au mười năm đèn sách cần cù, Đại Thông Thái Lang đã chiếm được bảng vàng để có thể làm cho chàng sau này có một địa vị khá cao trong nước. Chàng bèn vội vàng từ giã cái tỉnh nhỏ bé mà chàng ở bấy lâu để đến Yêu-đô, cái kinh thành có trăm nghìn phù hoa sa vọng mà người ta có thể trông mong lập được những sự nghiệp lẫy lừng ở đó. Những ước mơ của Đại Thông Thái Lang thực không bờ: trẻ tuổi, xinh trai mà lại có tài học, còn có gì ở đời này lại cản trở được chàng? Những người đàn bà nhan sắc nõn nường say mê cái vẻ mặt khôi ngô tuấn tú của chàng lúc nào như cũng vơ vẩn một mối buồn não nuột; cái miệng của chàng mới dễ thương làm sao, nó đã làm cho bao nhiêu trái tim rung động và mắt chàng lúc nào cũng chói lọi sự hiên ngang, khí phách. Chàng đến Yêu-đô để tìm bước tiến thân nhưng ở đó, chàng đã gặp một mối tình là Ngọc Hân nương, một cô gái thơ ngây trong trắng như một đoá hoa đào chớm nở. Đại Thông Thái Lang, tức thì, không nghĩ đến chuyện sinh sống kiếm ăn. Ngọc Hân nương là con một của một vị đại thương gia được cha mẹ rất yêu mà vị đại thương gia ấy lại coi người tình của con gái như là con trai đẻ vậy. Sau ngày cưới, cặp uyên ương đem nhau đi giấu hạnh phúc ở một cái làng hẻo lánh rất nên thơ, − làng Hốt Sử, ở ven hồ Bình Hoa thơ mộng. Trong một năm tròn, cặp vợ chồng trẻ ấy yêu nhau như quên cả tháng ngày qua. Nhưng chao ôi, sang đến mùa xuân năm sau, thì Ngọc Hân nương bị cảm mạo và võ vàng đi, nhan sắc nàng tàn tạ và một đêm kia, nàng bỏ chồng ở lại, để sang bên kia thế giới. Mọi người đều tưởng Đại Thông Thái Lang phen này bị thất tình có lẽ đến điên. Suốt ngày chàng kêu khóc, và gục đầu xuống một cái áo dài hãy còn thoang thoảng hương thơm của người đàn bà bạc mệnh. Sự khổ não của chàng làm cho người ta tưởng rằng chàng yêu vợ lúc chết gấp trăm lần lúc sống! Chàng gợi những chuyện sầu thảm não nùng đến với lòng như để xem sự sầu thảm não nùng nó bao la đến bực nào và ngày nào cũng như ngày nào chàng cũng ra ôm mộ vợ để kêu ca khóc lóc. Ngọn cỏ ở trên mồ vẫn chửa xanh. Bước một, cúi đầu, cõi lòng như tan tác, chàng đi ra cái bể đựng nước phép và lấy một cái gầu múc nước và kính cẩn tưới lên trên mộ để cho người nằm dưới đó được mát mẻ linh hồn. Đoạn chàng khóc than nức nở lên, cổ họng chàng như bị nghẹn, nước mắt chàng trào ra và như đốt cháy con ngươi vậy. Nhưng sau những kỷ niệm êm đềm, những phút ân ái lúc vợ chồng còn sum họp dần dần trở lại với chàng và làm cho những sự đau lòng cũng êm dịu dần đi. “Chao ơi, em ơi, chúng ta đã cùng dắt tay nhau đến đền Mỹ-đế ở trên hồ Bình Hoa để viếng mộ bực trung thần và cả gã gian thần!” − Đại Thông Thái Lang nhớ lắm. “Hôm đó, Ngọc Hân nương, cũng như trăm nghìn người mộ đạo, đã toan rảy nước phép ở trên mộ bực tôi trung. Nàng ra cái quán ở gần đó để mua nước, yêu kiều mỹ lệ làm sao! Tóc nàng, xức dầu thơm, bóng bẩy như là lông quạ, những cái trâm nạm ngọc của nàng và cái lược đồi mồi vén tóc nàng lên để lộ một cái gáy thành tân trắng nuốt. Như thấy sự vuốt ve của tầm mắt của tôi, nàng quay lại mỉm cười và tôi nói với nàng rằng: − Em ơi, em rảy nhiều nước lên trên mộ bực tôi trung nghĩa kia đi, còn anh thì anh sẽ làm vấy bẩn cái