Chương 1

Tôi ngồi đối diện với ông giám đốc tương lai của mình, ông đang cúi xuống xấp hồ sơ của tôi, đọc tỉ mtỉ.
Nhỏ Nguyệt có bảo với tôi rằng ông giám đốc này rất có tài, nghiêm khắc nhưng đối xử rất tình lý........ Nghĩa là tôi sẽ làm việc với một vị giám đốc không có gì đáng phiền hà cả.
Tôi lặng lẽ quan sát ông, đó là một ông già gầy gầy hơi khắc khổ nhưng rất dễ mến. Tôi lập tức có cảm tình với ông, trước hết là vì ông gầy, tối rất dị ứng với các ngài giám đốc bụng to và khuôn mặt tròn như...... ờ, như chiếc bánh cam mà lúc nhỏ mẹ thường mua cho tôi. Các ngài giám đốc như thế rõ làw thích bia rượu nhậu nhẹt, mà không có năng lực thì hay lãnh đạo tầm bậy, làm việc với các bậc ấy thì bực lắm. Tôi đã nghe các anh chị khoá trước than vãn nhiều rồi.
Ơn trời cho tôi làm việc với vị giám đốc đáng kính này.
Nhìn ông ấy, tôi nhớ thầy hướng dẫn thực tập của mình, sao họ giống nhau thế nhỉ.
Ông giám đốc vẫn ngồi nghiền ngẫm hồ sơ của tôi rồi bất thần ngẩng đầu lên, tôi chưa kịp thu lại tia nhìn tò mò của mình, cứ mở to mắt ngó ông chờ đợi.
− Nãy giờ cô quan sát tôi xong chưa?
Tôi ngớ ra, im như thóc. Ông giám đốc lập lại:
− Cô thấy tôi thế nào?
− Ơ... dạ, bác giống thầy con lắm, thầy hướng dẫn thực tập ấy.
− Giống như thế nào?
− Giống nhiều nhất là khuôn mặt, nhưng thầy con thì hiền hơn.
− Còn tôi thì dữ à?
− Dạ bác không dữ, nhưng bác có vẻ nghiêm khắc quá, nhỏ bạn con nói bác khó tính lắm, con thấy vậy cũng hay.
− Khó tính mà hay à?
− Hay lắm chứ, vì những người khó tính thường có tài, và có tài mới dám khó tính.
Ông ấy nhướng mắt nhìn tôi:
− Ai dạy cho cô lý luận đó vậy?
− Dạ tự con nghĩ ra đấy.
Ông lại nhíu mày:
− Cô thường nói năng tự do vậy à? Thường các cô mới ra trường đến nhận việc, không ai thoải mái như cô cả.
Gì mà tự do thoải mái. Tôi nói năng thế nào nhỉ? Hình như ông ấy trách tôi thì phải, trong khi tôi thì dành rất nhiều tình cảm cho ông ấy: Nghiêm khắc có gì xấu đâu. Ba ở nhà cũng nghiêm khắc đó thôi.
Cảm thấy phật lòng, môi tôi cong lên, tôi sụ mặt ngồi im.
Tôi thấy ông ấy nhìn tôi, hơi thoáng cười, rồi gật gù:
− Hai mươi ba tuổi, tốt nghiệp loại giỏi, được lắm. Cô có nguyện vọng vào làm khâu nào?
Tôi ỉu xìu:
− Bác phân vào khâu nào cũng được.
Ông ấy gõ gõ cây viết trên mặt bàn, nói ngắn gọn:
− Cô sẽ vào khâu KCS, ngày mai cô đến thực tập, tôi sẽ cho người hướng dẫn cô.
− Dạ
− Cô còn muốn gì nữa không?
− Dạ không
Ông đứng lên xếp hồ sơ lại. Tôi nhìn ông, cảm thấy không yên tâm, tôi dặn:
− Bác nhớ cất cẩn thận, coi chừng lạc mất của con.
Ông giám đốc nhướng mắt nhìn tôi, tôi vội giải thích:
− Là lần trước ở sở thủy sản giữ hồ sơ của con lâu ơi là lâu, mấy lần con đến hỏi thì có một anh bảo lạc mất rồi.
− Rồi sao nữa?
− Dạ con sợ quá, con khóc năn nỉ anh ấy tìm giùm, anh ấy mới chịu đưa.
Ông ấy bật cười:
− Họ ghẹo cô đó, nhưng thôi cô yên tâm đi.
− Dạ thưa bác con về.
Tôi ra đi, gót giày cao nện lóc cóc trên nền gạch. Cảm thấy mình làm ồn quá, tôi nhón gót đi chậm lại, nhưng thấy tiếng ồn quỉ quái kia cứ vang lên giữa bốn bức tường, tôi quay lại nhìn ông giám đốc le lưỡi. Ông ấy nhìn theo tôi cười bao dung.....
Hôm nay tôi xuống bến cảng nhận tôm.
Tàu về, mấy ng` thuỷ thủ ào ào lên bờ, cười nói ồn ào, đem tôm vào sân, không khí lao nhao tấp nập. Tôi đứng giữa thùng tôm, chăm chú phân loại.
Chợt một giọng nói oang oang vang lên:
− Vị tiểu thư nào đây? Mới vào công ty hả?
Tôi vẫn không ngước lên, vẫn cái giọng ấy nhắc lại:
− Tiểu thư không thèm trả lời à?
Tôi ngước lên. Đối diện với tôi là một gã con trai tướng tá như cướp biển, khuôn mặt hắn thật đẹp trai nhưng có vẻ ngang tàng. Hắn mặc chiếc quần jean bạc phếch, chiếc áo khoác treo lủng lẳng mấy cái khoá, nhìn rõ mất cảm tình.
Hắn đứng nghiêng người, tay thọc vào túi quần, nghiêng đầu nhìn tôi, cười cười, xung quanh cũng có mấy tên con trai cũng không khác hắn bao nhiêu, họ đứng yên ngắm nghía tôi.
Tôi cau mặt:
− Anh hỏi tôi hả?
− Ừ, hỏi cô, thưa tiểu thư.
Tôi thấy bất mãn, bèn trang nghiêm:
− Tôi không phải là tiểu thư, anh mà nói năng như vậy là tôi không thèm nói chuyện với anh đấy.
Gã con trai nheo mắt:
− Tiểu thư khó quá!
− Còn hơn anh giống cướp biển.
Đám con trai cười rộ lên khoái trá. Tôi không thèm nói chuyện với họ nữa, lẳng lặng làm việc.
Gã con trai tự nhiên cầm lấy cuốn sổ trên tay tôi, đọc lướt qua rồi ngẩng lên nhìn tôi:
− Sao có năm thùng loại một vậy?
Hắn hất mặt về mấy thùng tôm bên phải:
− Cái đó mà cô phân loại hai à?
− Tất nhiên!
− Sao loại hai, phải loại một chứ.
