ạn thân mến ơi, trước khi hứa hôn hãy đừng mở cửa!Faust
D’Arjean ngẩng đầu lên mỉm cười:
- Ồ, anh đấy ư, Robenne? Tôi không ngờ anh đã trở về nhanh như vậy. Chuyến đi tốt đẹp chứ?
- Vâng, vâng, tất nhiên... Chào anh - Joseph ngồi xuống ghế bành trả lời - Tôi rất vui mừng vì đã trở về.
- Anh có tìm hiểu được gì không?
- Chẳng có gì đáng lưu ý cả. Những thành phố nhỏ kiểu ấy hay đánh lừa lắm. Ta nghĩ rằng nó đang chìm trong giấc ngủ thế mà nó lại có đầy rẫy những chuyện lạ lùng. Tôi có cảm tưởng rằng nếu như tôi ở lại Mouasac lâu hơn chút nữa thì tôi có thể mò ra mười lăm đầu mối mới mà trong đó đều đáng phải lưu ý đến như nhau.
Joseph liếc nhìn thân mật nhưng hơi mỉa mai hỏi d’Arjean:
- Thế còn anh, d’Arjean, anh có lần ra dấu vết nào không? Mấy anh nhà văn nhà thơ và phê bình văn học có giúp đỡ anh đấy chứ.
D’Arjean vuốt bộ ria mép lưa thưa trên khuôn mặt xương xương của anh ta.
- Không, tôi cũng chẳng có gì để kể cho anh... Tất cả đều lúng túng trong những giả thuyết - hình như người ta hay nói như vậy trong những trường hợp kiểu này phải không? Người ta mắng nhiếc mấy tay nhà báo là đã làm ầm lên trong chuyện này và họ chỉ muốn một điều: Sao cho vu án bí ẩn này cuối cùng được phanh phui ra hoặc là tắt ngấm đi cho rảnh.
- Vâng, việc phải bỏ phiếu lại về vấn đề này không làm cho ban giám khảo hài lòng, tôi hiểu... - Joseph đăm chiêu nói.
Sau khi ngừng lời anh nổi thêm với giọng công việc:
- Tiện thể, d’Arjean này, người ta đã chuyển cho tôi tập bản thảo đó. Tôi xin trả lại nó cho anh. Anh có thể gửi lại cho Morelly với lòng cảm tạ của chúng ta.
- Không hiểu ý kiến của anh thế nào?
Joseph lắc đầu.
- Anh sẽ nói rằng tôi là một kẻ xấc xược nhưng theo tôi thì người ta đã khen cuốn tiểu thuyết quá mức. Đứng thật là tôi không đọc kỹ nó bởi chẳng có thời gian nhưng tôi có cảm tưởng là nó không đáng để làm ầm ĩ lên thế. Tôi chỉ kinh ngạc không hiểu tại sao người ta có thể trao giải thưởng văn học Goncourt cho nó. Anh có đồng ý với tôi không?
- Nhưng dù sao trong đó cũng có vài chỗ tuyệt vời.
- Đúng thế. Đó là chương mà tên giết người kể lại hắn ta đã quyết định gây tội ác đó như thế nào... Mô tả tâm lý khá đạt...
- Thâm nhập đến thế là cùng chứ!... Còn tâm lý phức tạp của nhân vật chính...
Nhưng Joseph dè bĩu khoát tay:
- Vâng, vâng, tôi còn nhớ bài viết của anh. Và mặc dù tôi không biết có thể gọi tác phẩm đó là tuyệt tác được hay không, anh sẽ phản đối tôi đã quá quen với những chuyện đó, như người ta nói, tôi đã được tôi luyện trong cái vạc dầu đó và khó có thể làm tôi ngạc nhiên được nhưng dù sao ném ra những lời quá mức như vậy thì không thể được!
- Có thể thế, nhưng Bary sẽ không nhất trí với anh đâu.
