Chương I

    
on cá chép vẫy vùng làn nước biếc
Chim phượng hoàng bay liệng thẳm trời cao
Chim trời cá nước tiêu dao
Rừng cây thanh vắng ra vào mặt ta
(câu hát Mèo)
 
CHƯƠNG I
TRONG lòng cái thùng rộng khuất nẻo giữa rừng, có một động Mằn lèo tèo năm mươi nóc nhà dựng tản mát trên mấy ngọn đồi xanh.
Nhà nào cũng một kiểu mẫu như nhau: - cái kiểu mẫu tổ truyền bất dịch – trên người ở, dưới chuồng trâu. Giữa nhà để một cái khuôn bếp, than lửa lúc nào cũng rừng rực. Đó là chỗ nấu ăn ngày hai bữa. Đó là cái lò sưởi chung của hết thảy mọi người trong gia đình. Về mùa đông, khi cơm chiều xong và trước lúc đi ngủ, ai nấy xúm quanh ngọn lửa, rì rầm nói chuyện mùa màng, săn bắn, hoặc kể lể những việc của tích xưa… Thời khắc ấy là cái thời khắc nghỉ ngơi, mơ mộng; cái thời khắc êm đềm nhất của cuộc đời chìm đắm giữa hoang vu và luôn luôn phải tranh đấu với tạo vật.
Hai gian gần đấy thì một bày bàn thờ, một để tiếp khách; còn hai  chải đầu hồi thì làm buồng ngủ.
Tuy cách tỉnh lỵ có sáu bảy cây số, mà cái động Mằn hẻo lánh kia – động Đèo Hoa – đã tự biệt thành một thế giới riêng.
Cuộc đời ở đấy. bình nhật điềm đạm. tĩnh mịch, bữa nay bỗng náo nhiệt khác thường. Trong động có việc vui mừng, đám ăn hỏi Cang-Ngrào, con trai cụ tổng Khoan lấy Peng-Lang, gái một ông trưởng Mằn.
Trên nhà gái, hai họ đông vui.
Mặt sàn lộng lẫy những chiếu hoa xanh đỏ.
Cỗ bàn bày ra hai dẫy, mỗi mâm kèm mấy quả bầu ăm ắp rượu.
Khi mọi người đã yên chỗ, Mằn – phá (ông mai) cất tiếng hát rằng:
Nay đã được ngày lành tháng tốt.
Lòng thành đem lễ vật kính dâng.
Ước gì, tài tử giai nhân,
Phượng loan tốt lứa, Châu Trần đẹp đôi(1)
Mằn – tả (bà mai) đáp:
Con trai việc phụng thờ tiên tổ.
 Con gái đem bán gà cho người.
Ví bằng trai – gái vừa đôi.
Đã lòng dạy đến, dạy thời xin vâng.
Mong cháu, chắt đông đàn dài lo
Nghìn muôn năm tục cũ lưu truyền.
Sắt cầm trôi khúc triền miên.
Ngàn năm muôn thủa rừng thiêng vui vầy.
- Ví đã có lòng thành chiếu cố.
- Thời kíp xin phân tỏ một lời;
Kể trong thân họ bao người,
Kim ngân bao lạng,(để) kịp thời lo theo.
Trong thôn họ nào có lắm,
Kim ngân xin mươi lạng đủ dùng.
Còn như bày vẽ tùy lòng,
Miễn sao đôi trẻ vợ chồng kính yêu….
Mằn – phá, Mằn tả hát xong, mọi người đều cất chén rượu mừng.
Rồi đến lượt trai gái hai bên, bắt đầu cuộc “ áy dủng”. Họ thi nhau xướng họa, đem những điều ước vọng của tấm lòng ngu vào trong những câu hát thực thà! Giọng hát và tiếng kèn lau họp thành một điệu cũ kỹ. hơi buồn.
Trai muốn ướm lòng gái:
Thấy cô mình tươi tốt dung nhan.
Tốt tươi như một cánh hoa ngàn.
Ước gì lên nghĩa đá vàng.
Như đôi gâu nọ cho cam một đời.
***
Yêu cô mình lắm, yêu cô mình như nén vàng mười,
Quí cô mình như hòn ngọc bích:
Vàng mười, ngọc bích trên đời gì hơn!
