au khi dịch phần IV-B-5 về cuộc đảo chánh năm 1963 và TT Ngô Đình Diệm và người em Ngô Đình Nhu đã bị bọn tướng lãnh phản phúc và ngu xuẩn giết, tôi trở lại dòng thời gian để dịch phần III về Hiệp định Genève 1954 chia đôi Đất Nước. Hội Nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 để bàn về Triều Tiên và Đông Dương. Vấn đề Đông Dương được chính thức đưa ra bàn cãi bắt đầu ngày 8 tháng 5 năm 1954. Theo Bí Mật Ngũ Giác Đài, Hội Nghị Genève bắt đầu trong bối cảnh Việt Nam có những sự thật như sau:Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Việt Minh đã kiểm soát ba phần tư đất nước 2/ Ngày 04 Tháng Sáu 1954, Quốc Hội Pháp chính thức phê chuẩn trao trả Độc Lập cho Chính Phủ Việt Nam Quốc Gia đứng đầu là Quốc Trưởng Bảo Đại (Hiệp Định Elysée ký ngày 8 tháng Ba năm 1946 giữa Pháp và Bảo Đại đã trao trả “Độc Lập” cho Việt Nam - nay lại “trao trả Độc Lập” nữa là sao? – vì với Hiệp Định Elysée, đó chỉ là thứ Độc Lập trên danh nghĩa, thực chất tất cả các chức năng quan trọng đều nằm trong tay người Pháp, kể cả quân đội Việt Nam đều nằm dưới quyền điều động của Pháp dưới danh nghĩa quân đội Liên Hiệp Pháp. Đây là điều mà nhiều “sử gia” cố tình không nêu ra) – 3/ Pháp muốn chấm dứt chiến tranh và rút lui không bị nhục vì đang te tua trên các mặt trận 4/ Anh không muốn chiến tranh xảy ra giữa các cường quốc mà Anh phải nhảy vào 5/ Liên Sô cũng muốn chấm dứt chiến tranh Đông Dương để dập tắt nguy cơ chiến tranh thế giới, qua đó mong gây ảnh hưởng để Pháp không gia nhập Cộng Đồng Phòng Thủ Chung Âu Châu, có được vùng ảnh hưởng làm bàn để đạp bành trước chủ nghĩa Cộng Sản 6/ Trung Cộng muốn có vùng đệm an toàn ở biên giới phía Tây Nam của mình và được yên bình lo xây dựng đất nước của họ. (Trích tài liệu: Bất kể là với lý do chủ nghĩa Mác tiên tiến mà Trung Quốc đã đưa ra trong chính sách của họ đối với Việt Minh, trong lịch sử Trung Quốc đã hành động để biến các quốc gia chung quanh thành chư hầu của họ. Sau khi việc hàn gắn [tàn phá chiến tranh] trong nước của Trung Quốc đã được phục hồi, họ sẽ quay lại, phù hợp với chính sách đã nhiều thế kỷ đối với Việt Nam, dự kiến sẽ đưa ảnh hưởng của họ vào Đông Nam Châu Á thông qua Việt Nam.) Việt Nam Quốc Gia sau khi được Pháp trao Độc Lập (“dõm” với Hiệp Định Élysé năm 1946, và có Độc Lập thật sự chính thức vào ngày 04 Tháng Sáu 1954, ngay trong thời gian Hội Nghị Genève đang xảy ra). Trên Pháp lý, Quốc Gia Việt Nam được Độc Lập trên toàn lãnh thổ nhưng thực chất là còn quá yếu để có mặt một thực thể chính trị có quyền “ăn nói” ở Hội Nghi. Việc mà họ chỉ nói lên được là tình yêu mãnh liệt của họ dành cho Tổ Quốc Việt Nam, kiên cường chống lại việc chia đôi Đât Nước (sắp xếp bởi Anh, Pháp, Trung-Sô mà cuối cùng VNDCCH cũng phải nhận). Hiệp định đình chiến được thông qua, Đất Nước Việt Nam bị chia hai, phe Cộng Sản vui mừng có một “thành trì XHCN”, phương Tây “vớt vát” được miền Nam để làm “tiền đồn” chống Cộng … Điều khoản tổng tuyển cử để thống nhất đất nước dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 7 nằm 1956 đã không xảy ra vì chính phủ Ngô Đình Diệm cho rằng VNDCCH sẽ không tổ chức một cuộc bầu cử thật sự tự do và dân chủ. VNDCCH không để dân tự do bầu là điều mà hơn năm mươi năm qua đã được chứng minh rất rõ. Ngày nay “đảng cử dân bầu” là minh chứng mà ai cũng biết. Những ngày đó, Trung Cộng đã đưa ra và hô hào chính sách “sống chung hòa bình” (cũng như ngày nay họ “trỗi dậy trong hòa bình” và tròng thêm vòng Kim cô mười sáu chữ vàng lên đầu lãnh đạo Việt Nam, hăm he xâm lấn). Tài liệu phần này kết luận: “Nếu Hiệp định Genève bị thất bại, thì kẻ phá hoại Genève chính là các thành viên Hội Nghị, những người đã mặc nhiên công nhận cách giải quyết chính trị lý tưởng không tương thích với việc chia cắt đất nước và tâm lý của người Việt Nam mà chính họ đã tiến hành ngày 21 Tháng bảy 1954” Thành phần tham dự
- Phái đoàn Anh, do Anthony Eden làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Hoa Kỳ, do Bedell Smith làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Liên bang Xô viết, do Viacheslav Molotov làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do Chu Ân Lai làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Pháp, do Georges Bidault làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), do Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Quốc gia Việt Nam (QGVN), do Nguyễn Quốc Định làm trưởng đoàn sau thay thế bởi Nguyễn Trung Vinh rồi Trần Văn Đỗ.
- Phái đoàn Lào, do Phumi Sananikone làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Campuchia, do Tep Than, làm trưởng đoàn.