- Tôi có thể nhầm. Bary bao giờ cũng đưa ra những nhận xét rất hợp lý. Vâng và chính anh cũng là một vị quan tòa có thẩm quyền hơn tôi nhiều.
- Ông ta sẽ nuối tiếc rằng vị đó sẽ bị hay có thể bị án tử hình đe dọa.
Joseph đứng dậy.
- Hình như sắp trưa rồi thì phải. Nào, ông bạn già, nếu anh không phản đối thì chúng ta sẽ cùng dùng bữa nhé. Chúng ta có thể kéo cả Rosie đi theo nữa. Để tôi chạy qua chào ông Tổng biên tập của chúng ta cái đã.
D’Arjean giơ một ngón tay lẻn với vẻ bí ẩn:
- Anh vẫn chưa biết gì ư?
- Mà cụ thể là chuyện gì mới được chứ?
- Vậy Rosie...
- Tôi chả hiểu gì cả.
- Tổng biên tập của chúng ta và cô trưởng ban tin tức Rosie Sauvage đã quyết định cưới nhau.
Joseph ngúc ngoắc đầu ngạc nhiên nói:
- Đó mới là tin mới chứ! Không bao giờ có thể nghĩ ra chuyện đó. Tôi biết là thỉnh thoảng Bary có chở Rosie về nhà nhưng tôi tưởng rằng mọi sự chỉ dừng lại ở đó. Tốt thôi, chúng ta sẽ chúc họ hạnh phúc. Rosie là một cô gái tuyệt vời, say mê công việc, xinh đẹp...
- Họ đã hẹn ngày ăn hỏi, còn đám cưới sẽ được tiến hành vào mùa xuân. - D’Arjean nói thêm.
Bình luận viên văn học đứng dậy đến bên cửa sổ. Trời đã hửng. Các mái nhà lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời yếu ớt. Xa xa hiện rõ vô vàn ống khói bếp lò quấn trong làn khói vàng.
Vốn luôn ăn vận đúng thời trang mới nhất thân hình cao mảnh của d’Arjean vẽ lên trên nền cửa sổ sáng sủa trông rất ưa mắt. Joseph lo ngại đưa tay lên xoa cái cằm chưa cạo của mình.
- Hình như tóc tai tôi bù xù quá. Tôi đã vất vả suốt sáng, và lại mất thêm hai tiếng đồng hồ với cái bản thảo đáng nguyên rủa ấy. Và bây giờ thì đã muộn, chúng ta chỉ còn kịp đi ăn nữa thôi.
- Tại sao vậy? - D’Arjean hỏi với vẻ tò mò - Anh nghĩ rằng chúng ta sẽ có việc ngày hôm nay ư?
- Rất có thể đấy!
- Việc gì nhỉ?
*
Bary ngồi xoa xoa cái đầu tẩu thuốc lá của mình. Ông ta ngắm nhìn nó với vẻ âu yếm và mở hộp đựng thuốc bắt đầu nhồi vào tẩu. Điều này đã trở thành thói quen của ông ta. Vừa thường xuyên ta có thể thấy ông ta trước khi nhồi tẩu, ngồi tách cẩn thân từng sợi thuốc ra. Công việc này cho phép ông ta làm ra vẻ như đang chìm trong suy nghĩ để giải quyết một vấn đề nào đó rất quan trọng.
Họ ngồi sâu phía trong một căn phòng nhỏ của nhà hàng nằm bên cạnh tòa báo. Lâu lâu họ lại tụ tập ở đây. Rosie ngồi bên cạnh Tổng biên tập hay đúng hơn là chồng chưa cưới của mình. Cô ta đang cẩn thận gọt táo. D’Arjean ngồi tựa lưng vào thành ghế lơ đãng giở một quyển tạp chí nào đó. Còn Robenne thì ngồi hút thuốc lá và nhìn theo những bóng tròn của khói thuốc đang tan dần ở sát tận trần nhà
- Nói chung, - Bary nhồi tẩu thuốc nói - anh khẳng định rằng “Sự im lặng của Harpocrate” là một tác phẩm bôi bác của một tay viết văn không chuyên nghiệp và không có tài năng thật sự...
