Paris, Pháp
 
CUỘC ĐIỀU TRA VỤ TỰ TỨ TRÊN THÁP EIFFEL.
Cuộc thẩm vấn diễn ra tại sở Cảnh sát Reuilly trên phố Henard, Quận mười hai.
Hai thám tử André Belmondo và Pierre Marais mở đầu buổi hỏi cung người quản lý tháp Eiffel.
Thứ Hai, 6 tháng năm.
Thời gian 10 giờ sáng
Đối tượng: René Pascal.
Belmondo: ông Pascal, chúng tôi có đủ lý lẽ xác định là Mark Harris, nạn nhân được cho là té ngã từ trên đài quan sát tháp Eiffel đã bị giết chết.
Pascal: Bị giết chết? Mà sao… Tôi được nghe báo cáo là tai nạn do…
Marais: Làm sao chung quanh có bao lơn che chắn cao khỏi đầu người nạn nhân có thể té ngã xuống đất được?
Belmondo: Chúng tôi có đủ lý lẽ xác minh đây không phải là một vụ tự tử. Bởi ông ta đã chuẩn bị sắp xếp nghỉ cuối tuần với vợ, là Kelly một người mẫu.
Pascal: Tôi thật đau buồn, thưa quý ông, nhưng mà tôi chẳng hiểu… sao lại mời tôi đến đây.
Marais: Chúng tôi muốn làm sáng tỏ vụ việc buổi tối nhà hàng đóng cửa lúc mấy giờ?
- Pascal: Đúng mười giờ. Đêm đó có bão, nhà hàng vắng khách phải đóng cửa sớm…
Marais: Cầu thang máy ngừng chạy từ lúc nào?
Pascal: Thường chạy tới nửa đêm mới ngừng, đêm đó thấy không còn khách và người tham quan, tới mười giờ khoá máy.
Belmondo: Luôn cả thang máy chạy lên đài quan sát?
Pascal: Vâng. Tất cả thang máy đều khoá.
Marais: Vậy có thể đi cầu thang bộ từ dưới lên tới nơi được chứ.
Pascal: Không được. Tối đó mọi cửa đều khoá. Tôi không thể hiểu vì sao tai nạn xảy ra. Nếu…
Belmondo: Chuyện đó tôi sẽ nói ra đây. Nạn nhân Harris bị xô ngã từ trên cao xuống. Chúng tôi đã lên tới nơi xem xét hiện trường tại chỗ rào chắn nơi xảy ra tai nạn còn dấu xây xát, lớp cất ximăng bám dính vô dưới đế giầy nạn nhân Harris chính là lớp ximang bị bong tróc ngay tại chỗ rào chắn đài quan sát. Nếu cửa tầng dưới đã khoá, thang máy ngừng hoạt động nạn nhân không làm sao lên tới nơi ngay lúc nửa đêm?
Pascal: Tôi không biết. Không có cầu thang máy…thì làm sao… làm sao đi lên đó được.
Marais: Nhưng mà cầu thang máy còn hoạt động thì mới đưa ông Harris lên tới trên đài quan sát. Luôn cả thủ phạm… có thể vài ba tên… rồi bọn chúng quay trở xuống.
Belmondo: Ta có thể nghi cho kẻ lạ mặt cho chạy cầu thang máy.
Pascal: Không có chuyện đó. Người gác cầu thang máy thường trực tại phòng máy, buổi tối dùng khoá đặc biệt.
Marais: Có mấy chìa khoá tất cả?
Pascal: Có ba chìa. Tôi giữ một, hai chìa kia được cất giữ tại đây.
Belmondo: Ông xác định rõ cầu thang máy đóng cửa lúc mười giờ tối chứ?
Pascal: Vâng.
Marais: Ai chịu trách nhiệm tại chỗ?
Pascal: Toth. Gérard Toth.
Marais: Cho tôi gặp đương sự.
Pascal: Tôi cũng muốn gặp.
Marais: Ông muốn nói sao?