− Không hiểu anh nhìn tôm ra sao mà bảo loại một, anh không thấy tôm nhỏ hơn nhiều sao?
Hắn ngang ngược:
− Nhỏ hay lớn tôi không cần biết.
− Anh đừng có ngang, không chịu thì anh cứ đem về mà nấu canh ăn đi.
Hắn tỉnh bơ:
− Nhiều quá ăn sao cho hết tiểu thư.
− Không hết thì kệ anh, không việc gì tôi phải quan tâm.
− Chị Kim đâu rồi?
− Chị ấy nghỉ rồi, nghỉ hộ sản.
− Chị Kim mà nhận tôm về thì mấy cái này là loại một đó, cô bé khó quá, sợ chứ gì, mới thực tập phải không?
− Tôi tập sự hay không thì việc gì đến anh?
Hắn yên lặng ngắm nghía tôi, rồi gật gù:
− Rõ ràng là mới ra trường, còn bé lắm, chắc mới thôi bú đấy nhỉ?
Tôi phát khùng lên:
− Anh có trả quyển sổ không? Đã bảo là tôi không cần nói chuyện với anh mà.
− Trả chi vậy? Tôi không chịu cô bé phân loại như vậy.
− Anh mà không trả, tôi sẽ mách ông giám đốc của tôi.
− Ghê vậy à?
Xung quanh, mọi người thích thú theo dõi tôi đối đáp với hắn, cười trêu ghẹo, tức muốn khóc được. Tôi chớp mắt, vài tên con trai cười hô hố.
− Ê, tiểu thư sắp khóc rồi kìa.
− Mắt đỏ hoe rồi.
− Ấy đừng khóc.
Tôi bậm môi:
− Các anh đem tôm xuống tàu đi, tôi không thèm nhận đâu.
− Ôi, tiểu thư nổi giận rồi.
Gã con trai hài hước:
− Thưa tiểu thư, xin nàng chớ giận, tiểu thư mà không nhận tôm thì bọn này ăn sao cho hết.
Môi tôi run lên:
− Anh có trả quyển sổ cho tôi không?
− À, lúc nãy cô bảo để giám đốc giải quyết, tôi cũng muốn hân hạnh diện kiến ngài giám đốc lắm.
Hắn bới tung quyển sổ trên tay. Tôi bất lực nhìn hắn, không kìm được, nước mắt ứa ra từng giọt, rồi chảy dài trên mặt. Tôi thét lên:
− Tôi sẽ gọi giám đốc xuống làm việc với các anh.
Mặc cho họ cười ầm ĩ. Tôi chạy nhanh lên phòng giám đốc. Quên cả lịch sự, tôi đẩy cửa ào vào phòng, khóc tức tưởi. Ông ngạc nhiên nhìn tôi.
− Có chuyện gì vậy?
− Ở dưới bến có một thuỷ thủ nào đó, con không biết tên, anh ấy lấy mất quyển sổ của con rồi.
− Người nào? Ai lấy?
− Con không biết tên.
− Nó ra sao?
− Con không nhớ mặt, tự nhiên anh ấy giật quyển sổ, giữ luôn rồi...
Ông ấy lẩm bẩm:
− Chắc là thằng Phương rồi, lại quậy nữa.
Ông nhìn tôi:
− Thôi được rồi, để tôi xuống xem sao.
Ông đi nhanh xuống sân, tôi lót tót theo sau, gót giày nện lóc cóc. Mặc kệ, lúc này không phải là lúc để ý những cái vớ vẩn ấy.
Dưới bến, mấy tên con trai đang ngồi dọc thành cầu, ông giám đốc quát:
− Tụi bây làm gì vậy? Quậy nữa hả?
Một tên đứng dậy lễ phép:
− Dạ đâu có chú, thấy cô này dễ thương tụi con chọc thôi mà.
− Còn thằng Phương đâu?
− Dạ Vũ Phương nghe nói có chú xuống nên đi mất rồi.
Ông giám đốc quay lại tôi:
− Cô lên đi, để tôi cho ng` khác xuống giải quyết.
Tôi đi lên phòng KCS. Bước vào cửa, tôi thấy có mấy anh đang ngồi tụ tập bên bàn, gã con trai tên Vũ Phương cũng ở đó. Hắn là gì trong công ty mà đi đứng thoải mái như vậy?
Thấy tôi, anh Trung nháy mắt với Vũ Phương cười cười, hình như họ mới nói về tôi thì phải.
Vũ Phương quay lại nhận ra tôi, hắn nheo mắt:
− Sao cô bé không ở dưới nhận hàng, cô bé đi kiếm tôi đó à?
Tôi vênh mặt lên:
− Anh vừa bảo cần gặp giám đốc mà, sao không ở dưới lại trốn đi.
Vũ Phương vờ rụt cổ:
− Tôi sợ ông ấy lắm, cô bé đừng nói ông ấy tôi đang ở đây nhé, cám ơn bé rất nhiều.
Hắn nói câu gì cũng làm tôi bực mình được cả. Tôi ngẩng đầu:
− Không được gọi tôi là cô bé, tôi lớn rồi.
Tôi hất bím tóc ra sau, hét lên:
− Tại sao không quen nhau mà anh cứ trêu chọc tôi hoài vậy chứ. Bộ anh không nói chuyện bình thường được hả, anh là ng` khó ưa nhất mà tôi mới thấy, anh là...
Vũ Phương đứng tựa tường khoanh tay nhìn tôi như nhìn một đứa bé, rồi bật cười:
− Ôi tiểu thư lại nổi giận rồi.
Mấy anh trong phòng nhìn tôi với vẻ thú vị, Vũ Phương hơi nheo mắt với họ, rồi đứng dậy đi về phía tôi, kéo chiếc ghế, nghiêng đầu làm một cử chỉ mời mọc:
− Dám mong tiểu thư bớt giận, mời nàng ngồi.
− Tôi không thèm ngồi.
Tôi quay ng` bỏ đi. Vũ Phương nói vọng theo:
− Cô bé bỏ quên quyển sổ rồi.
Tôi đứng phắt lại, bây giờ mới nhớ quyển sổ. Quên cả giận tôi nói tỉnh táo:
− Tí nữa tôi quên, anh đưa đây.
Vũ Phương bật cười, tôi thấy hắn khó ưa không chịu được. Tôi bậm môi:
− Anh có trả quyển sổ cho tôi không đấy.
− Tôi chưa muốn trả.
Tôi ngớ người ra. Bực mình quá, tôi hét toáng lên:
− Vậy thì anh cứ lấy mà gặm đi, tôi không thèm đâu.
Tôi quay ngoắt đi, tức muốc khóc được. Họ cười rần lên.
