Khải Định I
Thơ Vịnh Vườn Bách Thú

Năm 1897, thực dân Pháp phá thành Thăng Long cũ rồi chiếm thêm một phần lớn đồng ruộng làng Thanh Bảo, một phần ruộng Ngọc Hà, và một cái đầm thuộc làng Khán Xuân để mở vườn Bách Thảo (... )
Nghe đâu đúng vào dịp Khải Định ra chơi ngoài Bắc ( tháng 3 năm 1918 ) và sau buổi ông tới dự buổi dạ hội ở vườn Bách Thú do thực dân Pháp tổ chức, người ta bỗng thấy nhiều mảnh giấy dán la liệt ở các gốc cây, trong có chép bài thơ Nôm như sau:
Dưới đám cây xanh một dây chuồng,
Mỗi chuồng nuôi một thú chim muông.
Khù khì vua cọp no nằm ngủ,
Nhớn nhác đàn hươu đói chạy cuồng.
Lũ khỉ được ăn, bày lắm chuyện,
Đàn chim chực miếng hát ra tuồng.
Lại còn gấu dại vài ba chú,
Hì hục tranh nhau một cục xương.
bề ngoài, đây chỉ là một bài thơ vịnh vườn Bách Thú, song bên trong lại bao hàm một giọng châm biếm khá sâu cay.
(... )
Ngay sau khi xuất hiện, bài thơ đã gây một tiếng vang khá lớn ở Hà Thành và đã thu hút nhiều người tới xem.
Thấy vậy nhà đương cục phải tức tốc cho lính bốc hết các mảnh giấy dán ở Bách Thú, và ra lệnh cấm không ai được tàng trữ bài thơ đó.
Nhưng cấm sao được miệng dân, cho mãi đến sau này bài thơ vẫn được các cố lão vùng Ngọc Hà và các vùng lân cận truyền tụng.
( Theo Giai Thoại văn học Việt Nam - Hoàng Ngọc Phách và Kiều Thu Hoạch )
vua Khải Định

Truyện Kể Chuyện Các Vua Nguyễn Vua Gia Long ( 1802 - 1820 ) I Vua Gia Long II Vua Gia Long III Vua Gia Long IV Vua Gia Long V Vua Minh Mạng ( 1820 - 1840) Vua Minh Mạng I Vua Minh Mạng II Vua Minh Mạng III Vua Minh Mạng IV Vua Minh Mạng ( 1820 - 1840) V Thiệu Trị ( 1840 - 1847 ) Thiệu Trị I Thiệu Trị ( 1840 - 1847 ) II Tự Đức ( 1847-1883) Tự Đức I Tự Đức II Tự Đức III Tự Đức IV Tự Đức V Tứ Nguyệt Tam Vương ( Bốn Tháng Ba Vua ) Duc Đức Hiệp Hòa Kiến Phúc Hàm Nghi ( 1884-1885) Hàm Nghi I Hàm Nghi II Hàm Nghi III Hàm Nghi IV Đồng Khánh ( 1885- 1888) Đồng Khánh I ào đem theo đọc cho khuây khỏa không?
Vua Duy Tân gật đầu nhận ngay và dặn thêm:
- Sách tôi rất thích. Nhờ ông lấy giúp bộ " Histoires de la Révolution Française ( Lịch sử Cách Mạng Pháp ) của Michelet, nhưng phải lấy cho trọn bộ.
Vị đại diện Toà Khâm nghe thế sợ quá, y không dám về báo cáo lại với Pháp
( Nguyễn Đắc Xuân )
NHỮNG NGÀY TRÊN ĐẢO LƯU ĐÀY
Sau khi đưa mẹ, vợ và em ( Hoàng Mẫu Nguyễn Thị Định, Bà Phi Mai thị Vàng và Công Chúa Lương Nhàn) trở về quê nhà, cựu hoàng Duy Tân cũng sớm chia tay với thân phụ để sống cuộc đời tự lập.
Tiếp tục việc học ở trường quốc gia mang tên Lecomte de List, chẳng bao lâu Cựu hoàng đỗ tú tài. Tuy tiếp tục học luật bộ và luật hình, nhưng rất tiếc ở đảo lúc ấy chưa có cấp bằng đại học nên cựu hoàng chỉ học cho biết chứ không có bằng.
Ngoài giờ học văn hóa, Cựu Hoàng rất thích thể thao, nuôi ngựa đua và trong các cuộc đua ngựa, Cựu Hòang tự cưỡi lấy ngựa của mình. Duy Tân rất thích âm nhạc, môn này Cựu Hoàng tỏ ra có năng khiếu ngay trong những ngày còn ở quê nhà. Cựu hoàng giỏi nhiều loại đàn tây, đặc biệt là cây violon. Do đó dân địa phương đã khẩn khoản mời Cựu Hoàng vào ban nhạc Cabrt ở Saint Denis.
Duy Tân cũng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, ảnh nghệ thuật của Cựu Hoàng đã từng đoạt giải của Viện Hàn Lâm Khoa Học- Nghệ thuật. Văn chương lại là môn sở trường, Duy Tân đã làm thơ, viết tùy bút, viết xã luận, bình luận văn học.
Những năng khiếu về nghệ thuật và văn chương đã đưa Cựu Hoàng trở thành Hội Viên những nhà khoa học, văn chương và nghệ thuật của đảo Réunion. Với uy tín ấy, Cựu Hoàng đã tổ chức nhiều buổi nói chuyện thu hút người nghe rất đông. Các báo, cơ sở Xuất bản đặt nhiều bài cho Cựu Hoàng viết.
Vì cô lập trên đảo, thỉnh thoảng một đôi tháng mới nhận được báo chí, tin tức từ Pháp đưa sang, Cựu Hoàng bắt tay nghiên cứu nghành vô tuyến điện để tự chế ra máy móc liên lạc với bên ngoài. Không ngờ Cựu Hoàng rất say mê và có biệt tài về nghành kỹ thuật mới mẻ này, đã ráp được nhiều máy vô tuyến điện. Cựu Hoàng mở một phòng thí nghiệm vô tuyến ở Saint Denis, chính qquyền phải giao cho Cựu Hoàng ráp, xây dựng ở đảo một đài thu phát tín đầu tiên trên hòn đảo hẻo lánh này
( Theo Nguyễn Đắc Xuân )
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy : Ct.ly
Nguồn: ct.ly
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 12 tháng 4 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--