Pascal: Toth tối hôm đó không đi làm. Tôi đến nhà tìm, không nghe thấy ai lên tiếng, tôi hỏi thăm chủ nhà mới hay Toth đã dọn đi nơi khác.
Marais: Không để lại địa chỉ sao?
Pascal: Không. Hắn đã cuốn gói cao chạy xa bay từ lúc nào.
°°°
- Cao chạy xa bay? Có phải ta vừa nhớ lại nhà ảo thuật đại tài Houdini hay là một tên gác cầu thang quỷ quyệt?
Người vừa lên tiếng là ngài Tổng thư ký Renaud, chỉ huy Tổng hành dinh cơ quan Interpol. Ông nhỏ người tính năng động hoạt bát, tuổi trạc năm muơi có thâm niên hai mươi năm phục vụ trong ngành Cảnh sát Renaud ngồi chủ toạ phiên họp trong phòng họp lớn tại Tổng hành dinh bảy tầng lầu Trụ sở Cảnh sát quốc tế một nơi thanh lọc tất cả mọi nguồn tin cho 126 đơn vị cảnh sát thuộc bảy mươi tám nước: Trụ sở nằm trong khu phố St. Cloud, khoảng mười cây số về hướng tây Paris được điều hành do một lực lượng thám tử từng phục vụ trong Sở an ninh Pháp và Sở cảnh sát Paris.
Quanh bàn họp mười hai nhân viên đã có mặt đầy đủ. Cuộc thẩm vấn thám tử Belmondo vừa diễn ra trước một giờ.
Ngài tổng thư ký chua chát lên tiếng:
- Vậy là anh và thám tử Marais không thể thu thập được một manh mối nào vì sao nạn nhân bị giết chết tại một nơi khó có thể xâm nhập vô được, hơn nữa bọn sát thủ cũng khó mà len lỏi vô rồi thoát ra ngoài trót lọt hay sao? Các anh… báo cáo có vậy thôi sao?
- Tôi và Marais đã đối chứng với nhiều người…
- Thôi được. Anh có thể ra về!
- Thưa ngài, tuân lệnh!
Mọi người nhìn theo nhà thám tử vừa bị một trận te tua. Có người bảo;
- Thế đấy, đến anh ta cũng phải chịu thua.
Ngài tổng thư ký quay lại bàn họp:
- Trong lúc thẩm vấn, các anh có ai nghe nhắc… tới một nhân vật tên là Prima?
Mọi người chăm chú hồi lâu, rồi lắc đầu - không, Prima là nhân vật thế nào?
- Chúng ta chưa biết được. Cái tên được viết nguệch ngoạc trên mảnh giấy còn sót lại trong túi áo jacket nạn nhân ở New York. Trong vụ nầy có liên quan tới một đầu mối, ngài thở ra.
- Các bạn, chúng ta đang gặp một việc nan giải, một bài toán còn ẩn số. Tôi đã phục vụ trong ngành mười lăm năm, từng điều tra nhiều vụ giết người hàng loạt, bọn tội phạm quốc tế, tội bạo hành, tội giết cha, và nhiều vụ có thể đoán ra được thủ phạm. -Ông dừng lại. - Trong từng ấy thời gian chưa lúc nào gạp một vụ như vừa qua. Tôi gởi một bản THÔNG BÁO đến cơ quan điều tra ở New York.
°°°
Manhattan New York.
Frank Bigley, chỉ huy một đơn vị thám tử ở Manhattan đang xem xét tờ trình của Tổng thư ký Renaud gởi tới vừa lúc hai thám tử Earl Greenburg và Robert Praegitzer bước vô.
- Thưa sếp cần gặp?
- Vâng, mời các anh ngồi.
Hai người kéo ghế ngồi.
Sếp Bigley, đưa ra một trang giấy.
- Đây là bản THÔNG BÁO sáng nay Interpol vừa gởi tới. Ông đọc to: "Cách nay sáu năm một nhà khoa học Nhật, Akira Iso đã treo cổ tự tử tại phòng riêng trong một khách sạn ở Tokyo. Cuộc điều tra cho thấy sức khoẻ ông Iso rất tốt, vừa được đề bạt lên một chức vụ cao hơn giữa lúc tinh thần phấn chấn".