- Nhưng rõ ràng là có những người không chuyên cũng có thể rất có tài năng - D’Arjean nhận xét - Chắc chắn là trên thế giới này có hàng chục nhà văn không được công nhận.
- Các anh tin vào những tuyệt tác vô danh hay sao? - Joseph hỏi và khẽ nhún vai.
- Thôi được rồi - Bary nói - Chúng ta sẽ không lạc đề nữa. Cái tác phẩm mà chúng ta đang nói tới có xứng đáng được trao vòng nguyệt quế hay không? Robenne cho rằng không?!
- Đó là quyền của anh ấy. - Rosie dịu dàng nhận xét.
- Vấn đề không phải ở chỗ đó. - D’Arjean phản đồi.
- Tất nhiên rồi - Joseph nói - Vâng và nói chung ý kiến của tôi là ý kiến của một kẻ phàm tục dốt nát. Tôi hoàn toàn chỉ là một phóng viên, chuyên gia về các vấn đề hình sự chứ không phải về văn học. Nhân thể, các anh đã biết rằng các sự kiện trong cuốn tiểu thuyết xảy ra ở Mouasac rồi chứ? Thế này nhé, tôi có cảm tưởng là việc miêu tả thành phố viết rất hời hợt. Có thể kể nhiều hơn về Mouasac. Có thể thử nêu lên một cuộc sống thực, cuộc sống bí ẩn bên trong cái thảnh phố nông thôn mà ấn tượng đầu tiên là cực kỳ buồn tẻ ấy... Tôi cho rằng tất cả những chuyện đó được miêu tả không sâu sắc lắm...
- Việc miêu tả thành phố nhỏ ấy đâu có trong chủ định của tay Paul Doubois đó, mà ở đây là diễn tả lại trạng thái tinh thần của nhân vật chính của mình - Bary nói - Đó là câu chuyện của một tên tội phạm và của một tội ác. Và chính từ quan điểm này ta không thể phủ nhận rằng tác phẩm đã đạt được...
- Vẫn còn lại một vấn đề chưa được giải quyết - Rosie nói thêm vào - Cuốn tiểu thuyết do chính bàn tay kẻ đã giết người, đúng thế hay là không? Anh nghĩ sao hở Robenne?
Joseph gãi gáy.
- Tôi có cảm tưởng rằng không có gì phải nghi ngờ ở đây nữa. Tên giết người là một kẻ rất thận trọng và có đầu óc quan sát. Hắn ta đã làm tất cả để không bỏ lại dấu vết. Không ai nhìn thấy hắn ta. Hắn ta đã không lưu lại ở khách sạn nào...
- Nhưng còn những dấu vết đã phát hiện ra thì sao?
- Có thể chúng sẽ giúp ích cho chúng ta nhưng đó không phải là dấu tay chuẩn xác. Ngoài ra, Robenne nói thêm - tác giả của cuốn tiểu thuyết vẫn không thấy xuất hiện. Nếu như lương tâm của hắn ta trong sạch thì hắn ta đã làm điều đó không chút ngần ngại.
- Thế còn chuyện mấy đồng tiền vàng thì có nghĩa gì? - Bary hỏi - Chúng ta cho rằng kẻ giết người là một nhà văn. Thế biết đâu hắn ta lại chỉ là một tên trộm tầm thường thì sao? Bởi vì người ta đã thu được 15 đồng tiền vàng từ tay lão Frizou mất trí, có đúng thế không? Có thể là gia sản của ông lão buôn sách cũ còn lớn hơn thế nữa thì sao?
- Tôi đã nghĩ về chuyện đó rồi. - Joseph chậm rãi nói.
- Vậy anh đã đi đến kết luận gì? - Rosie Sauvage hỏi và nàng ngước cặp mắt xinh đẹp màu sẫm của mình nhìn cái tẩu của Bary mà ông la đang âu yếm vuốt ve.
