5. Một quãng đường (1)

1.
Một hôm, Như Phong đến nhà tôi.
Bấy giờ là cuối mùa hè năm 1943. Mấy năm trước tôi đã có lần gặp Như Phong, nhưng chúng tôi chưa quen nhau. Tôi chỉ biết trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy tôi đã đọc những truyện ngắn Như Phong từ hồi tôi làm nhà Bata, mua báo Tiểu thuyết thứ bảy bán cân. Truyện có một không khí mới, đem đến những suy nghĩ man mác đẹp cho người đọc. Anh hoạt động phong trào Thanh niên Dân chủ.
Tôi đã có lần gặp anh ở toà báo Thế Giới, phố Phạm Phú Thứ gần chợ Hàng Da. Tôi đến đây vì thích nghe các anh ở toà soạn hay nói chuyện thế giới đại đồng và chủ nghĩa cộng sản.
Hồi ấy, tôi chưa vào nghề văn.
Một bạn ở toà báo đã trỏ Như Phong và Trần Mai Ninh cho tôi trông thấy. Tôi lại nghe đồn Như Phong, trong ngày cưới, không chịu lễ sống các bề trên nhà gái, vì vậy nhà gái không cho đón dâu. Tuy thế, chuyện bản lĩnh con nhà giàu ấy cũng thật xa xôi với tôi. Tôi yêu văn Như Phong và vì tôi biết anh tham gia cuộc đình bút của các nhà văn chống ông chủ xuất bản Tân Dân. Anh đã bị mật thám Pháp bắt, sau khi các tổ chức báo chí công khai của đoàn thể phải đóng cửa. Những diều đó đủ cho tôi thật bồng bột, khi gặp Như Phong.
Như Phong bảo tôi:
- Đoàn thể muốn gặp...
Tôi chỉ nhớ Như Phong cho một cái hẹn, đưa tôi quyển Tuyên ngôn, chương trình và điều lệ Việt Minh, một tờ báo Cứu Quốc. Sách báo bí mật của Tổng bộ Việt Minh hồi ấy in li-tô giấy xanh, gấp cả hai thứ lại chỉ báng bàn tay.
Tôi biết đây là sự tin cậy, mặc dù chúng tôi chưa thật biết nhau. Thời kỳ ấy, thanh niên khao khát lý tưởng, như người đi nắng khát nước, chỉ nghe đồn cũng đã tìm đến bày tỏ nỗi băn khoăn và đánh bạn với nhau. Những người yêu văn những người viết văn cùng một lứa, chỉ đọc một truyện ngắn một bài thơ với những lời xa xôi bằng những chữ Ngày Mai, Trời Hồng, Nhân Loại... viết hoa, thế là chúng tôi đi tìm gặp nhau. Chúng tôi hiểu đấy là người cùng chí hướng.
Đến ngày hẹn, tôi đi tàu điện xuống Quán Thánh, rồi rẽ về Hồ Tây, qua đường Cổ Ngư, lên phố "Lốc cốc No"(1).
Cũng con đường này, những năm trước, tôi đi học trường Yên Phụ.
Tìm đúng số nhà 126, tôi gõ cửa.
Cái cửa gỗ màu gụ, chạm trổ, có quả đấm sứ và rèm vải treo trong. Đấy là một nếp nhà và một căn phòng đẹp. Nhà lát đá hoa, ghế sa lông, lịch treo tường, thoáng và đơn giản, lịch sự.
Mở cửa mời tôi vào là một thanh niên. Anh mặc sơ mi trắng, đeo kính trắng và tự giới thiệu tên là Uy. Chỉ một cái bắt tay chặt và cách nhìn nhau, nói thế, cũng như với Như Phong hôm trước, chúng tôi nghiễm nhiên coi như đã biết và ngầm hiểu chúng tôi gặp nhau để làm gì.
Trường tiểu học Yên Phụ ngày trước ở gần đây. Tôi ăn cơm đầu ghế buổi trưa chỗ hàng cơm bên cạnh nhà máy điện đầu lối vào Ngũ Xã. Hàng ngày trước kia, tôi vẫn đi qua cái nhà này. Đây là một dãy nhà sang, thường chủ Tây ở, hoặc nhà của những người đi làm có xe đạp, xe nhà. Nhà nào cũng nhiều buồng, bên cạnh có đường sỏi và dàn hoa, lối cho ôtô, xe nhà, đi cổng riêng. Tôi không thể tưởng rồi ra có ngày đi họp cách mạng, tôi lại vào cái nhà này.
Bấy giờ còn chạng vạng, chưa tối hẳn. Tôi ngồi trong phòng trông ra cửa nách. Qua bóng loáng thoáng xanh đen lá cây na thấp ven tường, thấy đằng cửa nhà máy diện Yên Phụ có một người xuống xe tay, đi lại phía này, lững thững như người đi bách bộ.
Tôi nhận ra đấy là Như Phong. Trước nhất ở dáng người bệ vệ, bộ quần áo tờ rô xám sáng, nách kẹp mấy quyển sách, đầu để trần, miệng ngậm cái tẩu gộc. Với tôi, đấy cũng là hình ảnh hấp dẫn của một kiểu nghệ sĩ.