- Ở bên Nhật? Nhưng mà có liên quan gì…
- Tôi đọc tiếp. "Cách đây ba năm, một nhà khoa học Thuỵ Sĩ, Madeleine Smith, ba mươi hai tuổi, tự tử bằng cách mở bình gaz tại nhà riêng ở Zurich. Bà đang mang thai và dự tính làm đám cưới với người cha đứa bé còn trong bụng. Nhân chứng -bạn bè cho biết bà chưa bao giờ được sung sướng như lúc ấy". Ông ngước nhìn hai nhân viên thám tử.
- Cách đây ba hôm một nhân vật ở thành phố Berlin tên là Sonja Vebrugge chết trong bồn tắm. Ngay trong đêm hôm đó, Mark Harris một người Mỹ té lộn nhào từ trên đài quan sát tháp Eiffel xuống đất. Ngày hôm sau một công dân Canada tên là Gary Reynolds chết trong một tai nạn máy bay đụng vô sườn núi ngoại ô thành phố Denver.
Greenburg và Praegitzer chăm chú nghe đọc, chưa hết bàng hoàng.
- Và mới hôm qua, các anh phát hiện xác chết nạn nhân Richard Stevens tấp vô bờ sông East River.
Earl Greenburg nhìn theo sếp, kinh ngạc.
- Mấy vụ đó liên quan gì đến chúng tôi?
Sếp Bigley lặng lẽ nói.
- Tất cả những cải chết được nhận dạng như nhau.
Greenburg nhìn sâu vô mắt ông:
- Sao? Để tôi nghĩ lại xem. Một người Nhật cách đây sáu năm, người Thuỵ sĩ ba năm, mới đây vài bữa một người Đức, người Canada và hai người Mỹ. - Gã ngồi lặng thinh một lúc. - Mấy vụ nầy có liên quan gì với nhau?
Sếp Bigley đưa qua Greenburg bản THÔNG BÁO của cơ quan Interpol. Greenburg vừa đọc tròn xoe mắt.
Gã ngước nhìn chậm rãi nói:
- Interpol nghi cho viện nghiên cứu Kingsley International đứng đằng sau mấy vụ nầy sao? Một trò cười.
Praegitzer lên tiếng:
- Thưa sếp, chúng tôi vừa nhắc tới tên tuổi một cơ quan nghiên cứu tầm cỡ thế giới.
- Tất cả nạn nhân là những người có liên quan cơ quan KIG, do Tanner Kingsley đứng đầu; Chủ tịch Uỷ ban khoa học của Tổng thống, Chủ tịch Uỷ ban kế hoạch nhà nước và Uỷ ban chính sách quốc phòng thuộc Lầu Năm Góc. Tôi muốn đề nghị cậu và Greenburg nên có một cuộc trao đổi với Kingsley.
- Vâng.
- Nầy Earl…
- Sếp bảo sao?
- Nên dè dặt và dò dẫm từng bước.
°°°
Năm phút sau, Earl Greenburg gặp thư ký Ric của Kingsley trên máy, gã quay qua Praegitzer
- Mười giờ sáng thứ ba ta tới điểm hẹn. Ngài Kingsley đang có mặt ra điều trần tại một Uỷ ban quốc hội ở Washington…
°°°
Washington, D.C
Tại buổi điều trần của Uỷ ban môi trường Thượng viện ở Washington, D.C, một hội đồng gồm sáu vị Thượng nghị sĩ và ba mươi quan khách tham dự một nhóm phóng viên lắng nghe Tanner Kingsley đọc bản điều trần.
Tanner Kingsley, trong độ tuổi bốn mươi, cao lớn điển trai, đôi mắt xanh sắc sảo, thông minh khuôn mặt với chiếc mũi dọc dừa, chiếc cằm cương nghị trông như hình tượng tạc in trên đồng tiền.
Chủ tịch Uỷ ban, Thượng nghị sĩ Pauline Mary Van Luven, nhân vật thể lực khoác một tư cách đầy vẻ tự tin. Bà nhìn qua Tanner dõng dạc lên tiếng mời ông Kingsley phát biểu.
