41. Cuối tháng Mười hai, Trầm Hoà đưa Quỳnh đến thăm Tùng Vy. Anh bảo Quỳnh, Tùng Vy ở ngay trong thành phố. Lúc sắp đi, Trầm Hoà dặn dò không được nói với Tùng Vy chuyện Dật Hán đã chết, bà ấy không hề biết điều đó. Quỳnh ngỡ ngàng: "Nếu bà ấy ở ngay trong thành phố, tại sao không đến thăm Lục Dật Hán? Hoặc nếu Dật Hán đã chết trước, thì khi trở về đây bà cũng phải nghe nói rồi chứ". Trầm Hoà lắc đầu: "Bà ấy không chịu đựng nổi đìêu này đâu. Em phải nhớ, không được nói". Quỳnh đồng ý. Tùng Vy là người như thế nào nhỉ? Trong tưởng tượng của Quỳnh, đó là một thiếu nữ như trong tấm ảnh của Dật Hán. Đã mười mấy năm, Tùng Vy không hề xuất hiện. Trong những cuốn sách sau này của bà cũng chỉ phác lên một cách sơ lược một góc nhìn nghiêng về một phụ nữ đầu tóc rối loạn, xương mũi lộ cao, khoé mắt dài. Nghe nói người như thế rất xét nét. Cô ấy mặc chiếc áo cổ cao, bởi vì cổ của cô cao rất đẹp. Cô ấy thần bí, ẩn hiện mờ ảo. Chẳng ai biết Tùng Vy đang ở đâu, có phải đã lập gia đình. Cuộc sống của Tùng Vy như thế nào? Quỳnh tưởng tượng ra rất nhiều khả năng. Cô đoán Tùng Vy chưa lấy chồng, sống một mình ở nước ngoài. Trong đầu cô luôn có hình ảnh Tùng Vy mặc áo khoác dài chấm gót màu xám nhạt, tóc buộc lỏng trên đầu, gương mặt trắng xanh, đi đôi giày gót cao và nhọn bằng da hươu, đạp trên thảm lá dày cuối thu, đi qua những quảng trường của châu Âu, phía sau cô ấy là đàn chim câu bay lên. Quỳnh nghĩ chỉ có Tùng Vy mới có thể đi trong cô độc một cách trầm tĩnh như vậy. Ngày đi thăm Tùng Vy, Quỳnh hết sức hồi hộp. Mặc dù bà là cái rãnh sâu ngăn cách giữa cô và Trầm Hoà, khiến cô thầm buồn mình chỉ là vật mô phỏng của Tùng Vy, nhưng cô vẫn rất mực kính trọng bà, say mê bà. Đúng vậy, cô cảm thấy Tùng Vy là một điều bí ẩn đẹp đẽ, nếu mình là đàn ông, chắc chắn mình sẽ yêu Tùng Vy. Ngày mùa đông, Quỳnh theo Trầm Hoà đi gặp Tùng Vy. Khi sắp đến nơi, Quỳnh tưởng Trầm Hoà bị thần kinh. Bởi vì Trầm Hoà đưa cô đến một trại điều dưỡng ở chân núi ngoại ô thành phố. Trầm Hoà nói với Quỳnh, Tùng Vy ở đây. Quỳnh dường như không tin vào tai mình. Thần tượng bao năm nay của mình lại ở trong một bệnh viện tâm thần, là người khi lên cơn sẽ bị giam vào trong phòng có những song sắt, là một phụ nữ không thể tự chăm sóc mình! Trầm Hoà dẫn Quỳnh đi qua dãy hành lang u ám, Quỳnh nhìn thấy xung quanh nhiều phụ nữ tóc tai rối bời đang cười với cô, còn tiến tới sờ đầu tóc cô. Một hộ lý vội vã chạy lại, tóm lấy bệnh nhân kia, bóc quýt cho cô ta ăn mới dỗ dành được cô ta về phòng mình. Lúc này Quỳnh dường như không thể tưởng tượng nổi. Trong đầu cô, Tùng Vy thanh nhã, sống