Từ lần đầu tiên chạm trán với Vũ Phương ở bến cảng, tôi cứ gặp hắn liên tục trong công ty. Bao giờ gặp tôi, hắn cũng tranh thủ một vài câu trêu ghẹo. Hắn chọc cho tôi tức phát khùng lên rồi lại nhe răng cười khoái trá. Đã mấy lần tôi tự hứa sẽ không thèm nói chuyện với hắn, thế nhưng khi hắn đến gợi chuyện, tôi thường quên bẵng ý định của mình và bao giờ cũng trả lời hết sức thành thật. Thường hắn hay tạo vẻ mặt thành thực vô tội khi làm quen, nhưng đến lúc chia tay, hắn lại buông một câu châm chọc vào cái tính mà hắn cho là trẻ con của tôi, rồi cười ha hả bỏ đi. Tôi tức tối mà chẳng làm gì được cả. Và thực tình cũng không biết hắn là ai. Có lần tôi hỏi anh Trung:
− Anh Phương làm ở đâu mà hay vào công ty mình thế, anh Trung?
Lúc ấy anh Trung chỉ cười cười, trả lời lấp lửng:
− Trước sau gì Vân cũng biết, không chừng sẽ biết rành hơn cả anh nữa.
Tôi vẫn vô tư:
− Anh không nói thì làm sao em biết được. Anh biết không, lần nào gặp em anh ấy cũng trêu chọc cả, em ghét mấy người như vậy lắm.
− Vậy hả? Tại em dễ thương nên Vũ Phương quan tâm đến em đó chứ!
− Quan tâm gì mà quan tâm, toàn là đùa cợt thôi. Mà anh Trung này...
− Gì?
− Em thấy anh Phương là ng` ngoài công ty mà sao vào đây tự do quá, sao mấy anh không báo với giám đốc.
− Báo làm chi?
− Phải có giới hạn chứ, đi lại tự do quá đâu có được, coi chừng nếu có chuyện gì là mấy anh chịu trách nhiệm đó.
− Vậy hả? Nhưng sao lại "có chuyện gì"?
− Vậy anh không biết chứ, dân thuỷ thủ là không hiền đâu nhé, coi chừng anh bị lôi kéo rủ rê đấy. Em thấy anh Phương giống cướp biển quá, ngầu ơi là ngầu.
− Vậy hả?
− Mấy người như vậy không tốt đâu, chơi với họ anh phải đề phòng đó.
Anh Trung không nói gì, chỉ cười cười. Tôi thấy nụ cười của anh...sao ấy, làm như có gì bí ẩn lắm vậy. Mấy ng` lớn này khó hiểu quá, chắc họ cho là tôi mới ra trường nên còn trẻ con và hay lo xa, sao họ không thấy tôi rất khôn ngoan và biết nhìn người hơn họ chứ.
Sáng nay tàu lại về, tôi lại bận rộn ra cảng nhận hàng. Tôi thấy Vũ Phương loay hoay cuộn sợi dây buộc cái gì đó, rồi nhảy phóc lên bờ, dáng điệu nghênh ngang. Bắt gặp cái nhìn của tôi, hắn nhe răng cười chào, rồi lững thững đi lại. Tôi nhìn hắn bằng cặp mắt đề phòng. Nhưng không, hắn chỉ lịch sự:
− Tường Vân khỏe chứ?
Tôi dè dặt:
− Khỏe nhiều lắm, cám ơn anh
− Hôm nay hàng nhiều, chắc Vân mệt lắm nhỉ?
Tôi vẫn dè chừng:
− Đâu có gì, hôm nay có chị Kim phụ nữa rồi.
Vũ Phương đứng yên, nhìn tôi cười cười. Tôi cũng nhìn lại hắn. Sau mỗi chuyến đi xa, hắn có vẻ phong trần, nước da đen sạm và dáng dấp linh hoạt rắn rỏi hơn. Những lúc bình thường tôi thấy hắn có vẻ dễ thương.
Nhưng hình như hắn chẳng thích làm người dễ thương cho lắm. Hắn bắt đầu nghiêng mặt, đôi mắt loé lên tia tinh nghịch. Thôi chết rồi, hắn lại bắt đầu giở trò bông đùa rồi đấy. Tôi mím môi, sẵn sàng đối phó.
Vũ Phương nhìn thái độ gườm gườm của tôi, hơi nheo mắt như trấn an, rồi rút trong túi áo ra món quà:
− Tặng Vân!
Tôi e dè hết nhìn hộp quà lại nhìn hắn. Lúc này sao hắn hiền như bánh mì. Cái ánh lửa lúc nãy không còn nữa. Tôi thấy hắn sao mà phức tạp quá, lúc thế này lúc thế khác chẳng biết đâu mà ứng xử cho thích hợp.
Vũ Phương thật nghiêm túc:
− Cô bé ghét tôi đến độ từ chối cả quà tặng sao?
Tôi cầm chiếc hộp, cảm động::
− Cám ơn anh nha Phương
Vũ Phương hơi nghiêng đầu quan sát tôi, trên môi là một nụ cười khó hiểu. Hắn khẽ giơ tay:
− Chào nhé!
Hắn đi rồi, tôi trở lên phòng KCS, khép cửa lại. Tôi tò mò mở gói quà. Ôi! Một bầy gấu nhồi bông trắng muốt. Có đến năm con gấu mẹ, gấu con đủ loại, tay chân đều ngắn ngủn thật dễ thương. Tôi thích thú xếp chúng lên baw`n, ngồi ngắm nghía.
Cửa phòng chợt mở cửa ra, anh Trung đi vào. Thấy mấy con gấu trên bàn, nhướng mắt lên ngạc nhiên:
− Trời, hôm nay mang cả đồ chơi vào đây à?
− Đâu có, cái này là của anh Phương tặng em đó, mới tặng.
Anh Trung cầm con gấu trên tay, ngắm nghía một lát rồi cười cười:
− Vũ Phương tặng em cả một bầy gấu à. Thằng này chơi thâm nhỉ.
Tôi không hiểu anh Trung nói gì, chỉ nhìn anh dò hỏi. Anh Trung đặt con gấu xuống.
− Thằng Phương làm cái gì cũng phải tìm hiểu ý nghĩa sâu xa mới được, ý nó muốn nói em dử như gấu đó.
− Cái gì?
Anh Trung vẫn tỉnh queo:
− Thì Vũ Phương mượn mấy con gấu để châm chích em chứ sao. Rõ ràng là nó nói em dử như con gấu chứ còn gì nữa
Như đắc ý với câu nói của mình, Trung cười vang rồi bỏ đi.
Tôi ngồi yên ngẫm nghĩ. Phải rồi, hình như anh Trung nói đúng. Vũ Phương làm gì cũng phải suy nghĩ cả, không phải vô cớ khi hắn tặng gấu cho tôi. Bộ hết thứ rồi sao mà hắn lại tặng gấu chứ. Càng nghĩ càng thấy mình thật ngốc khi nhận quà của hắn. Thật là nổi giận.
