Dịch giả: Nguyễn Phan Quế , Luyện Xuân Thiều, Luyện Xuân Thu
CHƯƠNG 4 (C)

TẠO DỰNG CƠ HỘI TỐT CHO TÍNH CÁCH - CỐ GẮNG TẠO TIỀN ĐỀ CAO TÌNH THƯƠNG
Năm 1985, cuốn “Tình cảm trí lực” của nhà văn Mỹ Daniel Corman ra đời, từ đó đến nay, khái niệm “Tình thương EQ” đã thực sự ăn sâu vào lòng người, những người có hiểu biết một chút về giáo dục biết rằng “Tình thương EQ” mới là mấu chốt để quyết định ự thành công trong cuộc đời của mỗi con người. Tại sao “Tình thương EQ” lại quan trọng đến như vậy?
Khái niệm “Tình thương EQ” bao gồm những phẩm chất sau: tình cảm đạo đức trong sáng, tính cách lạc quan hài hước, dũng khí dám đối mặt trước khó khăn và biết cách khắc phục, biết tự an ủi, tính nhẫn nại kiên trì, có tấm lòng lương thiện vị tha, biết sống hoà mình với mọi người, có khả năng kiềm chế tình cảm miìn và kích thích tình cảm của người khác … Tóm lại, đó chính là tình cảm của con người và kỹ năng giao tiếp xã hội là tấy cả mọi nội dung ngoài nhân tố trí lực. “Tình thương EQ” cao có thể khiến đứa trẻ trí lực bình thường cuối cùng cũng tạo ra được một cuộc sống huy huy hoàng, “Tình thương EQ” thấp có thể biến một đứa trẻ có trí lực siêu phàm thành một con người tầm thường vô vị.
Một điều thú vị nữa là, khái niệm “Tình thương EQ” mãi đến năm 1990 mới được hai nhà tâm lý học của Trường Đại học Harvard và một trường đại học khác của Mỹ lần đầu tiên nêu ra. Năm 1997, tôi được đọc cuốn “Cánh cửa của EQ”: làm thế nào để bồi dưỡng đứa trẻ có “tình thương cao độ”. Tôi nhận ra rằng, những đòi hỏi và rèn luyện đối với Đình Nhi bấy lâu nay của chúng tôi, đều nhằm bồi dưỡng cho cháu có được cái gọi là “tình thương cao độ” ấy. Chỉ có điều khi đó chưa có cái danh từ kiểu Tây “Tình thương cao độ” này. Để Đình Nhi có được những khả năng và phẩm chất như tôi hằng mong đợi, tôi luôn suy nghĩa làm thế nào từ những sự việc nhỏ nhặt của đời thường có thể kiên trì bồi dưỡng phẩm chất và tính cách cho Đình Nhi.
Tôi tin rằng, cơ sở của tính cách được hình thành ngay trong những ngày thơ ấu. Tói quen sinh hoạt ngay từ những năm tháng đầu đời, thái độ của cha mẹ, không khí gia đình … tất cả sẽ biến thành đặc trưng tính cách của đứa trẻ sau này. Thời gian bắt đầu hình thành một thói quen là khoảng thời gian vô cùng quan trọng. Bởi vậy, bắt đầu một sự việc nào đó, tôi thường bắt Đình Nhi làm theo đúng yêu cầu. Những việc không đáng làm, kiên quyết không được làm, dù có khóc lóc van nài cũng không nhượng bộ.
Có những bậc cha mẹ cứ thấy con khóc là mêm lòng, sau này đứa trẻ không vừa lòng cái gì lại lấy khóc để được chiều theo như ý. Cứ khoc slà cha mẹ phải chiều, khóc là một điều kiện bắt người lớn phải làm theo ý nó. Đón Đình Nhi từ nhà bà ngoại về tôi đã nói trước: Bất kỳ lúc nào con không được lấy việc khóc nhè để vòi vĩnh, mẹ không ưa khóc nhè. Đã đôi lần Đình Nhi cũng khóc nhưng không được chiều theo ý muốn. Cháu hiểu rằng: khóc nhè chả có ích lợi gì, chỉ có làm theo yêu cầu mới là biện pháp duy nhất để giải quyết vấn đề.
Để phòng ngừa ở Đình Nhi hình thành những tính xấu như: không yêu quý đồ đạc, ham hưởng thụ vật chất, lãng phí tiền của, ích kỷ không quan tâm đến người khác … tôi không bao giờ nhẹ dạ chiều theo mọi đòi hỏi về vật chất của Đình Nhi, cố tạo cho cháu một thói quen ghét kẻ lười biếng và ăn bám. Hơn nữa, để bồi dưỡng cho cháu có được phẩm chất biết đồng cam cộng khổ, tôi không bao giờ cho cháu được một mình ăn cả bất kỳ một món thức ăn ngon miệng nào. Lúc bấy giờ, tiền lương không đủ để mua hoa quả ăn tráng miệng, nhưng tôi vẫn cố chắt bóp để mỗi ngày mẹ còn đều được chia nhau một thứ hoa quả nào đó. Phải phân chia, để cho cháu thấy rằng “chia ngọt sẻ bùi” là một việc rất bình thường, còn ăn tham, ăn cả là một việc không bình thường, là một thói xấu.
Để rèn luyện đức tính tự kiềm chế của Đình Nhi, trên đường từ cơ quan về nhà, tôi thường dẫn cháu vào chợ. Khi đến cổng chợ, tôi thường nói với cháu: “Nếu con không vòi mẹ mua quà, thì mẹ cho con vào chợ chơi, còn nếu con cứ vòi vĩnh mẹ mua quà, hai mẹ con mình không vào chợ nữa. Mẹ cho con chọn!”. Lần nào Đình Nhi cũng nói: “Mẹ ơi! Con không vòi mẹ mua quà đâu!”. Tôi dẫn con vào chợ xem các sạp hàng, dạy cho cháy biết tên các loại hàng hoá mới.
Mẹ con tôi thường dừng lại khá lâu trước quầy hàng đồ chơi trẻ con và quầy hàng thực phẩm. Cứ mỗi lần Đình Nhi đến, chú bán hàng ở quầy đồ chơi lại cho Đình Nhi dùng thử một vài loại đồ chơi mới. Đây là thời khắc vui thích nhất của Đình Nhi trong mỗi lần đi chơi chợ. Khó xử nhất là khi đứng trước quầy thực phẩm. Dạo đó hầu như ngày nào cũng có các mặt hàng thực phẩm mới được đóng gói rất đẹp mắt bày ở trên quầy, chẳng cứ Đinh Nhi, ngay tôi cũng rất muốn mua về thưởng thức. Nhưng Đình Nhi luôn biết kiềm chế, chưa bao giờ cháu đòi tôi mua thứ này thứ nọ. Cả một quá trình kìm nén sự thèm muốn lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, rất có lợi cho việc bồi dưỡng khả năng tự kiềm chế của Đình Nhi. Từ nhỏ đến nay, Đình Nhi thường vượt qua được mọi cám dỗ thấp hèn, luôn biết làm theo lý tính. Có thể nói, chính nhờ khả năng tự kiềm chế ấy, Đình Nhi đã giảm được khá nhiều lần phải đi những con đường vòng quanh co.
Trang nhật ký ngày 21 tháng 12 năm 1984, tôi đã ghi lại đôi điều về việc bồi dưỡng tính cách cho Đình Nhi:
Thời gian này tập trung bồi dưỡng cho Đình Nhi mấy khả năng như sau:
1. Phản ứng nhanh chóng. Đòi hỏi Đình Nhi phải có những phản ứng nhanh chóng đối với lời sai bảo của người lớn, không được để người lớn phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần, kể cả những công việc cụ thể như: rửa chân tay, thu dọn đồ chơi, giúp mẹ làm việc vặt …Và cả những công việc cần sửa sai như: chơi những trò không nên chơi, thiếu lễ độ với những người mà cháu không ưa thích. Những việc làm ấy cốt để cho Đình Nhi có được một tác phong nhanh nhẹn, một phản ứng kịp thời.
2. Nắm chắc phương pháp. Trong cuộc sống thường ngày khi gặp khó khăn, người lớn chủ yếu chỉ dạy cho Đình Nhi phương pháp giải quyết vấn đề, chứ không làm thay, như mặc quần áo, gài cúc áo, vắt khăn mặt, lấy đồ vật, mở khoá bảo hiểm, tắt loa đài … Luôn nhấn mạnh cho cháu về tầm quan trọng của phương pháp. Như vậy rất có lợi cho việc bồi dưỡng khả năng độc lập giải quyết vấn đề của Đình Nhi.
3. Khả năng song ngữ. Yêu cầu ĐÌnh Nhi khi tiếp chuyện, đối với những người nói tiếng Tứ Xuyên, phải nói bằng tiếng Tứ Xuyên; đối với những người nói tiếng phổ thông, phải nói bằng tiếng phổ thông. Cháu thường hay quên yêu cầu thứ hai này, nên tôi nói với cháu: “Con nghĩ xem cách nào để khỏi quên”. Cháu nói: “Mẹ hãy dùng chữ “hử” để nhắc con”. Biện pháp này rất hiệu nghiệm. Vì chính cháu nghĩ ra cách đó. Cùng một lúc nắm vững ngữ âm và từ vựng của hai thứ tiếng địa phương. điều này rất có lợi cho việc bồi dưỡng khả năng mẫn cảm đối với ngôn ngữ, rất có lợi cho việc học ngoại ngữ sau này.
4. Khả năng phân biệt đúng sai. Bồi dươỡn khả năng này tôi thường dùng biênh pháp kể chuyện, phân tích, bình phẩm về một con người, một sự việc để hướng dẫn cháu nhận ra đúng sai. Cũng có lúc dùng cả hai biện pháp thưởng phạt. Phần thưởng chủ yếu là được mẹ khen hoặc mẹ âu yến ôm vào lòng, còn phạt thường mà mẹ lặng im không nói, hoặc nhốt vào nhà vệ sinh (biện pháp này ít dùng). Cũng có lúc cho mấy roi vào mông, sau này bạn bè phê phán quá, tôi không dùng cách này nữa. Bạn bè tôi nói đúng. Đánh đòn và quát mắng trẻ vô cớ không phải là biện pháp giáo dục hay. Khi xử phạt nên nói rõ lý do. Tính tôi rất nóng, cho nên thường hay quát mắng Đình Nhi. Gần đây tôi đã sửa chữa khá nhiều. Để cho mẹ không phải quát mắng, Đình Nhi cố gắng ngoan hơn, so với trước kia cháu đã tự giác nhiều hơn.
 
Ông Phùng Đức Toàn, một chuyên gia giáo dục sớm cho rằng: Một tính tốt phải có bốn cơ sở sau: một là vui vẻ, hoạt bát; hai là bình tĩnh, chuyên tâm; ba là dũng cảm tự tin; bốn là yêu lao động, luôn quan tâm đến mọi người. Những tính các phẩm chất ấy đều là những nội dung quan trọng của “tình thương EQ”. Đó cũng là những tố chất mà tôi đã dạy dỗ cháu thông qua những việc làm cụ thể, và luôn được củng cố trong cuộc sống hàng ngày.
HỌC CÁCH THƯƠNG YÊU MẸ, HUẤN LUYỆN BIẾT CẦN SUY NGHĨ VÌ MỌI NGƯỜI
Thông cảm và quan tâm đến người khác đó là một nội dung quan trọng của tình cảm và trí lực. Nó liên quan đến việc đứa trẻ ấy trong tương lai liệu có được mọi người yêu quý hay không. Đối với những gia đình chỉ có một con, thì điều này càng quan trọng. Trung Quốc ngày nay là một xã hội mà mỗi cặp vợ chồng chỉ có một con. Một đứa trẻ là tương lai của cả ba gia đình, là niềm hy vọng của cả ba gia đình, là chỗ dựa tinh thần của sáu thành viên lớn tuổi. Nếu giáo dục được một đứa trẻ có phẩm chất tốt, niềm hạnh phúc đó được nhân lên gấp bội. Nhưng nếu trong gia đình có một đứa con bất hiếu, nỗi đau khổ về tinh thần kể sao cho hết.
Trong số những người tôi quen biết, có những gia đình con cái thật là hiếu thảo, có gia đình có những đứa con phá phách ngang tàng. Những gia đình nghiêm khắc với con cái, thì các cháu thường rất hiếu kính cha mẹ. Những gia đình quá nuông chiều con cái, thì con cái thờpng hay phá phách ngang tàng. Cái công thức “Ăn mật trả đường” trong quan hệ bạn bè dường như không có hiệu quả trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Có những bậc cha mẹ thả lỏng buông xuôi, hy vọng rằng lớn lên nó sẽ hiểu, phần lớn đều gặp phải thảm cảnh “con mình rứt ruột đẻ ra mà giờ đây sao mà như lang sói”.
Những chuyên gia về “Tình thương EQ” sau khi nghiên cứu đã đưa ra kết luận: Lương thiện và thương yêu là bản tính có sẵn trong gen di truyền của đứa trẻ. Nhưng không có được sự dạy dỗ chu đáo, thì phẩm chất tốt đẹp sẽ bị mất đi, nếu bạn hy vọng rằng đứa trẻ sau khi lớn lên tự nhiên chúng sẽ có lòng thông cảm, tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm, thì tốt nhất bạn hãy gửi gắm ngay niềm hy vọng ấy cho chúng từ bây giờ. Quan trọng hơn nữa là, chỉ thuyết giáo bằng lời không thì chưa đủ, phải để cho trẻ luyện tập thường xuyên. Đại não của con người được chia thành hai phần: tư duy và tình cảm; kỹ năng “Tình thương EQ” trong xã hội chỉ có thông qua những việc làm cụ thể, mới có thể được phát kiến thành công trong bộ phận tình cảm của đại não. Những lý lẽ này nhiều năm trước đaâ tôi chưa hiểu rõ, chỉ đơn giản nghĩ rằng phải mau chóng áp dụng một số biện pháp để đề phòng Đình Nhi biến thành con người vị kỷ, chỉ biết mình chứ không biết đến ai nữa. Đối với một đứa trẻ mới có 3 năm 10 tháng tuổi như Đình Nhi, biện pháp tốt nhất là phải bắt đầu từ tình thương yêu mẹ, rồi mới rèn luyện thành thói quen biết suy nghĩ vì người khác. Điều đáng mừng là những rèn giũa đó đã tạo cho Đình Nhi một trái tim biết đồng cảm. Cháu tỏ ra vô cùng mâẫncảm trước những tư tởng và tình cảm của người khác, thầy giáo và các bạn đều cảm nhận được những tình cảm chân thành biết chia sẻ buồn vui với người khác ở Đình Nhi. Cũng từ đó mọi người rất yêu quý cháu. Không những vậy, những rèn giũa đó còn làm cho cuộc sống của chúng tôi thời đó có nhiều điều thú vị.