Tanner gật:
- Cám ơn bà Thượng nghị sĩ. Ông quay qua phía các thành viên Uỷ ban mở đầu; với giọng nói sôi nổi.
- Trong khi một số các nhà hoạt đông chính trị của chúng ta loay hoay với những sự kiện trái đất ấm dần lên và hiện tượng hiệu ứng nhà kính, lỗ được chứ?
- Con Angel thuộc về tôi. Ông đem biếu cho tôi, phải không?
Mark dừng lại nghẹn họng.
- Ờ, nhưng mà em đã nói…
- Tôi muốn thoả thuận với ông, Harris. Tôi được giữ con chó Angel, còn ông có thể lui tới tự nhiên.
Nghĩ ngợi một lúc mặt mày sáng rỡ gã nói:
- Vậy là em vừa nói tôi có thể… em muốn cho tôi…
Kelly nói:
- Sao không gác lại chuyện đó để tối nay tính?
Nàng có ngờ đâu chính nàng đang là đích ngắm của bọn sát thủ.

Dịch giả : Trạch Thiên
Chương 47 (Chương kết)

Câu nói truyền miệng xưa nay là mọi người ai cũng nhắc chuyện thời tiết, không thấy ai làm nên trò, nay đã lỗi thời. Thời đại ngày nay hai siêu cường đủ khả năng điều khiển thời tiết là Hoa Kỳ và Nga. Nhiều nước muốn nỗ lực đuổi theo.
Công cuộc tìm kiếm nhằm khống chế được các nguyên tố khởi đầu từ nhà bác học Nikola Tesla thời kỳ những năm 1800 kể cả công trình chuyển điện năng từ không gian đã trở thành hiện thực.
Sự thành công ngoài sức tưởng tượng. Chuyện thời tiết được sử dụng làm lợi khí để ban phát hoặc nhắm huỷ diệt nhau.
Tất cả các nguyên tố đã được thay thế?
Năm 1969 Cục Phát minh sáng chế Hoa Kỳ đã cấp bằng sáng chế cho một công trình áp dụng phương pháp kết tủa nhân tạo hơi nước biển phóng lên bầu khí quyên.
Năm 1971 Công ty điện tử Westinghouse được cấp bằng sáng chế nhờ một công trình hệ thống chiếu sáng bề mặt hành tinh.
Những năm đầu thập niên 1970 Uỷ ban phòng vệ lãnh hải Thượng viện chủ toạ phiên điều trần của quân đội, một công trình nghiên cứu làm biến đổi các điều khiển thời tiết đồng thời bộ quốc phòng đặt ra chương trình sử dụng năng lượng hạt nhân tạo ra những đợt sóng thần.
Trước nguy cơ đối đầu huỷ diệt giữa hai siêu cường Nga Mỹ đến đỉnh điểm ngay trong năm 1977, Hiệp ước Liên Hợp Quốc về ngăn cấm mọi biện pháp làm biến đổi thời tiết vì mục đích thù địch đã được hai siêu cường Nga, Mỹ cam kết tôn trọng ký kết.
Hiệp ước không thể ngăn chặn các cuộc thăm dò thời tiết. Năm 1978, Hoa Kỳ thứ nghiệm một công trình gây mưa ở sáu khu vực trong bang Wisconsin. Gió lốc di chuyển một trăm bảy mươi lăm dặm một giờ, thiệt hại ước tính năm mươi triệu đô-la. Nước Nga đồng thời muốn tiến hành các cuộc thử nghiệm riêng của họ.
Năm 1992, Wall Street Journal loan tin một công ty Nga - Công nghệ tình báo Elat bán ra thị trường các thiết bị thăm dò thời tiết tiện lợi trong nhiều lĩnh vực với khẩu hiệu "Thăm dò thời tiết theo đơn đặt hàng" được nhiều nước đặt mua.