***
Gặp em từ ba bốn hôm trời,
Nhớ em rượu chuốc không uống, cơm mời biếng ăn;
Tóc biếng chải; đầu, khăn biếng quấn;
Nằm lại ngồi; ngơ ngẩn bâng khuâng.
Gái muốn làm cao thì:
Đây như con chim chích ăn quẩn bên đường.
Đây như phượng hoàng bay tít thẳm mù khơi.
Thấy phượng bay, thấy được chăng ai?
Toan đem tên nỏ bắn rụng mặt trời được ru!
Trai mỉa lại:
Gà rừng, nợm, ra điều chê thóc ruộng,
Phượng hoàng kiểu ham chuộng những cành trên.
Có ngày phượng, quạ cùng chen,
Lâm cảnh đói, nhái đen còn nuốt trửng!
Thấy cỏ rác, trâu già lững thững,
Vùi đầu nhai rơm bẩn ồ gà!...
Nhưng nếu đôi bên ưng nhau:
Yêu nhau thì yêu nhau cho trót
Mến nhau thì mến trọn một bề.
Bao giờ trâu thấy cỏ mà chê.
Nai, hươu lìa rừng thẳm, bấy giờ ta hãy quên nhau.
Họ vừa ăn uống, vừa kèn hát rất vui. Những dịp họa hoằn ấy chính là để cho họ tạm khuây cái tẻ ngắt của cuộc đời.
Ông khán Thi, chú ruột Cang-Ngrào, mãi lúc ấy mới rửa chân lên nhà. Mọi người hớn hở đón chào. Phải, một cuộc vui mà thiếu ông khán Thi, sao gọi là cuộc vui được. Ông ta thực là một nhân vật lạ lùng. Người bé loắt choắt, tuổi độ bốn mươi nhăm, năm mươi, mặt săn soăn, gò má cao, mắt hấp hìm, mũi đỏ như quả nhót chín, môi mỏng dính luôn ngậm chiếc điếu can đồng. Trông vẻ người đã ngộ nghĩnh, tính nết lại hay vui đùa; rát như cáy mà hay làm mặt bạo. Gặp ai cũng giở những chuyện hùm beo gớm chết. Phòng thử ông ta chỉ giết được chỉ một phần trăm cái số hùm gấu, cầy cáo, ông vẫn khoe khoang thì, nội vùng đó, dễ chẳng ai còn thấy bóng con thú rừng nào nữa!
- Kìa ông khán!... Sao chậm thế?
- Hứ! các ông từng thấy dùi cho beo gấu đéng đau là chiện choóng đợc à?
Câu mở đầu kỳ quặc ấy làm cho mọi người rúc rích cười.
Chỉ riêng một mình bà trương vẫn lạnh lùng. Hai mắt nhìn đăm đăm ngọn lửa bếp, bà trương đối với một cuộc vui hôm ấy, hình như hơi nặng một nỗi buồn. Việc nhân duyên của Peng-Lang, thực vậy, đã trái hẳn ý bà mong ước. Vẫn hay Cang-Ngrào là một chàng trẻ tuổi nết na chịu khó, nhưng Cang-Ngrào nghèo lắm. Càng thấy con gái mình xinh đẹp, khéo léo vào bậc nhất hang động, bà trương càng ước ao một chàng rể như bac cánh Trung ở Hoăng-pháp chẳng hạn, vừa trẻ tuổi, danh giá lại vừa giàu.
Khốn nỗi Peng-Lang thiết Cang-Ngrào lắm. Ông trương đối với cụ tổng lại là chỗ nể nang.
- Beo, gấu đánh nhau làm sao, hở ông khán?
Nghe mọi người hỏi, ông khán Thi nhìn đó là vẻ mặt bà trương, và thủng thẳng nói:
- Sáng sớm, mìng vác nỏ vào rừng. Lúc ồ đá ra đi, trời sáng sủa tốt đẹp quá. Chẳng ngờ vừa vào đến rừng thì sương mù ở đâu buông kín mít, kéc ba buốc chân. Chă..ẳng còn thấy cóc khô gì nở!...Vầy mìng nghị, thế này nếu cứ đi liều, chổ vào gốc cây hay lăn cổ xuống hố chết toi mà thôi. Nhân gần đấy có cái hang đá, mìng đành vào ngồi tạm, chất lở sởi. Chờ đợc ấm chỗ, một oong gấu ngợ ở đâu lù lù dẫn đến… Mìng ghét mựt, mặc hắn, mà lão ta thì xem ý cũng coi ngòi nở con mắt, chả thế mà mìng nín hôi nép troong lòong hang,! Gấu vừa xoay lưng sởi một lát, lá lau lại động sột sạt..Gùng nỉ ọ! … một ôông kễng tởng cooloo cũng mò đến ngồi chơi!...