cuộc sống tiêu dao thoát tục, chẳng hạn như du sơn vãn thuỷ, uống trà đọc sách.v.v... Cô chỉ cảm thấy bầu trời quá thấp, một vật rất nặng nề đang áp xuống rất gần. Cô không tưởng tượng được điều gì ở đằng sau những lối rẽ kia. Liệu có lại xông ra một người điên nào đó... Những điều này liên quan thế nào với Tùng Vy đây? Tùng Vy ở đây thật sao? Trầm Hoà không nói gì, chỉ kéo Quỳnh đi tiếp. Mọi thứ ngày càng trở nên tồi tệ hơn, nếu thời gian quay trở lại, Quỳnh nhất định sẽ chọn cách rút lui, không đi thăm Tùng Vy nữa. Bởi hình ảnh thanh cao vẫn sống trong tâm trí cô không thể nào đồng dạng với thực tế trong một trại tâm thần. Cô hiểu rằng dù mình nhìn thấy, cũng khó lòng chấp nhận được, vậy tại sao lại phải gặp. Nhưng dù gì thì gì, bà đã từng là thần tượng của cô từ thời niên thiếu, đó là người phụ nữ mà Dật Hán đã yêu, đó cũng là người làm Trầm Hoà rung động. Vì vậy Quỳnh quyết định gặp Tùng Vy. Trên hành lang chật hẹp ở tầng hai, họ dừng lại. Ở đó, Quỳnh đã nhìn thấy Tùng Vy. Hôm đó là ngày cuối cùng của tháng 12, bệnh viện đang làm vệ sinh, cắt tóc cho bệnh nhân, thay áo mới. Tùng Vy ngồi giữa căn phòng gió lùa, ngoan ngoãn để cho hộ lý đứng sau lưng cắt tóc cho mình. Trông bà thật tiều tuỵ, nhầu nhĩ. Mặc chiếc áo đơn dài xám xịt, cổ để hở, bên trong lộ ra một chiếc áo nhung. Chiếc áo nhung dường như đã theo bà nhiều năm tháng, không còn sự mềm mại. Bà không biết lạnh, gấu quần xắn cao, để lộ đôi chân hằn những đường gân xanh. Bà để chân trần, dẫm trên nền nhà lạnh ngắt. Gót chân trơ xương, lồi khối, méo mó như cung nữ bó chân trong cung đình thời phong kiến. Mớ tóc khô xơ như bó củi. Đôi mắt vô thần, quầng mắt xanh đậm nổi bật, xung quanh mắt là vô vàn những nếp nhăn chồng chéo. Năm đó Tùng Vy chỉ khoảng hơn bốn mươi tuổi, còn trẻ hơn Mạn vài tuổi, nhưng già nua hơn Mạn rất nhiều. Khi y tá vén mái tóc trước trán lên, Quỳnh nhìn thấy bao nhiêu mạch máu xanh như những con giun đất ẩn hiện dưới làn da nhão nhệu. Cánh tay đã viết ra những cuốn sách nổi tiếng trông kỳ quái và gầy khô như những que xăm để xem bói trong đền miếu. Trong phòng có tiếng ca khúc "Hà nhật quân tái lai" của Đặng Lệ Quân, phát ra từ một chiếc đài cũ rách. Âm thanh đầy những tiếng lạo xạo, lại còn xen kẽ những lời chúc mừng năm mới của người đọc chương trình. Quỳnh nhíu mày, cảm thấy cái lạnh của mùa đông tập trung hết vào ngày hôm nay, cô đang lạnh buốt. Đây là thần tượng của Quỳnh bao năm nay sao? Đây là người khiến Lục Dật Hán và Trầm Hoà đều say mê hay sao? Quỳnh rùng mình. Tiếng đài ngừng một lúc lại tiếp tục bài hát "Hẹn nhau sau hoàng hôn" của Đặng