Ngày mùng 2 tháng Giêng năm 1985, tôi yêu cầu Đình Nhi cứ mỗi lần mẹ giận, phải biết làm cho mẹ vui lòng. Mỗi lần Đình Nhi làm sai một việc gì khiến tôi phải cáu giận, cháu lại dựa vào người tôi thỏ thẻ: “Mẹ! Con biết sai rồi, mẹ đừng giận con nữa nhé, con đọc một bài thơ cho mẹ nghe nhé”. Nói rồi cháu liền bập bẹ đọc: “Sớm từ Bạch đế giữa tầng mây …”. Bài thơ chưa đọc hết tôi đã bật cười. Đình Nhi còn hát để làm tôi nguôi giận. Hai ngày đầu cháu thường hay hát bài “Tổ quốc chúng ta đẹp tựa vườn hoa …” Sau đó cháu lại thích hát:
“Lắc la lắc lư,
Chiếc nôi nho nhỏ,
Bé bỏng của ta,
Đang thiu thiu ngủ …”
Và bây giờ cháu lại thích hát bài “Chiếc mũ rơm”. Tôi cũng chưa biết rằng làm như vậy là có lợi hay có hại đối với cháu, nhưng đối với tôi quả thật là hữu hiệu. Trước đây, mỗi lần cáu giận thật khó mà kìm lại được, còn bây giờ chỉ cần vài giây là tôi đã vui lại ngay, khi tôi vui trở lại thì cháu cũng rất vui. Điều đó thật có lợi cho tôi và không khí gia đình. Tôi nghĩ, có lẽ đó là việc đòi hỏi Đình Nhi phải có trách nhiệm đối với người khác. Ít nhất cháu cũng phải có trách nhiệm đối với tình cảm của tôi, để mẹ thư thái vui vẻ, sẽ sống được lâu hơn. Những ngày được sống hạnh phúc bên mẹ của Đình Nhi cũng sẽ lâu dài hơn.
Có lần tôi bị khản giọng nói không rõ lời, nên không hát, không kể chuyện cho cháu nghe được. Đình Nhi đã chủ động nói với tôi: “Vậy thì để con kể chuyện cho mẹ nghe”. Cháu muốn kể một chuyện gì đó thật buồn cười. Thế là cháu bắt đầu bịa ra những câu chuyện ngớ ngẩn và kỳ quái như: “Ngày xửa ngày xưa, có một cái cây mọc trên mặt đất, cây cứ lớn mãi, lớn mãi, thồi trở thành một cái cây rất to. Tán lá xoè ra, mỗi chiếc lá là một chiếc đèn pin. Mẹ thấy có lạ không chứ?”. Cháu bịa ra nhiều thứ chuyện, phần lớn na ná giống nhau. Đây là một dự báo tốt đẹp, cần chú ý gợi mở trí tưởng tượng và tính hài hước của cháu. Điều đó vô cùng có lợi cho sự nghiệp của cháu sau này.
Hôm ấy con gái tôi lấy sẵn thuốc đánh răng và bàn chải đợi tôi đi đánh giăng, cháu vẫn ngồi trên giường hát kinh kịch. Cháu nói: “Đoạn kịch này phải dùng tất chân mới hát được”. Bởi vì ở đầu giường đang vất đôi tất chân màu đỏ của cháu, vật duy nhất có thể dùng làm “đạo cụ”.
 
Những lần huấn luyện như thế làm cho tình cảm hai mẹ con chúng tôi càng khăng khít. Có lần hai mẹ con đang đi trên đường, Đình Nhi bảo tôi hãy vứt bỏ găng tay đi, cháu nói là: “Cách một lần găng tay con không truyền được tình cảm sang mẹ được”. Một đứa trẻ mới 3 tuổi đã có những biểu hiện tình cảm cảm động như thế, vậy thì còn phải lo gì sau này lớn lên sẽ không có tình cảm với mọi người.
Có điều, cũng có lúc tôi đã quá nóng vội trong việc dạy dỗ con phải biết quan tâm đến mọi người, như trong dịp về thăm bà ngoại Tết năm 1985.
Ở nhà bà ngoại lúc bấy giờ có cháu nhỏ còn ít tuổi hơn cả Đình Nhi. Tôi chưa lường được trước, khi cháu nhỏ còn đang ngủ, Đình Nhi vô ý nói to, đóng cửa mạnh, hoặc chạy nhảy ở trong nhà làm em thức giấc, tôi không kìm được quát mắng Đình Nhi. Và sau đó tôi phải gánh đủ hậu quả của việc làm thiếu suy nghĩ đó. Trước hết Đình Nhi đã nhanh chóng học được các loại từ ngữ không đẹp mà tôi dùng để nói với cháu như là: “vô ý thíc”, nào là “dám cãi lại mẹ à!” … Và nhất là động một tí là cháu cũng gắt lại tôi; thứ hai là, khi biện pháp giáo dục bằng cáu gắt không mang lại hiệu quả, thì tính tình tôi càng trở nên cáu bẳn, tâm trạng tôi luôn thấy buồn phiền.
Khi nhận ra điều đó, cũng là lúc mẹ con tôi sắp trở về nhà. Tôi thấy dù thế nào cũng phải kiên trì giảng giải không để xảy ra tình trạng căng thẳng trong quan hệ mẹ con như vừa qua. Tôi giao hẹn với cháu, haio mẹ con từ nay không được cáu gắt nữa, người này nổi nóng thì người kia phải lập tức nhắc nhở, không khí gia đình lại trở lại như trước đây.
 
Sự việc này nhắc nhở tôi: Việc làm có tác dụng giáo dục hiệu quả hơn rất nhiều lời nói, thô bạo áp chế không bao giờ có thể dạy con trở thành một con người dịu dàn nhã nhặn.
KHOẢNG THỜI GIAN TỐT NHẤT DÀNH CHO VIỆC CHUYÊN TÂM HỌC CHỮ
Đầu óc ít bị phân tán nhất của Đình Nhi là vào lúc trước khi đi ngủ buổi tối, chỉ cần bảo cháu ngồi lên giường làm một việc gì đó là cháu vui vẻ làm ngay, nhiều lúc say sưa quên cả thời gian. Tôi đã lợi dụng khoảng thời gian đó để dạy Đình Nhi học chữ.
Hơn 20 ngày trước đây, tôi đã bắt đầu huấn luyện cho Đình Nhi khả năng đọc các chữ số. (Đây là một trắc nghiệm, trí lực của những đứa trẻ trước 7 tuổi. Trước 3 tuổi, tôi chưa bao giờ cho Đình Nhi làm loại bài tập này). Ba ngày liền (trước lúc cháu đi ngủ mấy phút), tôi cho cháu phân tích một con số có hai chữ số, số nào đứng trước, số nào đứng sau, sau đó làm ngược lại. Sau khi luyện tập với các chữ số hàng chục như vậy, đến ngày thức năm tôi bắt cháu không qua phân tích, trả lời ngay. Kết quả thật là đáng mừng. Khoảng 10 ngày sau đó, tối hôm qua cháu chợt nghĩ ra một trò trơi. Cháu đố tôi đếm ngược số hàng trăm. Tôi làm mẫu, rồi hướng dẫn cháu, kết quả cháu cũng bắt đầu làm được.
 
Tôi cho rằng cách làm như vậy, có thể khiến các cháu nhỏ nhanh chóng chuyển từ cách “nhớ theo hình mẫu” sang “cách nhớ có phân tích” rất có lợi cho việc chuyển sang học chữ bằng cách nhớ các bộ thủ và các nét tiếp theo. Tôi luôn mong Đình Nhi sớm học được chữ Hán, để chóng bước vào giai đoạn tự đọc được sách báo. Tôi dành nhiều thời gian cho việc học tập này của cháu.
Từ ngày Đình Nhi tròn 4 tuổi, tôi chính thức bắt đầu dạy Đình Nhi học chữ. Tôi đọc cho cháu nghe một câu chuyện, dạy cháu nhận biết vài ba chữ ít nét nhất trong câu chuyện đó, hết quả rất tốt. Bây giờ Đình Nhi nhận mặt chữ đã vượt qua giai đoạn “nhớ theo hình mẫu” chuyển sang giai đoạn nhớ chữ theo sự nhận viết các nét và cấu tạo chữ.
Việc nhận biết nét chữ này được bắt đầu từ mùa đông năm ngoái … Khi cháu bắt đầu tập viết, các chữ cứ rời rạc, nghiêng ngả lung tung. Bây giờ cháu đã biết viết thành hàng lối, nhưng nét chữ vẫn chưa chuẩn xác. Mấy hôm trước đây tôi bắt đầu mô phỏng viết chữ “củ cải”, cháu đã viết lộn chữ thành “cải củ”, chứng tỏ rằng cháu vẫn chưa xác định được quan niệm về xuôi ngược của từng chữ. Đó là đặc trưng của “cách nhớ theo hình mẫu”. Tôi cho rằng việc tập viết chữ của đứa trẻ mới lên 4 tuổi là hoàn toàn thứ yếu. Đó chỉ là một động tác hỗ trợ cho việc nhận biết mặt chữ. Thế là tôi liền nghĩ ra cách: cho cháu tập xếp chữ trên bảng nhựa, đầu tiên tôi dùng những que tăm dài ngắn khác nhau, cho cháu nhìn chữ mẫu rồi tập xếp lại. Biênh pháp này rất có kết quả. Rồi tôi sẽ dùng bìa cứng cắt thành các nét chữ dài ngắn khác nhau để cháu tự xếp chữ, rồi dạy cháu phân biệt các loại chữ …
… Trong quá trình dạy Đình Nhi nhận mặt chữ tôi có dựa vào sách tranh truyện, rồi phân tích cấu tạo của từng chữ, dạy cháu đánh vần và cuối cùng là tập viết, liên tưởng sự giống nhau của từng chữ với hình mẫu sống trong đời thường …
NÓI NĂNG ĐẾM SỐ PHẢI NHANH NHẸN – RÈN LUYỆN TỐC ĐỘ TƯ DUY
Các nhà khoa học Pháp và Mỹ sau hàng loạt cuộc nghiên cứu, kết quả trắc nghiệm trí thông minh con người đã phát hiện: “Nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của con người chính là tốc độ hoạt động tâm lý. Chúng ta hãy thử xem một vấn đề đơn giản như: hãy đếm hàng số 3, 6, 9, 12, … Với loại bài tập này không ai cảm thấy khó khăn, và cũng không có ai đếm nhầm. Nhưng trong một vài giây có người đếm được mấy chục số, nhưng cũng có người chỉ đếm được dăm ba con số. Sự khác biệt về tốc độ ấy càng được thể hiện rõ hơn ở những vấn đề phức tạp, có nghĩa là những người trả lời nhanh ở những vấn đề đơn giản, thì cũng trả lời nhanh được ở những vẫn đề phức tạp. Trái lại cũng như vậy. Sự hơn kém nhau về tốc độ của hoạt động tâm lý rất phổ biến ấy chính là cơ sở cơ bản và cố hữu quyết định sự hơn kém nhau về trí lực”.
Sau khi đọc được đoạn đó trong cuốn “Tự trắc nghiệm trí lực”, tôi đã đưa vào chương trình bồi dưỡng Đình Nhi phần huấn luyện tốc độ tư duy. Cách làm cụ thể, ngoài việc “nói một lượt phải hiểu ngay” như đã nêu trên, còn lại chủ yếu là thông qua việc tính toán thật nhanh để giúp Đình Nhi tăng nhanh tốc độ phản ứng trước một tin mới. Dựa trên sách vở hay trong thực tế, hễ có cơ hội tính toán một cách giản đơn là tôi bắt Đình Nhi phải tập đếm hoặc tập tính toán. Khi tập đếm, yêu cầu cháu phải làm với tốc độ thật nhanh, không được “ậm ừ” chậm chạp.
Đồng thời coi việc tập đếm ở mọi lúc mọi nơi. Tôi thường để Đình Nhi tập so sánh các vật thể có sự khác nhau rõ rệt, để nhận biết hình thể từng loại, đồng thời tập đếm luôn. Khi dạy Đình Nhi các phép tính cộng trừ, tôi không chú trọng ở tốc độ nhanh mà chú trọng ở kết quả chính xác. Vì chỉ nhanh trên cơ sở chính xác thì sự tính toán đó mới có ý nghĩa. Trên thực tế, khi Đình Nhi đã làm quen được sự phản ứng nhanh nhạy thì tự cháu lại thấy khó chịu với thái độ làm việc lề mề, chậm chạp. Đến lúc này tôi lại phải luôn nhắc cháu: làm việc gì cũng không  được vội vã hấp tấp, không được vội đưa ra những kết quả khi chưa được thẩm định lại.
Khi được chia một phần thức ăn gì ngon, chính là một dịp hay để tôi dạy cháu tập tính toán. Có lần, trong ngày sinh nhật của Đình Nhi, tôi hỏi cháu: “Trong hộp hiện chỉ còn 7 quả vải, nên chia thế nào đây?”. Đình Nhi đã dùng ngay máy tình trò chơi loay hoay tính toán một hồi rồi đưa ra kết quả: “Mẹ ăn 4 quả, con ăn 3 quả”. Cháu còn bắt chước câu chuyện “Khổng Dung chia lê”, đưa ra 2 đáp án cùng chính xác. Cuối cùng tôi ăn 3 quả, còn lại 1 quả tôi chia đôi, rồi lại chia đôi nữa, cho Đình Nhi tập tính toán chia phần. Sau đó, hai mẹ con tôi cùng ăn quả vải đó. Lẽ ra tôi phải thưởng cho cháu cả quả vải đó, song nghĩ rằng, muốn nhân cơ hội này dạy cho cháu biết “miếng ngon sẻ nửa”, nên cũng đành phải ăn phần của mình.
Ngoài việc học chữ và học toán, tôi cũng thường xuyên dạy cháu tập vẽ và kể chuyện theo tranh. Cũng cần phải nói thêm rằng, tất cả những việc làm đó đều nhằm giúp Đình Nhi nắm được kỹ năng. (Tôi cho rằng rèn luyện kỹ năng cho rtẻ phải ở giai đoạn tiểu học, còn đối với đứa trẻ từ 3 đến 6 tuổi, đây là thời gian quý báu nhất để mở mang trí lực và kích thích sự ham muốn, hiểu biết).
Sự tiến bộ trong học vẽ của Đình Nhi biểu hiện ở hai mặt như sau: một là, rất chăm chú, rất hiếu học, đã có phần say mê; hai là, đối tượng vẽ nhiều hơn, từ ông mặt trời, hoa lá đến bé trai bé gái, rồi tiến đến vẽ chim, vẽ bướm, vẽ chuồn chuồn, châu chấu, nhà cửa, dòng sông, cây cầu, con thỏ, con cá và vẽ những đám mây … Tới đây, tôi sẽ xin cho cháu vào lớp “nghệ thuật mầm non” để cháu học hội hoạ, chắc rằng sẽ tiến bộ nhanh hơn.
Khi xem tranh kể chuyện, Đình Nhi thường hay kể miên man. Tôi thường yêu cầu cháu, trước hết phải kể tên các sự vật có trên bức vẽ đó, sau đó dạy cháu nên tổ chức các tư liệu đó như thế nào để thành câu chuyện. Nếu có động vật thì nên kể động vật trước rồi thông qua con mắt của động vật đó để kể tiếp các cảnh vật xung quanh, to trước, nhỏ sau, cận cảnh viễn cảnh… Vừa mới đây, tôi cho Đình Nhi nhìn một bức tranh truyện và chỉ nhắc cháu một chút về nguyên tắc trước sau, cháu đã làm khá tốt. Sau này nếu có thời gian tôi sẽ ghi chép kỹ hơn về việc này, sẽ giúp cho cháu chú ý hơn đến các mối quan hệ nội tại trong một ý tưởng, đồng htời cũng làm tăng ý muốn được biểu đạt và khả năng biểu đạt của Đình Nhi.
 
Để Đình Nhi thấy được tính thực dụng của việc học tập, tôi cho cháu viết ba lá thư ngắn chỉ mười mấy chữ gửi cho bà ngoại, đồng thời cháu còn gửi biếu bà hai bức tranh do cháu tự vẽ, trong thư cháu còn đề nghị: “Mỗi lần gửi thư về bà, bà viết riêng cho cháu mấy chữ”. Thế là mỗi lần tôi nhận được thư bà, trong thư đều có một mảnh giấy nhỏ viết riêng cho Đình Nhi.
