Oxford thương yêu

 Fernando vẫn thường gửi sách về nhà cho Kim và nghiêm khắc bảo cô ráng đọc hết, anh đã bỏ công chọn rất kỹ về những kiến thức cần thiết mà cô cần trau dồi. Kim hay tỏ vẻ trách Fernando quá lý trí, lẽ ra “chồng chưa cưới” nên tặng cô nữ trang hay đồ lót thì hợp lý hơn. “Em tưởng em giỏi rồi sao?- Fernando luôn nhắc đi nhắc lại- Phải luôn đọc sách để cập nhật kiến thức. Em đọc xong cuốn sách nào phải tóm tắt lại còn hai mươi trang rồi gửi email báo cáo cho anh!”. Bao nhiêu thời gian rỗi Kim phải cắm cúi toàn đọc sách để “trả bài” cho Fernando theo một thời gian nhất định anh đề ra. Cô trêu anh bày ra cái trò này để làm cô không còn thời giờ “ăn chơi” nữa. tuy không còn sợ Fernando đến mức run rẩy như hổi mới qua Oxford học, Kim vẫn cố tôn trọng những “luật lệ” anh đề ra, cô nghĩ anh cũng chỉ muốn tốt cho sự nghiệp của mình. Và Kim biết, Fernando luôn có một cái “uy” nào đó khiến cô không thể không nghe theo. Kim cố tự động viên mình vượt tiếp những ngày tháng ở Oxford chờ Fernando quay lại. Dần dần cô thấy công việc ở văn phòng giáo sư Portlock đã trở nên quen thuộc và rồi với kinh nghiệm có được, tất cả sẽ trở nên nhàm chán. David Wilson đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ. Anh thôi không làm trợ lý chính cho giáo sư Portlock nữa. Một anh chàng cao ráo, trông thân thiện đến từ Bỉ thế chỗ David. Kim vừa buồn vì xa anh vừa thấy thoải mái không phải đối diện “người đến sau” mỗi ngày. Hôm David tạm biệt Kim để lên Luân Đôn làm quản lý cho một tổ chức tài chính quốc tế, anh chân thành chúc cô sớm quay về Việt Nam để có điều kiện làm việc trong doanh nghiệp “Dĩ nhiên là điều đó không làm ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của em- David lúng túng- Anh luôn mong em được hạnh phúc”. Kim cũng nhìn vào mắt David, cầu chúc anh luôn giữ được nụ cười trên môi và sẽ gặp được một nửa của mình. Cô để tay mình thật lâu trong đôi bàn tay mềm mại và ấm nóng của anh.
So với thời học Cao học với những áp lực nặng nề về điểm số và khối lượng kiến thức nhận được dồn dập, thời gian này Kim thấy công việc rất nhẹ nhàng, không một chút thử thách. Cô biết một người nước ngoài như mình dù tốt nghiệp Cao học ở Oxford cũng không dễ dàng xin được một việc quan trọng trong doanh nghiệp lớn bên đây. Cô sẽ không đủ kinh nghiệm đê được làm manager, còn làm nhân viên thường chẳng ai dại mướn Thạc sĩ. Fernando đôi khi dò hỏi: “Em có muốn sang Mỹ học một khoá ngắn hạn nào đó để thay đổi không khí và ở gần anh không?”. Ngại cái ồn ào của New York, Kim từ chối: “Em quyến luyến Oxford quá, ở đây yên tĩnh và cổ kính quen rồi. Tuy công việc có nhàm chán nhưng em được lãnh lương. Qua Mỹ, em ở không cho anh nuôi sao? Vả lại ở Oxford em có nhiều kỷ niệm vơi anh hơn!”. Fernando không thích năn nỉ nhưng anh có vẻ dỗi: “Em thích sống ở nơi có nhiều kỷ niệm với anh hơn là sống chung với anh hả? Chắc em muốn nói kỷ niệm với David hay Mauricio chứ gì?”
