chàng tiếp:
- Thuận-Tông, Thiện-Lãm cho chim ưng theo dõi Ưng-sơn song hiệp, nhưng đâu ngờ họ cũng biết chỉ huy chim ưng, nên bị họ giữ lại không trả về. Vậy bây giờ cậu viết thư, rồi sai chim ưng đi tìm họ. Họ thấy thư ắt sẽ giúp mình. Như vậy mình có thêm đạo quân tinh nhuệ nữa.
Thanh-Mai trao tờ giấy của mình cho Mỹ-Linh, nàng đọc lên cho chư tướng nghe: Thanh-Mai cũng kiến giải giống hệt Thiệu-Thái.
Việc Thanh-Mai kiến giải ra, không ai ngạc nhiên, vì nàng nức tiếng thông minh từ lâu. Còn Thiệu-Thái? Trừ Khai-Quốc vương với Mỹ-Linh không ai có thể tưởng tượng Thiệu-Thái xưa nay vốn chậm chạp, hết bị gọi là lợn lại bị gọi là đần, mà nay lại phân tích nổi một sự kiện đặc biệt như vậy. Người người đều đưa mắt nhìn nhau như tự hỏi: Cái gì đã xẩy ra làm thay đổi Thiệu-Thái.
Mỹ-Linh giải thích:
- Các vị ngạc nhiên về anh Thiệu-Thái ư? Rất giản dị. Anh ấy được thụ lĩnh trăm năm thiền công của Bồ-tát Sùng-Phạm. Suốt cuộc đời, ngài Sùng-Phạm luyện khô-thiền với thiền tuệ. Khi anh Thiệu-Thái tiếp nhận, thì chưa hiểu gì về thiền cả, giống như người ngồi trên đống gạo, mà không biết làm sao nấu cơm mà ăn. Phải chờ đến khi thăm Thiên-trường, được đại hiệp Tự-An giảng giải, anh ấy mới biết phát lực mà thôi. Rồi khi thím Thanh-Mai bị nạn, bản sư dạy anh ấy cách vận thiền công Tiêu-sơn, nên anh ấy phát lực gần bằng ngài Sùng-Phạm. Lại đến lúc gặp Bố-Đại Bồ tát, ngài giảng cho anh về thiền cùng Mục-ngưu thiền chưởng. Từ đấy anh biết luyện thiền công.
Tôn Đản ngắt lời:
- Những việc đó em biết hết rồi. Nhưng sao ông ỉn lại biến thành đệ nhất mỹ nam tử, rồi thông minh quán thế?
- Chị đã giảng hết đâu. Khi anh ấy biết vận khí theo Tiêu-sơn, thì bao nhiêu chân khí ngài Sùng-Phạm ban cho luân chuyển trong người. Khô-thiền làm cho anh ấy gầy đi. Thiền tuệ làm cho trí tuệ sáng suốt. Do đó, anh ấy mới thay đổi như vậy.
Khai-Quốc vương kéo chư tướng trở về:
- Bây giờ tới các đội võ sĩ. Cửa Đông, Nam do hai đội phái Đông-a đảm nhiệm. Cửa Bắc do đội phái Tản-viên trấn. Cửa Tây do đội phái Tiêu-sơn giữ. Về giáo chúng Lạc-long giáo thì chia đều bốn đạo cho bốn cửa.
Vương ngừng lại, rồi gọi Lê Phụng-Hiểu:
- Về chư tướng ta chia làm sáu. Bàn về mưu kế, luận bàn lý lẽ, bản lĩnh công lực e Vũ-vệ đại tướng quân Lê Phụng-Hiểu thua cả Lê Văn, Tôn Đản đã đành, mà không hơn Tôn Mạnh, Tôn Trọng. Nhưng chỉ huy quân xung phong hãm trận, phối hợp khi tiến, khi thoái, bỏ mặt này, cứu mặt kia, cùng ứng phó với nguy nan, ta nghĩ khắp Đại-việt không ai bằng tướng quân đã đành, mà ngay cả Tống cùng Xiêm, Lào, Lý, Chân, đều khó kiếm được ai ngang với tướng quân. Vậy ta trao cho tướng quân ngồi ở trung ương điều binh. Ta cho Sùng-ban lang tướng Ngô An-Ngữ, Hổ-uy đại tướng quân Lý Nhân-Nghĩa trợ giúp tướng quân.
Một tướng nhỏ, được người chỉ huy tối cao khen ngợi, khiến Lê Phụng-Hiểu đỏ mặt lên. Ông nói:
- Khải vương gia, đẳng trật của tiểu tướng thấp quá, e chư tướng không phục.