Có điều đáng tiếc là: việc học Anh văn của cháu vẫn chưa làm được. Vì tôi không mua được tài liệu có băng kèm theo, mà tiếng Anh lại là thứ tôi mù tịt. Khi còn ở dưới quê Hồ Bắc, mỗi buổi tối Đình Nhi đều ngồi trước ti-vi xem tiết mục dạy tiếng Anh “Hãy học cùng tôi” chừng hơn nửa tiếng. Cứ như vậy xem liên tục từ lúc cháu mới được 1 tuổi 8 tháng tuổi cho đến lúc cháu 2 tuổi 11 tháng.
Việc coi truyền hình trong hơn một năm đó đã thực sự có hiệu quả khi Đình Nhi học ngoại ngữ ở trường tiểu học. Cháu đã nói với tôi: “Chẳng hiểu sao con luôn cảm thấy tiếng Anh như tiếng nói của chính mình, nó cũng chẳng khác gì tiếng mẹ đẻ”. Những ấn tượng ăn sâu trong đầu óc ngay từ những ngày thơ ấu của cháu, nay đã có tác dụng.
Trước khi Đình Nhi vào học tiểu học, tôi chưa có đủ tiền mua một chiếc tivi, nên ngoài thời gian trên, cháu không còn được tiếp tục xem chương trình “Hãy học với tôi” nữa. Giờ đây nghĩ lại, tôi lại thấy mừng. Nếu khi đó trong nhà lại có một chiếc tivi, thì tôi cũng sẽ lại như mọi người khác, coi tivi như bà bảo mẫu, để con cái cứ ngồi lỳ trước tivi bị động xem đủ mọi chương trình hàng mấy tiếng đồng hồ liền, còn mình thì rảnh tay đi làm việc khác. Đã vậy thì làm gì có nhiều thời gian và công sức để mở mang trí lực và bồi dưỡng tình cảm cho Đình Nhi, và nếu vậy Đình Nhi làm gì có được như ngày hôm nay.
Các nhà khoa học Âu Mỹ qua nghiên cứu cho thấy rằng, khi xem truyền hình, sóng điện trong đại não con người cũng giống như sóng điện khi người ta đang ngủ. Đối với một đứa trẻ dưới 6 tuổi, cứ duy trì trạng thái đó, rõ ràng đã bỏ lỡ một thời kỳ tốt đẹp nhất để phát triển đại não tuổi ấu thơ. Qua sự theo dõi của tôi, những đứa trẻ được cha mẹ coi tivi là một bà bảo mẫu, khi lớn lên sẽ hình thành một thói quan xấu là lười động não. Vì rằng, xem tivi là motọ hoạt động hoàn toàn bị động, không buộc phải có sự phản ứng tức thời. Trừ phi có người lớn ngồi kèm theo, vừa xem, vừa hỏi, vừa giảng giải, coi các tiết mục trên tivi là một thứ giáo trình, thì mới có tác dụng mở mang tri thức cho trẻ. Tuy vậy, đối với những đứa trẻ dưới hai tuổi, không gì bằng lấy ngay các sự vật cụ thể là đối tượng nhận thức.
Trong quá trình trưởng thành của Đình Nhi, tôi luôn lợi dụng các tiết mục phim kịch phát trên truyền hình để làm giáo trình cho Đình Nhi nhận biết tính phức tạp của cuộc sống xã hội. Về mặt đẩy nhanh khả năng tư duy, truyền hình chỉ được dùng để huấn luyện khả năng tư duy và khả năng miêu tả các hoạt động xã hội, khi ấy Đình Nhi đã học lớp 4 tiểu học, đã có đủ khả năng để tiếp thu sự rèn luyện tư duy nhanh ở mức độ khó hơn.
TUỔI NHỎ MÀ CHĂM LÀM: ĐẠO ĐỨC, TRÍ KHÔN ĐỀU CÓ LỢI
Khái niệm “chăm làm” ở đây là chăm làm các công việc như: 1. Các công việc vặt trong gia đình; 2. Những việc nhỏ ngoài xã hội.
Khi bắt đầu 3 tuổi, Đình Nhi đã học làm các công việc vặt trong gia đình. Mỗi lần ăn cơm xong, cháu đã biết thu dọn vỏ trái cây, hoặc vỏ hạt dưa vương vãi trên mặt bàn hoặc trên nền nhà. Khi lên phố mua hàng, những công việc đơn giản như hỏi đường đi, hỏi giá cả, gọi cô bán hàng, nói rõ yêu cầu của mình … tôi đều giao cho cháu tập làm. Có khi vì bận công việc quá không có thời gian xếp hàng mua đồ vật, tôi bảo cháu hãy nói rõ lý do với cô bán hàng và những người đang xếp hàng trước mình, xin được ưu tiên mua trước. Mỗi lần như vậy mọi người đều vui vẻ nhường chỗ. Trước khi làm những việc như vậy, tôi thường răn dạy cháu để cháu khỏi lợi dụng tình thương của mọi người: “Nếu vì lười biếng hoặc học cách lừa dối tìm cách chen ngang khi xếp hàng, thì đó là một việc làm ích kỷ, đáng ghét. Nếu có lý do xác đáng không thể xếp hàng được, thì nên thẳng thắn đàng hoàng xin được giúp đỡ, chỉ cần nói rõ lý do là mọi người sẵn sàng ưu tiên cho, vì người Trung Quốc luôn có thói quen tốt là kính già yêu trẻ. Nhưng nếu không có lý do chính đáng, thì nhất thiết không được lừa dối mọi người”. Đình Nhi rất hiểu sự khác nhau giữa việc “chen ngang” với việc “xin được ưu tiên”. Sau mỗi lần được mọi người chiếu cố, cháu không bao giờ quên lễ phép xin cám ơn lòng tốt của mọi người.
Tôi để cho Đình Nhi làm nhiều việc nhỏ ngay từ khi còn bé, không phải vì cần cháu chia sẻ gánh nặng gia đình. Mà lý do duy nhất chỉ là: đối với sự phát triển trí lực và bồi dưỡng tính cách cho trẻ thì chăm chỉ làm việc có một tác dụng cực kỳ tốt mà các biện pháp huấn luyện khác không thể nào thay thế được.
Ông Watland, một học giả Đại học Harvard Mỹ, đã bỏ ra 40 năm để nghiên cứu, theo dõi 156 cháu thiếu nhi ở Boston và đi đến kết luận: So với những đứa trẻ lười biếng không chịu lao động, thì những đứa trẻ ngay từ nhỏ đã biết yêu lao động, biết làm việc, khi lớn lên sẽ có mối quan hệ với mọi người nhiều gấp hai lần, thu nhập nhiều gấp năm lần và cuộc sống luôn thoải mái và đầy đủ. Vì rằng lao động đã giúp cho các cháu có được nhiều khả năng tốt, và các cháu luôn cảm thấy mình bao giờ cũng có ích cho xã hội.
Đó là từ góc độ xã hội học. Còn từ góc độ sinh lý học, sự trưởng thành của con người gắn liền với lao động và sáng tạo. Vì lao động và sáng tạo cần phải dùng đến tay chân, hàng loạt các dây thần kinh tập trung trên đầu các ngón tay thường xuyên liên lạc với đại não, đẩy nhanh sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh đại não. Ngoài ra, lao động và sáng tạo luôn gắn liền với óc tư duy và trí tưởng tượng, tất nhiên sẽ thúc đẩy sự phát triển về trí lực cho nên từ xưa tới nay đều nhận thấy “tâm hồn” và sự “khéo tay” luôn gắn kết và thúc đẩy lẫn nhau.
Đình Nhi rất yêu lao động. Ngày 12 tháng 5 năm 1985, tôi mua về 3 cân khoai tây, cháu đã tự đem khoai đi rửa, chỉ cần hướng dẫn cháu ít thôi. Ngày 13, cháu biết cắt bí ngô thành những miếng nhỏ, còn giúp tôi bóc tỏi, cạo gừng để tôi xào thịt. Đương nhiên, cháu chỉ dùng dao ăn cho khỏi đứt tay.
Bây giờ cháu quét nhà đã sạch hơn trước nhiều, gấp quần áo cũng gọn gàng hơn. Dọn dẹp đồ chơi, nhà cửa cũng đã gọn gàng ngăn nắp hơn.
Cháu đã tự tắm rửa, trừ phần lưng tôi kỳ cọ giúp cháu. Nước tắm nếu quá nóng cháu đã tự pha chế lấy. Không bao giờ cháu khạc nhổ bừa bãi và vứt vỏ hoa quả ra nền nhà.
Kỳ nghỉ hè vừa qua tôi cho cháu về ở nhà người chị họ khoảng một tháng. Sau khi trở về, sau bữa ăn cháu đã biết tự rửa bát đũa. Cho cháu tập làm những công việc đơn giản như thế, cốt để rèn luyện nghị lực và đức tính kiên trì cho cháu.
Ông Phùng Đức Toàn, một chuyên gia về giáo dục từ sớm nói: Một đứa trẻ khi đã biết nhóm lò than, tất nhiên nó đã nắm được các bước tiến hành để cho lò than cháy đỏ, và nó cũng sẽ biết vận dụng điều đó cho các trường hợp khác. Những đứa trẻ không quen lao động sẽ không có được các kỹ năng đó. Ngay từ nhỏ đã biết lao động và sáng tạo, những phẩm chất yêu lao động, yêu khoa học cũng được hình thành từ những việc làm cụ thể đó, đồng thời cũng hình thành thói quen lao động, sự ham thích sáng tạo và khắc phục khó khăn. Những đứa trẻ không lao động, không biết làm một việc gì cả, tất nhiên không có được những phẩm chất tốt đẹp đó.
Giáo dục một đứa trẻ vốn quen ỷ lại và lười biếng, trở thành một con người siêng năng chăm chỉ thật là khó. Điều này đòi hỏi phải kiên trì và có biện pháp, kể cả khen thưởng và trừng phạt. Có vậy mới có được hiệu quả, mà cũng chưa dám chắc nó đã thực lòng yêu lao động hay chưa. Thế nhưng giáo dục thói quen yêu lao động ngay từ khi đứa trẻ mới biết chơi trò bắt chước người lớn, không phải là một việc làm khó khăn gì. Những tri thức về tâm lý học đã mách bảo ta rằng, một đứa trẻ mới chập chững biết đi, đã có nhu cầu muốn giúp mẹ làm việc, hai tuổi biết giúp mẹ lấy một số đồ vật, ba tuổi đã có ước muốn làm mọi việc như người lớn, từ 4 đến 5 tuổi đã biết tự mình thu dọn đồ chơi, quần áo và tự rửa bát đũa của mình. Điều đó cho biết rằng, lười biếng không phải là bản tính của trẻ con. Xét về bản tính, đứa trẻ nào cũng thích làm việc, chỉ đáng trách các bậc cha mẹ quá nuông chiều con, việc gì cũng làm thay nên mới khiến con cái hình thành một thói quen xấu là ỷ lại và lười biếng.
Đối với những gia đình chỉ có một con, ngay từ khi con cái còn nhỏ tuổi mà không giáo dục chúng có thói quen lao động, một năng lực làm việc, thì sau này hậu quả thật vô cùng lớn.
Các chuyên gia về tâm lý xã hội qua điều tra nghiên cứu đã thấy: Những sự bất hoà giữa cha mẹ và con cái, phần lớn bắt nguồn từ việc con cái quá ỷ lại vào cha mẹ, làm cha mẹ luôn cảm thấy bất lực tòng tâm, không đủ sức chiều theo con cái, còn con cái thì lại luôn oán trách cha mẹ bất tài, vì không thoả mãn được những yêu cầu của chúng. Những đứa trẻ ngay từ ngỏ đã quen thói bất cứ việc gì cũng ỷ lại vào cha mẹ, sau này khả năng tự lập, tự quyết rất kém, gặp bất cứ việc gì cũng chỉ biết trông chờ vào cha mẹ. Khoảng cách giữa sự đòi hỏi của con cái và khả năng của cha mẹ ngày càng lớn, những sự không vừa ý và những lời oán trách ngày càng nhiều, mâu thuẫn và xô xát xảy ra từ đó. Những đứa trẻ ấy rất ít khi nghĩ rằng mình đã làm được gì cho cha mẹ, chúng coi việc cha mẹ phải tằn tiện, vất vả để thoả mãn những đòi hỏi của chúng là điều đương nhiên. Một khi cha mẹ già yếu hoặc gặp khó khăn không còn đủ sức kiếm ra tiền nữa, những đứa trẻ này thường không hề biết xót thương hoặc quan tâm đến bố mẹ.
Ở thành phố, các bậc cha mẹ chỉ có một đứa con duy nhất thường ít khi bắt con mình phải chu cấp tiền nong phụng dưỡng, nhưng thường được đáp lại bằng những việc rất thương tâm, ngay cả việc quan tâm chăm sóc tối thiểu nhất cũng thường không có. Trẻ con ở nông thôn ngay từ nhỏ đã tận mắt nhìn thấy sự làm ăn vất vả của cha mẹ, bản thân chúng cũng phải trực tiếp giúp cha mẹ phần nào việc đồng áng, nên chúng hiểu và thông cảm với những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ, so với trẻ con ở thành phố phần lớn chúng biết thương yêu cha mẹ hơn. Trẻ con ở thành phố thường không thấu hiểu được những khó khăn gian khổ của cha mẹ khi làm việc tại công xưởng hoặc cơ quan, cho nên càng phải thông qua những công việc trong gia đình cho chúng thấy được sự vất vả trong lao động, dẫu rằng trong nhà vẫn có người giúp việc, nhưng những công việc như giặt quần áo, tự dọn dẹp phòng riêng nên bắt chúng phải làm lấy, đề phòng tạo thành thói quen lười biếng theo kiểu “cậu ấm cô chiêu”.
Thực ra, làm các việc vặt trong nhà cũng là một dịp tốt để mở rộng tầm hiểu biết của con cái. Khi tôi cho Đình Nhi tự giặt đôi tất của mình, tôi đã giảng giải cho cháu hiểu về nguyên lý làm sạch vết bẩn của xà phòng; khi Đình Nhi giúp tôi làm món ăn, tôi đã nói cho cháu nghe về sự hoà tan trong nước của đường và muối, cả mùi vị và nồng độ cần thiết của nó, với những câu mở đầu thường là: “Con có biết tại sao … như vậy không?”.
DẠY CHO TRẺ HAI TẦNG CHUẨN MỰC, RÈN LUYỆN THÓI QUEN RỘNG LƯỢNG VỚI MỌI NGƯỜI
Tôi thường yêu cầu rất nghiêm khắc, rất tỷ mỷ đối với Đình Nhi, chưa một lần lơi lỏng bỏ qua. Đình Nhi cũng thường tỏ ra rất nghiêm khắc với người khác. Tôi đòi hỏi Đình Nhi làm bất cứ việc gì hoặc sửa chữa sai lầm phải “nói một lần là nghe ngay” và cháu cũng đòi hỏi ở tôi như vậy. Đương nhiên là tôi chấp hành. Nhưng mọi người khác thì thường không thực hiện nguyên tắc đó của mẹ con tôi. Trước khi Đình Nhi hiểu được đạo lý “nghiêm khắc với mình, rộng lượng với mọi người”, cháu đã không chỉ một lần rơi vào tình trạng mâu thuẫn tâm ký do khái niệm “hai tầng tiêu chuẩn”. Cháu đã nhiều lần khóc mếu hỏi: “Mẹ ơi, tại sao người lớn hơn con, con cũng phải nhường nhiẹn, mà người bé hơn con, con cũng phải nhường nhịn?” hay “Tại sao bạn ấy như vậy thì được?” …
Lần đầu tiên tôi phát hiện ra điều đó chính là dịp trên đường về quê thăm bà ngoại vào đầu năm 1985.
