Duc Đức
Sự Phế Bỏ Dục Đức
Những Ngày Tù Tội
Nấm Mồ Kỳ Lạ

SỰ PHẾ BỎ DỤC ĐỨC
Ngày 14 tháng 6 năm thứ ( 17 - 7 - 1883 ), vua Tự Đức truyền đến các đại thần trong Viện Cơ Mật bản di chiếu chỉ định con nuôi lớn tuổi nhất là Thụy Quốc Công Ưng Chân nối ngôi, Trần Tiễn Thành là Phụ Chính Đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết là đồng Phụ chính Đại thần. Trần Tiễn Thành dâng sớ xin vua bỏ bớt mất đoạn liên quan đến tính nết xầu của Dục Đức và việc Dục Đức " không đảm đương được việc lớn ", vì những ý kiến ấy chỉ làm tổn hại đến danh dự và uy tín của người phải nắm lấy vận mệnh của quốc gia vào thời kỳ vương triều gặp nhiều khó khăn.
Nhưng vua Tự Đức không đồng ý bỏ mấy câu ấy, mà theo nhà vua, nhầm mục đích " nhắc " người kế vị phải tự răn mình, tu tỉnh"
Vua Tư Đức băng hà vào ngày 16 tháng ấy. Hoàng Tử là Thụy Quốc Công vào vào điện Hoàng Phúc chịu tang. Nhưng ngày 18, không có sự đồng ý của Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết dâng lên Hoàng Thái Hậu tờ hạch tội người được kế vị theo di chiếu và xin cử người khác thay. Bản hạch tội kể ba tội lớn của Hoàng Tử là:
1- Muốn sửa di chiếu.
2- Có đại tang mà mặc quần áo màu
3- Hư hỏng, ăn chơi
Hoàng Thái Hậu Từ Dũ chấp thuận, truyền rằng:
- Tiên đế cũng biết các tật xấu của người mà mà Ngài chỉ định kế vị và hết sức lo lắng, song sở dỉ phải chọn Hoàng Tử vì tình hình thù trong giặc ngoài đe dọa, cần có vua đã trưởng thành để cầm quyền chính. Nhưng bởi ông Hoàng ấy không bỏ tính xấu nên cần được thay thế.
Trong buổi thiết triều, khi Nhguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết trình bày cho Tôn thất và quan lại biết lý do phế Thụy Quốc Công; Trần Tiễn Thành định can thiệp, nhưng Thuyết giận dữ thét:
- Ông cũng có tội nặng, còn định nói gì?
Cả y triều đình cúi đầu khuất phục, chỉ trừ quan khoa đạo Phan Đình Phùng can rằng:
- Tự quân chưa có tội gì mà phế bỏ như thế, thì sao phải lẻ.
Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết truyền bắt ngay lập tức. Sau nhờ sự can thiệp của Nguyễn Trọng Hợp, làm cho Thuyết hiểu là một người dũng cảm đến thế sẽ có lúc giúp ích được việc lớn, vị Thủ lãnh tương lai của phong trào Cần Vương mới chỉ bị cách tuột hết chức tước và đuổi về quê.
Lăng Quốc Công Hồng Dật, em vua Tự Đức  được đưa lên ngôi.
Sau lễ tấn phong Lăng Quốc Công, lấy hiệu là Hiệp Hòa, Trần Tiễn Thành được thăng lên Thái Bảo Cần Chánh điện Đại học sĩ; các quan Khoa Đạo Hoàng Côn và Đặng Trần Hanh dâng bản hạch tội ông đã cố ý bỏ qua mấy đoạn trong tờ di chiếu mà ông được giao đọc ở nhà Hữu Vu.
Hiệp Hòa đưa sự việc ra đình nghị, Trần Tiễn Thành phải trả lời về lời buộc tội ấy và dâng tờ sớ như sau:
- Ngày 14 tháng truớc, tiên đế triệu chúng thần vào điện, thần Trần Tiễn Thành cùng chúng thần Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết, để trao cho chúng thần tờ di chiếu để trong hộp. Chúng thần sang phòng thái giám để kính đọc. Di chiếu có đoạn như sau:
- Tính hiếu dâm, ngoài ra tâm tính rất xấu, không đương nổi việc lớn "
Thần Nguyễn Văn Tường nói:
- Di chiếu là để lập người nối ngôi trời. Sợ đoạn này không hợp lắm, nên xin bỏ đi. Thần Tôn Thất Thuyết và tiện thần Trần Tiễn Thành cũng cùng một ý và chúng thần đã cũng dâng sớ tâu xin như thế. Nhưng tiên đế bác đi. Ngày 18, Thụy Quốc Công triệu chúng thần đến điện Quang Minh và bảo:-
- Nhà vua đứng đầu trăm họ cũng phải là người đứng đầu về đạo đức. Trong di chiếu của tiên đế, vì lo cho tương lai nên có lời răn bảo nghiêm khắc, chẳng hạn như đoạn nói về sự bê tha. Hoàng tử nói không dám trái ý tiên đế, nhưng bảo thêm: " Tuy nhiên, đúng vào lúc trong nước rối loạn, quan hệ ngoại giao thì căng thẳng, nếu tin đồn về di chiếu loan ra, chẳng những bọn gây rối lấy đó làm cớ, mà các lân bang cũng vì vậy mà coi khinh. Làm thế nào cứu gỡ tình hình này? ". Hoàng tử hỏi có thể bỏ đoạn ấy không, nhưng tự mình không dám. Chúng thần đáp là Hội đồng Phụ Chính đã xin bỏ đoạn ấy nhưng tiên đế không cho và nay thì không còn có thể thay đổi gì được nữa. Hoàng tử yêu cầu mọi người suy nghĩ thêm, sao cho khỏi tổn hại đến việc quốc gia.