Có lần Kim tình cờ thấy Mauricio ở khu phố cổ. Anh thoáng trộm nhìn cô nhưng rồi lại lơ đi không chào. Kim vui mừng muốn đến trò chuyện nhưng thái độ “gặp nhau làm ngơ” của Mauricio làm cô cụt hứng. Kim biết Mauricio đã hoàn thành khoá học Cao học và xin ở lại Anh đi làm thay vì quay về Chile. Anh lên Luân Đôn rồi thỉnh thoảng thấy xuất hiện ở Oxford. Kim nghe mấy người quen trong khu học xá cho hay hình như hiện nay Mauricio đang yêu một cô châu Á. Kim tự hỏi lẽ nào anh cố tình tìm cho mình một cô da vàng.
Fernando không muốn Kim sang New York thăm mình nữa với lý do: “Em mà qua nhà anh rồi lúc về anh chỉ thấy toàn hình ảnh của em ở khắp nơi, nhớ không chịu nổi!”. Những kỳ nghỉ trong năm anh bay về Oxford với cô, hai người thường cùng nhau đi lang thang trong những con đường cổ kính rồi âu yếm chăm sóc nhau bằng những màn nấu ăn của mình. Kim giờ đã tiến bộ trong chuyện bếp núc đến mức Fernando tưởng mình nằm mơ khi nhớ lại thời cô đầu bù tóc rối đứng chiên khoai tây rồi chấm mút với cả hộp sốt cà trong khu học xá mà cô gọi là “fish and chips”.
Thỉnh thoảng họ tranh thủ về Lisbon thăm gia đình Fernando. Con mèo Lousiana hình như biết Kim hăm lột da nên đang lúc Fernando nựng nịu mà thấy cô đến, tự động nó nhảy ra khỏi đùi anh bỏ đi. Những lần như vậy, Kim thấy ngượng ngùng, nghĩ mình nhỏ nhen đến mức ghen với con mèo làm nó còn cảm nhận được. Fernando phải vừa an ủi, vừa trêu chọc cô: “Ở nhà này nó chỉ thích mình anh, tại anh là người đem nó về nuôi. Nó bị bỏ rơi trong cái thùng để tên Lousiana ở góc đường. Thôi em đừng ghét nó nữa!”.
Đôi khi nằm trong căn phòng nhỏ treo đầy hình ảnh của Fernando cùng bạn bè ở Lisbon ngày trước, Kim vẫn thường dò hỏi anh về những mối tình cũ. Fernando cười ngất: “Mấy cô đó không ghen vơi em thì thôi! Em là mối tình cuối của anh rồi còn muốn gì nữa?”. Cha Fernando giờ đã chịu nói chuyện với Kim, tuy không liến thoắng như mẹ anh nhưng cũng đủ làm Kim cảm động với những cử chỉ chăm sóc thân thương. Fernando nói ngày trước cha anh cũng nói vừa đủ như anh bây giờ, về sau chắc oải mẹ anh nói nhiều quá nên ông “cấm khẩu” được chừng nào tốt chừng đó. “Em coi chừng mai mốt anh cũng như vậy nếu em làm anh chán nghe em nói!”. Kim có vẻ sợ lời đe doạ này của Fernando nên cô không dám đề nghị anh lại về Việt Nam với mình. Thậm chí khi Fernando gần hết thời hạn công tác bên New York và đã bắt đầu hồi hộp bàn đến chuyện đám cưới, anh cũng chỉ nói sẽ tổ chức ở Oxford, nơi hai người yêu nhau và ở Lisbon, nơi sinh sống của gia đình chú rể. Kim do dự mãi cũng không dám mở lời gợi ý với Fernando sẽ làm đám cưới ở Việt Nam, cho đến khi mẹ cô gọi điện sang nhắc nhở: “Chừng nào tụi con về để mẹ còn đặt nhà hàng và lo mời khách khứa?”. Kim mới phát hoảng, e ngại báo cho Fernando biết lúc anh đã dọn nhà ở New York về Oxford chuẩn bị giai đoạn báo cáo kết thúc dự án hợp tác.
- Sao!- Fernando nhìn Kim cười giễu cợt- Mẹ em hết xấu hổ vì con gái yêu lấmặt, ai cũng đi lom khom bằng những bước ngắn nhưng lại có vẻ vội vã như đang chạy.