Lệ Quân. Quỳnh thấy Tùng Vy ngồi thẳng đơ giữa căn phòng, cười ngơ ngác. Chắc là bà rất thích bài hát này. Lời hát ngọt ngào: "Ngày trăng tròn năm xưa, đèn lồng chợ hoa đỏ, Trăng lá liễu ngang đầu, người hẹn sau hoàng hôn..." Quỳnh cảm thấy trên thực tế Tùng Vy như một kẻ đào ngũ. Bà nấp mình vĩnh viễn trong một cõi của ký ức, chìm đắm trong cái "ngày trăng tròn năm xưa". Lúc này, Quỳnh thấy dường như Tùng Vy đã lừa dối mình, lừa dối tất cả mọi người. Bà đã dùng tiểu thuyết của mình để xây dựng lên cả một toà thành trì nguy nga tráng lệ. Còn trong thực tế, những thứ đó đều là hư cấu, là một sự lừa dối vĩ đại. Hóa ra điểm xuất sắc nhất của Tùng Vy là khả năng sáng tác, bà là một bậc thầy về những câu chuyện huyền thoại. Quỳnh nói với Trầm Hoà: "Em cảm thấy tất cả điều này như một sự lừa dối". Trầm Hoà hỏi: "Vậy ai đã lừa dối? Tùng Vy? Hay chính là trí tưởng tượng của em?". Quỳnh lắc đầu đau khổ: "Trầm Hoà, em không hiểu. Khi chưa gặp bà, em cảm thấy ghen tỵ, bởi vì bà là tình yêu của chú Dật Hán, bà khiến anh phải kính trọng, yêu quý. Nhưng bây giờ nhìn thấy cảnh này, chỉ càng thấy đau khổ. Anh biết không, em đau khổ... Thà là bà ấy hoàn hảo tuyệt đối, thà để em ghen tỵ, em không muốn phải thương hại bà ấy". Trầm Hoà nắm chặt tay Quỳnh: "Trước khi dẫn em tới đây, anh đã phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều. Không phải đơn giản để bảo vệ Tùng Vy, còn vì anh biết em sẽ thất vọng. Em đã coi bà ấy là đối thủ, là mục tiêu... Nhưng anh cũng hy vọng em có thể thấu hiểu, và không nên giống bà ấy". Quỳnh gật gật đầu, đứng lại bên ngoài nhìn Trầm Hoà bước vào. Trầm Hoà tiếp nhận lược và kéo từ tay hộ lý, ra ý anh sẽ cắt tóc cho Tùng Vy. Trầm Hoà nhẹ nhàng nghiêng người, chải gọn tóc phía sau đầu Tùng Vy, vừa chải vừa hỏi: "Chị vứt giày đi đâu rồi?" Giọng của anh như người ta dỗ trẻ con sáu, bảy tuổi. Tùng Vy rõ ràng tỏ ra rất quen thuộc với Trầm Hoà, lắc đầu thật mạnh. Trầm Hoà không thể tiếp tục cắt tóc. Tùng Vy kêu: "Có rắn, có rắn, vừa mới có rắn ở đây, tôi đang đánh rắn...". Trầm Hoà vuốt tóc Tùng Vy, bảo cô ngồi ngay ngắn: "Đừng sợ, không có rắn nữa. Chị quên rồi à, lần trước hai chị em mình đã hợp sức đánh chết con rắn rồi. Chị không cần ném giày để đuổi rắn nữa đâu. Để chân trần như thế này sẽ làm rắn tìm đến đấy". Trầm Hoà giả vờ căng thẳng để doạ Tùng Vy, bà kêu lên một tiếng thất thanh, co hai chân lên thật cao, người ngả ra đằng sau. Tùng Vy mất thăng bằng, cả người nghiêng đổ vào Trầm Hoà. Trầm Hoà ngã ngồi ra nền nhà, cố sức đỡ cho Tùng Vy. Hộ lý vội vàng giúp Tùng Vy ngồi dậy, Trầm Hoà mới đứng lên