Hai nước tiến hành cuộc thăm dò đã làm biến đổi các tiêu chuẩn thời tiết. Những năm đầu thập niên 1980, hiện tượng thời tiết thay đổi bất thường đã được ghi nhận.
- Vùng áp suất cao tập trung ngoài khơi California 800 dặm xuất hiện từ hai tháng nay ngăn chặn luồng khí ẩm từ Thái Bình Dương? Báo Times tháng giêng 1991.
Mùa áp suất không khí cao gió chướng cản trở luồng gió bình thường di chuyển từ Tây sang Đông - báo New York Times, số ngày 29 tháng Bảy, 1993.
Thảm hoạ do thời tiết gây ra được kể lại trong tác phẩm nầy đã được ghi nhận trên khắp thế giới. Thời tiết là nguồn sức mạnh vô song. Nắm được quyền điều khiển thời tiết có thể làm đảo lộn kinh tế toàn cầu do những trận mưa bão gió lốc; gây ra hạn hán mất mùa, động đất, cuồng phong sóng thần, đóng cửa sân bay, lũng đoạn hậu phương địch.
Giờ ta có thể ngủ yên giấc như lời một nhà lãnh đạo từng nói: "Mọi người ai cũng nói chuyện thời tiết) không thấy ai làm nên trò".
Và sự thật đã rõ.
 
HẾT

Xem Tiếp: ----

Truyện Mở đầu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 !!!8620_47.htm!!! Đã xem 726943 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả : Trạch Thiên
Chương 46

--!!tach_noi_dung!!--
Kelly và Diane vừa mặc đồ xong nghe bà Grace Seidel bước tới gõ cửa:
- Bữa ăn sáng đã làm xong mời hai cô.
- Vô đây - Kelly lên tiếng.
Diane nói:
- Để coi cái trò của mình có thành công? Bà Grace đã mua báo chưa?
Hai người bước ra ngoài đi tới phòng chơi games.
Một nhóm người xúm lại bên chiếc máy vô tuyến. Kelly và Diane vừa đi ngang qua vô phòng ăn tai nghe xướng ngôn viên trên đài đọc…
"Và theo như tin tức loan báo, không còn ai sống sót Tanner Kingsley và Thượng nghị sĩ Pauline Van Luven là hành khách đi trên máy bay cùng với một phi công chính, một phi công phụ và một tiếp viên hàng không.
Hai người cảm thấy lạnh mình, đứng nhìn nhau, cùng bước tới bên chiếc TV. Trên màn hình chiếu cảnh mặt tiền cơ sở KIG. Tập đoàn Quốc tế Kingsley được thành lập làm một cơ sở nghiên cứu khoa học lớn nhất toàn cầu, văn phòng đặt ở ba mươi nước. Phòng khí tượng báo cáo một trận bão và sấm sét bất ngờ ở vùng Nam Thái Bình Dương lúc máy bay riêng của Kingsley bay ngang qua. Nạn nhân Pauline Van Luven nguyên là Chủ tịch Uỷ ban Môi trường Thượng Viện.
Diane và Kelly lắng nghe hoan hỉ.
Và sau đây là một bản tin ngắn, bí ẩn đang được cơ quan cảnh sát điều tra. Một số nhà báo được mời tới tham dự buổi dự tiệc để được nhìn thấy chiếc máy Prima, điều khiển thời tiết do cơ sở KIG sáng chế, nhưng mới tối qua một vụ nổ tại cơ sở KIG phá huỷ chiếc máy Prima, Độỉ cứu hoả phát hiện xác chết Andrew Kingsley lẫn trong đống đổ nát, ông là nạn nhân duy nhất trong vụ nầy.
°°°
Diane nói:
- Tanner Kingsley đã chết.
- Cậu nhắc lại. Nói chậm.
- Tanner Kingsley đã chết - Kelly thở hắt ra một hơi nhẹ cả người. Nàng nhếch mép cười.
- Diane. Sau vụ nầy cuộc sống sẽ chán ngắt.
- Thì vậy, Diane đáp - Cậu thấy sao nếu tối nay ta nghỉ lại tại Waldorf - Astoria Towers một đêm hở?