mộ của gã gian thần bạc ác. Cái đó đã thành ra tục lệ: nước tốt thì để mà dùng cho linh hồn của những bực anh tài mà cái gì xấu thì giữ lại cho những người đê tiện. Nàng quỳ xuống một cách rất nên thơ. Hai mắt đen lay láy như hột nhãn của nàng đầy một tình thương sót. Và nàng khẽ trách tôi: − Không, anh ạ, những người ác cũng như những người hiền, một khi đã nhắm mắt, không còn khác nhau gì nữa. Linh hồn của những người tội lỗi, em tưởng ta lại cần phải an ủi hơn là linh hồn của những bực sĩ hiền. Nếu đứng vào địa vị của anh thì em sẽ rảy một ít nước lên trên mộ này, anh ạ. Ta chớ nên đùa ở trước linh hồn của những người đã khuất. Ngọc Hân nương ơi, em đã sống, em đã được mẹ cha chiều chuộng, em không hề bao giờ lại biết sự đau khổ và lòng thù hằn nó thế nào. Em chính là một viên ngọc quý giá vô cùng, em mềm mại như một con chim vô tội, em đem một tấm lòng trong trắng để yêu cả cuộc đời mà ta đã chung sống với nhau. Ở trong khung tóc đen lay láy như mun của em, hai cái đồng tiền lúc nào cũng làm tăng vẻ của đôi má đỏ như hoa đào vậy. Nhan sắc của em tươi thắm như là một buổi sáng mùa xuân. Chao ôi, người con gái của mùa xuân ơi, đời em vắn vỏi nào có khác gì cái mùa trẻ đẹp vui tươi ấy. Em hồ nở ra thì đã tàn quách mất rồi. Em chết. Không, không, cái hình dáng của em, cái kỷ niệm của em mãi mãi sẽ như một cành hoa, một mầm thắm, ở trong tay anh, em ạ!” Cõi lòng đầy tiếc nhớ, thảm thương, Đại Thông Thái Lang đứng dậy, không nghĩ nữa và lang thang đi ở chung quanh hồ Bình Hoa mà nói một mình rằng: “Hồ hỡi hồ, đã bao nhiêu thi sĩ đã ca tụng vẻ thần tiên của hồ; nào là những buổi chiều xuân, tiếng chuông chùa Mỹ Đế làm rung động cái không khí đầy hương đầy hoa và tiếng chim hoạ mi ca hát ở trong những rặng anh đào hoa nở tưng bừng như một buổi bình minh; nào là những đêm hè nóng bức mà chòm thông cô độc ở trên đồi Kha-la-sỹ lại còn ưa nhìn hơn những đoá hoa trăm sắc, và khi người khách bộ hành, đi dưới chân dãy Hoang-san, đưa tay ra vứt quạt đi để tận hưởng sự rạn rày của gió mát lùa vào những cành cây bên hồ. Hồ ơi, sau những bài thơ như bướm của nhà thi sĩ Bảo Sơn Lang, còn ai lại dám nghĩ đến sự đề vịnh những buổi chiều thu ở bên hồ Diên Tá, những đàn ngỗng trời bay ở dẫy núi Cao Kha hay những đêm trăng đẹp ở trên Hỉ Mã Sơn, những dải tuyết trắng tinh ở trên đỉnh Huyền Sa kéo dài những ngày mùa đông tháng giá ngắn ngủi trong khi thuyền bè trôi mất hút ở trên mặt nước mịt mùng của Hải Bang giang”. Đại Thông Thái Lang mến yêu những cảnh hữu tình đó nó đã chứng kiến biết bao nhiêu kỷ niệm của chàng. Ngày nào cũng vậy, vào lúc mặt trời bóng xế, chàng cũng chắp tay sau lưng đi bước một ở trên hồ, mặt mũi sầu thương, làm cho người nào trông thấy cũng phải ngoảnh đi, không dám nhìn lâu nữa. Thế rồi chàng bỏ cái căn nhà mà chàng đã hưởng một năm trời hạnh phúc với Ngọc Hân nương, căn nhà mà mỗi đồ vật lại nhắc nhở một cách chua chát đến cái chết của người vợ quý: nào là cái bàn trang sức mà mọi khi nàng vẫn cố trau dồi nhan sắc để làm vừa ý người yêu, nào là những hộp sơn và những hộp đồi mồi đựng phấn son; nào là những cái gương nàng đã soi; nào là những đôi giầy da thỏ xinh xinh; nào