được, nhưng không hề tỏ ra bực bội. Anh nhẫn nại tiếp tục chải tóc cho Tùng Vy. Cứ thế trắc trở nhiều lần mới cắt tóc xong. Anh tìm khắp nơi, vẫn không thấy giày đâu. Trầm Hoà bèn theo hộ lý đi nhận đôi giày mới. Anh vừa ra khỏi cửa, Quỳnh đã phát hiện ra giày bị Tùng Vy nhét vào trong áo. Khi Tùng Vy đứng dậy, sau lưng lồi lên hai khối hình thoi. Cô vừa định gọi Trầm Hoà, lại thấy Tùng Vy ngồi ra đất, nhặt tóc mình nhét vào mồm, vừa nhét vừa kêu: "Ở đây có nhiều nấm, hái nấm...". Quỳnh thất kinh, vội xông vào cản tay Tùng Vy. Không ngờ Tùng Vy thấy Quỳnh lạ, liền kêu la thất thanh. Bà vừa kêu, vừa rúm người lại, run lẩy bẩy. Bà ngã bò ra nhà, không kịp đứng dậy, liền bò vội vào góc tường. Trông tình cảnh đó không khác gì người nguyên thuỷ. Quỳnh sững người không biết phải làm sao. May mà Trầm Hoà kịp thời quay lại, chạy tới an ủi bà. 42. Từ trại điều dưỡng về, Quỳnh im lặng suốt dọc đường. Trầm Hoà biết trong lòng Quỳnh có nhiều thắc mắc, hình tượng cao đẹp trong cô tan vỡ quá bất ngờ. Anh gợi ý tìm một quán cà phê ngồi nghỉ. Quỳnh rất do dự, cô cảm thấy khó chịu với quán xá xa lạ. Hai người lại đi thêm gần nửa thành phố, đến nơi mà Trầm Hoà đã làm sinh nhật cho Quỳnh. Quán đó thực ra rất tồi tàn, nằm trên vị trí đẹp ở phố Đào Lý. Vì vậy bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ bị giải toả. Biển hiệu đề hai chữ: "Đoạn Kiều". Quỳnh chợt quay lại nói với Trầm Hoà: "Em lúc nào cũng hoài cựu, ngồi cà phê cũng muốn tìm quán cũ trước đây". Trầm Hoà trả lời: "Đã biết cầu kia đã gãy, sao vẫn muốn đi qua?". Trầm Hoà gọi một ly cà phê, nói với Quỳnh: - Em nhất định đang có rất nhiều câu hỏi? Cứ hỏi đi, nhưng có những việc anh cũng không biết. Nếu cả Tùng Vy và Dật Hán đều không nói thì anh không biết. - Tùng Vy thành ra như bây giờ từ khi nào? Quỳnh bắt đầu hỏi, tay ôm ly sữa nóng, nóng lòng muốn dứt cơn đau dạ dày. - Thực ra Tùng Vy vẫn lúc bệnh lúc khỏi. Thời gian trước, bà không ở trong trại. Anh đã sắp xếp để bà ở với bố mẹ anh. Nhưng về sau bà bỗng bệnh tình nghiêm trọng, không ai chăm sóc được nên phải đưa vào trại. - Bà ấy về nước khi nào? - Bà ấy về sau khi Dật Hán chết không lâu, có lẽ chỉ sau vài tháng. Lúc đó anh đã nói với bà Dật Hán đã chết, bệnh tình của bà lập tức nghiêm trọng hơn. Có một thời gian bà dưỡng bệnh trong trại. Về sau bệnh đỡ, nhưng bà lại quên việc Dật Hán đã chết, lại trở về trạng thái như trước, ngày nào cũng mong Dật Hán đến thăm mình. Bệnh tình lúc nặng lúc nhẹ, nhưng bà quên mất Dật Hán đã chết. Quỳnh thấy xót xa, hai tay bóp chặt cốc sữa. Cô hỏi Dật Hán và Tùng Vy vì sao lại chia tay. Vì sao bà