Nếu đời anh chỉ là viên ngọc quí anh sẽ đập ra làm trăm mảnh xâu thành chuỗi quàng vào cổ em. Câu thơ dài lê thê lếch thếch, không có một dấu phẩy ngừng nghỉ, nên Kiết Bình phải ráng sức nín thở, cố đọc cho xong. Vừa dứt tiếng “em”, nó tranh thủ hít vô một hơi dài, ém đầy một bụng, rồi cắm cúi đọc tiếp. Nếu đời anh chỉ là... Vừa méo miệng đọc diễn cảm tới đó, Kiết Bình bỗng nghe quá chừng rung động ở ngay trên... cái đùi bên trái của mình. Con nhỏ Thu Thanh đang lén lén nằm ngoẹo đầu trên bàn, cũng thấy hiện tượng xúc động không đúng chỗ ấy. Nó nhanh nhẩu dùng mũi giày thể dục, nhấn nhấn lên mu bàn chân trần trụi không giày không vớ của Kiết Bình mà thì thào báo động. - Ê. Có đứa nào gọi mày kìa! Nghe không? Kiết Bình ngừng đọc ngay lập tức, nhưng cũng không trả lời Thu Thanh. Nó lật đật cầm cuốn sách bằng một tay. Tay kia thò vô túi quần mò mẫm, cố tìm cái nút tắt đi nỗi rung động không hợp lúc ấy. Nhưng cái túi quần thể dục vừa sâu vừa hẹp, còn cái điện thoại thì trơn thùi lùi và mỏng dẹp, nhỏ xíu như miếng chả trứng trên đĩa cơm tấm bán ở căn tin. Cứ thử tưởng tượng mà coi, phải lao động trong hoàn cảnh không có sự tiếp cận giữa vật ngắm và thị giác như vậy đó. Thật là khó khăn khỏi kể lể. Cô giáo tưởng nó đọc nhiều chữ quá, bị hụt hơi, nên dịu dàng nhắc. -...bông hoa... Tiếp đi nào. Kiết Bình vẫn cầm cuốn sách bằng một tay, lắp bắp. - Dạ... bông hoa nhỏ... bé tròn xinh... Trời ơi. Đồ quỉ. Ha ha. Hô hô. Hí hí. Những tràng cười tự nhiên và cố ý, bùng ra và rộ lên khắp cả lớp. Cười to nhất và nhiều nhất là những đứa ngồi chung quanh Kiết Bình, vì Thu Thanh đã kịp thời báo cho tụi nó biết lí do nào khiến Kiết Bình dám sửa thơ của thiên tài Ấn Độ Tagore. Cô giáo mặc dù đang lướt thướt quần ống rộng với vạt áo dài chấm gót và giày cao lêu nghêu, mặc dù đang đứng uy nghi trên bục giảng, nhưng chỉ trong chớp mắt đã thấy cô đáp xuống ngay lối đi giữa lớp. Và những bước chân đột ngột ấy cứ thế mà tiệm tiến tới tới. Chiếc điện thoại đang trốn tránh giấu diếm thì vẫn cứ rung theo kiểu chuyển động đều. Nhưng rất khí thế. Giọng cô tất nhiên là không hài lòng. Những câu hỏi tung ra dồn dập. - Cái gì thế? Em đọc ở đâu ra vậy chứ? Sách của em bị in sai hay sao? Và tất nhiên là có những kẻ đùa giỡn phụ họa theo kiểu đổ thêm dầu vào lửa. - Sách giả! Sách lậu! May mà Kiết Bình ngồi ở bàn áp chót. Trong tình cảnh dầu sôi sùng sục, sắp bị phỏng lửa tới nơi thì cái túi quần của Kiết Bình, đột ngột, hết rung bần bật. Nên lúc cô văn vừa đến trước mặt nó, thì Kiết Bình đã đứng ngay ngắn trở lại, rất đúng tư thế nghiêm khi đối diện thầy cô giáo. Nó bắt đầu rối rít sửa chữa sai lầm, bằng cách đọc trơn tru, không lấp vấp một câu thơ dài còn hơn câu trước. - Dạ. Em xin đọc tiếp. Nhưng em ơi, trái tim anh là tình yêu, niềm vui sướng và nỗi khổ đau của nó là mênh mông, những gì tình yêu thiếu thốn và giàu có là bất tận. Bất chấp những nguyên tắc giữ gìn vệ sinh và văn hóa nơi công cộng, một lần nữa, Thu Thanh lại nhấn cái đế giày của nó (vừa mới đi bèn bẹt trên sàn toa lét trong giờ chơi lớn) lên làn da chân màu bánh nướng của Kiết Bình. Và con nhỏ này la lên. Xong rồi mới nhớ bịt miệng lại. - Chết mày! Đọc lộn rồi. Còn cả lớp thì tiếp tục cười ồ, xì xồ. Trong khi đó, cô giáo gay gắt hỏi tiếp. - Xong chưa? Thiệt ra, Kiết Bình đã thấy mình sai khi vừa đọc tới chữ “tình yêu” thứ nhất nhưng nó không kềm thắng lại kịp, cũng chẳng thấy ai phản đối. Chắc là tại ai cũng đang mắc bận vểnh tai lên, nghe nghiền ngẫm nghĩ về câu thơ quá chừng lâm li tình tứ ấy. Mặc dù rất giận nhưng cô giáo vẫn nói véo von, văn vẻ với hàng loạt biện pháp tu từ. - Em đã bứt rời, bẻ gãy và làm vụn nát mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Em coi bài thơ tình nổi tiếng thế giới như cái quai guốc, muốn đóng vô chiếc guốc nào cũng được, cao thấp đắt rẻ không thành vấn đề. Coi tay của em kìa. Nếu cuốn sách biết nói, thì nãy giờ cả lớp đã nghe đầy tai những tiếng kêu đau đớn vì nó bị em xoắn lưng, vặn mình không chút nương tay. Kiết Bình lắp bắp như người bị dầm mưa lạnh run cầm cập, nói không ra lời. - Dạ em xin lỗi. Em nhìn lộn. Dạ để em đọc lại. Cô giáo lạnh lùng phẩy tay ra dấu chấm dứt. - Thôi. Ngồi xuống. Kiết Bình không nghe theo lời cô giáo. Không phải vì nó bướng bỉnh cứng đầu chống đối, cũng không phải ngoan cố kiên trì xin được lập công chuộc tội, mà vì nó sợ cô buồn. Tới giờ văn, cô thường gọi nó đứng lên đọc diễn cảm cho cả lớp dò theo trong sách giáo khoa. Vừa dò vừa học tập, vì giọng Kiết Bình to, rõ ràng, và cô thường khoan khoái bảo “Đọc tốt”. Tự nhiên có một đứa mất dạy nào không biết (Xin lỗi vì đã dùng từ thô bạo. Nhưng như thế mới thực sự đúng là dùng từ có chọn lọc, đạt hiệu quả nghệ thuật cao vì phù hợp với đối tượng được nói tới, phù hợp hoàn cảnh phát ngôn v.v...) lại lên cơn ghiền nói chuyện bằng điện thoại như vậy chứ. Nó c!!!7131_2.htm!!!
Đã xem 15320 lần.
http://eTruyen.com