- Hiện giờ tôi chưa thể nói gì được. Tôi có một số giả thuyết nhưng vẫn còn mờ mịt lắm. Đúng thật là mặt trời vẫn chưa mọc. - Chàng phóng viên bật cười - Thế nhưng đêm đã gần cạn... - Và quay về phía Bary, Joseph hỏi - Nhân thể tôi muốn hỏi số lượng ấn bản của chúng ta thế nào rồi?
- Cũng không tồi. Ở giai đoạn đầu vụ án chúng ta đã bứt mạnh lên trước và người ta đã tranh nhau mua những số báo đầu tiên với các bài phóng sự của anh. Còn bây giờ thì mọi chuyện đã kéo dài quá mức mà chẳng có luồng ánh sáng nào mới cả nên các độc giả bắt đầu chán. Chúng ta cần phải kết thúc hoặc là phải có một bước ngoặt bất ngờ nào đó... Tất cả đều phụ thuộc vào trí tuệ sắc sảo của anh đấy, anh bạn thân mến của tôi ạ!
Joseph nhả khói ra khỏi miệng và cẩu thả thổi tàn thuốc từ tay áo.
- Hôm nay tôi đã nói chuyện với một đồng nghiệp của tờ “Địa cầu”. Anh ta vốn có quan hệ rất tốt với tôi. Và anh ta đã bảo cho tôi là “Địa cầu” đang chuẩn bị một qua bom nhỏ cho số báo ngày mai. Đó là một bài báo của Vollar mà sẽ được gọi kiểu như là “Paul Doubois không xứng đáng được giải thưởng Goncourt”. Như quý vị thấy đấy, anh ta cũng có quan điểm giống tôi.
- Vollar ư? - Rosie hỏi lại - Anh nói về Jules Vollar, nhà văn đã trù tính sẽ được nhận giải thưởng và đúng phút chót bị gạt ra rìa phải không?
- Hoàn toàn đúng vậy. Người ta nói rằng anh ta là một chàng trai hiếu danh.
- Anh ta có những ưu điểm không thể chối cãi được - D’Arjean nhận xét - Anh ta viết khá sắc sảo với một phong thái đặc biệt. Không nghi ngờ gì nữa, bài báo của anh ta sẽ gây chú ý đặc biệt. Bởi vì cho đến nay không một ai đã dừng lại ở những thiếu sót trong “Sự im lặng của Harpocrate”. Nhưng theo tôi thì đó là một kiểu vận động nghi binh nào đó. Vollar không nên can thiệp vào.
- Tại sao nhỉ? Anh nói về chuyện nghi binh nào vậy?
- Về chuyện ấy đấy. Hội đồng giám khảo tỏ ý ủng hộ Doubois nhưng phần lớn các thành viên của hội đồng những người đã bỏ phiếu cho cuốn tiểu thuyết tai tiếng bây giờ thì không phản đối làm lại từ đầu và đổ lỗi cho Simonie, người đã gây ra mọi chuyện và ngay từ lúc đầu đã tuyên bố mình là người bênh vực nhiệt thành cho nhà văn vô danh kia.
- Sau đó Simonie rất hối hận về chuyện đó. - Robenne bổ sung thêm.
- Đúng thế - D’Arjean đồng tình - Tôi có thể báo cho quý vị một điều bí mật nữa. Tối nay tất cả các thành viên của Hội đồng giảm khảo sẽ họp mặt ở nhà Morelly và có thể cả Vollar cũng sẽ đến nữa.
- Họ sẽ tìm ra biệu pháp để hủy cuộc bỏ phiếu đầu tiên - Rosie nhận xét - Và lúc đó ban giám khảo sẽ trút bỏ được trách nhiệm và tất cả cái chuyện này sẽ mất đi sức thu hút của nó một khi kẻ giết người không nhận hay nói một cách khác là người ta đã cắt bỏ giải thưởng Goncourt của hắn. Và cái đề mục giật gân của các anh sẽ đi tong. - Cô gái nói thêm và mỉm cười với Bary.