là… nào là… tất cả những vật dụng mà tay nàng đã cầm hay là mắt nàng đã nhìn rồi; cả khí trời nữa cũng là khí trời nàng đã thở! Đại Thông Thái Lang ở ẩn trong một ngôi nhà sơ sài, ngay trên đường cái đi từ Hốt Sử đến hồ Binh Hoa. Tuy vậy, ký ức của chàng vẫn không để cho tim óc chàng rời những chuyện đã qua. Mùa xuân đã qua rồi, con chim cá, − mà trong văn thơ Nhật vẫn bảo là tiếng kêu thương của mặt trăng, − kêu ra máu. Cũng vậy, Đại Thông Thái Lang kêu khóc người vợ bạc mệnh của chàng và dần dần thất thanh đi. Cái cười và sự vui vẻ của chàng không đến với chàng nữa cho tới rạng ngày hội lễ Quần Tinh. Ngày mai đây, nếu trời đẹp thì Chức Nữ sẽ đi qua giải Ngân Hà để gặp Ngưu Lang. Đại Thông Thái Lang, lăn lộn ở trên mồ vợ, nói với nàng như lúc còn ở trên trần: − Ngọc Hân em ơi, ngày mai đây là ngày hội của Ngưu Lang, Chức Nữ. Năm ngoái, em nhớ không, em lo sợ vì mây úa quá và em đã cầu phật trời đừng mưa để cho đôi lứa ấy gặp nhau. Em đã dệt biết bao bài thơ thần ở trên giấy ngũ sắc và cắt những hình người hình thú để treo lên ngọn tre trước cửa nhà để chúc cho hạnh phúc và trời đẹp! Thế mà… thế mà năm nay em không còn; số phận anh không bằng Ngưu Lang bởi vì Ngưu Lang Chức Nữ một năm còn gặp mặt nhau một lần, chứ như anh đây, thì mãi mãi, mãi mãi… Chao ôi, sầu khổ biết bao! Ngày và ngày, anh lại đến nơi này và chờ đợi em không nản cho đến mười năm nữa, anh cũng không mong gì được thấy em. Tấm lòng sầu khổ hơn thường nhật, Đại Thông Thái Lang đi thơ thẩn không thiết gì để ý đến thời gian. Sau rốt, chàng định quay về thì bóng tối lúc ấy đã rải rác ở dưới bóng cây, trên đồng ruộng. Con đường đất nằm dài ở trước mặt chàng như một dải lưng dính quấn lấy người chàng. Chàng thấy những cây sòi ngả những bóng đen nặng nề ở vòm trời, như ở trên một bức tranh thuỷ mạc! Buổi hoàng hôn làm cho cảnh vật có một vẻ mơ hồ huyền ảo, ánh sáng còn rớt lại của ban ngày đổi khác hẳn thôn quê và làm thành một thế giới vô cùng rùng rợn. Những con dơi bay là là mặt đất và chạm cánh vào vai khách bộ hành đi chơi về khuya quá. Vũ Bằng thuộc thế hệ người Việt thứ hai hoặc thứ ba bước vào nghề báo, khi mà nghề báo và nghề văn vẫn chưa tách hẳn khỏi nhau;[4] thể tài mà ông viết thạo và viết hay, thường vẫn là các loại bài có chất phóng sự, ký sự, nơi mà những khám phá về các nét cụ thể của đời sống người Việt chừng như có sự ăn nhập tuyệt vời với văn mạch, với ngôn từ của tác giả. Những phóng sự về nghề mai mối, về tật ghen tuông của những “sư tử Hà Đông”, về chuyện kén rể, v.v… trong sưu tập này cho thấy điều đó. Lần theo ngòi bút làm báo của nhà văn Vũ Bằng, chúng ta sẽ có dịp trải nghiệm lại thậm chí cả những ấu trĩ về nhận thức của nhân loại ngay trong thời đại của khoa học, trên những đề tài như về những quái thai, về ma-cà-rồng … vốn đã từng một thời ám ảnh dư luận nhiều nước văn minh. Lại cũng có sự việc rất sáng sủa, vì thuộc lĩnh vực văn hoá, nhưng lại nảy ra dưới tác động của những sự kiện lịch sử tiêu cực; nói cụ thể, đó là một số hoạt động văn hoá những năm 1940, sau khi quân phát xít Nhật vào Đông Dương, như triển lãm tranh của họa sĩ Fujita, triển lãm hàng mỹ thuật Nhật Bản ở Hà