Kelly cười theo:
- Sao cũng được.
Hai người nói lời chào tạm biệt bà Grace Seidel, nàng ôm lấy Kelly nói:
- Hẹn gặp lại.
°°°
Bên trong căn phòng ở khách sạn Waldorf Astoria Towers, người phục vụ lo dọn bàn ra. Gã quay qua Diane.
- Có phải bà đặt bàn bốn người?
Phải rồi.
Kelly lặng lẽ nhìn qua.
Diane hiểu ngay nàng đang nghĩ gì trong đầu.
Vừa ngồi vô bàn, Diane nói:
- Kelly, tôi hiếu chuyện nầy không thể do một mình ta làm nên. Ta cần có sự giúp sức. Nàng nâng ly sâm banh nói qua chiếc ghế để trống:
- Cám ơn, Richard, em yêu anh.
Diane vừa nâng ly chạm môi, Kelly ngăn lại:
- Khoan đã.
Diane quay lại.
Kelly nâng ly sâm banh nhìn chiếc ghế trống gần bên:
- Mark, em yêu anh nhiều lắm, cám ơn anh.
Hai người cùng nâng ly.
Kelly cười nói:
- Tuyệt lắm. À, ta tính chuyện sắp tới chứ?
- Tôi còn phải tới trụ sở FBI ở Washington để báo cáo chuyện nầy.
Kelly chỉnh lại ngay:
- Chúng ta cùng đi Washington, để báo cáo chuyện của chúng ta.
Diane cười:
- Được, nàng ngẫm nghĩ - Bọn mình đã làm được một việc tài tình. Chồng mình chắc là phải tự hào.
- Ờ, - Kelly nói. - Ta đã hoàn thành nhiệm vụ. Ta nhìn lại mấy việc vừa qua. Cậu hiểu bọn mình còn phải làm gì nữa chứ?
- Sao?
- Phải thành lập một hãng thám tử.
Diane cười:
- Cậu đùa đấy chứ?
Kelly nhìn qua cười rất lâu.
- Không dám đùa đâu
Sau bữa cơm, hai người ngồi coi vô tuyến kênh nào cũng đưa tin vụ tai nạn Tanner Kingsley. Vừa ngồi coi Kelly chợt nói.
- Cậu biết mà, nếu con rắn bị chặt đầu thì khúc dưới cùng chết luôn.
- Nghĩa là sao?
Ta phải tìm cho ra, Kelly bước tới bàn điện thoại.
- Cho tôi gọi đi Paris. Nàng xin tổng đài khách sạn.
Năm phút sau tiếng Nicole Paradis trong máy:
- Kelly! Kelly! Kelly! Thật vui khi nghe bà gọi.
Kelly cảm thấy chán. Nàng hiểu sắp phải được nghe gì đây. Bọn chúng đã giết chết cả nhà Cendre và con Angel.
- Tôi không liên lạc với bà được. Bà đã nghe tin gì chưa?
- Mọi người biết cả rồi Jérôme Malo và Alphonse Girouard đã dọn đi nơi khác.
Kelly lo sợ phải thắc mắc thêm nữa.
- Còn nhà Cendre và con Angel thì sao?
Nhà Philippe thì không sao, tôi còn giữ con Angel đây. Bọn xấu định tóm lấy nó làm dữ với bà nếu bà không chịu về theo bọn chúng.
Kelly nghe được thì mừng lắm:
- Chao ôi, được rồi!
- Bà nghĩ tôi phải tính sao?
- Bà gởi nó theo chuyến bay của hãng Air France qua New York, cho biết ngày giờ đến, tôi:p>
Kelly nói ngay.
- Thôi đừng nhắc nữa.
- Tôi buồn lắm. Cậu thấy có tức không? Chúng ta thân với nhau. Ta đã biết hết mọi chuyện, tất cả không còn ai nữa. Ta nên nghĩ ngay cơ sở KIG. Bọn chúng muốn đưa ta vô nhà thương điên.
Kelly gật:
- Cậu nghĩ có lý. Ta không còn gặp được ai thân thiết nữa.
