Nguyễn Việt Phương(°Tác giả nguyên là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 472, đã có dịp đón tiếp và theo dõi chuyến thăm quê của ông bà Hoàng Sihanouk)Báo An ninh thế giới cuối tháng, 4-2003Sau Hiệp định Paris và Viêngchăn 22-2-1973, trời Trường Sơn không còn máy bay Mỹ đánh phá. Quốc trưởng Sihanouk đang ở Bắc kinh, thấy thời cơ thuận lợi liền đề đạt nguyện vọng với Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà giúp đỡ vợ chồng ông về thăm quê. Vì tình nghĩa, Chính phủ ta nhiệt thành ủng hộ ông bà Hoàng thực hiện ước nguyện này. Chiếc chuyên cơ hạ cánh. Sân bay Đồng Hới thoắt nhộn nhịp khi cựu Quốc trưởng Sihanouk và bà Hoàng Môních xuất hiện ở cửa khoang máy bay. Tuy là vùng đất mới hưu chiến, lễ đón rước vẫn đúng nghi thức trọng thể, nồng hậu.Tối đó, Bộ Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn mở tiệc chào mừng khách. Tư lệnh và Chính ủy trịnh trọng chúc sức khỏe ông bà Hoàng và ngài Yêngxari, đại diện Khmer Đỏ. Cựu Quốc trưởng đứng dậy đáp lễ. Với giọng cung kính, ông Hoàng ca ngợi công đức và thiên tài của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, cảm ơn Đảng Lao động và Chính phủ Việt nam đã giúp đỡ rất to lớn cho công cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia. Ông cảm khái cao giọng: Tôi suốt đời ghi nhớ mối ân tình sâu nặng của Việt nam đã dang rộng tay thân hữu với tôi, khi mà tên phản bội Lonnon câu kết với kẻ thù làm cuộc đảo chính tôi vắng mặt... Trong cuộc hội nghị cấp cao Đông Dương (từ 24 đến 25-4-1970), cũng chính ngài Thủ tướng Phạm Văn Đồng kính mến đề nghị tôi làm Chủ tịch... Và hôm nay, người anh em Việt nam lại tạo điều kiện cho vợ chồng tôi về thăm cố hương...Yêngxari bức bối cứ luôn mồm khậm khạc. Bà Hoàng Monique nhạy cảm với thứ “tín hiệu” chẳng đẹp ấy, khéo ngầm báo chồng. Cựu Hoàng chợt lúng túng một chút, rồi cất tiếng cười nhè nhẹ: “Cuộc hội ngộ hôm nay vâng, tôi và ngài Yêngxari rất xúc động...”. Quan khách cảm thông. Ai cũng biết mối quan hệ bề ngoài giữa Ban lãnh đạo Khmer Đỏ với người đại diện vương triều thất thế vẫn đang âm ỉ thâm thù không thể dung hoà.Chính phủ ta cử một số cán bộ cao cấp chuyên trách quan hệ với Campuchia, Đại sứ Việt nam ở Campuchia, Trưởng phòng Phục vụ lễ tân và 4 sĩ quan an ninh làm vệ sĩ của ông bà Hoàng. Bộ trưởng Quốc phòng trực tiếp giao trách nhiệm cho Tư lệnh, Chính ủy Binh đoàn Trường Sơn tổ chức thực hiện đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyển “công du”” của khách. Tử xưa đến nay bộ đội chiến đấu có bao giờ phải đưa đón đoàn khách cỡ đó trên Trường Sơn? Tám trạm dừng chân phải cấp tốc dựng nhà nghỉ tương xứng ông bà Hoàng, yêu cầu đủ tiện nghi sinh hoạt thích hợp. Cục Hậu cần vội tung cán bộ đi khắp nơi để mướn hoặc mua sắm giường, đệm, tủ gương, xalông, quạt máy, bàn ghế làm việc, điện thoại và các thứ đồ dùng thường nhật như giấy vệ sinh, xà bông thơm, nước hoa... Trong hoàn cảnh phục vụ chiến đấu và chiến đấu ở Trường Sơn đòi hỏi có ngay mọi thứ đó thật vô cùng khó. Chỉ riêng lo cái “hố xí máy” đã thành chuyện khá vất vả. Thế nhưng, những người lính của ta thật khéo tay. Ba ngày sau, mọi nhu cầu phục vụ lộ trình hơn ngàn cây số đều sẵn sàng chờ đón khách quý.Sáng tháng ba, trời cao vút xanh thẳm. Đỉnh động Vành Vàng cao hơn 1.300m cũng chỉ vương vất vài làn mây mỏng. Đoàn xe hơn 20 chiếc xuất hành. Để giữ sức cho khách, đoàn xe đi hai giờ lại dừng mười lăm phút giải lao. Đúng 15 giờ 30 phút, Đoàn đến trạm Chà Lý, Đại tá Lê Đình Sum, Phó Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn báo cáo với khách sẽ nghỉ đêm tại đây theo kế hoạch. Bà Hoàng Môních hoan hỉ, hồn nhiên reo lên:- Ôi, tuyệt quá! Tôi được ngắm dòng thác bạc... Hình như có cả đàn hươu dưới thung...