Nội,…trong thời gian ấy Vũ Bằng cũng viết không ít bài về văn hoá Nhật, dịch thuật một số tác phẩm văn học Nhật. Theo suy nghĩ của tôi thì những hoạt động đó, mặc dù đương thời đã diễn ra được là do sự có mặt của cái thế lực đã bị tiến trình lịch sử lên án và phủ định, nhưng những hoạt động văn hoá đó vẫn đọng lại ý nghĩa giao lưu văn hoá tốt đẹp. Đọc lại những trang Vũ Bằng viết hoặc dịch về đề tài này thời ấy, ta chỉ thấy nội hàm về những đặc sắc đáng quý trọng trong văn hoá của một dân tộc. Thậm chí trong một truyện võ hiệp, hận thù đã kết thúc bằng sự giải toả thù hận. Có một chùm bài viết nữa của Vũ Bằng khiến tôi truy tìm chăm chú hơn hẳn các loạt bài khác, ấy là chùm bài về thời sự xã hội chính trị những năm 1945-46. Vì sao vậy? Có lẽ vì từ rất lâu rồi, để minh chứng phản xạ của giới nhà văn Việt Nam đối với các biến cố xã hội 1945-46 trong và ngoài nước, giới nghiên cứu mới chỉ có được rất ít, quá ít tài liệu cụ thể. Trong những cuốn giáo trình văn học sử của Đại học sư phạm hoặc Đại học tổng hợp Hà Nội soạn hồi những năm 1960-70, chỉ thấy người ta dẫn ra tuỳ bút Vô đề của Nguyễn Tuân hoặc bút ký Đường vô Nam của Nam Cao. Mà ở cả hai bài ký ấy người ta chỉ đọc thấy thái độ của nhà văn chứ hầu như không thấy bóng dáng đời sống sự kiện hiện thực đương thời. Vậy mà trên Trung Bắc chủ nhật chỉ trong năm 1945, ta sẽ thấy có trên một chục bài thuộc loại nói trên của Vũ Bằng. Các sự kiện quốc tế như tin Hitler tự tử, nước Đức quốc xã sụp đổ, phe Đồng Minh thắng lợi và kết thúc thế chiến thứ hai; các sự kiện ở ngay trên đất này như quân Nhật ở Đông Dương làm đảo chính, quân Pháp thua chạy, vua Bảo Đại lập nội các cho “Việt Nam Đế quốc”, rồi cách mạng tháng Tám và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, − bấy nhiêu sự kiện đều ít nhiều có hồi âm trong các bài báo thời ấy của Vũ Bằng. Ngày nay, bằng vào đó, chúng ta có thể coi ông như một trong những nhân chứng của các biến cố lớn ấy, hơn nữa, là một trong những nhân chứng hiếm hoi và nặng ký. Quả vậy. Có thể nói, nhờ ngòi bút đưa tin kiểu phóng sự của ông, ngày nay ta mới biết có những hoạt động xã hội của giới nghệ sĩ ở Hà Nội như biểu diễn lấy tiền ủng hộ binh sĩ bị thương; hoặc triển lãm tranh “cổ động nền độc lập” ngay sau khi thực dân Pháp bị tước quyền cai trị ở xứ mình; những thảo luận về quốc ca và quốc kỳ cho một nước Việt độc lập; việc đặt vấn đề dùng hoàn toàn Việt ngữ trong giáo dục phổ thông; việc đặt vấn đề cải cách chương trình dạy ở trường mỹ nghệ, v.v. Cũng chỉ nhờ ngòi bút nhà văn làm báo này, ta mới biết có những va chạm Việt-Pháp trong cư dân ở ngay những ngày “hậu thực dân” đầu tiên. Chỉ nhờ ngòi bút nhà văn làm báo ghi nhanh, ta mới còn biết có những nét của biến thiên lịch sử vụt thoáng qua rất nhanh: học giả Trần Trọng Kim trong vai trò thủ tướng; việc khôi phục Hà Nội trong quy chế một thành phố của nước Việt Nam độc lập; việc Hà Nội khôi phục đền Trung Liệt thờ những bậc quản thủ đã tử tiết vì thành phố… Kịp đến khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được dựng lên, ta đã thấy Vũ Bằng lên tiếng khá sớm; tất nhiên ông không ở trong nhóm sáng lập Văn hoá Cứu quốc, những ý kiến