Ở bến xe bus không ai đứng yên được một giây, cứ phải chạy tại chỗ cho cơ thể vận động liên tục. Kim thấy mấy bà già lụm cụm tám chín chục tuổi tội nghiệp chống gậy dấn từng bước khó nhọc trong làn gió tê tái. Đột nhiên có bà đánh rơi túi đựng cam. Bà già mặc đồ lùm xùm, đi đứng đã khó khăn nên nhìn mấy trái cam lăn lông lốc ra vỉa hè lúng túng không biết xử lý ra sao. Fernando và Kim cúi xuống giúp, lúc Kim đưa vào tay bà túi cam, cô cám cảnh hỏi: “Sao mấy bà ra đường làm chi vào thời tiết này? Cần mua gì thì nhờ hàng xóm giúp cho!”. Mấy bà lão bật cười, họ đồng thanh nói cô bé này đúng dân châu Á mới sang Oxford học. Bên đây không ai giúp ai cái gì, vả lại mấy người già càng cần phải ra đường mỗi ngày. “Chúng tôi mà sợ rét trốn biệt trong nhà thì chân tay cứng đờ cả lại. Đến mùa Xuân trời có ấm hơn nhưng do suốt mấy tháng mùa Đông không vận động, chúng tôi sẽ bị liệt hết. Chúng tôi phải cố gắng, mỗi ngày đều phải cố gắng với những khớp xương đau nhức này. Càng già càng phải chiến đấu với mùa Đông, phải tự cứu mình trước khi trời cứu, cháu ạ!”. Xe bus đến, mấy bà khó nhọc lục tục leo lên. Kim chạy đến đỡ nhưng họ cười đẩy cô ra: “Để chúng tôi tự lực, cô bé!”. Những hành khách khác kiên nhẫn đứng chờ dù ai cũng nóng lòng được sớm chui vào xe bus ấm áp. Kim cũng định bụng leo lên nhưng Fernando giữ tay cô lại “Tôi đã nói là chúng ta đi bộ mà!”
Kim gục đầu cắm cúi bước. Những viên đá lót đường trơn trợt làm cô loạng choạng chợt ngã mấy lần. Fernando không đưa tay ra đỡ, nếu anh có đưa tay hẳn Kim cũng không thèm vịn lấy. Cô xấu hổ thấy mình không bằng mấy bà già mỗi ngày phải chiến đấu với những khớp xương rệu rã trong cái lạnh khắc nghiệt mùa Đông. Càng đi Kim càng thấy ấm hơn, vào đến trung tâm rồi cô cũng không biết Fernando sẽ đưa mình đi đâu. Cô cố gắng kiên nhẫn không chịu hỏi, đến khi thấy hai người cứ đi vòng vòng ngang qua chỗ cũ đến ba lần, cô đứng lại, thở một hơi dài làm khói bốc lên tận đỉnh một ngôi giáo đường: “Fernando, anh giỡn mặt với tôi hả?”. Fernando cả cười: “Mệt rồi sao? Thôi thì vào đây uống trà! Tôi chỉ muốn luyện cho em đi bộ trong mùa Đông thôi”.
Hai người vào một tiệm trà ấm cúng, Kim đuối sức vì “hành trình” hai cây số dưới trời giá rét nên giận dỗi dán mặt vào cửa sổ nhìn ra ngoài để mặc Fernando gọi trà nóng và mấy loại bánh ngọt. Trong tấm kính cửa sổ, cô thấy hình ảnh phản chiếu Fernando đang khoan khoái pha sữa vào trà rồi ung dung ăn hết cái bánh chocolat này sang cái bánh nhân táo khác. Cuối cùng không chịu nổi mùi trà nóng ấm áp pha sữa thơm lừng và hương bánh ngọt ngào ngạt, Kim quay lại nhìn Fernando trách móc: “Không mời tôi ăn hả?”. Fernando tỉnh bơ nhìn dĩa bánh đã hết veo và bình trà cũng kịp cạn, liếm môi thòm thèm nói: “Tưởng em thích nhìn đường phố hơn. Chắc mình gọi thêm bánh, em có cần tôi đút tận miệng không?”. Lần này trà vừa kịp đem lên Kim đã hối hả pha cho mình một cốc đầy rồi đổ sữa vào đục ngầu cả lên. Cô vừa thổi vừa uống, lắng nghe thứ chất lỏng ấm áp đang lan tỏa vào từng tế bào lạnh cóng của mình. Dân Anh có lối uống trà sữa vào mỗi buổi chiều thật đặc trưng chắc cũng do trời rét quá cần nạp nhiều năng lượng. Họ ghiền trà sữa và không bỏ được thói quen uống trà vào mỗi chiều, như dân Việt Nam không bỏ được giấc ngủ trưa dù cuộc sống có trở nên bận rộn bao nhiêu. Sinh viên nước ngoài đến Anh cũng dần bị trà sữa mê hoặc và thấy mỗi buổi chiều lạnh cóng bên ly trà pha sữa ấm sực là thời điểm thật “thiêng liêng” trong ngày.