Khai-Quốc vương rút thanh Thượng-phương bảo kiếm của Thuận-Thiên hoàng đế trao cho Lê Phụng-Hiểu:
- Tướng quân đeo kiếm này, thì mỗi lệnh của tướng quân ban ra là chỉ dụ của phụ hoàng. Các tướng không ai dám cãi. Còn chư vị đại hiệp, thì ai nấy đầy người võ đạo, chẳng ai rắc rối với tướng quân đâu.
Lê Phụng-Hiểu cung kính tiếp kiếm đeo vào ngang lưng.
Khai-Quốc vương tiếp:
- Phần tướng trấn trung ương xong rồi. Bây giờ tới những tướng làm
trừ bị cùng theo cô gia ra hội kiến với Vũ-Đức vương, đó là đại huynh Thông-Mai, cùng ba cháu Bảo-Hòa, Mỹ-Linh, Thiệu-Thái. Xin nhắc lại khi ra ngoài thành, mười chết mới có một sống. Gặp giặc phải cương quyết như Thông-Mai, Bảo-Hòa, Lê Văn, giết thẳng tay, chứ không nhân nhượng. Cô gia nhắc lại, khi cô gia giao cho ai đánh tướng nào của giặc, thì phải giết bằng được tướng đó.
Vương đứng dậy cung tay:
- Trấn cửa Đông là sư thúc Hoàng Hùng với Thuận-Tông, Trần Anh và Tĩnh-Ninh. Trấn cửa Nam là thúc phụ Trần Kiệt với Thiện-Lãm, Tôn Mạnh. Trấn cửa Tây là sư huynh Bảo-Dân, sư tỷ Kim-An với Lưu Tường, Tôn Trọng. Trấn cửa Bắc là Tôn Đản, Cẩm-Thi, Hoàng Tích.
Vương hỏi:
- Có ai thắc mắc gì không?
Lê Văn hỏi:
- Thế còn sư tỷ Thanh-Mai, hai bà chị Kim-Thành, Trường-Ninh với em thì làm gì?
- Bốn vị sẽ có nhiệm vụ riêng.
Ngô Thường-Kiệt, Thường-Hiến hỏi:
- Hai con làm gì?
- Hai con đặt trực thuộc Lê tướng quân để thông tin bốn cửa. Nào, bây giờ ta xin để Lê tướng quân điều động.
Tuy Lê Phụng-Hiểu có Thượng-phương bảo kiếm trong tay, nhưng ông là đệ tử của Bảo-Hòa. Ông không dám hạ lệnh cho sư phụ. Ông kính cẩn chắp tay:
- Đệ tử xin tiên cô xá tội.
Rồi ông nói:
- Đến giờ Thìn thì Khai-Quốc vương đem sư phụ cùng các vị đại hiệp Bảo-Dân, Kim-An, Thông-Mai, với công chúa Bình-Dương, thế-tử Thiệu-Thái ra ngoài thành hội kiến với Vũ-Đức vương. Vậy giờ Mão, các cửa thành cho chuẩn bị đoàn cảm tử xung phong. Mỗi đội theo thứ tự như sau: Trước tiên đội hổ, hay báo, rồi tới tướng chỉ huy cỡi voi. Tiếp theo đội thiết kị, rồi đội võ sĩ, cuối cùng là đội giáo chúng Lạc-long giáo.
Ông ngừng lại cho các tướng theo kịp rồi tiếp:
- Dù cuộc hội có kết quả hay không, khi vương cùng phái đoàn vào thành, ta cũng đánh chớp nhoáng một trận trước cổng thành cho chúng kinh hồn vỡ mật.
Vậy...
... Khi có tiếng pháo lệnh tỏa ra hình bông sen, lập tức các cửa mở rộng. Đội tiễn thủ trên địch lâu bắn vào đám quân vây bên ngoài. Sau khi giặc lui, lập tức mở cửa thành, xua đội thú ra xông thẳng vào phòng tuyến thứ nhất của địch, cướp tinh thần chúng. Tất nhiên chúng bị cắt làm đôi. Bấy giờ đội thú rẽ làm hai đánh quẹo sang phải, trái. Đội kị mã tiến lên trước chọc vào lớp phòng thủ thứ nhì. Phòng tuyến thứ nhì đứt đôi, thì đội võ sĩ chỉ huy đám giáo chúng Lạc-long giáo chọc vào phòng tuyến thứ ba.
... Tới lúc có pháo thăng thiên nở ra hình chim ưng, thì lập tức đội võ sĩ với đội kị binh cản hậu. Đội thú rút trước, đội giáo chúng rút sau. Nếu trường hợp giặc đuổi gấp thì cung thủ trên thành bắn cán cho đội võ sĩ với kị binh vào.
... Có ai thắc mắc gì không?
Bảo-Hòa hỏi:
- Tướng quân không dự trù trường hợp có biến cố lợi cho mình, ta đuổi giặc tới cùng ư?