Tôi đùng đùng nhét mấy con gấu vào hộp. Bây giờ mà gặp Vũ Phương ấy hả, tôi sẽ không thèm nhìn đến hắn nữa. Lớn rồi, tôi không chấp nhận cái kiểu châm chích trẻ con ấy. Thế mà....... Hình như thượng đế hay bắt ta phải đối diện thường xuyên với cái gì mà ta ghét.
Đến trưa tôi lại gặp Vũ Phương ở phòng giám đốc. Khi tôi bước vào, hắn cũng vừa đi ra. Thấy tôi, hắn nheo mắt, cười vô tội. Tôi háy một cái, hất mặt lên đi thẳng:
− Xí''''''
Nụ cười của Vũ Phương lập tức biến mất. Vẻ mặt như ngạc nhiên ngỡ ngàng. Hắn giả vờ hay thật, nhưng tôi thì không dễ bị lừa nữa đâu. Hắn mà vô tội hả? Xì, vô số tội thì có.
Cử chỉ của chúng tôi không lọt khỏi mắt ông giám đốc. Khi tôi đặt sấp hồ sơ xuống bàn, ông bỏ kính nhìn tôi:
− Cô với Vũ Phương cũng biết nhau à?
− Dạ không có, con không biết anh ta.
− Vậy à? Hình như cô không ưa nó thì phải.
− Dạ đúng, con ghét anh ấy nhất ở đây, bác không bieI^'t chứ anh ta kỳ
lắm
Ông ấy có vẻ quan tâm:
− Kỳ là thế nào? Nói rõ cho tôi nghe xem nào.
Tôi lúng túng, ờ...... Vũ Phương không tốt ở chỗ nào nhỉ?
Tôi không nói cụ thể được, và thực ra hắc có làm gì không tốt đâu. Tôi chỉ biết một điều rằng tôi không ưa hắn vì hay bị trêu ghẹo, nhưng nói điều này ra thật là khó thuyết phục.........
Ông giám đốc nhắc lại:
− Tính Vũ Phương ra sao mà cô ghét:
Tôi nói bừa:
− Anh ta hay tán gái, và lúc nào cũng không đúng đắn.
Nguyện trời cho ông ấy đừng hỏi nữa, ông ta mà hỏi chắc tôi chỉ biết im như thóc. Bởi vì cô có thấy Vũ Phương tán tỉnh ai đâu. Tôi chỉ bị ấn tượng mà thôi. Tội nghiệp Vũ Phương bị tôi nói oan!
Nhưng cuộc chạm trán lúc sáng, tôi lại nổi sùng:
− Nếu bác mà tiếp xúc nhiều với anh ấy, bác cũng ghét cho mà xem, chẳng bao giờ anh ta chịu nói chuyện nghiêm túc với ai cả và tướng tá thì như cướp biển.
Ông giám đốc ngồi nghe chăm chú, rồi hỏi:
− Nhưng có bao giờ nó không đứng đắn với cô không?
− Dạ. ờ à, có chứ, cứ mỗi lần gặp con là anh ta kiếm chuyện trêu chọc, con ghét mấy người như vậy lắm.
Tôi ngập ngừng:
− Vả lại, con thấy anh Phương không phải là nhân viên ở đây, thế mà anh ấy ra vào tự do quá. Dạ, sao bắc không cấm ạ?
− Tại sao lại cấm?
Tôi lúng túng ngồi im.
Ông ấy gõ cây viết lên baw`n:
− Lúc nãy cô bảo Vũ Phương không đứng đắn, vậy cô thấy mấy người trong công ty cư xử với nó ra sao?
Hình như ông ấy quan tâm đến Vũ Phương và mối quan hệ của hắn. Lần đầu tiên ông ngồi nghe tôi nói một cách chăm chú và hỏi tỉ mỉ đến thế, chưa có dịp nào tôi nói hết sự tức tối đối với hắn như bây giờ. Tôi lôi những chuyện đáng ghét của hắn từ tận mấy ngóc ngách xa xưa ra. Nói chẳng cần suy nghĩ, nói một cách hả hê khoan khoái. Tôi thấy ông ấy có gì là lạ, chắc ông ấy cũng ghét lây Vũ Phương.
Tôi đứng trước gương, cẩn thận thắt hai chiếc bím và buộc chúng bằng chiếc nơ màu hồng xinh xắn, màu này rất thích hợp với màu áo phơn phớt của tôi. Tôi đứng yên ngắm nghía mình, hình như hôm nay tôi xinh hơn mọi hôm thì phải, thích thật!
Tôi tỉ mỉ thấm nước hoa vào miếng bông gòn, nhét vào áo. Bao giờ đi làm cũng phải thế, nếu không thì không sao chịu được mùi tôm. Tôi rất khổ sở vì mỗi chiều về, cả người như bị ướp bởi cái mùi khó chịu ấy. Giá mà không bị mùi tôm, có lẽ tôi chẳng có gì để phàn nàn chuyện đi làm cả, à quên, cả Vũ Phương nữa chứ, nếu không có hắn thì đi làm cũng vui.
Vào công ty, tôi lại đụng đầu với Vũ Phương ở hành lang. Hắn đứng giữa đường, nhìn tôi từ đầu đến chân. Tôi cũng nhìn lại hắn, dĩ nhiên là bằng cặp mắt chẳng lấy gì thân thiện lắm. Vũ Phương phớt lờ tia nhìn của tôi, nói cộc lốc:
− Đi làm mà giống đi đến nhà hát thế?
− Tôi đi làm thế nào mặt tôi, không việc gì đến anh.
Hắn tựa người vào lan can, như không quan tâm đến phản ứng của tôi, lại tiếp tục ngắm nghía:
− Bỏ bớt hai chiếc nơ ấy đi, và đừng có tẩy người bằng mùi nước hoa đậm đà như vậy.
− Mặc tôi, anh có tránh đường cho đi không?
− Phải mang loại giày mỏng cho dễ đi đứng, đừng có mang giày cao gót như thế, gặp mấy lần xuống kiểm hàng, cô làm sao mà di chuyển cho được. - Mặc tôi.
− Đây là chỗ làm việc, và cô là kỹ sư rồi, chứ không còn là sinh viên nữa, làm cái gì cũng phải chững chạc một tí, có hàng trăm nhân viên đang nhìn vào cô đấy.
Trời, sao mà hắn lì thế. Không chịu được thái độ trơ trơ của hắn, tôi la lên:
− Ai nhìn thì mặc họ, chuyện của tôi để mặc tôi lo, ai bảo anh xen vào
Và tôi đẩy hắn qua một bên, chạy ào ào vào phòng, đóng sầm cửa lại mà còn nghe tiếng cười thoải mái của hắn vọng vào. Tôi mở cửa thò đầu ra ngoài:
− Mai mốt gặp tôi đừng có hỏi chuyện nữa nhé. Tôi sẽ không thèm trả lời đâu, anh là một người khó ưa nhất mà tôi mới thấy. Hãy tự nhìn lại mình đi.