lại trở nên điên dại như vậy. Tùng Vy quen Dật Hán khi mới mười sáu tuổi. Khi đó Dật Hán ở nhờ nhà bà cô tại Hàng Châu, chuẩn bị thi vào trường Mỹ thuật. Anh trai của Tùng Vy vẽ sơn dầu rất đẹp, Dật Hán bèn theo học ông ta, thường xuyên tới nhà Tùng Vy. Họ quen nhau từ đó. Sau, cha của Dật Hán đột ngột qua đời, cho gọi ông về kế tục gia nghiệp và chăm sóc mẹ. Dật Hán bèn rời khỏi Hàng Châu. Tùng Vy vốn tính bướng bỉnh, vì yêu Dật Hán đã lên phương Bắc tìm ông chẳng quản ngàn dặm xa xôi. Lúc đó, Dật Hán đã thi vào trường đại học S, vừa học vừa chăm sóc người mẹ đang bệnh nặng, hết sức vất vả. Tùng Vy tìm đến với ông, Dật Hán rất vui mừng, nhưng mặt khác ông không biết phải chăm sóc cô thế nào. Cô vốn là một tiểu thư khuê các, thích nũng nịu và dựa vào ông. Khi Dật Hán đi học, cô thường đến thăm ông, đứng chờ ở ngoài. Dật Hán rất bận rộn, Tùng Vy ở thành phố này không ai thân thích, cô thường cảm thấy cô đơn. Sự nghiệp viết lách của cô bắt đầu từ lúc đó. Tùng Vy thích sự lãng mạn. Ông bà Tùng Vy du học ở Mỹ, gia đình có truyền thống Âu hoá. Niềm khát khao cuộc sống tự do và lòng đam mê theo đuổi nghệ thuật khiến cho Tùng Vy không thể chôn chân ở lì một chỗ. Tùng Vy hy vọng Dật Hán dừng học, theo cô ra nước ngoài. Đầu những năm 80 làn sóng xuất ngoại rộ lên. Ngoại quốc là lãng mạn, ngoại quốc là tự do, ngoại quốc là thời thượng.v.v. và.v.v... Nhưng Dật Hán không hề muốn ra nước ngoài. Ông vừa là con một, cần ở lại chăm sóc mẹ già, mặt khác ông yêu thích văn hoá phương Đông, say mê nghệ thuật truyền thống Trung Quốc. Giữa họ nảy sinh mâu thuẫn. Tùng Vy là một cô gái rất Âu hoá. Đầu những năm 80 cô đã để tóc ngang vai, đi giày cao gót. Cô ngồi trầm lặng, tự châm thuốc hút, khiến mẹ Dật Hán và họ hàng của ông phát hoảng. Họ phản đối hai người đến với nhau. Lúc đó, cuốn sách đầu tiên của Tùng Vy mới xuất bản, được tán dương nhiệt liệt. Cô càng trở nên say mê với sáng tác, như xăng bắt lửa, cô muốn cuộc sống của mình thật nóng bỏng, thật cuồng say. Tùng Vy ngày càng trở nên bốc đồng, dễ kích động, thậm chí cô đã từng dùng dao cứa vào thịt mình, lúc khác lại đập phá mọi thứ một cách quyết liệt. Có lúc mất cảm hứng sáng tác, cô tuyệt vọng như đến ngày tận thế, cô thậm chí còn tranh cãi với mẹ của Dật Hán, khiến bà trượt ngã gãy chân. Bà uất ức ngã bệnh, mùa hè năm đó đã qua đời. Điều này khiến Dật Hán vô cùng đau khổ. Mặc dù cái chết của bà không hoàn toàn do lỗi của Tùng Vy, nhưng ông đã nhận ra mình và Tùng Vy không hợp nhau. Lối sống chân thành với bản thân tới mức bất chấp, thậm chí có phần dung túng cá nhân của Tùng Vy hấp dẫn không