- Còn sớm! - Xari quạu mắt - Đến trạm sau hãy nghỉ.Sihanouk ngớ người. Môních xịu mặt.Đại tá Sum sẽ sàng nói:- Trạm sau ở Mường Noọng. Phải chạy liền tám tiếng, nhanh nhất cũng quá nửa đêm mới đến. Đi thế dễ mất an toàn lắm.Xari đành chịu rút ý kiến. Thực ra, sức ông ta cũng chẳng dẻo dai, song cái trò “lên mặt” của kẻ tiểu khí thường hay thế. Vợ chồng ông Hoàng cũng mất hào hứng, lặng lẽ vào phòng riêng, ngả lưng xuống chiếc “xích đu” bên lan can hàng hiên, đắm chìm trong mặc cảm u hoài. Bác sĩ thăm sức khỏe đến khá lâu khi lên tiếng hai ông bà mới bừng tỉnh. Sau bữa cơm tối, trưởng phó đoàn đến báo cáo tình hình chặng đường tiếp theo với khách. Sihanouk và Yêngxari nhìn tấm sơ đồ, lắng nghe:- Đường 24 là trục kín, hẹp, khó đi nhanh, trạm Mường Noọng cách 185km. Nếu xuất phát như hôm nay thì 6 giờ tối mới đến, sẽ rất mệt...Sihanouk tỏ ra lo ngại, Yêngxari liếc nhìn ông Hoàng, xẵng giọng:- Đi thế cũng được.Vốn đã biết họ, hai anh chẳng ngạc nhiên trước thái độ cục cằn của Yêngxari.Đại tá Sum lựa lời:- Vâng. Nhưng liệu có nên điều chỉnh phương án thích hợp không?Sihanouk nói ngay:- Hay lắm! Ông trình bày đi.- Thưa Xamđéc! Nếu chúng ta dậy lúc 4 giờ, 5 giờ khởi hành, 7 giờ đến trạm rồi giải lao hãy ăn lót dạ, 11 giờ tạm dừng ăn cơm trưa, nghỉ một tiếng, sau đó đi liền mạch thì 15 giờ rưỡi đến trạm thoải mái.- Rất hay! - Sihanouk cười rộng miệng - Tôi sẵn sàng chấp nhận.Xari đảo ngược mắt nhìn ông Hoàng rồi nhìn cán bộ Việt nam, giọng hơi gắn gắt:- Đi đứng thế nào là trách nhiệm của các anh, khỏi bàn.Anh Xuân Hoành đã quá rõ tính cách của Xari, liền đáp:- Vâng. Chúng tôi hiểu, nhưng vì sức khỏe của quý vị nên mới đề nghị chuyển dịch thời gian.- Thôi được! - Yêngxari xịu mặt.Xuân Hoành hướng sang ông Hoàng, lễ phép:- Còn ý ngài? Thưa Xamđéc!- Ồ! Tôi đã nói trước rồi - Sihanouk cười tươi, giơ ngón tay - Xin thêm một đề nghị. Để bảo mật đi sâu xuống phía nam, nên dùng bí danh, Frère Phạm Văn Đồng đã cho tôi là “đồng chí Thắng”, Môních là “đồng chí Lợi” - ông nghiêng đầu sang Yêngxari - Còn ngài...- Là Thông! - Xari nói cụt ngủn.Xuân Hoành cười mỉm:- Vâng, xin theo ý quý vị. Mời các “đồng chí” nghỉ sớm lấy sức mai đi. Đêm Trường Sơn mát dịu, không tiếng phản lực gầm rú khiến ai cũng yên giấc. Mãi đến khi tiếng gà rộn rừng, đội gác thay phiên, mọi người mới lục tục sửa soạn lên đường. Hai vợ chồng ông Hoàng đã gọn ghẽ, nhanh nhẹn bước sang phòng ăn đỡ tách càphê từ tay cô phục vụ. Trưởng phó đoàn đến chào chúc buổi sáng và hỏi thăm:- Đêm qua các đồng chí Thắng, Lợi và Thông ngon giấc chứ?Ông bà Hoàng rất khoan khoái với cách xưng hô thân tình thế. Môních nở nụ cười vồn vã:- Xin cảm ơn hai đồng chí. Nắc tà phnôm (thần núi) cho chúng tôi giấc mơ đẹp lắm.Xari lặng thinh uống hết tách càphê, xách cặp da lầm lũi tới chiếc xe đỗ trước Sau hai chặng nghỉ, đoàn xe đến trạm sớm hơn nửa giờ. Sihanouk không nén được, reo to:- Tuyệt chưa! Quyết định đúng là vậy đấy!