Ngày 9 tháng 2, tôi phải bế Đình Nhi nhảy qua cửa sổ vào trong toa tàu hoả, chen chúc nhau suốt một ngày một đêm, vừa nóng, vừa ngột ngạt lại vừa hôi hám, nhưng khổ nhất là khát. Đình Nhi cứ nhìn chằm chặp vào những túi ni – lông nước của khách trên tàu, bực tức làu bàu: “Hừ, chỉ biết mình, không biết người”. Tôi vừa thương cháu vừa buồn cười, cố gắng khuyên nhủ cháu. Cũng may, từ cái nhìn thèm khát của Đình Nhi, một hành khcáh thấy thương hại đã cho cháu một túi ni – lông nước uống. Lời răn dạy “Hãy vì mọi người” của tôi đối với Đình Nhi đã được một thực tế trả lời.
Đình Nhi đối với các bạn trong nhà trẻ cũng có những yêu cầu nghiêm khắc như tôi thường yêu cầu cháu. Có lần, Đình Nhi đến phát khóc lên chỉ vì có hai bạn nhỏ không đáp lại lời chào hỏi rất nhã nhặn của cháu. Có những bạn nhỏ mắc sai lầm, nhưng không chịu  sửa ngay như nguyên tắc “nói một lần là phải nghe ngay” mà Đình Nhi vẫn thực hiện, Đình Nhi đã khăng khăng bắt bạn đó phải nhận lỗi và sửa chữa ngay, nhưng gặp phải những bạn quen được nuông chiều, thế là lại sinh ra to tiếng. Tôi đã nhiều lần dạy con “đối với mình phải thật nghiêm khắc, đối với người khác phải khoan dung”, nhưng trong thực tế, Đình Nhi không thể khoan dung được.
Trong “Nhật ký dạy con”, có lần tôi đã viết: “Phải chăng vì thiếu nhận thức cảm tính vê sự khoan dung, chưa từng thể nghiệm qua cho nên mới xảy ra tình trạng như trên? Có lẽ, sau này mình phải tìm hiểu nhiều biện pháp để Đình Nhi thể nghiệm điều đó, học cách khoan dung, những cũng phải tránh quan niệm coi nhường nhịn là khoan dung với người khác”.
Sau này tôi mới ý thức được rằng, lúc đó kỳ thực tôi “đã nghiêm khắc quá nhiều, chưa hề nhường nhịn”. Chỉ tiếc rằng chính tôi chưa nhận ra điều đó. Mãi đến khi có một lần tôi đã để mất bình tĩnh trước Đình Nhi, từ đó tôi bắt đầu suy nghĩ và có những điều chỉnh hữu hiệu đối với việc này.
Đây là một việc mà cho đến nay tôi vẫn còn thấy hối hận và xấu hổ, sự việc xảy ra vào ngày 19 tháng 6 năm 1985, khi tôi chuẩn bị kỳ thi cuối học kỳ.
Tối hôm nay, cuối cùng Đình Nhi cũng học được cách gấp thuyền giấy. Tôi chỉ cần nhắc cháu chút ít thôi, như các đường gấp phải thật thằng, khi lộn thuyền phải giữ chặt các nếp gấp … Nhìn chiếc thuyền mà Đình Nhi tự gấp lấy, tôi tự thấy hối hận, xin lỗi cháu: “Vì chuyện gấp thuyền mà vừa rồi mẹ nóng quá đã gắt con, tha lỗi cho mẹ nhé!”. Đình Nhi trả lời: “Không sao đâu mẹ ạ, mẹ biết không, người lớn thấy trẻ con mắt phải sai lầm không thể tha thứ được, muốn cho mấy roi để nhớ, khi ấy thì hãy gắt”. Sau đó, cháu đã mang dép lê lại cho tôi, và mặc dù tôi đã can ngăn, cháu vẫn tự giác nhặt những chiếc dép bị tôi ném ra xa, xếp gọn lại, quả thật tôi rất hối hận.
Vừa rồi vì việc Đình Nhi lúng túng khi học gấp thuyền giấy, tôi quát mắng om sòm, thậm chí còn vò nát chiếc thuyền cháu đang gấp dở quăng xuống nền nhà. Đình Nhi sợ quá khóc oà lên. Tôi thấy mình hơi quá, sai Đình Nhi tiếp tục gấp thuyền. Đình Nhi lại chăm chú gấp thuyền, thỉnh thoảng lại quay sang hỏi tôi cách làm, tôi bảo cháu. Nhưng Đình Nhi vẫn cứ vụng về, lúng túng tôi bực quá bỏ ra sô – pha nằm.
Nghĩ đến công việc trong 40 ngày phải hoàn thành ba môn học mà tối nào cũng phải bận rộn với Đình Nhi như thế này, lấy thời gian đâu để học bài, tôi buồn bực quá, quăng dép lung tung. Đình Nhi đề nghị tôi phải nhặt lại dép, tôi đã nhặt lại, nhưng rồi bực quá lại quăng đi.
Từ trước tới nay, Đình Nhi chưa từng thấy tôi nóng giận như thế bao giờ, cháu sợ quá và khóc oà rồi chạy đến khuyên tôi: “Mẹ ơi! Xin mẹ đừng giận nữa”. Tôi nén giận nói: “Mẹ có giận con đâu!”. Đình Nhi không khóc nữa, trở về tiếp tục gấp thuyền. Thấy Đình Nhi thực sự say mê với công việc như vậy, tôi thấy vừa yêu, vừa thương con, bất giác tự trách mình: “Mấy tháng trước đây không biết tranh thủ thời gian, sang nay vẫn chúi đầu đọc tiểu thuyết, bây giờ lại trút giận lên đầu con, thật chẳng ra làm sao cả. Nếu trước đây cứ chịu khó học hành đều đặn, thì đâu đến nỗi bây giờ thấy tiếc cả thời gian dạy con gấp thuyền”.
Nghĩ đến đây, cơn giận dữ đã nguôi nguôi. Nghĩ lại, hình như trước đây đến tận khi mình đi học tiểu học, mới biết gấp thuyền, lúc ấy đã 7, 8 tuổi rồi. Mà nay Đình Nhi mới 4 tuổi đã biết làm gì đâu. Có chăng chỉ biết nhặt những hạt lê dưới đất mà thôi. Thế mà mình nỡ đối xử với Đình Nhi như vậy, thật là vô lý.
Đang mải suy nghĩ, Đình Nhi lại đến cầu cứu tôi. Lần này, tôi vui vẻ hướng dẫn cháu cách lộn thuyền. Đình Nhi lại lấy thêm một tờ giấy, định gấp một chiếc thuyền khác. Tôi đồng ý và bảo cháu: “Nếu con tự gấp được chiếc thuyền này, mẹ sẽ giúp con ghi nhận thành tích đó vào nhật ký”.
Sắp tới 16 tuổi, tôi mới bắt đầu luyện tập thói quen “nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người”. Nay Đình Nhi mới 4 tuổi, đã đòi hỏi Đình Nhi có được một thói quen như vậy, liệu có quá đáng lắm không? Người cha của Carl Witer chính vì để tránh tình trạng có những yêu cầu không nhất quán đối với hai đứa con, ông đã cho Witer con chơi bời với những đứa trẻ cùng trang lứa trước tuổi thanh niên để tránh gây ra sự lầm lẫn về quan niệm phải trái của con. Việc làm của người cha ấy là đúng đắn. Nhưng tôi không có điều kiện như vậy, tôi chỉ biết cố tìm mọi cách để giảm bớt mức độ lầm lẫn trong nhận thức của con, và cũng để đề phòng Đình Nhi có thói quen khắt khe với mọi người. Muốn làm được như vậy, có lẽ trước tiên tôi phải thay đổi thái độ quá khắt khe với con. Tôi và Đình Nhi sẽ cùng nhau sửa chữa sai lầm.
Hai mẹ con đang cùng nghĩ cách sửa sai, thì một buổi tối, Đình Nhi đề nghị đại khái như sau: trong thời gian mẹ thi cử, con tình nguyện sang bên nhà dì Tú Thụ (bà chị họ của tôi rất thích cháu về ở cùng). Từ đó, thái độ của tôi đối với cháu đã có phần dịu đi nhiều, khi cháu đang say sưa làm một việc gì đó, tôi không bắt cháu dừng lại để làm một việc theo yêu cầu của tôi, mà thường nói với con: “Thôi được, mẹ cho con thêm 5 phút nữa, nhưng con phải đúng hẹn đấy, hết 5 phút con phải đi làm việc kia ngay …”. Đình Nhi thường rất đúng hẹn.
Những ngày này, Đình Nhi học vẽ và tiến bộ rất nhanh, hầu như ngày nào cũng có một bức tranh cho tôi xem. Có một hôm, bạn Hoàng Duy Di đã cướo mất một bức tranh mà Đình Nhi định đưa tôi xem, cháu tức quá khóc mãi không thôi. Tôi lấy câu danh ngôn “Người đáng yêu phải là con người biết trung hậu với người khác” để khuyên nhủ cháu. Đình Nhi có ấn tượng rất sâu sắc đối với đức tính trung hậu trong câu chuyện “Người thợ kim hoàn Sasand”, cháu luôn mong được như thế, vì vậy cháu đã cố không khóc nữa.
Nhưng cháu vẫn còn ấm ức mãi là tại sao đối với mình và đối với người khác lại phải dùng hai loại chuẩn mực khác nhau? Tôi đã cố gắng nghĩ ra một ký do đơn giản và dễ hiểu để thuyết phục cháu: “Bời vì con được giáo dục tốt hơn, hiểu được nhiều đạo lý hơn, con nên làm gương cho các bạn ấy chứ. Hơn nữa, con đâu có có phải là mẹ của bạn ấy, nếu bạn có sai sót gì thì đã có mẹ bạn ấy dạy bảo mà”. Từ đó về sau, mỗi lần như vậy, tôi chỉ cần hỏi lại cháu một câu: “Con có phải là mẹ bạn ấy đâu?”. Đình Nhi liền từ bỏ những yêu cầu quá nghiêm khắc đối với bạn bè.
COI TRỌNG CUỘC SỐNG TẬP THỂ, BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG XÃ HỘI
Tác giả cuốn “Cánh cửa tình thương EQ” nói: “Trong số tất cả các kỹ năng về “tình thương EQ” của một đứa trẻ, khả năng biết chung sống với mọi người có quan hệ vô cùng quan trọng đến sự thành công và chất lượng cuọc sống sau này. Muốn có sự hoà đồng như “cá gặp nước” trong cuộc sống xã hội, đứa trẻ phải học cách  hiểu biết và làm quen với môi trường xã hội, đồng thời phải có những phản ứng thích hợp với từng hoàn cảnh. Đứa trẻ phải biết làm thế nào để cân bằng và điều tiết giữa nhu cầu và mong muốn của mình với nhu cầu và mong muốn của người khác. Người Trung Quốc luôn thực hiện quan niệm chuẩn mực hai tầng: “Nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người khác”, thực tế cũng là nhằm điều tiết mối quan hệ giữa mình với mọi người trong xã hội.
Tôi cho rằng, để biết cách chung sống hoà hợp với mọi người, Đình Nhi cần phải học nhiều hơn nữa cái mà ngày nay người ta gọi là “Kỹ năng tình thương EQ” mà nơi học tập tốt nhất chính là vườn trẻ và nhà trường. Cần phải có cuộc sống và trò chơi tập thể mới có thể bồi dưỡng được những đức tính và khả năng như: tình thân ái, sự hợp tác, tính hào phóng và cởi mở, ý thức giữ gìn kỷ luật và sự lễ độ và công bằng, lòng tự tôn và tinh thần tập thể, ý thức ganh đua và tinh thần trách nhiệm, khả năng tổ chức và ý thức phục tùng, khả nằng lãnh đạo và tinh thần biết hy sinh vì người khác… Chính đó là những phẩm chất bắt buộc những người có giáo dục phải có đủ. Tách rời cuộc sống tập thể thật khó mà bồi dưỡng những phẩm chất đó. Những điều kể trên làm cho tôi thấy mừng vì mình đã không bồi dưỡng Đình Nhi thành một “thần đồng” kiểu “anh hùng nhất khoảnh”, “đơn thương độc mã”.
Kỹ năng xã hội cũng giống như các kỹ năng tình thương EQ khác đều có thể học được. Biện pháp thì rất nhiều như: sự gương mẫu của cha mẹ, sự giáo dục có mục đích của cha mẹ, đảm bảo sự tương xứng giữa tuổi tác và sự phát triển tinh thần của trẻ… Tất cả đều có thể đạt được mục đích là làm cho trẻ em học được kỹ năng xã hội.
Như tôi đã đoán trước, ở nhà trẻ, Đình Nhi chưa học được điều gì mới lạ, nhưng được sự hướng dẫn của tôi, Đình Nhi đã học được khá nhiều các kỹ năng tình cảm và xã hội vô cùng quan trọng.
Có lần Đình Nhi nói: “Con và Đường Dĩnh tranh nhau làm mẹ búp bê, chẳng ai chịu nhường ai, và cuối cùng cả hai đều khóc”. Nhân việc đó tôi mách cháu: “Tranh nhau không được rồi cùng khóc, đó là việc làm bất tài, ngốc nghếch, là người thông minh thì phải biết chủ động sắp xếp để các bạn thay nhau làm mẹ búp bê”. Tối hôm đó, tại câu lạc bộ thành phố, ĐÌnh Nhi đã chơi vô cùng vui vẻ với một bạn giá khác chừng 6 tuổi. Tôi chỉ nhắc cháu một câu: “Buổi sáng mẹ đã dặn phải biết sắp xếp trò chơi cho tốt”.
Khi ra về tôi hỏi cháu: “Chơi có vui không?”. Đình Nhi vui vẻ trả lời: “Vui lắm mẹ ạ. Trước tiên con làm cô bán rau, để chị ấy làm mẹ, sau đó con lại làm mẹ, để chị ấy làm cô bán rau”. (Một sự manh nha về khả năng tổ chức của Đình Nhi).
… Về thái độ lễ phép, Đình Nhi đã có nhiều tiến bộ: “xin lỗi”, “cảm ơn” đã thành một thói quen bản năng. Chau đang tập thói quen hỏi thăm sức khoẻ. Để làm được điều này, tôi thường chủ động hỏi thăm sức khoẻ, công việc của mọi người cốt để cháu học theo mẹ. Việc làm cụ thể của mẹ có tác dụng giáo dục tốt hơn nhiều so với những điều dạy bảo. Ngoài ra ở mọi lúc, mọi nơi tôi đều luôn nhắc nhở cháu phải cư xử lễ độ. Chỉ cần nhắc nhở chút ít là Đình Nhi đã chủ động làm ngay. Việc này rất có lợi cho việc rèn luyện đức tính kiềm chế của trẻ thơ.
Mối quan hệ của Đình Nhi với các bạn trong nhà trẻ rất tốt. Vì vậy, cháu rất yêu nhà trẻ. Hôm nay đến lớp muộn, cô giáo dẫn các bạn đi làm vệ sinh cá nhân, trong lớp học không còn một ai, Đình Nhi nói: “Mẹ cứ để con một mình tại đây,con sẽ không nghịch sách vở, giấy bút trên bàn đâu”. Thế là tôi để lại cháu ở đó, vội vã đi làm. Diều này cũng không phải dễ dàng gì, vì khi cháu hơn một tuổi, tôi đã để cháu ở lại nhà trẻ đi công tác, ấn tượng “tự nhiên mất mẹ” đáng sợ kia cho đến nay chau vẫn chưa quên. Sau này rèn luyện mãi cháu mới dám ở lại một mình.