- Tiên cô thực anh minh, đệ tử xin tuân ý chỉ. Xin chư tướng lưu tâm, bằng như trong khi xung sát, mà không có lệnh thu quân, thì có nghĩa là vẫn đánh đến cùng.
Vừa lúc đó ưng binh vào trình Khai-Quốc vương một ống đựng thư mới tới. Vương mở ra xem, rồi nói với chư tướng:
- Đúng như cô gia ước tính. Sáng nay cô-gia sai chim ưng đưa thư cho Ưng-sơn song hiệp. Họ cũng biết điều, không giữ chim ưng lại như mọi khi, mà còn cho nó mang thư trả lời cô gia. Họ hẹn rằng, đúng giờ Thìn họ sẽ đến cách thành mươi dậm. Khi có pháo thăng thiên, quân trong thành ra thì họ đến đánh phía sau đám quân vây cửa Bắc.
Đợi các tướng đi rồi, vương vẫy tay gọi Lê Phụng-Hiểu lại bên cạnh, hai người sóng đôi ra sân. Vương nói rất nhỏ:
- Vì nghi trong quân chúng ta có gian tế, nên cô gia cho họp chư tướng, truyền lệnh như vậy để chúng thông báo tin ma cho Vũ Nhất-Trụ. Bây giờ chúng ta thiết kế thực sự. Chúng ta đứng giữa sân nói truyện thế này, tuy hở mà kín, không sợ ai nghe trộm.
Phụng-Hiểu tỏ vẻ kính phục:
- Hèn gì! Từ trước đến nay tiểu tướng thấy vương gia luôn hành sự cẩn trọng, thế mà chỉ mấy nghìn quân trong thành, mà vương gia dám quyết xuất thành là một điều không tưởng nổi. Thì ra vương gia dùng hư kế để lừa giặc.
- Đúng vậy! Kế hoạch ban nãy là hư kế bây giờ ta lập thực kế. Khi hư kế tới tay giặc, Vũ Nhất-Trụ sẽ thiết kế chống ta. Ta thi hành thực kế thì Vũ Nhất-Trụ biết rằng y bị lừa, y thiết kế khác phòng thủ, bấy giờ ta lại dùng hư kế. Giặc sẽ điên đầu, lâm vào thế bị động.
Vương nói nhỏ hơn:
- Về lực lượng của ta, cô-gia đã liên lạc được với các lữ trưởng, sư trưởng thuộc hai đạo Đằng-hải. Họ biết rằng bị Đàm Toái-Trạng đánh lừa, nhưng chưa biết cách nào trở về với triều đình. Đêm nay vương phi Thanh-Mai với công chúa Bình-Dương âm thầm vượt thành ra gặp họ truyền lệnh của cô gia. Cô gia hứa rằng sau khi dẹp xong giặc không những đẳng trật họ được giữ nguyên, mà còn thăng lên cao hơn. Rút cuộc giặc chỉ còn mấy đạo binh Hồng-thiết giáo.
- Tiểu tướng chắc vương gia không muốn giết hết đám này.
- Đúng thế. Về ba hạm đội, cô-gia cũng ban lệnh giả cho hạm đội Âu-Cơ rằng lên tuần phòng lãnh hải Bắc-biên, nhưng kỳ thực hiện họ đã ở ngoài khơi. Ngày mai quân của hạm đội Bạch-đằng từ Thanh-hóa vượt đèo, đánh vào mặt Nam quân giặc. Trong khi hạm đội Âu-Cơ đổ bộ lên biển Thiên-trường, đánh ép mặt Đông. Giữa lúc chúng bị ép hai mặt, thì hai đạo Đằng-hải đánh quặt từ phía Tây lại. Còn tướng quân thì cho bốn đội quân bên trong đánh ra, dồn chúng vào giữa vòng vây.
- Như vậy, dù muốn dù không đám giáo chúng cũng phải đầu hàng.
- Chưa chắc đâu. Lão già Nhật-Hồ lã linh hồn của Hồng-thiết giáo. Nếu lão còn, thì khó mà diệt hết mầm móng bọn chúng. Cho nên cô-gia đã có kế hoạch giết y cùng các trưởng lão trước trận. Bấy giờ tự nhiên giáo chúng phải đầu hàng.
- Vương gia nghĩ thế nào về Vũ-Đức vương?
- Cô gia không tin vương hối lỗi. Chắc đây là mưu của Nhật-Hồ định nhử cho cô gia ra ngoài thành, rồi phục kích ám hại. Tuy nhiên cô gia cũng cứ ra. Ta tương kế tựu kế. Cô gia sẽ xuất cửa Đông tương kiến với vương. Mọi việc điều quân do tướng quân định liệu.