Diane nghĩ ngợi một lát, nàng buột miệng thủng thỉnh nói:
- Tôi biết còn một nơi nầy.
°°°
Vince Carballo tung người lục soát khắp nơi, khách sạn, nhà trọ, phòng trọ rẻ tiền. Một tên trong bọn bước vô khách sạn Esplanade đưa ảnh Diane và Kelly ra cho nhân viên tiếp tân coi.
- Ông nhìn thấy hai người nầy vô đây? Nếu ai tìm ra sẽ được thưởng năm trăm ngàn đô-la.
Nhân viên tiếp tân lắc đầu:
- Nếu tôi mà thấy họ vô đây thì…
Một tên đồng bọn bước vô khách sạn Westchester đưa ảnh Diane và Kelly ra.
- Năm trăm ngàn đô-la? Giá mà tôi được thưởng… - Một nhân viên tiếp tân khách sạn Crowne Plaza nói.
- Nếu mà tôi biết được thì báo cáo ông ngay.
Tại nhà trọ Grace Seidel, đích thân Vince Carballo bước tới gõ cửa.
- Chào ông.
- Chào bà. Tôi là Vince Carballo. Hắn đưa hình chụp hai người kia ra - Bà biết hai người nầy không? Nếu ai biết sẽ được thường năm trăm ngàn đô-la.
Grace Seidel mừng rỡ kêu lên:
- Kelly!
°°°
Bên trong văn phòng Tanner, thư ký Kathy Ordonez tất bật lui tới. Mỗi ngày nhận fax không kịp hồi âm, hộp thư inbox đầy ứ. Bà ôm trên tay một xấp giấy tờ đi qua phòng Tanner. Ngồi trên ghế sofa là Pauline đang nói chuyện với Tanner.
Nhác thấy thư ký bước vô ông ngước nhìn:
- Cái gì đấy?
Bà mỉm cười:
- Tin vui. Ông sẽ được đón tiếp khách quý đến dự buổi dạ tiệc.
Ông nhíu mày:
- Bà nói sao?
Bà đưa ra xấp giấy tờ:
- Tất cả đã nhận lời. Họ sẽ tới đây!
Tanner đứng lên.
- Tới đây là đâu? Cho tôi coi thử.
Kathy giao cho ông xấp giấy tờ, bà bước lui ra.
Tanner vừa đọc lên một bản e-mail: "Chúng tôi rất hân hạnh được đến dự bữa cơm tối tại cơ sở KIG ngày thứ sáu để được nhìn thấy cỗ máy Prima, thiết bị thăm dò thời tiết. Ban biên tập báo Times".
Mặt mày ông tái nhợt. Ông đọc tiếp qua bản e- mail thứ hai
"Cám ơn lời mời cửa quý ngài đến tham quan cỗ máy Prima, thiết bị thăm dò thời tiết tại cơ sở KIG. Rất mong được đón tiếp. Ký tên chủ nhiệm báo Newsweek".
Ông đọc lướt qua hết.
CBS, NBC, CNN, The Wall Street journal, the Chicngo Tribune, The London Times, tất cả các nơi trông chờ chứng kiến tận mắt cỗ máy Prima.
Pauline lặng lẽ ngồi nhìn.
Tanner cáu tiết nói không thành tiếng;
- Thế nầy là cái quái gì? - ông bỏ lửng.
Tại hai con quỷ cái nầy mà ra!
°°°
Bên trong quán cà phê Internet Irma, Diane bận bịu với chiếc máy tính. Nàng ngước nhìn Kelly - ta có bỏ sót ai không?
Kelly đáp:
- Còn Elle, Cosmopolitan, Vanity Fair, Mademoiselle, Reader's Digest…
Diane bật cười:
- Vậy chỉ có bấy nhiêu. Lão Kingsley còn có được nhiều nguồn cung cấp thông tin hơn vậy nữa. Lão sẽ làm tiệc khoản đãi tưng bừng.
°°°
Vince Carballo mừng rỡ nhìn theo Grace Seidel.
- Bà biết Kelly?