Ngày 19 ( ngày tuyên đọc di chiếu) thần Nguyễn Văn Tường cáo bệnh xin nghỉ. Tiện thần nhiều lần xin cáo vì tuổi già. Thần Tôn Thất Thuyết cho rằng thần là bậc trưởng lão, không chịu vượt qua để đọc di chiếu. Thế là lễ tuyên chiếu đã sẵn sàng. Không thể từ nan, Thần phải đọc di chiếu. Song thần quá đỗi đau thương nên mắt mờ, tai điếc, tâm trí bất định do gần đây có bệnh. Thần cũng không nhớ rõ mình có sai sót gì không khi đọc. Nay quan Khoa Đạo hạch tội, thần xin chịu mọi hậu qua.
Sau đó, Trần Tiễn Thành bị giáng hai cấp. Ông bèn xin miễn việc quan, về quê tỉnh dưỡng.
( Theo Quốc Triều Chính Biên, và Đào Duy Anh: Phụ chính đại thần Trần Tiễn Thành
NHỮNG NGÀY TÙ TỘI
Sau khi bị truất phế, Thụy Quốc Công bị giam ở Dục Đức đường, nhà học của Ưng Châu khi chưa làm vua. Tại đây, nhà vua ở trong một phòng kín mít vừa được cấp tốc xây lên.
Trong khi bị giam, hằng ngày Dục Đức chỉ được một phần cơm như phạm nhân thường mà người quen ăn ngon chẳng thể nào nuốt được. May nhờ có một người lính canh gác thương tình chủ cũ, hằng ngày đút vào cho một nắm cơm và một cái áo cũ thấm nước để vắt ra mà uống. Nhờ vậy Dục Đức sống cực khổ kéo dài gần được ba tháng ( 22 - 7 - 1883 đến 6 - 10 - 1883 ) Khi bị lộ chuyện, tên lính không tiếp tế cơm nước nữa. Dục Đức bị bỏ đói, chết khát trong ngục, sau cơn hấp hối cực kỳ đau đớn, thảm khốc.
NẤM MỒ KỲ LẠ
Sau khi chết vì tuyệt vọng và đói khát trong ngục, thi hài ông vua xấu số này được gói vào một chiếc chiếu giao cho hai tên lính và một quyền suất đội gánh đi. Đám tang lạnh lùng này định đưa về An Cựu để mai táng trong địa phận của chùa Tường Quang, nhưng mới đi được nửa đường thì chiếc quan tài bằng chiếu bị đứt dây, một người lính đã chạy vào chùa Tường Quang mời nhà sư trụ trì ra xử lý. Gặp lúc mưa gió, tối trời nên chẳng mấy ai nhiệt tình trong việc di chuyển thi hài nhà vua vào chùa.
Hơn nữa, ai cũng tin rằng, nhà vua đã tự chọn nơi ở vĩnh viễn của mình tại đó. Mảnh đất " thiên táng " ấy được chọn làm nơi mai táng thi hài một ông vua xấu số bậc nhất của triều Nguyễn.
Ba ngày sau, vợ con nhà vua mới được thông báo để làm lễ chịu tang. Tượng truyền rằng, về sau có một lão ăn mày kiệt sức, nằm chết còng queo trên nấm mồ của ông vua Dục Đức, dân địa phương bèn đem chôn ông ta ngay trên nấm mồ nhà vua mà không hay biết.
Sáu năm sau, do một hoàn cảnh bất ngờ, con trai của vua Dục Đức là Bửu Lân được lên làm vua. Sau khi tức vị, Bửu Lân đặt niên hiệu là Thành Thái và bắt đầu cho xây đắp lăng mộ của vua cha ngay tại nấm mồ " thiên táng " đó.
Nấm mồ có cả thi hài của ông vua xấu số và lão ăn mày tốt số.