ít người, nhưng là người bình thường thì khó lòng chấp nhận. Dật Hán quyết định chia tay Tùng Vy. Cô buồn chán và đã từng bỏ thành phố này. Những việc tiếp theo, Trầm Hoà không biết rõ. Sau, Tùng Vy đã thực hiện được ước mơ du học ở Mỹ, còn Dật Hán cũng đã lấy vợ, sinh con. Vợ Dật Hán mất sớm... Tuy nhiên, cuộc sống ở nước ngoài khiến Tùng Vy rất thất vọng. Sự bất đồng ngôn ngữ, phải làm thêm để kiếm tiền học phí, không có bạn bè, người thân, cô không còn tâm trí nào sáng tác, lúc nào cũng phải nghĩ đến việc kiếm tiền và đợi cấp thẻ công dân. Cuộc sống bí bức đó khiến Tùng Vy nghiện rượu rồi hút thuốc phiện. Mấy năm sau, cha cô sang thăm con gái đã không nhận ra con mình. Ông gửi cô vào trại cai nghiện và ở lại Mỹ để chăm nom cô. Năm Trầm Hoà liên hệ được với Tùng Vy, chính là lúc tinh thần của cô xuống thấp cực điểm. Trầm Hoà đã động viên cô tiếp tục viết, gầy dựng niềm tin trong cô. Tùng Vy rất muốn về nước, sau đó cô cũng viết thư cho Dật Hán, nhưng không nhận được hồi âm. Cô ngỡ là ông vẫn còn ghét mình. Cho đến bốn năm trước, cha mẹ Tùng Vy gặp tai nạn máy bay qua đời, Tùng Vy không còn gì lưu luyến ở Mỹ nữa, cô về nước, về với thành phố đã trở thành quê hương thứ hai của mình. Nhưng bấy giờ đã là "cảnh còn người mât". Tùng Vy khủng hoảng tinh thần. Trong ký ức nát vụn của Tùng Vy hiện tại, cô ấy dường như vẫn là một cô gái mới bắt đầu say mê sáng tác, khi cô mới đến thành phố này không lâu. Vì thế, cô không hề biết rằng Dật Hán đã chết, không cả nhớ rằng họ đã cãi nhau. Cô nói, mọi người cứ nói với Dật Hán là tôi đã tới đây, thế thôi. Đừng nói với người khác, họ có thể sẽ báo cho ba tôi biết, ba mẹ tôi sẽ lôi tôi về nhà... Khuôn mặt cô ngơ ngác, thơ ngây, cô sợ những cơn ác mộng, sợ sét đánh, sợ người lạ. Trầm Hoà kể xong, dụi tắt thuốc. Cà phê trong ly đã nguội lạnh. Anh gọi phục vụ đem một ly mới. Quỳnh mãi sau mới hỏi đầy thương cảm: - Tùng Vy không còn ai thân thích nữa sao? - Không còn ai cả. Anh đã từng thử liên lạc với anh trai bà, nhưng ông ta cũng đã qua đời vì ung thư phổi. Người nhà của ông không ai quan tâm tới Tùng Vy. - Sách của bà viết về Thuỷ Tiên kiêu ngạo, chỉ yêu mình, nhưng trong thực tế cuộc sống lại thảm thương đến vậy. Quỳnh thở dài. - Bà ấy luôn sĩ diện. Dù ở Mỹ sống rất vất vả cũng không chịu trở về. Sau khi về nước bà chỉ tìm một mình anh, nhưng yêu cầu anh không nói với ai khác. - Bao giờ bày ấy có thể ra khỏi trại điều dưỡng? Liệu bà ấy có thể tiếp tục viết không? - Không biết, phụ thuộc vào bệnh tình có thuyên giảm hay không. Có viết được nữa không anh cũng chẳng biết, vì con đường của bà rất lệch