Theo sự dăn dò của tôi, Đình Nhi đã biết tự uống thuốc cảm theo chỉ định ngay tại nhà trẻ.
Để Đình Nhi cảm nhận được niềm vinh dự trước tập thể, khi vườn trẻ mở hội thi hoa, tôi dẫn cháu cất công đi thật xa, chọn mãi mới mua được một chậu hoa bạch đàn ông đủ cả hai màu đỏ và vàng, để cháu tham dự hội thi hoa.
Các chuyên gia về “tình thương EQ” cho rằng, những việc làm như thế cũng có những tác động rất tốt, đôi lúc phải giúp trẻ làm được công việc gì đó, để trẻ thấy được niềm vui sướng của sự thành công, sức mạnh của niềm vui sướng đó sẽ thúc đẩy trẻ hăng hái làm ra nhiều “sự thành công” mới khác.
Ngoài việc học tập và vui chơi với các bạn trong nhà trẻ, cuộc vui chơi với các bạn hàng xóm cũng là một việc rất quan trọng, các cháu lớn nhỏ vui chơi với nhau có tác dụng bù lấp được sự thiếu hụt về tình cảm của những đứa trẻ mà gia đình chỉ có con một, nhưng cũng phải cho trẻ biết chọn bạn mà chơi.
Khi mới hơn 3 tuổi, Đình Nhi làm hỏng chiếc kẹp tóc của bé Đặng Linh, con gái cô Viên. Tôi bảo cháu: “Con phải lấy số tiền định mua bóng bay của con để mua đền bạn Đặng Linh chiếc kẹp tóc đó”. Lúc đó Đình Nhi mới học được câu nói “đau khổ trong lòng” trong bộ phim dài nhiều tập “Em bé nô tỳ” của Brazil chiếu trên truyền hình, cháu vận dụng nói: “Con cứ nén nhịn “nỗi đau khổ trong lòng”, cố chờ đến khi mẹ có lương tháng sau để mua vậy”.
Làm như thế để cốt dạy ĐÌnh Nhi biết gánh chịu hậu quả do sai lầm của mình. Cũng phải nói thêm rằng: Đình Nhi rất có ý thức chịu đựng. Trên người cháu, nếu có một chỗ dâu hoặc ngứa ngáy, tôi đều yêu cầu cháu phải cố mà chịu đựng, không được kêu khóc, không được giãy giụa lung tung. Không chỉ vì “kiên nhẫn” là một yếu tố cấu thành rất quan trọng của ý chí mà còn vì mọi người chẳng thích thú gì một đứa trẻ cứ hơi đau một tý là vội khóc nhè, quấy rầy người khác. Đình Nhi cho rằng chịu đựng đau khổ là điều đương nhiên. Cháu đã làm như vậy và yêu cầu tôi cũng phải làm như cháu.
Cùng vui chơi với những đứa trẻ được giáo dục bằng những quan niệm và phương pháp khác nhau, khó tránh khỏi những ảnh hưởng không lành mạnh. Bình thường, tôi luôn cố  gắng tránh cho Đình Nhi tiếp xúc với những đứa trẻ thiếu giáo dục, tôi không thể để cho ĐÌnh Nhi, một đứa trẻ chưa đủ trí khôn và nghị lực làm chủ bản thân mình, tiêm nhiễm phải những thói xấu từ những đứa trẻ như vậy. Và khi không còn cách nào tránh được, thì tôi đã kịp thời giảng giải để cháu hiểu và từ những tật xấu của bạn, Đình Nhi phải rút ra bài học kinhnghiệm cho mình.
Khoảng 10 ngày trước đây, một người bạn của tôi cho Đình Nhi một dây hoa bằng lụa mầu, ĐÌnh Nhi cùng ban X chơi chung nhưng chưa đầy 2 phút sau, ĐÌnh Nhi bỗng khóc oà lên. Tôi vội chạy ra xem sao, chau X vội liến thoắng: “Bạn ĐÌnh Nhi xé hoa, cô ạ. Cháu giằng lấy không cho bạn ấy xé, thế là bạn ấy khóc”. Tôi quay lại hỏ Đình Nhi: “Có thế không con?” ĐÌnh Nhi vẫn nức nở khóc, chỉ nói được hai tiếng: “mẹ ơi”, rồi không nói thêm được gì nữa.
Tôi vừa phê bình Đình Nhi không nên xé hoa, không nên khóc, vừa dắt cháu trở về nhà. Trên đường về, ĐÌnh Nhi vừa khóc vừa nói: “Không phải con xé hoa đâu, bạn X giằng lấy hoa củ con định xé đấy. Bạn X nói dối, con ghét bạn ấy lắm!” Nói xong, cháu lại oà khóc to hơn.
Tôi chợt nhớ đến câu nói của ông Chu Khắc Cần: “Hãy xem xem khi đứa trẻ lần đầu bị lừa dối, nó có phản ứng thế nào”. Tôi đã hiểu đây là lần đầu tiên ĐÌnh Nhi bị lừa dối. Tôi rất hiểu nỗi lòng của cháu, nhưng không thể cũng hùa theo ĐÌnh Nhi nguyễn rủa bạn X được. Tôi lựa lời khuyên bảo: “chỉ đáng ghét cái khuyết điểm của bạn X thôi, chứ không ghét bạn ấy. Vả lại khóc có giải quyết được gì đâu, chỉ tổ làm hỏng việc mà thôi. Nếu khi ấy côn bình tĩnh, tự nhắc nhở mình là không được khóc, rồi kể lại sự thật cho mẹ nghe, thì mẹ sẽ phê bình khuyết điểm của bạn X, để bạn ấy biết lỗi mà sửa đi. Nhưng khóc thì mọi việc đều hỏng cả, mọi người chỉ nghe bạn X thanh minh và cho rằng chính con là người định xé hoa. Vì thế, bị lừa dối có đau xót không? Con đã thấy rồi đấy, từ nay về sau, dù thế nào con cũng không được nói dói nghe chưa?” Từ đó về sau quả thực ĐÌnh Nhi không bao giờ nói dối. (Trước đây đã có lúc Đình Nhi làm sai một việc gì đó, nhưng không dám thừa nhận, nhữnglúc như vậy tôi thường nghiêm khắc trách mắng cháu, có  lúc tức quá còn cho mấy roi vào mông. Không dám thừa nhận lỗi lầm, sự việc tuy nhỏ nhưng tính chất thì thật là nghiêm trọng không thể tha thứ. Ngây từ khi còn nhỏ đã phải dạy cho con đức tính thật thà, cho nó biết lừa gạt, dối trá là cực kỳ đáng ghét, đáng xấu hổ, để tạo cho con cái một thói quen tốt là dám làm dám chịu. Đay là vấn đề có liên quan mật thiết đến nhân cách của con người và tinh thần trách nhiệm). Xem ra giáo dục phản diện, kích thích trực tiếp cũng có ý nghĩa đặc biệt của nó.
BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG MỤC TIÊU NHỎ, BỒI DƯỠNG Ý CHÍ VƯƠN LÊN CỦA CON TRẺ
Để trẻ có được sự giáo dục từ sớm làm thế nào để cùng vui chơi chung sống với các bạn bình thường cùng trang lứa, sẽ có một vấn đề xảy ra là, chương trình dạy học trong vườn trẻ và nhà trường là chương trình phổ thông phù hợp với các cháu bình thường, các cháu được giáo dục từ sớm có tư chất tót hơn thường bị mất hứng thú đối với chương trình dạy học ấy vì nó thiếu tính thử thách, cho nên thường không tập trung nghe thầy cô giảng bài. Các chuyên gia giáo dục từ sớm của Nhật Bản đã gọi tình trạng này là “thỏ chạy thi với rùa”, và cho rằng sự chênh lệch quá xa về tốc độ đã khiến thỏ ngủ ở dọc đường và cuối cùng đã đến đích sau rùa.
Khi Đình Nhi nghe kể chuyện, tập vẽ, tập viết chữ hoặc tự mình chơi ở nhà thì rất tạp trung chú ý, rất kiên trì, thế nhưng khi đi học nhà trẻ thì lại thiếu tập trung. Tôi nghĩ rằng, để tránh tình trạng như thỏ trong truyện ngụ ngôn trên, cần phải loại trừ ngay tâm lý lười biếng kia đi. Ngay từ khi còn học trong nhà trẻ, tạo cho trẻ một thói quen tập trung lằng nghe lời người khác. Ở đây lại còn có vấn đề khả năng nữa, khả năng biết nghe và biết nghĩ. Khi trẻ con đã dư sức học, phải dạy cho chúng những mục tiêu nhỏ với độ khó cao hơn, nhưng có thể dễ dàng đạt được, từ đó bồi dưỡng ý chí vươn lên của trẻ. Những mục tiêu đó phần lớn pahỉ có liên quan đến việc nâng cao “tình thương EQ” của trẻ.
Mục tiêu thứ nhất mà tôi nêu ra cho Đình Nhi chính là pahỉ giành được danh hiệu “Ngôi sao đỏ” trong nhà trẻ.
Ngày 5 tháng 10, phát hiện trên bảng “Những ngôi sao đỏ” trong lớp Đình Nhi đang theo học, không có tên cháu. Tôi khuyên Đình Nhi nên đi hỏi cô Vương chủ nhiệm lớp: “Thưa cô, con còn có những khuyết điểm gì cần phải sửa ngay ạ?” Cô Vương nói: “Khi nghe giảng bài, Đình Nhi đã chưa chủ động trả lời câu hỏi của cô giáo Trần (câu hỏi là: Bàn tay bé con của con đã biết làm được việc gì?). Vì vậy, con chưa được Ngôi sao đỏ”. Cô Vương con nói thêm: “Khi nghe giảng bài, khi ăn cơm và khi chơi các trò chơi lắp ghép, Đình Nhi thường không chú ý, hay quy ngang, quay ngửa nói chuyện riêng.” Khi tôi  và cô giáo Vương đang nói chuyện, ĐÌnh Nhi đã vội cắt ngang xin giải thích, rồi oà lên khóc ra chiều oan ức lắm.
Sau khi về tới nhà, tôi bình tĩnh ngoìi xuống nói chuyện với Đình Nhi. Toi bảo ĐìnhNhi hãy nhớ lại buổi học hôm đó, và nhắc lại câu hỏi trên cho cháu trả lời. Đình Nhi cãi lại: ““Không phải bàn tay biết làm việc gì?” mà là: “Con biết làm những việc gì?” mới đúng chứ!” Tôi giải thích cho cháu và cháu đã nghe ra, hơn nữa cháu còn nói: “Hôm ấy con không nghe rõ câu hỏi của cô giáo”.
Tôi bảo Đình Nhi: “Khi cô giáo giảng bài, học trò phải thật chú ý lắng nghe và nhìn thẳng vào mắt cô giáo, như vậy mới thật là chú ý”. Ngay lúc ấy ĐÌnh Nhi lại chăm chú nhìn vào tờ giấy đang chơi ở trên tay, tôi lập tức phê bình, và yêu cầu cháu phải thực hiện ngay từ bây giờ. Khi ĐÌnh Nhi ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào mắt tôi, tôi khen cháu làm như vậy là đúng, đây là một thói quen tốt của những người biết lễ độ, có giáo dục, mong cháu hãy cố gắng duy trì như thế. Tôi còn đang giảng giải, ĐÌnh Nhi đã cắt ngang lời tôi: “Con xin lỗi mẹ, con lại vừa nhìn xuống bàn tay con”. Tôi thừa dịp nói luôn: “Biết tự giác không làm những việc mà mình đang thích, đó là việc khó. Một con người có nghị lực, không thể hiện ở chỗ biết tự kiềm chế không làm những việc tuy mình rất thích, nhưng không đáng làm. Ví như, hiện thời mẹ đang nói chuyện với con, nhưng con lại thích nhìn ngang nhìn ngửa, động tay động chân, những việc ấy trong lúc này là không nên làm, nếu con biết tự kiềm chế, chăm chú nghe lời mẹ, như nậy là có nghị lực”. Từ đó, ĐÌnh Nhi rất chăm chú nghe tôi nói, sau đó tôi còn yêu cầu cháu trả lời lại một số câu hỏi trên lớp và cả việc kể chuyện theo tranh, cả tahỷ tới gần 40phút, nhưng cháu vẫn rất chuyên tâm.
…Sau buổi nói chuyện hôm ấy, hôm sau khi lên lớp cô giáo nêu câu hỏi: “Hôm lễ Quốc khánh, em đã nhìn thấy những gì?” Đình Nhi đã trả lời khá lưu loát bằng tiếng phổ thông, được cô giáo phát cho phần thưởng.
Buổi học hôm nay cô nêu ra câu hỏi: “Hãy kể về buổi chơi đi công viên Nhân Dân vào một ngày thu”. Thật không may, hôm nay cô giáo lại không gắn “Sao đỏ”, mà chỉ thưởng cho Đình Nhi “Một ngọn núi” được cắt ra từ một tấm bìa cứng.
(Ngày hôm sau, cô giáo thưởng bù, Đình Nhi đã được gắn 1 “Ngôi sao đỏ”).
Ngày 24 tháng10. Hôm nay học nhận biết chữ số từ 1 đến 9, Đình Nhi làm rất trôi chảy, mà cả lớp chỉ có ĐÌnh Nhi làm được, cô giáo gắn thêm cho ĐÌnh Nhi một “Ngôi sao đỏ” nữa. Tôi và Đình Nhi đều mừng ra mặt, hai mẹ con trò chuyện khá lâu. Tại phần mục lục của cuốn sách học chữ, ĐÌnh Nhi đã biết nhận mặt các chứ số hàng trăm, nhận mặt các chữ số hàng đơn vị đã không còn là vấn đề nữa rồi. Điều đáng mừng là, cũng như nhiều các bạn khác, Đình Nhi đã giành được 2 “Ngôi sao đỏ”, chỉ kém bạn Chiêm Bồi có một bông (bạn này được thêm một bông trong trò chơi ghép hình thử trí lực). Cô giáo nói, ai được nhiều sao, người đó đựơc đi du lịch đến Bắc Kinh (được dán ảnh mình và thành phố Bắc Kinh trên bản đồ treo tường). Lần này, Đình Nhi chắc sẽ được đi du lịch. Mẹ con tôi bàn nhau làm thế nào để mỗi buổi đi học đều được “Sao đỏ”.
Mục tiêu thứ hai tôi nêu ra cho Đình Nhi là sửa chữa khuyết điểm quay ngang, quay ngửa khi ăn cơm.
Tuần lễ này, tôi luôn nghĩ cách sửa chữa khuyết điểm hay nói cười, hay quay ngang quay ngửa khi ăn cơm, việc này đã nói rất nhiều lần nhưng chưa có kết quả. Tối nay tôi quyết định, bắt đầu từ ngày mai, nếu không sửa chữa khuyết điểm đó thì sẽ bị giam vào nhà vệ sinh 10 phút, mỗi lần tái phạm sẽ bị giam thêm 10 phút nữa, cứ thế đến khi nào sửa được mới thôi. Đình Nhi còn tự nêu biện pháp: Khi ăn cơm mắt phải nhìn vào mâm bát, không được quay ngang quay ngửa, khi muốn trò chuyện phải tự thầm nhắc: “Không được nói, không được nói”, ăn phải cẩn thận, không được để rơi vãi (hạt cơm nào vãi ra bàn thì phải nhặt vào bát để ăn). Ba điểm đó, về cơ bản Đình Nhi đã thực hiện được. Hôm nay, lần đầu tiên đến phiên ĐÌnh Nhi trực nhật, cháu đã làm mọi công việc rất cẩn thận, rất vui vẻ, ăn cơm đã nhanh hơn.
