Sự ra đời của mặt trận 479

Từ khi có những diễn biến phức tạp trên biên giới Tây Nam, rồi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thực sự đã xảy ra. Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ Quốc phòng nước ta đã quan tâm một cách sâu sắc đến những biến cố xảy ra trên hai đầu đất nước.
Để tập trung lãnh đạo các lực lượng vũ trang và nhân dân ở các tỉnh phía Nam. Ngay từ những ngày đầu cuộc tổng tiến công vào Campuchia mùa Xuân năm 1979, Bộ Chính trị và Thường vụ Đảng uỷ quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng nước ta đã tổ chức ra Sở chỉ huy tiền phương, nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của đất nước trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia.
Sở chỉ huy tiền phương Bộ Quốc phòng đặt tại sân bay Tân Sơn Nhất. Sau khi Campuchia được giải phóng, Bộ tư lệnh tiền phương chuyển sang Thành phố Phnôm Pênh và gọi là Bộ tư lệnh Mặt trận 719 (hoặc Bộ tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia) do Thượng tướng Lê Đức Anh đứng đầu.
Cuộc tổng tiến công như vũ bão của quân ta đã đập tan chế độ diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary, đất nước Campuchia được giải phóng; nhưng kẻ thù vẫn còn đó. Đội quân đông đảo của chúng tan rã ra thành từng mảng và đang được tập hợp lại dưới sự hà hơi tiếp sức và điều khiển của các thế lực bên ngoài, hòng khôi phục lại chính quyền, để giành lai tất cả những gì đã mất. Bên cạnh đó, chính quyền và lực lượng vũ trang Cách mạng Campuchia vừa mới hình thành, chưa đủ sức để quản lý đất nước, nhân dân đang bị kìm kẹp, tứ tán khắp nơi.
Phải xây dựng lại đất nước Campuchia từ đầu, từ con số 0. Đó là trách nhiệm đặt ra hết sức nặng nề đối với quân tình nguyện Việt Nam ta trên đất nước này.
Đứng trước tình hình đó, để bảo vệ thành quả Campuchia Campuchia vừa mới giành được, theo yêu cầu của Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục ở lại để giúp nhân dân Campuchia xây dựng lại đất nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
-Giúp Bạn đưa dân về quê, cứu đau, cứu đói, phục hồi sản xuất.
-Cùng với Bạn xây dựng chính quyền và lực lượng vũ trang từ Trung ương đến địa phương.
-Cùng với Bạn tiếp tục chiến đấu để loại bỏ nguy cơ phục hồi chế độ diệt chủng phản động của kẻ địch.
Một loạt chủ trương, biện pháp đã được ta và Bạn đặt ra, bao gồm: Hiệp định liên minh chiến đấu Việt Nam-Campuchia được ký kết; các Bộ tư lệnh Mặt trận, các đoàn chuyên gia quân sự và dân sự lần lượt được tổ chức trên chiến trường; các đơn vị lực lượng vũ trang Cách mạng Campuchia được thành lập và nhiều công việc khác nữa.
Ngày 14-4-1979, Bộ tư lệnh Mặt trận 479 được thành lập. Tư lệnh đầu tiên của Mặt trận 479 là thiếu tướng Bùi Thanh Vân và Chính uỷ-đại tá Lê Thanh. Tiếp đến là Bộ tư lệnh các Mặt trận 579, 779, 979 được thành lập. Các đoàn chuyên gia quân sự địa phương như đoàn 7701 (Công Pông Thơm), đoàn 7702 (Công Pông Chàm), đoàn 7703 (xXvây-riêng), 7705 (Xiêm Riệp), đoàn 7706 (Prây Veng). Tại tỉnh Bát Tam Băng đoàn chuyên gia quân sự 7704 cũng đã được thành lập, do đại tá Đỗ Huy Trường làm Đoàn trưởng. Khi đồng chí Đỗ Huy Trường về Cục nghiên cứu nhận công tác khác, thì đại tá Phạm Thành Hưng về thay cà đại tá Nguyễn Ngọc Doanh làm Đoàn phó chính trị đoàn chuyên gia.
Quán triệt quan điểm “giúp bạn là tự giúp minh”, toàn thể cán bộ chiến sĩ Mặt trận 479 nói riêng và quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Campuchia nói chung đã làm hết sức mình với một tình cảm chân thành, một động cơ trong sáng.
Trong cuộc tổng tiến công vừa qua, chúng ta đã gặp rất nhiều những người dân Campuchia yêu nước và chúng ta đã tiếp nhận họ vào đội ngũ. Nhiều người đã giúp đỡ bộ đội Việt Nam trong công tác vận động quần chúng, đưa dân trở lại phum-sóc, giúp ta tuyên truyền chính sách của mặt trận và giúp ta truy đánh, truy quét địch lẩn trốn. Nhiều người, sau này, đã trở thành những cán bộ cao cấp của Đảng nhân dân Campuchia, của Chính phủ và quân đội Cách mạng Campuchia.
Tôi còn nhớ: Năm 1979, trong lúc truy đánh, truy quét địch, chúng tôi đã gặp đồng chí Côi-Bun-Tha, một thanh niên mới lớn, một nạn nhân của chế độ diệt chủng ppo. Đồng chí nhất mực đi theo bộ đội Việt Nam, cùng sống và chiến đấu. Đồng chí đã học tập được rất nhiều ở bộ đội Việt Nam. Dần dần, sau những năm 1980, đồng chí đã trở thành sư đoàn trưởng của sư đoàn bộ binh 196, sát cánh cùng sư đoàn bộ binh 309 chúng tôi-đảm nhiệm trên một địa bàn trọng yếu ở phía Tây tỉnh Bát Tam Băng. Rồi sau đó, đồng chí trở thành chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và đã trở thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Hoặc đồng chí Sai-Xa-Mon, trưởng ban cán sự tỉnh, chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bát Tam Băng; hay đồng chí Keo-Kim-Giang, phó chỉ huy trưởng-tham mưu trưởng tỉnh đội Bát Tam Băng (nay là Đại tướng Tổng tư lệnh các lực lượng Hoàng gia Campuchia) và nhiều đồng chí khác nữa.
Tình hình trên chiến trường Campuchia trong những năm đầu thập niên 80 còn hết sức phức tạp. Trong cuộc tổng tiến công vào Campuchia mùa Xuân năm 1979, địch đã đề ra ba mục tiêu chiến lược là “Rút lui chiến lược: 1979-1980,” “Cầm cự chiến lược 1981-1983” và và “Phản công chiến lược: sau năm 1983”.
Trước sức mạnh tiến công của quân ta, ngay từ năm 1979, để bảo toàn lực lượng, địch đã chủ trương chiến lược là “rút lui”. Tư tưởng này đã thành phương châm từ chiến lược đến chiến dịch và chiến thuật cũng như thủ đoạn chiến đấu của binh lính trên chiến trường-“Địch tiến, ta lùi”. Do đó khi chúng ta tiến công hàng loạt căn cứ, thị trấn và thành phố trên các Quân khu Đông Bắc, Đông và Đông Nam của địch, lực lượng của chúng b!!!9621_8.htm!!! Đã xem 78605 lần.

Sưu tầm: Hector
Nguồn: ttvnol.com
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 24 tháng 7 năm 2007