của ông, từ một chỗ đứng khác, vẫn nhấn vào ý thức “nhận đường” của người trí thức trước vận mệnh dân tộc, trước những vấn nạn sống còn của một nhà nước mới, một chế độ mới. Hai bài báo của Vũ Bằng sau sự kiện 2/9/1945 trên hai số cuối của tuần báo Trung Bắc chủ nhật cho thấy tình cảm trách nhiệm rõ rệt của nhà văn. Trở lên là đôi điều mang tính chất thuyết minh về những bài báo và tác phẩm của nhà văn Vũ Bằng do tôi sưu tầm được và công bố lại trong tập sách này. Như đã nói từ đầu, tôi không phải là chuyên gia về tác giả Vũ Bằng. Dựa vào những gì mà một số nhà báo hoặc nhà phê bình đã viết về Vũ Bằng, tôi cho rằng việc nghiên cứu về tác gia này mới chỉ đạt được những kết quả ít ỏi. Tập sách này, − hầu như chỉ gắn với việc theo dõi hoạt động của ngòi bút Vũ Bằng trên một tờ tuần báo ở Hà Nội những năm 1940-45 − là một nỗ lực khá hạn chế, mong góp một phần rất nhỏ vào việc làm rõ các phạm vi hoạt động và cống hiến của một nhà văn cụ thể. Rất mong nhận được sự nhận xét góp ý của bạn đọc và đồng nghiệp trong giới sưu tầm nghiên cứu về sưu tập này. Hà Nội, những ngày đầu xuân Mậu Tý 2008 LẠI NGUYÊN ÂN
[1] Theo ghi chép lướt qua của tôi, các tác phẩm đăng Đông tây ít ra gồm: ký Vũ Bằng: Con ngựa già (s. 92), Con mèo vàng (s.107), Thằng say rượu (s.123), Con mẹ dại (s.128), Bà khọm (s.134), Cái vỏ riêm (s.137), Albert Dzoanh (s.142), Cô khóc (s.144), Thức đêm xem sách: “Trộm cướp” (s.145), Thằng ăn cắp (s.145), Miếng thịt (s.154), Một đêm (s.156), Coi xe (s.160), Vợ tôi (s.163), Thôi đừng lầm (s.165), Một đồng ván (s.170); ký Tiêu Liêu: Vân Sà (mục “Cuốn phim” s.153), Hoàng Vân (s.157), Độc Tinh Tử (s.158), Ông Tò Toe (s.159), Bi sầu khách (s.164), Cô Chiêu, Cậu Cả, Bà, Ông, Cụ…(s.169), Cú đúp (s.181). Xin nói thêm, sưu tập báo Đông tây hiện có ở Thư viện Quốc gia (Hà Nội), tuy không thật đầy đủ nói chung, nhưng là khá đủ để tìm lại tác phẩm Vũ Bằng đăng trên đó. [2] Hồi ký Cai của Vũ Bằng đăng T.B.C.N. từ số 138 (“số thuốc phiện”, 29/11/1942); in thành sách riêng lần đầu tại Nxb. Tân Dân, Hà Nội, 1944; tái bản tại Nxb. Hải Phòng năm 1996, 2000; Bàn về tiểu thuyết của Vũ Bằng đăng T.B.C.N. từ số 216 (20/8/1944) đến số 232 (10/12/1944); in thành sách lần đầu dưới nhan đề Khảo về tiểu thuyết (Phạm Văn Tươi, Sài Gòn, 1955); được tập hợp trong cuốn Khảo về tiểu thuyết (Những ý kiến, quan niệm của nhà văn, nhà nghiên cứu Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945) do Vương Trí Nhàn sưu tầm và biên soạn, Nxb. Hội Nhà Văn, 1996. [3] Một số thông tin về tuần báo này của soạn giả Nguyễn Thành trong Từ điển thư tịch báo chí Việt Nam (Hà Nội, 2000: Nxb. VHTT, tr. 657), theo tôi, cần được kiểm tra lại, ví dụ cho rằng tuần báo này bỏ chữ “tân văn” trong tên gọi từ 31/1/1943, trong khi tờ nhật báo gắn với nó (Trung Bắc tân văn) đã thôi tồn tại từ tháng 4/1941. Hoặc, cho rằng số cuối cùng của Trung Bắc chủ nhật là số 257 ra ngày 12/8/1945; trong khi đó, sưu tập báo này hiện còn tại Thư viện Quốc gia ở Hà Nội có đến số 261 (9/9/1945); và trong sưu tập microfilm chụp lại từ bộ sưu tập lưu chiểu ở Pháp thì có đến số 262 (16/9/1945); như thế ngay việc xác định điểm dừng lại cuối cùng của