Mục tiêu thứ ba là:
Cố gắng để vào lớp học múa cua nhà trẻ. Lớp học múa cũ của nhà trẻ bị các cô giáo chê là quá yếu, vì vậy quyết định mở một lớp múa mới mà không thu học phí. Đình Nhi đã mạnh dạn tiến cử, và đã được thu nhận. Thái độ tích cực chủ động đó được mẹ rất khen. Lớp mới này sẽ chuẩn bị nhiều tiết mục biểu diễn mới trong dịp Tết. Lớp sẽ chọn 10 cháu trong số 17 cháu đi biểu diễn, tôi động viên Đình Nhi: phải chăm chỉ học hành, cần cù luyện tập để được vào đội tuyển. Tôi muốn cháu ngay từ nhỏ đã có được ý chí “quyết chiến quyết thắng trong các cuộc ganh đua”. Tôi cũng bỏ nhiều công sức giúp cháu rèn luyện ý chí này.
Mục tiêu thứ tư là:
Phải mau chóng ngủ rưa được ngay. Về việc này, tôi dạy cháu cách tập đếm các ngón chân trước khi chợp mắt. Cách này lợi dụng nguyên lý của khí công, tập trung ý chí vào đầu ngón chân, có tác dụng rất tốt để đưa người ta vào giấc ngủ. Luyện tập thường xuyên rất có lợi cho sức khoẻ. Không biết Đình Nhi có kiên trì tập luyện được không? (Biện pháp này còn đang thực hiện).
Đối với người khác mục tiêu nhỏ này có lẽ còn có ý nghĩa gì, nhưng đối với Đình Nhi lại chính là bài học “Muốn đi ngàn dăm, phải bắt đầu bằng những bước đi”, chính những mục tiêu nhỏ, không ngừng đổi mới đó đã khiến Đình Nhi luôn luôn có những điểm mốc để phấn đấu, duy trì ý chí vươn lên.
Hôm qua, Đình Nhi hỏi tôi,tại sao co nhiều người hay kiêu ngạo thế? Tôi đã giảithích cho cháu biết nguyên nhân và sự đáng chê cười của tính kiêu ngạo bằng cách lấy các dụng cụ đo lường to nhỏ khác nhau để làm ví dụ, như thùng nhỏ, thùng lớn, con sông và biển cả. Đình Nhi cũng bắt chước lấy cốc lớn, cốc bé làm ví dụ, cháu đã hiểu ra.
Hôm nay, Đình Nhi kể bạn Lưu Bội ở lớp con thấy cô giáo gọi bạn khác trả lời câu hỏi trước, chứ không gọi bạn ấy, Lưu Bội có vẻ không vui, “vậy bạn ấy chỉ biết mình không biết người mẹ nhỉ?” Tôi nói với Đình Nhi: “Như vậy là ghen tức!” Tôi hỏi: “Con có hay ghen tức với ngưồi khác  không?” Đình Nhi: “Con chẳng bao giờ, mẹ đã chẳng nói rằng, không nên ghen tức với người khác, người khác được trả lời trước, mình nên vui mới phải”. Thừa díp đó tôi nói luôn: “Người khác tiến bộ, mình mới có bạn bè tốt mà chơi chứ. Con phải biết rộng lượng với khuyết điểm của người chậm tiến, nhưng rất khó coi họ là những người bạn tốt. Có nhiều người tiến bộ, cả nước mới tiến bộ được chứ”.
 
BIẾT GIÀNH LẤY NHƯNG CŨNG PHẢI BIẾT VỨT BỎ
Trẻ con phải được phát triển toàn diện, phải có nhiều hứng thú say mê. Sở dĩ giáo dục từ sớm đặc biệt nhấn mạnh việc bồi dưỡng đa phương tiện cho trẻ, bởi vì trẻ nhỏ ngay từ đầu hầu như không có những hứng thú trọng tâm, hoặc hứng thú trọng tâm rất không thành thục, không ổn định, tâm sinh lý của chúng còn đang không ngừng phát triển và thay đổi. Việc bồi dưỡng có định hướng quá sớm của các bậc cha mẹ thường không có lợi  cho sự phát triển toàn diện và phát triển đầy đủ của trẻ.
Tôi luôn động viên ĐÌnh Nhi tham gia các hoạt động nghệ thuật, như học tập và thưởng thức âm nhạc, ca múa, hội hoạ và tạo hình… Học tập nghệ thuật vừa là trí lực, vừa là mỹ dục, có ý nghĩa quan trọng trong đại não của trẻ, tăng cường sức tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ. Phát triển những hứng thú đó rất có lợi cho việc bồi dưỡng khả năng cảm thụ, khả năng thưởng thức và thể hiện cái đẹp, đồng thời cũng hình thành những phẩm chất có tính cáh làm giàu tính sáng tạo.
Tôi thường tranh thủ những giờ nghỉ sau khi rèn luyện sự tư duy trừu tượng khá mệt mỏi của ĐÌnh Nhi để hai mẹ con cùng múa hát. Tôi gọi đó là “cách nghỉ ngơi tích cực theo kiểu Carl Marx”. Đình Nhi đã học được nhiều điều chính từ những hoạt động có tính chất vui vẻ ấy.
Gần một tháng nay, tôi bắt đầu cho Đình Nhi luyện thanh nhạc. Âm chẩn của ĐÌnh Nhi đã có nhiều tiến bộ, nhưng khi hát các bài có sự dao động khá cao về độ trầm bổng, thì âm lượng của ĐÌnh Nhi thường chưa ổn định. Có điều lạ là khi cháu hát bài “Còn nhớ có một ngày” thì lại hát rất chuẩn, kể cả trong lúc mơ ngủ.
Đình Nhi rất thích nghe bài hát trong phim “Chị Giang”, cũng rất thích nghe “Bài ca mặt trăng” và các khúc dân ca Thiểm Bắc. Cháu đã học thuộc đoạn tấu bài “Đừng chia tay nhau bằng tiếng khóc”. Ngoài ra cháu còn thích nghe kinh dịch, những lúc hứng lên cũng hát nghêu ngao vài câu, nghe cũng hơi giống.
Đình Nhi cũng rất thích học luyến láy âm thanh, tuy chưa thành thạo, nhưng cũng hát được vài câu thao kiểu nhạc disco.
Khi đứa trẻ say sưa một công việc song không thích hợp lắm với tố chất bẩm sinh của nó, tôi nghĩ rằng cha mẹ phải có trách nhiệm giúp con mình thoát ra khỏi “con đường mê muội” đó. Bởi vì, bồi dưỡng nhiều mặt không phải là một sự giáo dục đòi hỏi mặt nào cũng có hoặc mặt nào cũng phải bỏ công sức như nhau, mà đây là một sự giáo dục đòi hỏi phải căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, nhất là phải căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý, hứng thú, sở thích và triển vọng của từng đứa trẻ. Bản tính của trẻ thơ là rất tự tin, mặc dù trước một khó khăn không thể nào vượt qua được, hoặc vấp phải nhiều lần thất bại, lòng tự tin đó không hề giảm sút. Có những việc mà người lớn, những con người rất giàu kinh nghiệm biết chắc rằng cứ kiên trì là được, cuối cùng nhất định sẽ thành công. Tuy đây chỉ là quá trình phát triển tâm lý có tính chất dự liệu. (nói chung phải đợi đến khi đứa trẻ bước vào lớp 5 thì mới có khả năng phân biệt được sự khác nhau giữa năng lực và nỗ lực). Nhưng tôi không muốn để cho Đình Nhi phải tốn công, tốn sức quá nhiều trên con đường mà không chắc chắn sẽ thành công, một khi gặp phát triển tình hình như vậy, tôi lập tức nắm lấy cơ hội để dạy cho Đình Nhi biết cần phải “thực tế suy nghĩ vấn đề”.
Ví như, ngay từ nhỏ, Đình Nhi đã rất thích học múa, cháu có khả năng tiếp thu rất nhanh các điệu múa, khi mới 4 tuổi cháu đã vô cùng yêu thích vũ ba-lê… Khi ấy, tôi dẫn cháu đi xem bộ phim “Bước ngoặt” của Mỹ, với ảnh hưởng nghệ thuật của bộ phim múa nhà nghề ấy, Đình Nhi luôn mơ ước sẽ trở thành một diễn viên múa ba-lê. Nhưng xét theo góc độ gen di truyền, dáng vóc của cháu chắc chắn sẽ không thích hợp để làm một diẽn viên múa ba-lê. Để không làm thương tổn đến sự hứng thú và lòng ham muốn đối với bộ môn múa của Đình Nhi, tôi lựa lời khuyên bảo, giúp cháu từ bỏ ý định múa ba-lê.
… Trước khi đi ngủ, Đình Nhi liền học múa. Trước tiên cháu làm mấy động tác đá chân… Điệu bộ cũng khá giống. Chỉ có điều cặp chân của cháu vừa hơi cong lại vừa lên gân, trông rất buồn cười. Tôi giúp cháu sửa lại động tác đó. Tiếp theo, cháu làm động tác “quét đất”. Hôm trước tôi đã cười động tác “quét đất” cong đầu gối của cháu, tối nay cháu làm động tác “quét đất” thẳng đầu gối. Sau đó, cháu luyện động tác ‘ngồi đất ép đùi’ và các động tác “uốn lưng”. Đình Nhi muốn luyện động tác “quay tròn”… Tôi bảo cháu: “Động tác này khó lắm, mẹ không tự quay được, mẹ chỉ biết cách quay thôi”. Cháu đòi làm mẫu rồi cháu tự lưyện lấy.
Đình Nhi quay luôn mấy vòng, nhưng vẫn chưa làm được. Thừa dịp tôi bảo cháu, trước tiên phải luyện động tác “đứng trên đầu ngón chân đã”. Đình Nhi bèn vịn vào lan can giường tập đứng, ưỡn thẳng bụng ra, tôi giúp cháu sửa động tác tay, cháu nói: “Mẹ mua cho con đôi giày múa ba-lê đi!” Tôi nói: “Trừ phi con đứng liên tục như vậy trong nửa giờ, còn nếu không thì không thể đi giày múa được đâu”. “Con đứng được nửa tiếng đấy”, ĐÌnh Nhi trả lời. Tôi bật cười: “Được rồi, con hãy nhìn đồng hồ đi, bây giờ kim dài chỉ số 6, khi nào nó chỉ sang số 12, là nửa tiếng đấy. Con hãy thử đi”. “con làm được mẹ phải mua ngay giày cho con đấy!” 5 phút trôi qua, Đình Nhi vần tràn đầy niềm tn, giữa chừng cúi xuống gãi chân 1 lần. Tôi dạy cháu tập thót bụng, tập lỏng cổ, cháu đều cố gắng làm theo. Tôi sợ cháu ngày mai đau đùi không đi học được, khuyên cháu đừng tập, chẳng có ai đứng được nửa tiếng đồng hồ đâu. Cháu không nghe, vẫn cố thót bụng. Rồi chừng hai phút sau cháu khuỵu chân chịu thua. Tôi đỡ cháu ngồi xuống, xoa bóp hai bắp chân cho cháu. Cháu nói: “Chủ yếu là đau đầu ngón chân quá mẹ ạ!”
Nhân cơ hội này, tôi lại khuyên nhủ cháu: múa ba-lê là không được ăn đườg, ăn thịt, ăn sô-cô-la và nhiều thứ thức ăn ngon khác. Thế là cháu từ bỏ ý định làm một diễn viên múa ba-lê.
Trẻ con cần phải biết “cần từ bỏ những gì đáng từ bỏ”, các bậc cha mẹ cũng phải biết như vậy. Khi dạy cho con học đánh đàn, nếu biết rằng đánh đàn sẽ làm các ngón tay mềm dẻo và nhạy cảm, rất có lợi cho việc phát triển trí lực, thì bạn hãy chỉ vui mừng vì con bạn chăm chỉ tập đánh đàn, bạn quyết không được tức giận hoặc thất vọng khi thấy con mình gảy sai đi một vài nốt nhạc. Niềm vui của bạn sẽ có tác dụng tích cực đối với trẻ, con bạn sẽ càng chăm chỉ luyện tập hơn. Dẫu rằng đánh chưa hay, nhưng hứng thú của trẻ đối với âm nhạc rõ ràng đã tăng cao, chưa nói đến việc đẩy nhanh sự phát triển đại não của con bạn.
Mục đích của việc giáo dục mỹ thuật ngay từ sớm chủ yếu cũng không phải đánh giá xem đứa trẻ đó vẽ đã giống chưa, mà hãy xem đứa trẻ đó đã thực sự biết yêu cái đẹp chưa, đã biết phát huy trí tưởng tượng và tác phẩm đẹp chưa. Các bậc cha mẹ không nên quá nôn nóng và sốt ruột khi thấy con mình vẽ còn chưa giống. Nếu cha mẹ luôn thốt ra những lời mắng nhiếc mang tính tiêu cực như: đò lười biếng, đồ ngu dốt, không chịu khắc khổ… thì con bạn sẽ rất buồn và rất sợ; lấy đau ra hứng thú hay không hứng thú nữa. Về việc này, tôi cũng đã có một bài học đáng nhớ.
… Tối hôm nay, Đình Nhi chíu đầu vào học vẽ, cháu luyện cách vẽ vòng tròn, rồi vẽ người. Cháu nói, cháu phải luyện 3 tháng liền để vẽ được vòng tròn. Cô Viên nói: vẽ được vòng tròn rồi, cô sẽ dạy cháu vẽ nhiều cái mới khác. Ngoài ra, cô còn cho xem hình mẫu để luyện khả năng quan sát, bao gồm cả khả năng tìm ra đặc điểm, tìm ra mấu chốt… Những lời đó thật là có lý, đã gợi mở cho tôi được nhiều điều. Từ đó tôi không cáu giận hoạc sốt ruột khi Đình Nhi vẽ còn chưa giống.
Hứng thú với hội hoạ của Đình Nhi đã có được một môi trường phát triển lành mạnh. Cháu đã tỏ ra có nhiều triển vọng trong lớp hội hoạ của nhà trẻ.
 
LÀM BẠN VỚI ÔNG NGOẠI, SUNG SƯỚNG VÀ THÍCH THÚ
Mùa xuân năm 1986, chương trình tự học đại học của tôi bước vào giai đoạn quyết định. Tôi vừa chuẩn bị cho kỳ thi cuối học kỳ 2 năm thứ 3 lại vừa chuẩn bị những câu hỏi phản biện của luận văn tốt nghiệp. Rất may, bà thông gia với gia đình tôi đến đón cháu ngoại về nuôi, mẹ tôi được rảnh tay một chút, bà liền đến Thành Đô thăm mẹ con tôi. Bà quyết định đón Đình Nhi về sống với ông bà tại trường Đại học Hồ Bắc, bà trông nom cho khoảng nửa năm, để tôi được chuyên tâm chuẩn bị luận văn tốt nghiệp.
Lần này, đến lượt Đình Nhi phải hy sinh cho tôi. Bởi vì lớp hội hoạ ở nhà trẻ mời được một cô giáo dạy vẽ rất giỏi. Cô họ Viên, là cô giáo dạy mỹ thuạt tại Cung Văn hoá thanh niên khu Đông Thành. Cô rất có kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng nhân tài mỹ thuật. Được sự chỉ bảo của cô, Đình Nhi tiến bộ rất nhanh, cháu là một trong những học sinh xuất sắc trong lớp hội hoạ. Sau nửa năm không học, Đình Nhi đã không theo kịp các bạn trong lớp hội hoạ nữa rồi. Trong khi đó có một bạn khác tên là Vương Ngọc trước đây trình dộ cũng tương đương với Đình Nhi, được theo học liên tục và vẫn đứng đầu lớp. Dưới sự dẫn dắt cảu cô giáo Viên, Vương Ngọc đã chính thức bước vào con đường học mỹ thuật chuyên nghiệp.