Ánh mắt bà Hoàng bắt được nếp nhà sàn xinh xắn, mái lá uốn cong, không thưng vách, dựng ở ngã ba đường rẽ vào trạm “Sa la”, Môních nghiêng đầu sang cô Minh, thiếu úy bảo vệ: “Ôi! Bộ đội Việt nam hiểu biết phong tục quê tôi quá! Nhà mời khách qua đường nghỉ chân đấy em ạ! Trên đất Chùa Tháp làng nào cũng có sa la như thế”.Xuống xe. Ông bà Hoàng chắp tay đưa quá đầu, líu ríu bước giữa hai hàng nam nữ bộ đội Việt nam phất cờ hoa hớn hở chào đón. Vợ chồng ông Hoàng sững nhìn ngôi nhà thanh nhã dựng trên nền cao, hàng lan can ban quan mảnh vườn xinh xinh trổ bông rực rỡ. Trong nhà sàn lát gỗ đỏ au, trầm ken trúc ngà vàng rươm, đủ các phòng ăn, ngủ, tiếp khách và phòng toa lét. Phòng nào cũng có cửa sổ căng rèm trắng tinh. Ông Sihanouk nắm tay anh trạm trưởng, giọng xúc động:- Trong hoàn cảnh này mà các bạn chu đáo quá... Tôi không biết bày tỏ lòng ghi ơn thế nào cho xứng...Chiều đó ông bà Hoàng xuống “hồ bơi” - Vịnh nước trong sông La Nông được cải tạo. Cả hai cùng bơi thỏa thích. Sihanouk ngẫu hứng sáng tác bản nhạc “Biết ơn con đường”. Tối hôm ấy ông đàn, bà hát cho số anh chị em phục vụ thưởng thức. Đúng lịch, hôm sau đoàn sẽ đi tiếp. Chúng tôi bắt gặp ánh mắt lưu luyến của Môních. Chẳng ai nỡ thui chột tình yêu thiên nhiên của người phụ nữ này, bà ấy lại đang lâm “cảnh khó” phải nén lòng. Chúng tôi bèn viện lý do kỹ thuật và sức khỏe của lái xe để lưu lại ngày nữa. Bà Hoàng mừng khôn kể.Những ngày sau đi liên tiếp đến các trạm nằm trên đất Lavân màu mỡ. Nơi nào cũng dư dật thực phẩm, hồng xiêm, thốt nốt bạt ngàn, khiến ông bà Hoàng ngỡ như mình đang đi trên mảnh đất quê hương.Hôm đến trạm cuối của Sư đoàn 470 tại Tà Ngân trên đất Campuchia, Đại tá Nguyễn Lang, Phó tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn, đứng trước cổng chào chờ đón ông bà Hoàng. Sihanouk xuống xe vội cúi hôn mảnh đất địa đầu Tổ quốc, rồi đứng dậy bắt tay đáp lễ Đại tá Lang, đoạn chạy sang ôm nhẹ vai hai quan chức kháng chiến Campuchia. Sau đó Bộ Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn mở tiệc chiêu đãi rất long trọng, tặng quà lưu niệm các quý khách.Tiếp theo sẽ là lễ ra mắt của các nhân vật Chính phủ kháng chiến Campuchia với Quốc trưởng. Bộ Thông tin đã thông báo cho Iêngxan và Sihanouk thay đồng phục đen, Môních vận đồ nữ vùng giải phóng Campuchia. Đại tá Lê Đình Sum báo cáo với ông bà Hoàng: “Phận sự của đoàn Việt nam chỉ còn đưa khách đến Xiêm Pạng. Từ đó, đồng chí Thắng, Lợi sẽ được Chính phủ kháng chiến Campuchia đón tiếp”. Sihanouk khe khẽ thở dài, vầng trán rộng nổi rõ những đường gân máu rần rật. Bà Môních thì cứ ôm riết lấy cô Minh.- Mai chị về nước - Cô thiếu úy bảo vệ lựa lời - chắc cũng chỉ ít hôm sẽ quay ra. Chị thay quần áo để em giặt nhé! Môních siết chặt cô vào lòng, nghẹn ngào:- Không biết chị có còn sống mà quay ra gặp em...- Ôi! Chị nói gở. Về thăm Tổ quốc có gì mà sợ.- Em chưa biết rõ thòi - Môních nức nở - Bọn họ căm thù vợ chồng chị lắm... Mấy ngày qua có bộ đội Việt nam họ chưa dám làm gì đấyChúng tôi cảm nhận chặng đường sắp tới là chuỗi dài lo âu của vợ chồng ông Hoàng. Ai cũng cầu mong cho chóng qua đi những ngày đen tối đầy hiểm hoạ với ông bà, để sớm có dịp tái ngộ sau chuyến thăm quê.