- Tôi cũng đang nghĩ đến một đoạn kết như vậy - Joseph nói - Tức thay cho kẻ giết người! Tức là hắn ta sẽ bị tước mất giải thưởng Goncourt...
*
Cùng ngày hôm đó, khoảng gần ba giờ chiều Robenne đang ngồi trong phòng làm việc của mình. Chuông điện thoại bỗng vang lên.
- Phóng viên Robenne phải không ạ? - Cô gái trực tổng đài hỏi - Mouasac có điện thoại gọi anh.
- Alô? - Joseph nói.
Anh nghe thấy một giọng nói khô khan từ xa xôi vẳng lại.
- Alô, Robenne, anh đấy ư? Alô... Tôi muốn được nói chuyện với Joseph Robenne phóng viên báo “Paris-Nouvelles”... Alô...
- Tôi nghe đây, thưa ông Ramondou - Joseph trả lời.
- Ồ, anh đấy ư! Dự thẩm Kamondou đang nói đây. Anh nhận ra tôi rồi hả? Mọi việc ở chỗ anh ổn cả chứ? Thế thì tuyệt!
- Có chuyện gì xảy ra vậy?
- Lại thêm một chuyện kỳ quặc nữa... Tôi sẽ giải thích bây giờ... Tôi vừa mới nhận được một bức thư nặc danh. Alô?
- Tôi hiểu rồi, một bức thư nặc danh. Thế nó được gửi từ đầu đến?
- Từ Mouasac. Nó được bỏ ở Mouasac. Tôi rất lo ngại cho anh.
- Tại sao lại lo ngại cho tôi?
- Alô, anh nghe rõ tôi nói không? Tôi đọc nhé... Bức thư được ghép bằng những chữ cái cắt từ một tờ báo ra. Một thủ đoạn thông thường. Bức thư thế này: Bài thơ tìm thấy trong đống tro là của Max Bary, Tổng biên tập “Paris-Nouvelles” viết. Nó được xé ra từ tập thơ cuối cùng của ông ta. Thế thôi. Anh nghĩ sao về chuyện này?
- Chẳng có gì hết.
- Nào, dù sao anh cũng phải nói chứ! Tổng biên tập của anh có làm thư à?
- Hình như thỉnh thoảng có làm.
- Ồ, thế đấy. Vậy mà thú thật là tôi đã nghĩ rằng đó là chuyện bịa đặt...
- Cũng có thể là bịa đặt...
- Tôi quyết định là trước khi chuyển tất cả những cái đó cho mấy tay nhà báo, phải nói chuyện với anh đã. Anh biết đấy, bao nhiêu người từ Paris đã lao xuống chỗ chúng tôi.
- Ông đã nói về chuyện bức thư chưa?
- Chưa.
- Tôi nghĩ rằng hay hoãn lại một thời gian thì tốt hơn. Tôi xin hứa sẽ thử dò hỏi xem. Ngay hôm nay tôi sẽ gọi điện đến Sở Cảnh sát cho ông.
- Tôi rất tin tưởng vào anh đấy. Nhưng chắc đó là chuyện bịa đặt thôi. Bức thư được bỏ tối qua. Anh hãy chờ một chút tôi sẽ kể lại cho anh nghe một số chi tiết mà tôi tin chắc là anh chưa biết.
- Ông tử tế với tôi quá, thưa ông Ramondou.
- Đó là chuyện về số vàng.
- Vàng nào vậy?
- Đấy, 15 đồng tiền vàng của Liên minh La Tinh mà người ta đã tìm thấy ở trong người Frizou ấy.
- Xin lỗi ông, nhưng người ta đã tịch thu của Frizou 14 đồng liền vàng, còn đồng thứ 15 thì tìm thấy ở ngưỡng cửa.
- Ông chủ của anh đã đến gặp tôi và thú nhận là đã bán số tiền ấy cho ông lão buôn sách cũ.