Hắn đứng tựa lan can, gật đầu với nụ cười tỉnh bơ. Tôi quay ngoắt vào trong phòng, đống sầm cửa lại và tựa người vào đấy. Không hiểu sao đi đâu cũng gặp hắn. Bây giờ mới thấm cái câu " ghét của nào trời trao của ấy ". Ôi, nếu trời trao hắn cho tôi, chắc tôi sẽ vỡ tim chết mất.
Buổi chiều về nhà, tôi kể với mẹ:
− Mẹ biết không, hôm nay Vũ Phương có một trò mới.
− Trò gì?
− Hắn không đùa cợt nữa, mà là phê phán, hắn bảo con đừng mang giày cao gót xuống cảng, đừng thắt nơ như trẻ con - Tôi bĩu môi - Co n trai gì mà hay soi mói.
− Rồi con trả lời ra sao?
− Con bảo mặc kệ con.
Thật bất ngờ mẹ bảo tôi.
− Nó nói đúng đấy sao con lại ghét.
− Mẹ đồng tình với hắn à?
Mẹ hỏi lại:
− Con đừng có ác cảm với Vũ Phương quá, mà phải nhìn xem nó nói vậy có đúng không?
Tôi miễn cưỡng:
− Con thấy cũng đúng, nhưng đúng ít ít thôi.
Rồi tôi lập tức nói lại:
− Nhưng nếu hắn không nói thì hay hơn, con trai gì mà đi nói mấy chuyện đó với con gái, chẳng hay chút nào.
− Thế nếu nó không nói, con có biết con làm vậy không hay không nào?
− Nhưng chuyện đó để bạn bè con nói cũng được..........
− Vậy bạn con có ai phê bình chưa?
− Chưa mẹ à.
− Mẹ thấy ai nói không thành vấn đề, con phải thấy rằng trong chuyện này, Vũ Phương cư xử tốt với con. Con đừng bị ác cảm làm thiên lệch nữa.
Tôi im lặng. Lần đầu tiên mẹ bảo Vũ Phương tốt với tôi. Trời ơi!
Hắn mà tốt à? Tôi chẳng bao giờ có ý nghĩ ấy dù là lướt qua.
Vũ Phương là người tốt à.
Nhưng mẹ đã nói như vậy rồi. Mẹ chẳng bao giờ nói sai điều gì đâu. Thế thì chắc hắn tốt thật.
Lần đầu tiên tôi nhìn Vũ Phương bằng cặp mắt khác đi. Tôi thấy hắn không chỉ là một gã thủy thủ hay tán gái và nông cạn mà hắn có một cái gì đó sâu sắc hơn. Cụ thể là gì thì tôi không biết được........ là tôi có
cảm giác như thế nào thôi.
Và mấy ngày sao, tôi hiểu ra một điều thật là kinh hoàng.
Một buổi sáng tôi vào phòng tài tụ tìm chị Thanh. Vũ Phương cũng ở đó, hắn đang cầm giấy tờ gì đó có vẻ rất bận, thấy tôi, hắn không quên nheo mắt một cái, rồi đi ra. Chị Thanh cười với tôi:
− Em cũng quen với Vũ Phương à? Thằng này hay thật.
Tôi bĩu môi:
− Em không có quen.
− Sao kỳ vậy? Thấy nó nheo mắt với em, chị tưởng hai đứa thân nhau lắm rồi chứ.
− Em đâu có biết ông ta là ai mà quen.
Chị Thanh ngạc nhiên:
− Trời ơi, sao mà vô tâm thế? Thằng đó là con chú Ba đó.
− Chú ba giám đốc của mình ấy hả?
− Ừ
Tôi lặng người:;
− Anh Phương là con của chú ba thật hả chị Thanh?
− Không con chú ba thì con ai?
Tôi lạc giọng:
− Thế thì chết em rồi!
− Chết cái gì?
− Chị biết không, thế mà hôm ấy em nói xấu anh Phương với chú Ba, nói không còn chỗ để. Ôi chết mất.
− Em nói gì vậy, rồi chú phản ứng ra sao?
− Em bảo Vũ Phương là một người không đứng đắn. Chú ba không nói gì hết.
Chị Thanh nhún vai:
− Nói gì bây giờ, em không nói thì ông ấy cũng biết rồi.
− Biết gì chị Thanh?
− Thì con người ta làm sao người ta không biết được. Thằng Phương thuộc loại công tử con nhà ăn chơi bạt mạng và bồ bịch hàng tá, ông già nói không được.
− Vậy hả, Sao chị biết rành vậy?
− Trong công ty này ai lại không biết thằng Phương là con chú Ba. Nó là con một của ông ấy, nhưng hai cha con như mặt trời với mặt trăng. Lúc trước nó làm ở đây chứ đâu, rồi không chịu nổi sự kiềm cặp của ông già, nó bay qua công ty liên hợp và đi tàu cho dễ quậy.
− Em thấy chú ba đạo mạo quá, vậy mà anh Phương........ Tội nghiệp chú ba quá.
− Gì mà tội nghiệp, thật ra thì thằng Phương cũng giỏi, có tài lắm, nó là kỹ sư kinh tế đấy, chỉ phải cái tật là tính tình phóng túng làm khổ ông già.
Chị Thanh nhìn tôi, cười kín đáo:
− Xinh như em là coi chừng không qua mắt thằng Phương được đâu.
Tôi định kể cho chị Thanh nghe những gì Vũ Phương đã làm với tôi, nhưng thôi, giờ này chẳng còn tâm trí đâu mà kể, sự khám phá về Vũ Phương làm cho tôi thấy kinh hoàng. Mai mốt gặp chú Ba tôi sẽ ăn nói ra sao đây. Rầu quá chừng, phải chi tôi đừng hấp tấp quá.
Tôi chả sợ Vũ Phương đâu, nhưng tôi sợ ông giám đốc của tôi lắm.
Bây giờ thì tôi hiểu thái độ anh Trung hôm nọ rồi.
Thật là nổi giận, tôi đùng đùng đi kiếm anh Trung, gặp anh ấy ở torng phòng KCS, tôi tuôn ra một tràng:
− Anh cũng thấy ghét lắm, em chưa thấy ai ích kỷ hơn anh cả, nếu hôm đó anh nói sớm thì em chả bao giờ dám phê bình anh Phương với chú ba đâu. Bây giờ làm sao em dám gặp chú Ba đây, em sợ lắm, và xấu hổ nữa, tại anh cả mà, anh phải chịu trách nhiệm về chuyện này. Anh.............
Anh Trung từ tốn:
− Từ từ đã nhỏ, cái gì vậy? Nói kỷ cho anh nghe coi.
Tôi vung tay:
− Còn gì nữa, tại sao anh không nói với em anh Phương là con chú ba, để em ăn nói lung tung kia, em bắt đền anh đấy, anh con khó ưa hơn anh Phương nữa.
Anh Trung cười tủm tỉm:
− Ai bảo em nói xấu Vũ Phương làm gì, rồi trách anh.
