Vấn đề xây dựng lực lượng ta ở chiến trường

Trong 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, từ các Quân khu, các Mặt trận cho đến cá đơn vị rất quan tâm đến vấn đề xây dựng lực lượng ngay trên chiến trường. Các cấp uỷ Đản, cơ quan chính trị các cấp, thông qua việc tổ chức, thực hiện cuộc vận động “Phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân”, đã đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; quán triệt sâu sắc quan điểm “giúp Bạn là giúp mình”, lấy kết quả cụ thể trong chiến đấu, công tác làm thước đo sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ các cấp; luôn luôn bám sát đơn vị, bám sát nhiệm vụ để động viên tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, yên tâm chiến đấu và công tác trên một chiến trường cách xa hậu phương. Đã xuất hiện ngày càng nhiều những gương chiến đấu dũng cảm, lòng tận tuỵ công việc của những cá nhân và tập thể ở những vùng sâu, vùng xa trên đất Bạn, trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, phức tạp. Đồng chí Phan Đức Đối, kiên quyết tiến công địch để cõng thương binh và mang vũ khí về cho đơn vị, đồng thời dẫn đồng đội vào trận địa để đưa những đồng chí đã hy sinh về phía sau an táng. Tiểu đội trưởng trinh sát Nguyễn Văn Thanh, một mình gỡ được hàng hục quả mìn trong vòng một đêm để mở đường cho đơn vị vào chiến đấu. Tiểu đoàn trưởng Hoàng Văn Khạ, phó tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Hoá, gương mẫu trong công tác, tận tuỵ với công việc chỉ huy tiểu đoàn 25 công binh gỡ được hàng trăm quả mìn, làm được hàng chục km đường cơ độg trên một địa hình gai góc nhất của vùng rừng núi phía Tây tỉnh Bát Tam Băng. Và còn rất nhiều, rất nhiều những tấm gương tập thể, cá nhân khác.
Ngay trên chiến trường, sư đoàn bộ binh 309 đã kết nạp được 3.449 đồng chí đảng viên, 12.416 đoàn viên thanh niên-trong đó có 744 đồng chí được cử đi học các lớp đào tạo sĩ quan. Tổ chức đoàn của sư đoàn được Trung ương Đoàn tặng 24 cờ thưởng “Tuổi trẻ Anh hùng bảo vệ Tổ quốc”, 5 cờ thi đua khá nhất, 1 cờ thưởng xuất sắc do việc thực hiện nhiệm vụ quốc tế từ năm 1981-1986.
Trong chiến đấu gian khổ và không kém phần quyết liệt, đã có hàng ngàn chiến sĩ ngã xuống, hàng ngàn thương binh, bệnh binh; song tất cả số còn lại trên chiến trường vẫn không hề dao động, vẫn bám chiến trường, bám dân, tận tuỵ với nhiệm vụ được giao. Đó là kết quả thực tế của công tác Đảng, công tác chính trị mà chúng ta đã tiến hành trong những năm làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia.
Không những công tác chính trị đã làm nên sức mạnh về tinh thần, ý chí chiến đấu mà tất cả các cấp cũng rất quan tâm đến công tác huấn luyện quân sự, bồi dưỡng, nâng cao khả năng và trình độ chiến đấu cho bộ đội. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở.
Ngay trên chiến trường, từ năm 1980 trở đi, sư đoàn bộ binh 309 đã thành lập tiểu đoàn 30 huấn luyện. Tiểu đoàn này chuyên đào tạo ra các khẩu đội trưởng-tiểu đội trưởng trợ chiến, bảo đảm tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho cán bộ cơ sở. Có thể nói tiểu đoàn 30 của sư đoàn bộ binh 309, đã làm được rất nhiều việc trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở trong sư đoàn. Mỗi năm cung cấp cho sư đoàn hàng trăm tiểu đội trưởng bộ binh, khẩu đội trưởng trợ chiến và nhân viên chuyên môn, đáp ứng được một phần cho nhiệm vụ chiến đấu.
Bộ tư lệnh Mặt trận cũng đã tổ chức trường đào tạo cán bộ cấp phân đội, cán bộ chuyên môn hậu cần-kỹ thuật ngay tại thị xã Xiêm Riệp, giải quyết được cơ bản tình hình thiếu cán bộ cho các đơn vị trên chiến trường.