- À, có. - Bà Grace nói - Cô nàng người mẫu số một thế giới.
Vince Carballo khoái chí:
- Cô nàng đang ở đâu?
Grace kinh ngạc nhìn gã:
- Tôi không biết, tôi chưa nhìn thấy mặt lần nào.
Hắn tức giận mặt đỏ bừng:
- Bà nói biết cô ta là ai?
- Tôi muốn nói là… chuyện đó ai cũng biết. Cô nàng nổi tiếng, mà có đẹp lắm không?
- Bà không biết ở đâu thật sao?
Grace nghĩ ngợi.
- Có. Tôi có thể kể ra đây, nhưng mà nếu đúng là cô nàng thì quả lạ thật.
- Đang ở đâu?
- Tôi thấy sáng nay một người giống y hệt cô nàng đón xe buýt nhưng mà một người mẫu nổi tiếng thì phải ngồi xe ô tô sang trọng, phải không. Nhìn thấy đi cùng với một cô nàng nữa.
- Bà nhớ xe buýt chạy tuyến nào?
- Xe buýt đi Vermont. Ông dám chắc có phải thật là cô nàng?
- Không, cám ơn bà.
Vince Carballo vội vã bỏ đi.
°°°
Tanner quăng mớ giấy tờ và bản fax xuống quay qua Pauline.
- Em biết bọn quỷ cái nầy tính chuyện gì đây? Ta không muốn cho ai nhìn thấy dàn máy Prima ông ngẫm nghĩ một hồi.
- Ta đoán chừng máy Prima sẽ gặp sự cố bữa đó, nó sẽ nổ tung.
Pauline nhìn ông một lúc, nàng mỉm cười;
- Còn máy Prima II.
Tanner gật.
- Phải vậy. Ta đi vòng quanh thế giới chơi và nếu thích ta sẽ tới Tamoa nhấn nút cho máy Prima II chạy.
Kathy Ordonez nói trên máy nội bộ, lăng xăng dữ lắm, bà gọi văn phòng Tanner:
- Báo cáo ông Kingsley, điện thoại reo liên tục, báo New York Times, The Washington Post, ông Harry King chờ máy.
- Báo lại tôi bận họp! - Tanner nhìn qua Pauline – Ta đi khỏi đây ngay, ông vỗ vai Andrew - Andrew, anh phải đi thôi.
- Ờ đi, Tanner.
Ba người cùng đi ra ngoài toà nhà xây màu gạch son.
- Tôi muốn dặn lại anh một việc hệ trọng, Andrew.
- Cậu cứ nói! Andrew trả lời.
Tanner bỏ đi khỏi toà nhà màu gạch son, bước vô bên trong nơi bày chiếc máy Prima. Tanner quay qua Andrew:
- Tôi nhờ anh một việc nầy. Tôi và Pauline có việc phải đi ngay, đúng sáu giờ chiều anh nhớ tắt máy. Đơn giản thôi gã giơ tay chỉ - Anh nhớ cái nút đỏ nầy chưa?
Andrew gật:
- Nhìn thấy rồi.
- Đúng sáu giờ chiều anh nhấn nút ba lần. Ba lần. Nhớ rõ chưa?
Andrew lập lại.
- Nhớ rõ, Tanner. Sáu giờ nhấn nút ba lần.
- Đúng. Hẹn gặp lại.
Tanner và Pauline toan cất bước đi.
Andrew đứng nhìn theo:
- Cậu không rủ tôi đi theo với?
- Không. Anh ở đây. Nhớ đúng sáu giờ, nhấn nút ba lần.
- Nhớ rõ rồi.
Vừa bước ra bên ngoài, Pauline hỏi:
- Nhỡ anh ấy quên thì sao?
Tanner cười:
- Chẳng sao. Đúng sáu giờ ta sẽ cho nhấn nút tự động nổ tung. Ta muốn chắc ăn là anh ấy phải có mặt đúng thời điểm đó.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy : MoHaNoi - NguyenHoc
Nguồn: MoHaNoi. Nhà xuất bản VĂN HỌC, 2006
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 6 tháng 12 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--