Kim đang đói bụng nên chộp lấy cái bánh kem chocolat người phục vụ vừa đem đến rồi đưa lên miệng nhai ngấu nghiến, không thèm bỏ ra đĩa lấy muỗng xúc dịu dàng như mọi người xung quanh. Đến lúc thấy Fernando nhìn cô chằm chằm rồi chép miệng than “Đi với em tôi xấu hổ quá!”, Kim mới chợt giật mình. Cô vội vã liếm mép và mút những ngón tay dính đầy chocolat như một con mèo nhỏ lem luốc. Fernando nhăn mặt rút khăn tay ra đưa, Kim từ chối “Tôi có khăn giấy, anh thọt tay vô túi áo tôi lấy ra dùm”, nhưng anh đã cầm tay cô lên lau chăm chú và tiện thể chùi cả miệng vẫn còn sót một miếng bánh to tướng trong đó. Kim nhìn chiếc khăn trắng tinh bị dây bẩn bằng những vệt chocolat, xấu hổ và tức giận: “Hình như lúc nào anh cũng làm tôi trở nên... không ra thể thống gì?”. Fernando lạnh lùng: “Thôi ăn nhanh đi rồi về. Tôi không có thời gian ở đây với em suốt buổi chiều đâu!”. Kim thở hắt ra: “Nếu bận anh đi trước đi, không lẽ tôi không biết đường tự về nhà mình”. Fernando đứng dậy, anh nói mình sẽ trả tiền nên cô cứ ngồi lại ăn thong thả, nhớ lúc về cũng cố gắng đi bộ chứ đừng leo lên bất kỳ chiếc xe bus nào.
Fernando đi rồi Kim mới thấy có một người ngồi kế bên dù “khắc khẩu” nhưng ấm cúng hơn rất nhiều, ngoài trời tuyết lại rơi đợt mới. Cô nuốt tiếp cái bánh còn lại một cách khó nhọc, uống tách trà sữa đã nguội lạnh rồi nặng nề khoác áo, thở dài nghĩ tới đoạn đường quay về trong thời tiết khắc nghiệt. Cô nghĩ mình không việc gì sợ Fernando đến mức phải lê gót dưới tuyết khi xe bus cứ hai phút lại tấp vào, nhưng rồi nhớ đến mấy bà già cố gắng vận động, Kim đành cắm cúi bước đi cho nhanh. Trời càng lúc càng rét, tuyết rời dày hơn, gió thốc mạnh hơn. Kim ghì tấm khăn choàng quấn kín trên đầu, một tay đút sâu vào túi áo khoác, dấn bước khó khăn. Một viên đá lót đường trơn như mỡ làm cô trượt một cú hai chân giơ bổng lên suýt ngã bật ngữa ra sau, đột nhiên có ai đó bất ngờ chụp Kim lại vào phút cuối. Vừa kịp hoàn hồn, Kim giật nẩy mình nhận ra đó là Fernando: “Anh theo dõi tôi hả?”. Anh không trả lời, đều giọng đề nghị: “Có muốn dựa sát vào người tôi không? Như thế sẽ ấm áp hơn, không bị trợt ngã nữa và quãng đường đi sẽ ngắn lại!”