Một lát, thấy Nguyên Hồng và Học Phi đến. Nguyên Hồng là nhà văn nổi tiếng, đặc biệt khác lạ với những nhà văn tôi đã đọc. Những truyện anh viết về đời anh và cảng Hải Phòng sôi nổi cảm động, thiết tha. Và gần gũi bao nhiêu, khi đọc thấy anh kể anh nghèo lắm, anh ngồi viết chuyện đời anh từ năm anh mười sáu tuổi như thế nào. Trong gian nhà lá, cái mái ọp ẹp tối, sát đầu, kê giấy lên mảnh ván mặt chiếc hòm phản, cạnh vại nước ăn. Cứ thế, viết suốt ngày đêm đến đau cả ngực... Những chi tiết ấy kích thích tôi. Thoạt trông vẻ tất tưởi mà lại như không cần gì ai, tôi đã có cảm tình, lại nghĩ đây là người nghệ sĩ, một nhà văn của giai cấp công nhân, như Mácxim Goócky.
Tôi vừa có mấy cái truyện ngắn in trên tuần báo Hà Nội Tân văn được toà soạn trả tiền nhuận bút. Thế là tôi quyết định vứt những công phu chờ đợi và chạy chọt tìm việc làm, bước vào nghề viết. Bởi vậy, cái gì của người viết văn, tôi đương mộ, tôi đều thấy hay, muốn học đòi. Dáng dấp đĩnh đạc, bề thế của Như Phong, cách người lam lũ với vẻ mặt cóc cần đời của Nguyên Hồng đều làm cho tôi yêu cả.
Học Phi là người tôi biết mặt từ hồi "Bình dân". Năm ấy, tôi hay viết tin chống thuế, tin thợ dệt tranh đấu, tin hoạt động Ái hữu thợ dệt ở vùng tôi. Có khi tôi làm thơ. Thơ tôi gửi nhiều nơi mà chưa báo nào đăng. Tôi quý báo Tin Tức, báo Đời Nay vì các toà báo này hay góp ý kiến cả về cách viết từng câu kỹ lưỡng, dẫu trả lại bài. Hồi ấy, các anh toà báo đã chỉ cho tôi trông thấy Học Phi. Học Phi ngồi trên giường có cái chăn dạ xám bên cạnh, chăm chú đọc bằng tiếng Pháp tiểu thuyết Người mẹ của Goócky. Truyện dài Xung đột của anh ký tên Tử Văn đương đăng từng kỳ trên báo Tin Tức. Tôi không thấy hay. Nhưng tôi phục truyện ấy vì truyện đã đăng trên báo công khai của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Bấy giờng mặt tôi đã bệch ra vì nỗi lo, và lại tủi thân. Tôi không thể làm thế.
Thuý rất tốt. Nhưng chết thôi, chết thì thôi tôi không thể thảm hại đến vậy.
Tôi lại đi vẩn vơ qua những phố Trung Quốc, phố Đông Kinh, các phố có nhiều cửa hiệu, tôi lại vào hỏi xem có hiệu nào mượn người làm không. Mà trước khi hỏi đã biết khó lòng có. Tâm sự người hỏi việc càng nẫu ruột. Những nhà tây cao đẹp, nhưng cửa đóng, tôi không dám vào. Tôi đã nhiều lần vào hết các hiệu khách ở phố buôn bán. Không còn chỗ mới nào hỏi nữa. Mỗi đêm, nghe tiếng còi tàu thuỷ rống "tun tun" ngoài cảng, như nghe tiếng gọi của hy vọng. Những cái tàu kéo còi chào bến để nhổ neo, niềm hy vọng vu vơ chưa đến đã ra đi rồi.
Từ sớm, bà phán Quý đã bắc ghế ngồi trong nhà chửi vóng ra. Tiếng bà rin rít vi vút trên đầu tường. Lúc đi qua, tôi đã biết thế.
Đến trưa ông phán Quý đứng trước hiên, vén bức mành, nhổ toẹt miếng nước súc miệng ngay trước chân tôi vừa bước tới, rồi nói:
- Này, này? Tối nay mà "vu" còn về đây tụ bạ vô luân lý sẽ có đội con gái đến điệu các “vu" về bóp. Là "moa" có tính làm phúc hay thương người, "moa" bảo trước cho mà biết.
Tôi không trở lại nhà Cần tối hôm ấy. Tôi cũng không nói cho vợ chồng Cần biết tôi đi đâu.
Trong túi không còn một chinh. Nhưng tôi lại trở về Hà Nội. Kinh Kha không kiếm được việc cũng không dám chết ở đất khách, đành cuốc bộ về Hà Nội, Kinh Kha cuốc bộ về...
1970, Hải Phòng
 
Chú thích:
(1) Tiếng Pháp: hậu vệ bóng đá.
(2) Tiếng Pháp: cẳng chân.
(3) Thời thuộc Pháp, người theo đạo Gia Tô bỉ báng người đạo Tin Lành là đạo giả.
(4) Tiếng Pháp: gái nhảy.
(5) Tiếng Pháp: đại ý là xông vào.
(6) Tiểu thuyết Bệnh thời đại của A. Muytxê.