Cái nầy thật chết á! Mình đành ngồi bẹp dí đấy hết ngày thôi!...Lại khổ thêm là muỗi đói ở đâu kéo đến như oong, cứ nhè mặt mũi chân tay mình mà đốt nhoi nhói mãi. Thở không dám thơ, cọ không dám cọ. eng em nghị có khổ khôông nè!...
Ông khán Thi vừa nói vừa nhăn nhó khó khăn, làm cho mọi người không sao nín cười được.
- Mìng tức quá, nghĩ ngay đợc một mẹo… Eng gấu sơ này tính bẩn, ming nếu làm thế nào cho hắn phát cáu, tát nhiêng hẳn choảng eng beo. Lúc xô xát ấy, mìng có thể lần đợc. Nghị thế “câu” rút dao lung lùi vào lở cho thật boỏng đoạn gí vào môông eng gấu một cái. Quả nhiên, gấu tức hôộc lên, quay đi quay lại chỉ thấy có beo liền ngờ eng chàng vèn vèo đó nghịch tinh. Bèn tát ngay beo một cái đỏ đom đóm mắt.
Tiếng cười như pháo nổ.
Ông khán Thi sẽ cắn môi tức giận. Câu chuyện nực cười như thế mà không khiến nổi bà trương phải động dung…
Peng-Lang cũng hiểu ý mẹ. Cô ái ngại Cang-Ngrào, không muốn để chàng phải chú ý đến cái thái độ khó chịu ấy, nên cứ nhìn chàng cười nụ, đoạn đứng dậy ra ngoài. Cang-Ngrào theo ra.
- Cang-Ngrào à, thử nhìn xem còn thấy rõ Pú-nỏi (mặt trời) không nè!
- Peng-Lang ngờ tôi say rượu hẳn. Tôi có bê tha bao giờ đâu!
Thấy chàng chịu khó trả lời câu mình nói bỡn, Peng-Lang cười một cách âu yếm, tựa vào vai Cang-Ngrào, nhìn khuâng mặt trời ta, rồi sẽ cất tiếng êm đềm hát:
Yêu nhau thì yêu nhau cho trót,
Mến nhau thì mến trọn một bề,
Bao giờ trâu thấy cỏ mà chê,
Hươu, nai lìa rừng thẳm, bấy giờ ta hãy quên nhau.
Cang-Ngrào thổn thức, như say về tình về cảnh…
Rồi hai người yên lặng mơ màng..Dưới chân đồi, suối lấp lánh chảy như một dòng lửa. Trên mặt đồng bát ngát, màu lúa chín nhuộm ánh chiều đỏ rực. Cả những cây móc thướt tha quanh bờ ruộng cũng sáng rực như thếp vàng. Rừng cây thu bóng, lù lù từng khối xanh đen. Chỏm núi xa màu phớt tím vẽ một nét dìu dịu trên nền lòng trai. Trời đất phẳng lặng như tờ. Không khí sực nức những hương thơm đặc biệt của đồng ruộng. Trong cái yên tĩnh của sự vật, người ta thấy một cảm giác lạ, mốt cảm giác buồn nhè nhẹ, chỉ riêng của những buổi chiều thu nơi hoang tịch.
Rồi vut chốc, trong thẳm không gian, xuất hiện vô số những vì sao. Đêm trường lẳng lặng vào canh. Những sắc vàng son lần lượt tắt dần. Dưới bóng xanh xanh, cảnh vật trời nên chập chờn, mang điều…
Ngoài mặt đồng không mờ mịt, con tắc kè buông thủng thẳng mấy tiếng đều đều…
Peng-Lang thở dài, quay lại bảo Cang-Ngrào bằng cái giọng ngơ ngẩn:
- Cang- Ngrào nhỉ, cảnh đẹp vừa mất đi, y như là giấc chiêm bao!...