- Ông chủ nào? Tay người Ý chủ cái khách sạn mà tôi đã ở trọ phải không?
- Đúng rồi, một kẻ tên là Gino Roberty có vợ là Fransçoise Lescar. Ông ta run lẩy bẩy, sợ hãi rằng sẽ bị dính líu đến vụ án. Ông ta thề rằng không dính dáng gì vào chuyện này cả... Ông ta đã bán những đồng tiền ấy cho ông lão buôn sách cũ nửa năm trước đây. Ông lão buôn sách cũ rất cần vàng, còn Roberty thì đang cần tiền để sửa chữa khách sạn. Ang ta thề nguyền là đã bán chúng theo giá bình thường và không có liên quan gì đến chuyện xảy ra sau đó.
- Thế đấy! - Joseph thốt lên - Chuyện này có thể sẽ giúp ích. Nhưng ông ta thú nhận để làm gì? Cứ ngồi ở nhà và im đi có hơn không.
- Theo như tôi hiểu thì ông ta sợ rằng chuyện đó rồi sẽ lộ tẩy và lúc đó ông ta sẽ phải gánh chịu. Tôi sẽ xem có cái gì ẩn sau chuyện này...
- Có thể là chẳng có gì cả.
- Chúng ta sẽ xem xem. Nhưng anh đừng có quên bức thư nặc danh nhé. Thật lạ lùng là “Paris-Nouvelles” luôn hiện diện trong vụ án này.
- Tôi sẽ làm tất cả. Còn một câu hỏi nữa. Khi tôi ở Mouasac không ai có thể giải thích được cho tôi tại sao lại gọi khách sạn như vậy.
- “Chùm nho chín mọng” phải không?
- Vâng.
- Tôi không biết. Đó là một quán ăn có từ lâu đời. Và không ai nhớ được tại sao người ta lại đặt tên như vậy. Nhưng rõ làng là chúng tôi ở giữa vùng nho. Anh đã nghe tiếng thứ rượu nho Chartelly chưa?
- Rồi.
- Thêm vào đó tên gọi rất thơ mộng: “Chùm nho chín mọng”. Thôi xin từ biệt anh. Tôi đang bận.
- Còn gì mới nữa không?
- Không, người ta đã ném đội 8 đến đó nhưng không phát hiện được điều gì. Thế ở Paris thế nào?
- Đồn đại nhiều và chỉ có thế thôi.
- Ồ, tôi muốn biết kẻ giết người là ai quá đi mất! - Viên dự thẩm thốt lên từ biệt.
*
D’Arjean bước vào phòng làm việc của Robenne.
- Có gì mới không? - Bình luận viên văn học hỏi - Thú thật là tôi chán ngấy chuyện đó rồi.
- Không bao giờ được để mất kiên nhẫn! - Joseph khẽ nói.
- Anh đã lần ra cái gì đó rồi phải không?
- Đúng như vậy - Chàng phóng viên khẳng định và châm thuốc hút - Tôi vừa mới nói chuyện với Mouasac, - Anh thổi que diêm - đúng hơn là với viên dự thẩm Ramondơu mà tôi có quen biết đôi chút. Ông ta đã thông báo cho tôi một vài tin tức. Tôi tin chắc một điều là tội ác đã được thực hiện không vì mục đích cướp của. Bây giờ chính anh cùng tin như vậy rồi đấy. Mấy đồng tiền vàng đã làm tôi mất ăn mất ngủ, thậm chí đã làm tôi lóa mắt. Xin nói thêm là tên giết người đã đạt được ý định của mình. Nhưng tôi nghĩ rằng hắn ta vẫn không thể lường hết được mọi chuyện.
- Anh nói vửi giọng lưỡi Ésophe quá đi.
- Tôi sẽ giải thích cho anh bây giờ. Frizou có mười bốn đồng tiền vàng. Bằng cách nào chúng đã lọt vào tay ông ta?
- Anh quên mất cái áo chùng, cái áo chùng của Simonie.