tuần báo này cũng chưa có dữ liệu chính xác. [4] Tôi cho rằng văn học (gần đây có người muốn dùng lại từ “văn chương”) sử dụng báo chí như một trong những kênh tồn tại của mình, chứ không đồng nhất với báo chí. Tuy vậy, trong sự phát triển của mình, ví dụ ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, nghề văn gắn khá chặt với nghề báo. Từ cuối thế kỷ XX, nghề báo tách khỏi nghề văn, tuy báo chí vẫn là một trong những kênh tồn tại của văn học, đồng thời báo chí vẫn là môi trường truyền thông trên đó diễn ra một phần đáng kể đời sống văn học.
[1] Theo ghi chép lướt qua của tôi, các tác phẩm đăng Đông tây ít ra gồm: ký Vũ Bằng: Con ngựa già (s. 92), Con mèo vàng (s.107), Thằng say rượu (s.123), Con mẹ dại (s.128), Bà khọm (s.134), Cái vỏ riêm (s.137), Albert Dzoanh (s.142), Cô khóc (s.144), Thức đêm xem sách: “Trộm cướp” (s.145), Thằng ăn cắp (s.145), Miếng thịt (s.154), Một đêm (s.156), Coi xe (s.160), Vợ tôi (s.163), Thôi đừng lầm (s.165), Một đồng ván (s.170); ký Tiêu Liêu: Vân Sà (mục “Cuốn phim” s.153), Hoàng Vân (s.157), Độc Tinh Tử (s.158), Ông Tò Toe (s.159), Bi sầu khách (s.164), Cô Chiêu, Cậu Cả, Bà, Ông, Cụ…(s.169), Cú đúp (s.181). Xin nói thêm, sưu tập báo Đông tây hiện có ở Thư viện Quốc gia (Hà Nội), tuy không thật đầy đủ nói chung, nhưng là khá đủ để tìm lại tác phẩm Vũ Bằng đăng trên đó. [2] Hồi ký Cai của Vũ Bằng đăng T.B.C.N. từ số 138 (“số thuốc phiện”, 29/11/1942); in thành sách riêng lần đầu tại Nxb. Tân Dân, Hà Nội, 1944; tái bản tại Nxb. Hải Phòng năm 1996, 2000; Bàn về tiểu thuyết của Vũ Bằng đăng T.B.C.N. từ số 216 (20/8/1944) đến số 232 (10/12/1944); in thành sách lần đầu dưới nhan đề Khảo về tiểu thuyết (Phạm Văn Tươi, Sài Gòn, 1955); được tập hợp trong cuốn Khảo về tiểu thuyết (Những ý kiến, quan niệm của nhà văn, nhà nghiên cứu Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945) do Vương Trí Nhàn sưu tầm và biên soạn, Nxb. Hội Nhà Văn, 1996. [3] Một số thông tin về tuần báo này của soạn giả Nguyễn Thành trong Từ điển thư tịch báo chí Việt Nam (Hà Nội, 2000: Nxb. VHTT, tr. 657), theo tôi, cần được kiểm tra lại, ví dụ cho rằng tuần báo này bỏ chữ “tân văn” trong tên gọi từ 31/1/1943, trong khi tờ nhật báo gắn với nó (Trung Bắc tân văn) đã thôi tồn tại từ tháng 4/1941. Hoặc, cho rằng số cuối cùng của Trung Bắc chủ nhật là số 257 ra ngày 12/8/1945; trong khi đó, sưu tập báo này hiện còn tại Thư viện Quốc gia ở Hà Nội có đến số 261 (9/9/1945); và trong sưu tập microfilm chụp lại từ bộ sưu tập lưu chiểu ở Pháp thì có đến số 262 (16/9/1945); như thế ngay việc xác định điểm dừng lại cuối cùng của tuần báo này cũng chưa có dữ liệu chính xác. [4] Tôi cho rằng văn học (gần đây có người muốn dùng lại từ “văn chương”) sử dụng báo chí như một trong những kênh tồn tại của mình, chứ không đồng nhất với báo chí. Tuy vậy, trong sự phát triển của mình, ví dụ ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, nghề văn gắn khá chặt với nghề báo. Từ cuối thế kỷ XX, nghề báo tách khỏi nghề văn, tuy báo chí vẫn là một trong những kênh tồn tại của văn học, đồng thời báo chí vẫn là môi trường truyền thông trên đó diễn ra một phần đáng kể đời sống văn học.