Nếu khi ấy có một lớp nào phù hợp với trình độ của Đình Nhi, tôi nhất định sẽ cho Đình Nhi theo học tiếp. Chỉ tiếc rằng, nhà trẻ và các trường tiểu học cũng như trung hởc Trung Quốc thời bấy giờ chưa có chế độ tự chọn chương trình học tập theo năng lực của mỗi người. Tôi cũng không có thời gian để dẫn ĐÌnh Nhi theo học các lớp hội hoạ ngoài nhà trẻ. Vì bắt đầu từ năm thứ hai, tôi học đại học theo phương thức học tại chức. Sau khi hoàn thành bản thảo và đáp án trả lời của luận văn tốt nghiệp, tôi còn phải bỏ ra 2 tháng để bổ kháo cho những môn mà chương trình năm thứ nhất tôi còn nợ, như vậy mới được coi là đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tự học đại học. Vì vậy tôi đành phải bó tay khi nhìn thấy khoảng cách giữa Vương Ngọc và Đình Nhi về khả năng hội hoạ ngày một xa dần. Thực ra, cho đến tận bây giờ Đình Nhi vẫn chưa có thời gian để thoả mãn được sự say mê hội hoạ của mình, một nièm say mê luôn canh cánh trong lòng.
Có điều, sự đời khi mất mát cái này thì được cái kia. Trong thời gian sống ở Đại hcọ Hồ Bắc với ông bà ngoại, Đình Nhi đã khôn lớn hẳn lên.
Trường Đại học Hồ Bắc đặt tại Ân Thi, một thành phố nhỏ miền núi, non xanh nước biếc, bốn xung quanh là tầng tầng lớp lớp núi non, sát chân thành là những đồi phi lao xanh ngút mắt, những đồi thông già vi vút quanh năm. Cứ sau mỗi bữa cơm chiều, ông ngoại lại dẫn ĐÌnh Nhi đi tản bộ dưới những tán cây xanh mát đó. Cũng giống như tôi, khi ở Thành Đô, cứ nhìn thấy cái gì thì ông ngoại lại ôn tồn giảng giải cho Đình Nhi cái ấy.
Những ngày đầu, Đình Nhi có phần e sợ ông, nhưng chỉ ít lâu sau, cháu đã quấn quýt bên ông như hình với bóng. Ông ngoại rất yêu quý cháu, suốt ngày hai ông cháu nói cười không ngớt. Trong thư bà ngoại gửi về kể rằng:
Chiều nay, sau khi cơm nước xong, hai ông cháu lên đồi nhặt quả thông, nhặt được khá nhiều. Vừa tung tăng tìm nhặt, Đình Nhi vừa ứng khẩu đọc bài thơ:
Quả thông già, hỡi quả thông già
Mi đừng chạy trốn ông cháu ta
Tóm được mi, đem về ta nướng
Mùi hương thơm sực nức cả nhà
Vị ngọt bùi san sẻ làm ba…
Ông ngoại là một học giả đa tài đa nghệ, ông không chỉ dạy cho ĐÌnh Nhi biết sáng tác ca dao, hò vè, đặt câu đố, đọc thơ cổ…, ông còn dạy Đình Nhi tiếng Anh và hội hoạ. Phía sau trường Đại học Hồ Bắc chừng mấy dặm, có mấy ngọn thác từ lưng chừng núi đổ xuống, khơi nguồn của dòng nước bắt đầu từ Long Động. Thời kháng chiến chống Nhật, có một vị nguyên lão của Quốc dân đảng tên là Trần Thành, xây dựng một ngôi biệt thự khá sang trọng gần Long Động, cái động nước kỳ ảo đó vì thế mà nổi tiếng khắp thành Ân Thi. Một hôm, vào ngày chủ nhật ông ngoại đã dẫn Đình Nhi đến chơi Long Động, hai ông cháu còn đem theo cả giấy bút vẽ, vừa leo núi vừa dừng lại ngắm cảnh và ký hoạ. Một ngày chủ nhật vui vẻ đầy ý nghĩa.
Từ hôm đấy đối với ĐÌnh Nhi, được cùng ông ngoại leo núi ngắm cảnh quả là một niềm sung sướng khó tả. Ngày tết nhi đồng 1-6, ông ngoại dẫn Đình Nhi đi leo núi Ngũ Phong ở phía đông thành phố. Đình Nhi cùng đi với một chị hàng xóm 11 tuổi đã leo tới tận tháp Liên Châu trên đỉnh núi. Từ đó nhìn ra bốn phía, các ngọn núi nhấp nhô khác đều thấp lè tè, quang cảnh ngoạn mục. Khi trở về nhà, Đình Nhi vui sướng lắm, cứ tung tăng chạy nhảy khắp nhà, còn nói rằng: “Tháp Liên Châu chưa lấy gì làm cao, cháu chưa thấy mệt bà ạ! Trái lại, ông ngoại thì mệt quá, chẳng nói năng được gì”.
Tôi cho rằng thường xuyên được leo cao nhìn xa, cháu sẽ hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”, từ đó có ý chí vươn lên mạnh mẽ hơn. Ở Thành Đô làm sao có những dịp được leo cao như vậy, dù có đứng trên những nóc nhà chọc trời thì tầm mắt cũng không thể nhìn xa được như trên đỉnh núi. Hơn nữa lại đi lên bằng thang máy thì làm sao có được niềm vui sướng của sự thành công như đã từng dốc sức leo lên đỉnh núi.
Ông ngoại đã trồng được mấy chậu hoa trên sân thượng, một hôm ông phát hiện thấy bươm bướm đẻ trứng trên cây hoa, ông vội gọi Đình Nhi đến xem. Từ hôm đó, ông cháu ngày nào cũng đến quan sát sự trưởng thành của ổ trứng đó. Cũng như tôi hồi nhỏ nuôi tằm, ĐÌnh Nhi ngạc nhiên và thích thú quá trình phát triển và trưởng thành của ổ trứng bươm bướm: từ ổ trứng nở ra những con sâu róm bé tí tẹo, sâu róm lớn lên biến thành con ngài rồi hoá thành bươm bướm. Từ ổ trứng bươm bướm đó, ông ngoại đã giảng giải cho ĐÌnh Nhi hiểu biết khá nhiều kiến thức về sinh vật học. Sau khi Đình Nhi vào trung học, bộ môn sinh vật cháu học rất nhẹ nhàng, cộng với những hiểu biết về động thực vật mà cháu đã để tâm quan sát ngay từ thời thơ ấu, do đó đã khiến ĐÌnh Nhi nắm bắt rất nhanh những tri thức về bộ môn này.
ĐÌnh Nhi cũng rất hay bắt chước ngoại. Trong thư bà viết:
Bây giờ buổi sớm hàng ngày, mẹ lên phố mua thức ăn, đều viết một mảnh giấy nhỏ để lại cho Đình Nhi, khi ngủ dậy cháu không khóc nhè nữa, biết tự mặc quần áo; buổi chiều, khi mẹ còn đang ngủ, cháu đi nhà trẻ cũng viết lại cho bà một mảnh giấy. Hai chữ “nhà trẻ”, cháu viết thành “nà trẻ”.
ĐÌnh Nhi còn nhỏ, ông bà ngoại phải quan tâm dạy dỗ thường xuyên.
…Đình Nhi lấy kéo cắt thủng một miếng vải rèm cửa mới, mẹ phạt ĐÌnh Nhi, nhốt trong nhà vệ sinh 10 phút.
… Hôm nào ngoan mẹ đều thưởng cho Đình Nhi một con bươm bướm đỏ bằng giấy đem dán trên tờ lịch treo tường, bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng 5 này, cháu hứa sẽ giành được 28 con bươm bướm đó. Khi ăn cơm cháu vẫn còn hay nghịch, cha mẹ bầu cháu làm “mâm trưởng”. Từ đó cháu đã biết gương mẫu và ăn ngoan hơn.
…Ông bà ngoại chưa bao giờ phải đánh mắng ĐÌnh Nhi, khi ĐÌnh Nhi có lỗi, ông ngoại chỉ tỏ thái độ rất nghiêm khắc. Ông nói: khi cháu ngoan thì phải có thưởng rõ ràng, còn khi có lỗi, chỉ cần cháu biết nhận lỗ là được, không nên trách mắng om xòm. Ông ngoại rất khen những đức tính của Đình Nhi.
… Hôm qua ĐÌnh Nhi đã biết tự giác đến phòng phát thư báo của nhà trường, nhận thư và báo về cho ông. Ông nói: “ĐÌnh Nhi cứ ở đây với ông, ông không muốn cho cháu về Thành Đô nữa đâu…”
 
SÁU TUỔI LÊN TRUYỀN HÌNH, DIỄN VỞ “ĐÀO HOA KHÚC”
Nùa thu năm 1986, tôi đã kết thúc chương trình tự học đại học, chuyên ngành văn học với luận văn xuất sắc. Tôi đến đón Đình Nhi trở lại Thành Đô. Chứng nửa năm sau, rất ngẫu nhiên cháu gặp một cơ hội cũng là một thử thách khá lớn trong đời: được đóng vai bé Tiểu Anh trong vở kịch truyền hình “Đào hoa khúc” do bọ y tế phối hợp với Hội văn nghệ Tỉnh Tứ Xuyên hợp tác làm.
Khi đó Đình Nhi sắp tròn 6 tuổi, một hôm vừa ngủ dậy, bị chảy máu cam khong đi nhà trẻ được, tôi đành phải đem theo cháu đến cơ quan. Ông đạo diễn Trần Phúc Kiềm gặp Đình Nhi tại phòng làm việc của tôi. Ông hỏi ĐÌnh Nhi: “Cháu tên gì?” Đình Nhi ngước đôi mắt đen láy và hai má đỏ hồng nhìn ông nói: “Cháu là Lưu Nhất Đình (mãi đến năm lên lớp 4, tôi mới đổi tên cháu là Lưu Diệc Đình), bác cứ gọi cháu là ĐÌnh Đình thôi”. Thấy Đình Nhi là một cháu bé ngây thơ lanh lợi, có vẻ thông minh và mạnh dạn, dáng vẻ như cô học sinh lớp 1, đạo diễn đề nghị để Đình Nhi đóng vai Tiểu Anh, con gái của Đào Hoa trong vở kịch truyền hình ông đang dàn dựng. Rồi ông kể sơ qua câu chuyện trong vở kịch “Đào Hoa Khúc” ấy:
“Sau khi cha của Tiểu Anh qua đời, bà nội từ trại phong trở về nàh, dân làng lớn bé ái cũng sợ bị lậy bệnh phong của bà, họ kỳ thị và xa lánh gia đình Tiểu Anh như xa lánh một thứ ôn dịch kinh khủng lắm. Mẹ của Tiểu Anh, cô Đào Hoa không thể không chăm sóc mẹ chồng hàng ngày, người yêu mới của cô cũng xa lánh cô. Sau này nhờ có Tiểu Anh mà tình yêu chân thành giữa mẹ Tiểu Anh và bác lái xe cảu Tiểu Anh “người bạn lớn” (do diễn viên Trương Quốc Lập đóng) đã nảy nở…”
Hai mẹ con tôi đều thấy nhân vật Tiểu Anh rất đáng yêu, liền nhận lời mời của đạo diễn. Mấy ngày sau, tôi lần lượt đến cơ quan, rồi đến nhà trẻ làm đơn xin cho mẹ con tôi nghỉ phép nửa tháng. Tôi dẫn Đình Nhi theo đoàn làm phim đến tận Hồ Long Tuyền, đang mùa hoa đào nở rộ.
Trong quá trình quay phim suốt nửa tháng trời, ĐÌnh Nhi đã chứng tỏ một khả năng hiểu biết đáng ngạc nhiên, và diễn thành công nhân vật Tiểu Anh. Những ngày đầu, đạo diễn định dùng phương pháp làm mẫu để ĐìnhNhi bắt chước, nhưng ĐÌnh Nhi không quen kiểu bắt chước mù quáng nên rấtkhó “nhập vai”.  Tôi đề nghị với đạo diễn cứ thử dùng biện pháp “giảng giải” như đối với diễn viên người lớn, để Đình Nhi diễn theo sự hiểu biết của mình. Kết quả đúng như dự đoán, cháu hiểu rất nhanh và “nhập vai” rất tốt. Có thể nói rằng, mỗi một cảnh có nhân vật Tiểu Anh, ĐÌnh Nhi đều diễn theo cảm hứng sau khi được đạo diễn giảng giải cặn kẽ.
Đối với các diễn vien nhi đồng, khó khăn nhất là những “cảnh khóc”. Trong cả hai tập phim truyền hình “Đào Hoa Khúc” này, vai Tiểu Anh có đến 4 cảnh “gào khóc thảm thiết”. Để quay đợc thành công 4 cảnh đó, cũng đã có nhiều chuyện thú vị. Tôi đã ghi lại được một vài chuyện trong chương “Bốn lần khóc của Tiểu Anh” trong hồi ký “Thú vị thay, cô bé diễn viên”.
Quay cảnh bé cười thì dễ, còn quay cảnh bé khóc thì thật là khó, thế mà theo kịch bản, Tiểu Anh phải khóc đến 4 lần. ĐÌnh Đình được mẹ dẫn đến quay phim, làm cho ĐÌnh ĐÌnh phải khóc, đó là nhiệm vụ của mẹ.
Lần thứ nhất phải khóc là cảnh sau khi bà nội của Tiểu Anh từ trại phong trở về, các bà mẹ của bạn học với Tiểu Anh cấm các con chơi với Tiểu Anh. Tiểu Anh còn bị các bạn đẩy ngã trên đường, cháu sợ quá khóc thét lên. Để quay được cận cảnh đặc tả Tiểu Anh khóc, Đình Đình đã phải khổ sở biết bao. Tôi cho rằng cứ đánh ĐÌnh Đình thật mạnh mấy roi thì cháu sẽ phải khóc ngay. Không ngờ cháu vừa được quay xong cảnh “khiêng kiệu hoa”, tôi đánh cháu đến bảy tám roi rất đau, cháu vẫn cứ ười xin tha, đến lúc đau quá không chịu được mới khóc oà lên. Để quay lại được cảnh ấm ức nhịn mãi rồi mới khóc oà lên được, đạo diễn cố ý quát to: “Câm mồm ngay không được khóc!” Đình Nhi vội vã ngậm miệng lại, khong bật ra tiếng khóc. Đạo diễn lại quát: “Khóc đi, Khóc to vào!”, cháu liền khóc oà lên nức nở. Quay xong cảnh đặc tả đó, đạo diễn vội chạy ùa đến ôm lấy Đình Nhi ra sức an ủi: “Nín đi, nín đi cháu! Quay xong rồi, ĐÌnh Nhi ngoan quá, nào bây giờ cháu cười lên nào, cháu sẽ là một diễn vien giỏi nhất đấy!” Câu nói đó thật là hiệu nghiệm, Đình Nhi quả nhiên bật cười.
Khóc lần thứ hai và thứ ba thì quả thật là một màn kịch. Tiểu Anh bị các bạn học xa lánh, chèn ép, định không học nữa, mẹ Đào Hoa giận quá, định đánh Tiểu Anh, Tiểu Anh bật khóc. Để tiện cho việc quay phim, trước hết phải quay cảnh khóc sau khi bị đánh, sau đó mới quay cảnh đánh và cảnh hai mẹ con ôm nhau khóc. Làm như vậy đỡ bắt ĐÌnh Nhi phải khóc hai lần. Lần này thì tôi không thể đang tâm đánh Đình Nhi nữa, nghĩ rằng Đình Nhi sợ nhất là phải xa mẹ, tôi bảo La Tú Xuân, một nữ diễn viên, đến trường quay nói: “Mẹ của Đình Đình đã về rồi, cơ quan của cô ấy vừa điện đến, yêu cầu cô ấy phải một mình về ngay”. Đình Nhi không biết thật giả thế nào, nước mắt cứ trào ra. Từ chỗ nấp xa, tôi thấy con gái khóc thật là thảm thiết, trong lòng bỗng thấy thương con: còn phải khóc những hai lần nữa cơ, làm thế nào bây giờ?