Tôi cứng họng im lặng. Rồi nhớ ra, tôi lại bùng lên:
− Em có cảm giác anh khuyến khích anh Phương trêu chọc em, rồi anh đứng một góc mà cười, đến bây giờ em mới biết.
− Nhỏ này, đừng có vu oan cho anh nghe, chuyện tình cảm của em với Vũ Phương anh có biết gì đâu.
− Anh nói cái gì thế?
Anh Trung tỉnh bơ:
− Phương nói với anh nó yêu em đấy, em chịu không.................?
Tôi đỏ mặt:
− Anh Trung nói bậy quá chừng, không thèm nói chuyện với anh nữa.
Mặc cho anh Trung cười ha hả, tôi ngoe nguẩy bỏ đi. Anh này hôm nay vô duyến hết sức.
Buổi chiều về nhà mệt đừ cả người, nhưng cái viễn cảnh diễn ra trong phòng mới thật là kinh khủng, và cảm giác mệt mỏi cũng tự động biến đi mất. Mỹ Nga đang đứng trước gương loay hoay thử đồ, ngăn tủ của tôi mở tung, quần áo nằm la liệt trên giường và rơi xuống nền gạch.
Thấy tôi, nói cười thiểu não:
− Định qua mượn mấy bộ đồ đi Vũng Tàu, nhưng nãy giờ cóc lựa được cái nào, chán thật.
Buổi chiều về nhà mệt đừ cả người, nhưng cái viễn cảnh diễn ra trong phòng mới thật là kinh khủng, và cảm giác mệt mỏi cũng tự động biến đi mất. Mỹ Nga đang đứng trước gương loay hoay thử đồ, ngăn tủ của tôi mở tung, quần áo nằm la liệt trên giường và rơi xuống nền gạch.
Thấy tôi, nói cười thiểu não:
− Định qua mượn mấy bộ đồ đi Vũng Tàu, nhưng nãy giờ cóc lựa được cái nào, chán thật.
− Chừng nào đi?
− Sáng mai.
Tôi ngồi xuống cạnh giường, cầm chiếc áo trắng cổ lính thủy lên:
− Cái này mặc với đầm xanh cũng dễ thương vậy.
− Thôi bà nội, mặc cái đó giống nữ sinh thấy mồ.
Tôi với tay lấy chiếc đầm trắng thêu hao trước ngực:
− Cái này được không?
− Tạm được, nhưng cổ kín quá, phải rộng thì hay hơn, ít nhất cũng phải hở một tí ngực nó mới hấp dẫn.
− - Thế thì chị chịu thôi, chị không có cái nào vậy hết.
Mỹ Nga cầm chiếc áo trắng kết ren ở cổ, tay bằng vải voan thêu hoa văn, nó ngấm nghía một lát, lắc đầu ngao ngán, rồi vứt qua một bên:
− Áo gì nghiêm chỉnh như bà cụ.
Tôi mở tủ lấy chiếc đầm nhung màu huyết dụ, ướm thử lên người:
− Áo này được không?
Nó ngấm nghía rồi lắc đầu:
− Tạm được, nhưng cổ cao quá!
Tôi nhìn nó bất lực:
− Áo nào Nga cũng chê, chị biết làm sao bâh giờ?
− Để một lát thử tiếp, mệt quá!
Mỹ Nga gom quần áo để qua một bên, nằm lăn ra giường. Nó nhìn tôi với vẻ mặt hớn hở.
− Ê chị Vân, tôi mới quen với ông bồ xịn lắm.
− Vậy hả? Quen hồi nào thế?
− Tuần trước, trong đám cưới con bạn.
− Vậy à?
− Tay này là con một nhà kinh doanh, giàu lắm nhé, biết tôi là ca sĩ hắn nhào vô làm quen liền. Mấy ngày nay hắn đưa tôi đi hát đấy. Ngày mai đi Vũng Tàu chơi.
− Chừng nào về?
− Định đi một tuần, nhưng vui thì ở lại chơi, buồn thì bay về sớm.
Tôi tròn mắt:
− Đi chơi gì mà dử thế? Không sợ à? Còn Quân thì sao?
Mỹ Nga nhún vai:
− Bà này lạc hậu quá, xù lâu rồi, anh chàng đi chơi không dám phóng tay, chán chết.
− Đi như vậy có kỳ không? Mới quen mà nhanh quá!
Nó cười khẩy:
− Kỳ khỉ gì?
− Nhưng...... dì biết không?
− Biết, nhưng đâu có sao, tôi tự do mà, mẹ tôi không có giữ con bo bo như mẹ chị đâu.
Nó cười dòn dã, như hứng khởi về viễn ảnh chuyến đi chơi:
− Để xem anh chàng này có hào phóng không. Được thì tới luôn, không thì bái bai.
− Nga dạn ghê.
− Còn hơn suốt đời chui rúc ở một xó như bà, ban ngày đi làm chiều tối ở nhà đọc sách, chán chết.
Tôi không trả lời Mỹ Nga, ngồi bó gối nhìn cặp môi đỏ tươi của nó cười khoe răng thật đẹp. Nhỏ Hạnh bảo tôi với nó khá giống nhau. Nhưng đường nét trên mặt tôi hiền hòa chứ không sắc sảo như Mỹ Nga. Nó còn bảo tôi con cừu non bên cạnh Mỹ Nga sành sỏi dạn dĩ, không biết nhỏ Hạnh nói có đúng không, nhưng quả là Mỹ Nga có lối sống buông thả. Những tiếp xúc của một ca sĩ tạo cho nó sống phong cách bạo dạn tự tin và phóng túng
Đối với nó, tôi là con chim bị nhốt trong lòng son buồn tẻ. Có lẽ thế thật, nhưng tôi quen rồi.
Ngày xưa mẹ tôi và mẹ Mỹ Nga rất thân. Vì tin bạn, mẹ rủ dì ấy về nhà ở chung. Mẹ vô tư đến độ không nghi ngờ ba và dì ấy dan díu với nhau. Khi mẹ biết được thì dì ấy đã có thai và sinh ra Mỹ Nga. Mẹ kể rằng mẹ đã đau khổ bỏ nhà đi. Rồi cũng vì tôi, mẹ tha thứ cho lỗi lầm của ba và quay về. Sau chuyện đó, ba lúc nào cũng hối hận và luôn tạo cho gia đình tôi sự hạnh phúc.
Còn mẹ của Mỹ Nga thì sống với một người làm nghề lái xe. Ông ta hay nhậu nhẹt và quậy phá trong nhà. Mỹ Nga chịu không nổi ông bố dượng nên thường bỏ nhà mà đi theo đám bè bạn. Thỉnh thoảng nó đến nhà tôi sống một thời gian rồi bỏ đi. Không ai có thể kềm chân được nó, kể cả ba.