- Đúng thế! Ông ta có mấy đồng tiền vàng và một chiếc áo chùng giống như của Simonie mặc dù không cũ sờn đến mức đó. Bởi những chiếc áo chùng của Simonie đâu còn mới. Thế này nhé: Frizou đã nhận được cái áo chùng và mấy đồng tiền không phải từ tay tên giết người. Thứ nhất là vì tên giết người là một người rất thận trọng. Hắn ta hoạt động một mình và làm tất cả để khỏi gây nghi ngờ cho mình.
- Nói tóm lại, một tội ác đã được chuẩn bị một cách lý tưởng.
- Đúng thế. Tốt nhất là không nên lấy thêm một kẻ đồng lõa làm gì, kể cả một kẻ câm điếc cũng không. Chỉ đơn giản là Frizou đã tìm thấy cả tiền lẫn áo một cách tình cờ. Vậy mà chiếc áo và mấy đồng tiền lại giữ vai trò chủ yếu trong toàn bộ vụ án này. Chúng trợ giúp cho việc tạo hiện trường giả. Tôi hình dung toàn bộ sự việc như thế này: Tên giết người soạn thảo kế hoạch rồi thực hiện chính xác như vậy. Để thể hiện rõ mối liên quan trực tiếp giữa cuốn tiểu thuyết đoạt giải Goncourt và vụ giết người ở Mouasac, tên giết người đã “trang điểm” cho tội lỗi của mình. Tôi nói đúng là “trang điểm” đấy. Tôi sẵn sàng đem đầu ra chịu báng mà thề rằng lúc đầu tên tội phạm đã phủ lên tử thi cái áo chùng kiểu như của Simonie rồi sau đó lẩn đi, anh hiểu không?
- Tôi hiểu rồi. Điều đó có nghĩa là: Đây chính là cái xác chểt đã đoạt giải Goncourt và cứ để cho tất cả mọi người đều biết điều đó.
- Ừ thì đúng rồi. Bởi vì chiếc áo chùng xanh của Simonie vốn nổi tiếng khắp giới văn học Paris, mà không chỉ Paris thôi. Mấy tay phóng viên và thông tín viên thường lấy chúng ra để diễn trò. Nghĩa là bằng cách phủ cái áo chùng xanh lên xác chết, tên giết người làm như thể để lại chữ ký của mình, hay nói đúng hơn là nhấn mạnh rằng tội ác ở Mouasac có liên quan trực tiếp đến cuốn tiểu thuyết “Sự im lặng của Harpocrate”.
- Thế còn Frizou thì sao?
- Frizou mò vào nhà ông lão buôn sách cũ sau khi lên giết người đi khỏi và nhìn thấy tiền cùng với chiếc áo chùng xanh. Frizou sống trong một túp lều nào đó ở trên đồi không xa phố Cabrette. Ông ta thường đến cưa củi cho mấy nhà hàng xóm và lang thang khắp nơi theo ý muốn. Anh đừng quên rằng vụ giết người được phát hiện ra khá muộn vào buổi trưa. Tôi cho rằng Frizou đã kịp vào nhà kẻ bị giết rồi lấy cắp áo và tiền.
- Nhưng tiền đó ở đâu ra?
- Xin anh chớ vội. Tiền đó là của ông lão buôn sách cũ. Điều này không phải bàn cãi gì nữa. Thậm chí người ta còn biết ai đã bán chúng cho ông lão. Lợi tức của ông lão Muet vốn nghèo nàn, việc buôn bản mang lại cho ông ta quá ít ỏi thế nhưng ông lão từ chối mọi thứ để dành dụm tiền. Ông ta đốt bếp lò bằng những cành cây khô mà ông ta tự đi nhặt. Hầu như tất cả bóng đèn trong nhà ông ta bị cháy nhưng ông lão cũng không thay chúng mà dùng nến đốt. Tôi hiểu được những chuyện này sau khi xem xét nhà ông ta.