Không những hệ thống nhà trường đã được tổ chức trên chiến trường để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở, mà ngay tại các đơn vị bộ binh, binh chủng và chuyên môn cũng thường xuyên duy trì công tác huấn luyện chiến đấu cho bộ đội. Lấy kế hoạch chiến đấu tại chỗ, hoặc kế hoạch chiến đấu tiến công các mục tiêu trong chiến dịch để huấn luyện bộ đội sát với đối tượng tác chiến, sát với chiến trường mà đơn vị đảm nhiệm. Một trong những đơn vị duy trì được thường xuyên nề nếp đó là trung đoàn bộ binh 31. Mỗi khi trung đoàn, tiểu đoàn cơ động đến địa điểm mới, bộ đội triển khai làm công sự, xây dựng lán trại thì người trung đoàn trưởng, tham mưu trưởng cùng các tiểu đoàn trưởng đi nghiên cứu thực địa, xác định phương án và hiệp đồng chiến đấu tại chỗ, sau đó, tổ chức cho bộ đội luyện tập ngay. Những điểm tựa, xây dựng khu vực phòng thủ thì công binh đã nghiên cứu tình hình trên chiến trường để thiết bị các loại công sự chiến đấu, hầm ẩn nấp, đưa ra lấy ý kiến đóng góp trong các hội nghị tập huấn ở Mặt trận và ở sư đoàn rồi đem ra áp dụng cho các đơn vị trên tuyến biên giới và trong nội địa. Những công việc đó đã trở thành thói quen đối với đội ngũ cán bộ của sư đoàn bộ binh 309. Và, trong công tác xây dựng lực lượng vũ trang giúp Bạn, sư đoàn cũng làm như vậy. Tại thị xã Bát Tam Băng, đoàn chuyên gia quân sự cũng đã giúp Bạn tổ chức và xây dựng được một trường đào tạo cán bộ, do đại uý Nguyễn Đức Thịnh và một số đồng chí khác trực tiếp giúp Bạn huấn luyện.
Tiếp tục các hoạt động hỗ trợ xây dựng và phát triển thực lực cách mạng Campuchia
Năm 1982, khi mùa mưa đến, chiến dịch C81 kết thúc thắng lợi, toàn bộ đội hình của sư đoàn bộ binh 309 lui về tuyến trung gia như đã nói ở trên.
Tình hình trên chiến trường lúc này, địch có cơ hội từ bên kia biên giới Thái Lan quay về khôi phục lại các căn cứ trên tuyến biên giới. Đó là điều hiển nhiên, không thể nào khác được! Bời vì, muốn tiếp tục cuộc chiến du kích với ta thì phải có đất để xây dựng căn cứ, chẳng lẽ cứ ở mãi bên đất Thái Lan-một đất nước có chủ quyền hẳn hoi. Trong một tình thế nào đó, dù muốn h mặt ở những nơi khó khăn nhất. Tất cả các mùa khô khi bộ đội chiến đấu trên tuyến biên giới, thì các đồng chí cùng với các lực lượng phục vụ cũng luôn luôn có mặt trên các tuyến đuờng vừa cung cấp cho các đơn vị về cơ sở vật chất, kỹ thuật trong các chiến dịch mùa khô; vừa bảo đảm đủ lượng dự trữ cho mùa mưa đến.
Phải nhìn nhận rằng trong thắng lợi chung trên chiến trường có sự đóng góp to lớn của cán bộ, chiến sĩ ngành hậu cần-kỹ thuật sư đoàn. Tôi không nêu cụ thể lên đây hàng năm ngành hậu cần-kỹ thuật phải bảo đảm cho trên 10 ngàn người chiến đấu bao nhiêu tấn lương thực, thực phẩm, đạn dược, xăng dầu, quân trang, quân dụng… mà chúng ta hãy hình dung mọi nhu cầu cần thiết cho cả một sư đoàn có thờikỳ gồm 5 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, các tiểu đoàn pháo phòng không, tiểu đoàn tăng-thiết giáp, hoá học, công binh, thông tin, trinh sát và các phân đội trực thuộc… có đầy đủ các vật chất kỹ thuật chiến đấu trong suốt 10 năm trên một chiến trường xa hậu phương hàng ngàn km, thì sẽ thấy được một khối lượng vận chuyển không nhỏ.
Với sự nỗ lực của ngành hậu cần-kỹ thuật đã bảo đảm cho toàn sư đoàn thường xuyên có đủ một cơ số các loại trang bị cho bộ đội, hai cơ số để tại các cụm kho phía trước, ba cơ số dự trữ tại kho sư đoàn. Việc bảo vệ hệ thống kho tàng ở chiến trường cũng là vấn đề được các cơ quan hậu cần-kỹ thuật sư đoàn và các đơn vị rất quan tâm. Đó là việc chống ẩm ướt trong mùa mưa, chống cháy nổ trong mùa khô và chống địch phá hoại thường xuyên.
Mọi công tác bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển cũng đã được các cấp từ cơ quan Mặt trận đến các đơn vị quan tâm. Ấy thế mà có lúc cũng đã xảy ra những trường hợp đáng tiếc. Ngoài một số vụ do bất cẩn trong công tác bốc dỡ, vận chuyển còn để xảy ra những trường hợp làm nổ tung một xe chở đạn, chở mìn và cháy nổ ở một số đơn vị thuộc Mặt trận. Mùa khô năm 1982, trên một chuyến xe chờ đạn hoả lực của sư đoàn bộ binh 309 từ phía sau lên Nam-sấp để trang bị cho trung đoàn bộ binh 96, có nhiều đồng chí từ phía sau ra phía trước, ngại đi bộ, đã bám lên xe chở đạn. Khi xe đến chân cao điểm 309-Nam-sấp, do đường xấu, xe bị sóc đã kích nổ hoàn toàn một xe chở đạn. Thật là đau xót… Tất cả số anh em ngồi trên xe đều bị tử nạn. Một sự hy sinh mất mát không đáng có. Đó là những bài học xương máu rất thấm thía, khi không thực hiện đúng những điều lệnh, quy chế trên chiến trường.