Mẹ cứ bảo tôi không được phán xét chuyện của người lớn và phải thương Mỹ Nga như em ruột của mình. Tôi không cãi lời me.. Vả lại tôi chả có chị em gì, có cô em tôi thấy vui vui. Mỹ Nga như cũng cần một bà chị như thế là thân nhau.
Mỹ Nga chợt ngồi dậy, bước lại tủ áo tuôn ra hai mớ đồ, tồi ngôi yêu cho nó chọn lựa. Cuối cùng nó chọn chiếc áo thun đỏ, và chiếc đầm vàng thêu kim tuyến. Nó có vẻ hài lòng:
− Áo thun này mặc với quần jean là hết ý, cho luôn nghe chị Vân.
− Ừ, nhưng cái này mặc với áo khoác
− Thôi khỏi.
Nó khoác chiếc tay lên vai, rồi quay lại.
− Chị đừng nói với ba tôi đi chơi nghe. Ôkê?
− Ừ, chị không nói đâu.
Ra cửa rồi, nó quay lại nheo mắt:
− Đi chơi về tôi kể cho mà nghe nhé, bai nhé!
Còn lại một mình, tôi ngồi yên giữa một lô quần áo, ngao ngán nhìn căn phòng bề bộn. Tôi thay đồ rồi kiên nhẫn xếp lại từng thứ. Nhỏ Nga này, mỗi lần nó qua đây là y như khi nó về tôi phải dọn dẹp phát khùng, khổ ơi là khổ
Chiều nay trời mưa, tôi ngồi một mình trong phòng KCS chống cằm nhìn mưa bay ngoài cửa sổ. Thành phố chìm trong màn mưa nhìn thật buồn, hiền hòa. Xa xa, những tòa nhà cất cao như chìm đi trong lớp sương mù. Những hàn cây đứng run rẩy dưới cơn mưa đùng đục.
Tôi đến bên cửa sổ nhìn cây bàng dưới sân. Cây bàng đứng một mình ở góc tường nhìn thật lẻ loi tội nghie6.p. Mỗi lần rảnh rồi, tôi hay đứng nơi đây nhìn tầng lá im lìm, bí hiểm của nó. Bây giờ trời đổ mưa, nhìn lá bàng trúc những giọt nước long lạnh, lòng tôi rưng rưng một
cảm giác buồn buồn.
Chợt bên cạnh tôi, một giọng nói vang lên làm tôi giật mình.
− Mơ mộng gì đó Tường Vân?
Tôi quay lại không biết Vũ Phương đứng đây từ lúc nào đấy. Hắn nghiêng đầu nhìn tôi...... Ôi, đôi mắt rất lạ. Hình như lần đầu tiên tôi thấy nét mặt nghiêm nghị của Vũ Phương, một vẻ nghiêm nghị rất thật..
Thấy tôi không trả lời, Vũ Phương hơi nhếch cười:
− Lần đầu tiên mới thấy Tường Vân dịu dàng như vậy. Lúc mới mơ mộng nhìn cô như một nàng tiên. Tôi có hân hạnh được Vân nghĩ đến lúc này không nhỉ?
Tôi im lặng nhìn Vũ Phương, không biết hòa nhã hay xa cách. Như đọcc được ý nghĩ của tôi, Vũ Phương nhún vai:
− Lần nào cô bé cũng đề phòng tôi cả, như vậy là cô bé có nghĩ đến tôi chứ gì, rất hân hạnh.
Tôi bật ra:
− Chẳng bao giờ thèm nghĩ đến anh, cũng không sợ anh đâu nhé!
Vũ Phương gật gù:
− Tôi cũng không thích ai sợ tôi, nhất là phái đẹp. Nhưng tại sao cô bé lại bảo không sợ tôi? Có ai ép cô phải sợ, trừ phi................
Hắn ngước nhìn lên trần nhà như lơ đãng:
− Trừ phi co bé làm điều gì đó không hay, ví dụ như nói xấu tôi chẳng hạn
Hắn nhìn tôi dò xét, tôi đứng im, tẩm ngẩm nhớ lại những gì đã no 'i với ông giám đốc. Cảm thấy gờn gợn, tôi len lén nhìn hắn, hắn bật cười.
− Gì vậy Vân? Trông cô giống con mèo bị cắt râu quá. Vẻ mặt đó không hợp với cô.
Rồi khuôn mặt hắn trở nên nghiêm nghị:
− Cô hay ăn nói lung tung như vậy à? Tôi nghe nghiều người ở đây nói như thế lắm.
− Ai nói gì mặc họ, tôi chỉ nói những điềi tôi nghĩ mà thôi.
− Nhưng có nên nói với tất cả mọi người điều mình nghĩ hay không?
Tôi bướng bỉnh:
− Tôi chẳng cần biết, thích gì tôi nói cấu ấy, chẳng liên gì tới anh.
− Đừng có nói bướng nhé cô bé!
Hắn im lặng một lát:
− Cô có thể nói thoải mái bất cứ điều với tôi. Nhưng với mọi người trong công ty thì phải thận trọng đừng để cái tính trẻ con của cô làm phật lòng người khác. Ở đây không phải là môi trường sinh viên mà cô có thể vô tư nữa.
Tôi ngồi im, Vũ Phương tiếp tục:
− Tuần trước cô cãi với chú Thắng và chú tuyên bố không nói chuyện với cô nữa, đúng không? - Có không?
− Có, nhưng tại vì chú Thắng vô trách nhiêm, trong khi.............
Vũ Phương cắt ngang:
− Tôi biết, biết hết chuyện gì đã xảy ra, nhưng cô cho hỏi, có ai cãi cọ với chú không?
Tôi miễn cưỡng:
− Hình như không.
Vũ Phương hỏi tới:
− Và mấy anh trong phòng có ai đồng ý không?
Tôi hăng hái:
− Chẳng ai đồng ý hết.
− Đấy, người ta không đồng ý, nhưng người có cách nói tế nhị hơn, không ai gân cổ lên cãi như cô cả.
Tôi tức mình:
− Anh không biết sao chứ, chú Thắng có chịu là mình sai đâu.
− Sao cô biết người ta không chịu?
− Nếu nhận ra mình sai thì sao chú ấy cứ phủ nhận, và con bảo tôi con nít đừng có dạy khôn. Tức muốn chết được.
− Dạ thưa cô bé, vì người lớn có tự ái rất cao, và chẳng ai chịu cho một cô bé con vạch ra lỗi lầm mình cả. Cô phải hiểu tâm lý đó chứ.
− Vậy hả?
Tôi ngồi đờ đẫn, có vậy mà sao tôi không nghĩ ra nhỉ? Thế tại tuần trước tôi đã cãi với chú Thắng kịch liệt, rồi sau quên bẵng đi. Và tôi cũng không hiểu tại sao mấy hôm nay chú ấy chẳng nói chuyện với tôi. Bây giờ thì hiểu ra rồi, thì ra chú Thắng tự ái. Nhưng sai thì cứ nhận là sai, có gì đâu mà tự ái chứ. Bình thường chú Thắng rất cưng chiều tôi, thế mà sau vụ đó chú chẳng thèm nói chuyện với tôi. Nếu đúng như Vũ Phương nói thì tôi có lỗi thật.