- Nghĩa là người ta đã nói đúng. Ông ta là một kẻ keo kiệt và để dành dụm tiền.
- Không hoàn toàn như vậy. Ông lão buôn sách cũ cần tiền. Ông ta định cho xuất bản một cuốn sách về lịch sử tu viện Saint-Pierre. Bởi vì đó là niềm tự hào của Mouasac như anh đã biết. Ông lão không tin tưởng vào tiền lưu hành hiện thời. Ông ta muốn giữ vàng cho chắc ăn. Ông ta cho rằng một khi có vàng thì có thể tiếp tục việc nghiên cứu và xuất bản tác phẩm của mình trong tương lai.
- Và Frizou đã tìm thấy những đồng tiền ấy phải không?
Joseph rít một hơi thuốc và mỉm cười.
- Tên giết người đã tìm thấy trước ông ta. Đấy, anh cứ hình dung là sự việc xảy ra như thế này. Ba phát súng lục vang lên. Ông lão buôn sách cũ ngã gục xuống sàn. Tên giết người đã thưc hiện mục đích mà hắn đặt ra cho mình. Hắn ta còn lại một mình với xác chết. Trong căn nhà tồi tàn không còn ai nữa, hắn ta sẽ làm gì? Hắn ta sẽ quay lưng khỏi xác chết và bỏ đi ư? Không đâu! Bởi vì tên giết người này theo như tôi hiểu là một kẻ rất hiếu kỳ. Hắn ta đi lại trong phòng, xem xét giường tủ. Nói tóm lại là hắn ta đã tìm thấy những đồng tiền được giấu kỹ ấy. Tất nhiên đó không phải là một gia sản. Nhưng tên giết người đâm ra suy nghĩ. Hắn ta đến đây không phải với mục đích cướp của. Hắn ta đến đây để giết ông lão Muet như đã được viết trong cuốn tiểu thuyểt. Và thế là tên giết người trung thực sẽ chui vào vỏ bọc của một tên cướp nếu hắn ta để lại cái xác chết và lấy đi 15 đồng tiền vàng. Và hóa ra đây chỉ là một vụ án tầm thường. Tên giết người hiểu rõ điều đó. Vậy thì hắn ta phải xử sự thế nào đây? Lấy tiền ư? Tất nhiên đó là của trời cho. Nhưng không, hắn ta đến đây không phải để cướp của mà chỉ để lại chữ ký của mình, chỉ để phủ cái xác chết bằng cái áo chùng của Simonie hay đúng hơn là cái áo chùng giống như của ông ta. Hắn ta muốn rằng tất cả sẽ biết chuyện đó, muốn sao để không ai nghi ngờ gì mình. Hắn ta không phải là kẻ trộm và cũng không phải là một kẻ giết người tầm thường. Làm gì bây giờ? Lấy tiền ư? Không ai sẽ biết số tiền ấy bị mất. Thế nhưng sau hồi suy nghĩ tên giết người thấy rằng nếu có ai đó bỗng nhiên biết được về sự tồn tại của số tiền ấy thì người ta sẽ nói rằng kẻ giết người là một tên cưởp. Tên giết người đâu muốn chuyện đó. Thế là hắn ta rải tiền lên trên chiếc áo chùng xanh, rải đều trên mặt vải dạ giống như những vì sao trên bầu trời, thế đấy, cứ để cho tất cả mọi người nhìn thấy và tự hiểu rằng đây không phải là một tội ác bình thường. Anh hiểu tôi chứ?
- Tất nhiên rồi! Tất cả những cái đó rất hay nhưng vẫn còn thiếu một điều!
- Cái gì nào?
- Tên của kẻ giết người!
Joseph nhăn mặt trông rất buồn cười.
- Vâng, tôi vẫn chưa tin chắc tuyệt đối trong giả thuyết của mình và tạm thời tôi sẽ không nói gì hết. Tôi có nguyên tắc mà anh đã biết là bao giờ tôi cùng tuân theo nó! Trước hết tự mình phải tin chắc hoàn toàn!