Thật không ngờ, lần thứ ba kại quá dễ dàng. Mẹ Đào Hoa đánh không đau lắm, thế mà Đình Nhi khóc rất là thảm thương. Đạo diễn vừa hô: “Dừng lại!” mẹ Đào Hoa không kịp lau nước mắt vội vã chạy đến ôm lấy Đình Nhi, vừa vỗ về vừa hỏi: “Có đau không con?” Đình Nhi vừa cười vừa nũng nịu: “Không đau mẹ Đào Hoa ạ, không đau đâu mà!” Quay xong cảnh nay, tôi hỏi cháu: “Mới đánh nhẹ như thế mà con đã khóc rồi à?” Đình Nhi đắc ý trả lời: “Lúc đầu là con khóc giả vờ đấy, thế rồi con nghĩ bụng: phải khóc đi chứ, khóc thật đi, thế là con khóc thật”. Đạo diễn nghe cháu nói vậy kinh ngạc nói: “Ôi! Cháu bé thé này mà đã biết rằng “con người thứ hai” của mình để diễn kịch rồi đấy!”
Làm cho diễn viên nhi đồng khóc, việc ấy cũng chưa thật khó lắm, khó nhất là: dù khóc thế nào đi chăng nữa, các cháu cũng không đựoc quên rằng mình đang diễn kịch. Cảnh khóc lần cuối cùng, có lúc ĐÌnh Nhi làm chúng tôi khó xử. Vừa quay xong cảnh các bạn học xông đến quăng cặp sách của Tiểu Anh đi, con đẩy Tiểu Anh ngã xuống vũng bùn, Đình Nhi liền nằng nặc thay ngay quần áo sạch. Tôi không làm theo, còn cố ý chỉ vào những vết bẩn bám đầy trên quần áo Đình Nhi doạ: “Eo ôi! trứng giun, trứng sán đang bám đầy quần con kìa!”. Đình Nhi vừa tức vừa sợ khóc oà lên. Máy quay vội chớp cảnh ấy. Đạo diễn nói với Đình Nhi: “Nói đi, nói đi: sách của tôi…” ĐÌnh Nhi chẳng thèm để ý, càng khóc to hơn: “Đánh mẹ đi cơ, con ghét mẹ lắm…” Tôi vội chạy đến bảo: “Nghe lời mẹ nào, nhân lúc trứng giun chưa nở thành giun con, con phải nhanh chòng diễn kịch đi chứ!” Lúc bấy giờ Đình Nhi mới vừa khoác vừa nói: “Sách của tôi đâu? Cặp sách của tôi đâu?...”
Rất may là vở kịch “Đào Hoa Khúc” được chiếu trên hệ thống 2 Đài truyền hình trung ương, ông bà ngoại cũng vừa mới mua được chiếc ti vi màu. Khi ấy ông bà nhìn thấy Đình Nhi, đứa cháu này đêm mong nhớ, trên màn hình, ông bà mừng đến rơi nước mắt. Mẹ con tôi cũng dúng số tiền thù lao đóng phim của ĐÌnh Nhi, được 200 đồng, góp vào khoản tiền mua ti vi. Chiếc ti vi màu 18 inch đã cũ mang nặng bao nhiêu kỷ niệm ấy, cho đến nay tôi vẫn còn.
 
CUỐN BĂNG GHI CUỘC TRÒ CHUYỆN GIỮA MẸ CON TÔI ĐƯƠC CHỌN ĐĂNG VÀO CHUYÊN MỤC “MỘT NGÀY TRÊN ĐẤT NƯỚC TRUNG HOA MỚI”
Niềm vui của việc đóng phim chưa hết, cùng lúc các báo chí đăng trên mục nhắn tin: Thông báo đề nghị viết bài cho chuyên mục “Một ngày trên đất nước Trung Hoa mới”. Mẩu tin này đã thu hút sự chú ý của tôi.
Khi còn đang học hệ chuyên tu chương trình “Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc”, tôi đã biết: nửa thế kỷ về trước một nhóm các nhà văn hoá tiến bộ do Mao Thuẫn đứng đầu đã cho ra đời một tập sách báo văn học khá dày dặn với tiêu đề là: “Một ngày ở Trung Quốc” với sự tham gia của nhiều cây bút nổ tiếng và chưa có tiếng. Tập sách đã khắc hoạ nên một “Bức tranh sinh động” về hiện tượng Trung Quốc trong ngày 21 tháng 5 năm 1936. Tập sách đã lập nên một chiến công bất hủ: làm thức tỉnh ý thức cứu nước của người Trung Hoa. Thật khôngngờ, 50 năm sau, chính ngày hôm nay, ngày 21 tháng 5 năm  1987 này, lại có một nhóm người tâm huyết muốn cùng trong một thời gian, cùng một phương thức, khắc hoạ một “bức tranh” hiện thực về đất nước Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa. Với mục đích vừa để lại một ấn tượng trực quan sinh động cho các bạn đọc trong và ngoài nước đang khát khao tìm hiểu về hiện thực Trung Quốc ngày nay, đồng thời cũng là một sự so sánh giữa Trung Quốc ngày nay và Trung quốc 50 năm về trước, Ban biên tập chuyên mục “Một ngày trên đất nước Trung Hoa mới” kêu gọi bạn đọc gần xa hãy viết bài nói về hiện thực xã hộ, hay cảm xúc của bản thân trong ngày hôm nay, ngày 21 tháng 5 năm  1987. Những bài được tuyển chọn sẽ được tập hợp lại xuất bản thành sách do Nhà xuất bản Hoa Hạ chịu trách nhiệm.
Mẩu tin thông báo đó được khắp nơi nhiệt liệt hưởng ứng. Chỉ trong vòng một tháng, Ban Biên tập đã nhận được hơn 13.000 bài gửi đến. Có rất nhiều các nhân sĩ trong và ngoài nước nô nức tham gia hoạt động này như các vị: Tống Hy Liêm, Phí Hiếu Thông, Hạ Diễn, Dương Mạt, Niếp Vệ Bình, Thẩm Tuý, Diệp Vĩnh Liệt, Trịnh Nãi San… Cũng như mọi người công dân yêu nước khác, tôi cho rằng “mình phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia hoạt động viết bài giúp cho việc tìm hiểu một cắt đoạn trong tiến trình của lịch sử dân tộc Trung Hoa này, để lại cho hậu thế dấu ấn của một ngày trong xã hội Trung Hoa ngày nay”. Hơn nữa, tôi hy vọng có những lớp người kế thừa như Đình Nhi, cũng đúng ngày 21 tháng 5 của  50 năm về sau lại phát động một phong trào viết bài cho chuyên mục “Một ngày trên đắtnớc Trung Hoa thế kỷ mới”, nối tiếp truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “mỗi quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Trước ngày 21 tháng 5, tôi đã kể cho ĐÌnh Nhi nghe tất cả ngọn ngành sự việc, rồi bảo cháu: Mẹ dự định viết lại “bản tin gia đình” về việc đang rèn trí lực cho con hiện nay để tham dự cuộc thi. Đình Nhithích thú lắm. Hôm đó vừa ra khỏi nhà trẻ, trên đường về nhà, mẹ con tôi làm lại cuộc hỏi đáp đó từ đầu, đồng thời thu vào máy ghi âm. Tôi căn cứ vào cuộn băng đó, có sửa chút ít để viết lại thành bài viết sau đây tham dự cuộc thi.
Bản tin trong nhà trẻ
(Mẹ hỏi, Lưu Nhất Đình trả lời)
Mẹ: Đình Nhi, con có thể tự giới thiệu về mình được không?
ĐÌnh Nhi: Được ạ. Con tên là Lưu Nhất Đình (Diệc ĐÌnh là tên sau này cha dượng đổi cho), là một bạn nhỏ, học lớp mẫu giáo lớn, thuộc nhà trẻ số 3, thành phố Thành Đô. Năm năy con 6 tuổi, con sinh vào tháng 3. Sau khi con tròn 6 tuổi, mỗi lần từ nhà trẻ trở về nhà, mẹ đều yêu cầu con phải “báo tin” trong ngày. Cứ bắt đầu ngồi vào “chuyên xa” của con, (chiếc ghế mây buộc đằng sau xe đạp của mẹ) là con bắt đầu kể cho mẹ nghe đủ mọi chuyện đã xảy ra trong nhà trẻ của con. Mẹ vừa đạp xe, vừa bình phẩm về “bản tin trong ngày” ấy của con. Có hôm mẹ khen “bản tin” hay, có hôm mẹ chỉ nói “tin bình thường”, cũng có hôm mẹ chê là “không phải bản tin”, thật buồn cười!
Mẹ:Hôm nay khác mọi hôm con ạ! Mẹ con mình phải ghi lại “bản tin” hôm nay để gửi đến nhà xuất bản Hoa hạ In thành sách, con có còn nhớ là sách gì không?
ĐÌnh Nhi: “Một ngày trên đất nước Trung Hoa mới”, trong sách in những sự việc chân thực xảy ra trong ngày 21 tháng 5, có đúng không mẹ?
Mẹ: Đúng, con ạ! Quyển sách này cứ sau 50 năm mới lại xuất bản quyển thứ hai. Lần này bài của mẹ con ta co được xuất bản hay không, chủ yếu là xem hôm nay con có tin gì mới không.
ĐÌnh Nhi: Đừng lo, mẹ ạ! Hôm nay con có nhiều tin mới lắm.
Mẹ: Những tin gì hả con?
ĐÌnh Nhi: Cuộc thi thể dục trong nhà trẻ hôm thứ ba vừa rồi đã có kết quả, lớp con được giải nhất. Tin này được chứ, mẹ nhỉ?
Mẹ: Khá lắm, thế là các con đã giành được hai lần giải nhất rồi đấy nhỉ?
ĐÌnh Nhi: Giải nhất lần này khác giải nhất lần trước mẹ ạ. Lần trước thi “nhảy cầu” là do nhà trẻ tự tổ chức. Chúng con được giải nhất cũng chỉ mang vinh dự lại cho mình lớp con mà thôi. Lần này thi thể dục là do khu Đông Thành tổ chức, chúng con đại diện cho Nhà trẻ số 3 đi tham dự, giải nhất của chúng con đã đem lại vinh dự cho cả Nhà trẻ. Mẹ biết không, lúc vào thi, cả lớp con không có bạn nào làm sai động tác, hàng ngũ rất nghiêm chỉnh. Tiếc quá, hôm đó không có mẹ đi xem.
Mẹ: Thật đáng tiếc, có điều mẹ muốn con kể lại tỉ mỉ cho mẹ nghe.
ĐÌnh Nhi: Tại sao hả mẹ?
Mẹ:Có nhiều cái lợi lắm đấy. Con thử nghĩ xem, muốn thông báo được tin tức cho mẹ, trước tiên con phải biết quan sát, đúng không? Nếu luyện tập nhiều lần, con sẽ có được một thói quen: biết nhìn, biết nghĩ và biết trình bày. Cứ vậy, con sẽ tiến bộ rất nhanh.
ĐÌnh Nhi: Đúng thế, mẹ ạ! Bay giờ, ở trên lớp thầy giáo thường khen con dùng từ chính xác, phản ứng nhanh đấy.
Mẹ: Phải chăm luyện tập mới có được như vậy đúng không con?
ĐÌnh Nhi: Đúng, mẹ ạ! Hôm nay chúng con học được một bài hát mới, hay lắm mẹ ạ. Con hát thử mẹ nghe nhé? Thôi chết, câu đầu tiên con quên mất rồi.
Mẹ: Vậy con hát từ câu thứ hai vậy.
ĐÌnh Nhi: Con hát nhé!
Giống như chiếc cầu nối hai nơi.
Ta đi trên đó, mừng hớn hở.
Đón bạn ta về từ khắp nơi
Chào bạn, chào bạn, xin chào bạn!
Nhật Bản, quê hương của mặt trời.
Hoan nghênh các bạn đến nhà tôi.
Mừng ngày mồng một tháng sáu này.
Bạn nhỏ khắp nơi trên thế giới,
Về đây chung một mái nhà vui
Mẹ: Ừ, hay lắm! Câu đầu tiên có phải là câu thơ nói về cầu vồng không?
ĐÌnh Nhi: Đúng đấy, mẹ ạ! Con nhớ ra rồi, “Một chiếc càu vồng vắt ngang trời. Giống như chiếc cầu nối hai nơi…”
Mẹ: Thôi, kết thúc chuyện này đi con! Con phải luyện tập giới thiệu chương trình cơ mà. Thứ bảy là ngày 23, là ngày mở đầu hội diễn chương trình văn nghệ thiếu niên nhi đồng khu Đông Thành. Ngày mai mẹ con mình phải xem bộ phim “Ghập ghềnh” (Phim truyền hình nhiều tập của Mexico) nên không luyện được rồi, chỉ còn tối nay thôi.
ĐÌnh Nhi: Thôi vạy, mẹ cho con nói nốt tin cuối cùng, con chỉ xin mẹ một phút thôi, mẹ cứ nhìn đồng hồ đi. Bắt đầu nhé! Trưa nay khi ăn cơm ở nhà trẻ, con thấy ở lợi mình có hai vật cưng cứng, chèn vào răng rất đau.
Mẹ: Để mẹ xem nào… ái chà, con sắp thay răng rồi đấy. Răng sữa chưa rụng, răng khôn đã mọc rồi. Thông thường, trẻ em phải 7 tuổi mới thay răng, con mới 6 tuổi mà sao thay thế nhỉ?
ĐÌnh Nhi: Lớp con có nhiều bạn đang thay răng lắm mẹ ạ, bạn Mông Tiêu, bạn La Khải, bạn Dương Lệ Na, bạn Hoàng Kỳ… các bạn ấy đều 6 tuổi mà. Bác sĩ Tăng nói: Trẻ con trong các gia đình chỉ có một con được nuôi nấng tốt nên phát triển sớm.
Mẹ: Ồ, thật thế à! Này, đến nhà rồi đấy, mời “tiểu thư” xuống xe cho.
 
Một năm sau trong bài viết “Quá trình biên tập cuốn Một ngày trên đất nước Trung Hoa đổi mới”, tôi đọc được một thông tin: “Trong số 13.000 bài viết gửi đến Ban biên tập, các tác giả gồm đủ mọi lứa tuổi, từ các cháu nhi đồng 6-7 tuổi, đến các bậc cao niên thọ gần trăm tuổi…” “Nhi đồng” 6-7 tuổi ấy chính là Đình Nhi. Bài viết cảu chúng tôi đã lần lượt phải trải qua bốn lần sàng lọc. Vì các địa phương như Bắc Kinh, Giang Tô, Tứ Xuyên, Liêu Ninh là những nơi gửi bài về nhiều nhất, bởi vậy công tác tuyển chọn càng phải khắt khe hơn. Thế mà bài viết của chúng tôi cuối cùng cũng đã vượt qua được, để in được thành sách cùng với 480 bài khác, vinh dự được trở thành một mảnh gương nhỏ phản ánh trung thực xã hội Trung Quốc thời hiện đại.
Được đánh một dấu chấm hết, kết thúc tuổi mẫu giáo của Đình Nhi bằng một “chiến công” như vậy, quả thực tôi thấy rất hài lòng.