Tôi chống cằm, rầu rĩ:
− Bây giờ phải làm sao hả anh Phương?
− Chẳng làm sao hết.
− Có cần phải xin lỗi không?
− Không cần, cô làm điều đó đúng chứ có sai đâu mà xin lỗi, có điều mai mốt phải nói năng thận trọng và tế nhị hơn.
− Vâng.
− Bây giờ đến chuyện của tôi. Tại sao cô bé nói tôi là dân thủy thủ kém tư cách? Cô hiểu gì về tôi mà nói như vậy?
Tôi bị đột ngột quá, cứ ngớ người ra, Vũ Phương đứng đối diện một tay kéo nâng mặt tôi lên, nhìn sâu vào mắt tôi:
− Trong mắt cô, tôi chỉ là một gã chỉ biết tán gái và bông đùa thôi à? Cô nghĩ như vậy thôi hả? Nói đi
Tôi gật đầu như cái mái.
Vũ Phương gật gù:
− Ngoài ra....... còn gì nữa không?
Tôi đẩy tay Vũ Phương ra:
− Mẹ tôi nói anh tốt, nhưng tôi tin ít thôi. Người tốt chẳng ai no 'i năng như anh cả.
− Nói năng như thế nào?
− Anh tự biết lấy, chả bao giờ anh nói năng lịch sự với tôi cả, chỉ toàn là thô bạo
− À ra là vậy, trong khi cô thì thích được khen ngợi ngọt ngào chứ gì.
− Tôi không thèm.
− Mai mốt không được đánh giá người ta nông cạn như thế nghe chưa.
Và bất ngờ, Vũ Phương cúi xuống, chạm môi vào trán tôi. Tôi chỉ biết mở lớn mắt nhìn hắn. Đầu óc chếch choáng. Nhưng điều kinh dị nhất là khi hắn thì thần:
− Tường Vân dễ thương lắm, đáng yêu lắm.
Tôi đứng yên, hoang mang ngơ ngác. Vũ Phương đã đứng trước mặc tôi, tay chống vào tường nhìn tôi đăm đăm. Trời, một đôi mắt vô cùng nồng nàn tình tứ, thật là dễ sợ. Tự nhiên tôi đẩy hắn qua một bên, chạy ào ra ngoài. Tôi tựa vào tường, tim đập như trống đánh. Sợ quá đi mất.
Tôi đang ngồi nói chuyện với anh Trung thì Vũ Phương vào. Hắn nhìn tôi thoáng qua, rồi đến bên cạnh anh Trung, ngồi dựa ngửa vào ghế. Anh Trung cười với hắn:
− Chừng nào đi?
− Mai.
− Lần này đi coi bộ lưu luyến dữ hả?
− Ừ, thì đã sao?
Tôi ngồi im nghe hai người nói chuyện, hình như từ sau lần gặp " đáng sợ " ấy, Vũ Phương trở nên nghiêm chỉnh với tôi hơn. Thỉnh thoảng có gặp nhau ở đâu đó, hắn cười chào thật lịch sự nhã nhặn. Có lần gặp ở phòng kế toán, lúc ấy Vũ Phương đang lật mốt xấp giấy gì đó, tôi đi vào, hắn ngẩng đầu lên, nheo mắt với tôi một cái rồi cúi xuống, không hiểu sao cái nháy mắt đó cứ làm tôi nhơ nhớ đến bây giờ.
Anh Trung với Vũ Phương lại ngồi im lặng. Rồi tôi thấy anh Trung viết gì đó vào mảnh giấy, đẩy qua Vũ Phương hắn đọc xong và cười một cái có ý nghĩa, rồi lại viết trả lời.
Tôi có cảm tưởng hai người đang bình luận về tôi một cách bí mật lắm nên không viết về tôi thì việc gì phải viết giấy như vậy. Tôi giận dỗi:
− Anh Trung đang nói xấu em cái gì phải không?
− Đâu có, sao tự nhiên em nghĩ vậy.
− Chứ còn gì nữa, nếu không thì tại sao có mặt em hai người lại phải viết giấy?
− Anh có viết cái gì bậy đâụ
− Vậy thì đưa em xem đị
− Thôi thôi, xem xong lại làm ầm lên bây giờ.
Tôi sụ mặt ngồi im, Vũ Phương cười cười. Anh Trung đẩy mảnh giấy về phía tôi:'
− Thì đó, đọc đi. Tò mò thì anh đe6? cho đọc đó.
Tôi cầm mảnh giấy, xem lướt qua anh Trung viết:
" Tường Vân xinh chứ hả "
Vũ Phương trả lời:
" Xinh "
" Người ta đang đồn mày đang tấn công Tường Vân, đúng không? Tới đâu rồi? "
" Còn lơ lững "
" Yêu thật lòng hay đùa đó ông "
" Tao mà đùa với Tường Vân à! Tụi mày không tin thì cứ chờ thời gian trả lời ".
Họ chỉ viết có bấy nhiêu đó.
Đọc xong, tôi cúi mặt xuống, bỗng thấy mình vô duyên không chịu được. Giá đừng đọc mấy dòng chữ quỷ quái ấy thì đâu đến nỗi quê thế này.
Tôi lén ngước lên, họ đang nhìn tôi, cười tủm tỉm. Mắt tôi cụp xuống. Tôi kêu lên:
− Anh Trung viết bậy quá chừng.
Anh Trung cười rộ lên:
− Đấy, đã bảo đừng đọc mà cứ đòi, bây giờ quê rồi lại trách anh, nhỏ này kỳ thật.
Rồi anh đứng dậy.
− Để anh đi ra ngoài cho đỡ ngượng, ở đó đi.
Còn lại hai người, Vũ Phương bước ra khép cửa lại, rồi đến ngồi trước mặt tôi.
− Ngước lên đi Vân.
Tôi vẫn dán mắt xuống bàn.
− Anh đi ra ngoài đi.
− Chi vậy?
− Có Vân ở đây rồi, không cách gì tôi rời khỏi đây được.
Không chịu nổi tia nhìn của Vũ Phương tôi đứng bật dậy, đi nhannh ra
cửa, nhưng Vũ Phương đã chồm tới giữ tay tôi.
− Em đi đâu vậy?
− Tôi sợ có ai thấy lắm.
Nói xong mới biết mình vô duyên, tôi che miệng lại, Vũ Phương như thích thú:
− Nếu có nhiều người biết thì càng tốt chứ sao, em sợ gì.
Và rất dịu dàng, một cử chỉ dịu dàng mà lần đầu tôi nhìn thấy, Vũ Phương vén mấy sợi tóc trên trán tôi, vuốt ve khuôn mặt tôi:
− Em dễ thương lắm Vân, tôi chưa thấy ai đáng yêu như em cả.