lạc, nhiều lần đi quá xa, lại phải quay trở lại. - Em nghĩ bà ấy nên tiếp tục viết, bởi vì bà chẳng còn gì cả, ngoài những trang viết. Quỳnh nói. - Có lúc anh cũng không biết động viên bà ấy tiếp tục viết là giúp đỡ hay là hại bà ấy. Trầm Hoà băn khoăn nhìn dõi ra ngoài cửa sổ. - Sao lại như thế? - Tiếp tục viết, tức là tiếp tục đào bới ký ức, bà đã coi chúng là những gì thân yêu nhất, chẳng chịu buông tha. - Điều em muốn cũng là để bà nhìn ra điều đó. Quỳnh mỉm cười. - Ừ, sáng tác là cứu cánh của các người, nhưng cũng là tai nạn. - Vậy là anh biết rõ em đang bị nguy hiểm. Quỳnh lại cười trả lời anh. - Phải, anh biết vậy. Trầm Hoà buồn bã trả lời. Quỳnh bỗng trào nước mắt, cô không dám tiếp tục nhìn vào đôi mắt sâu của Trầm Hoà. Cô gọi phục vụ tới, yêu cầu chuẩn bị một chiếc bánh sinh nhật. Cố gắng tỏ ra vui vẻ, cô nói: - Lần đó anh làm sinh nhật cho em, em đã uống say, không kịp tận hưởng. Hôm nay em muốn ăn lại. Hai người đều cảm thấy cuộc sống khó lường trước được, sinh ly tử biệt đều có số phận, không có gì nắm trong tay rồi tức là sẽ không đánh mất. Vì vậy có được cơ hội ngồi bên nhau, chia nhau đồ ăn, nói với nhau, yêu nhau, thực là đáng để trân trọng. Bánh ngọt được mang lên, nhân viên trong tiệm tưởng hai người làm sinh nhật thật, bèn vây cả xung quanh hát mừng bài ca sinh nhật. Quỳnh thấy buồn cười, cô bảo mỗi lần ra quán đều gọi bánh sinh nhật chắc sẽ vui lắm. Trầm Hoà cười gật đầu. 43. Sau lần thăm Tùng Vy, Quỳnh và Trầm Hoà đều quý nhau hơn, họ trải qua khoảng thời gian êm đềm hiếm hoi. Quỳnh mỗi ngày đều ngủ tới trưa, sau đó bật máy tính viết sách. Có lúc chợt nhớ Trầm Hoà, cô ra cầu thang hút thuốc. Buổi chiều, Trầm Hoà tới, luôn gặp Quỳnh hoặc là nấu cơm xong, hoặc là vừa mua thức ăn về tới nhà. Cảm giác như ở bên một người vợ hiền thục. Khi Tiểu Nhan tìm được Quỳnh ở đây, đã sang tháng Một, chuẩn bị đến Tết. Cô đang trang hoàng lại căn hộ của Trầm Hoà. Quỳnh nói cô thích ghế bành bọc vải, mềm và màu sắc rực rỡ. Rèm cửa và giấy bồi tường cũng muốn thay gam màu ấm, Trầm Hoà đều đồng ý. Chỉ mới nửa năm, Quỳnh từ một cô gái nghèo khổ tuyệt vọng đi trên phố Đào Lý đã trở thành một nữ nhà văn trẻ đầy triển vọng. Nhưng niềm hạnh phúc đó đến quá muộn, khiến cô không thể tận hưởng hết. Cô không thích tham gia vào những buổi gặp gỡ đông đảo, không thích trả lời phỏng vấn của các ký giả không quen. Cô chỉ muốn trốn mình trong căn hộ nhỏ quen thuộc này. Cô bắt đầu quyến luyến và dựa dẫm vào chốn nay. Cô bắt đầu thích những toà nhà cao ngất trời, thích ban công đầy nắng, nhưng cửa sổ phải đóng kín nếu không cô sẽ chui người ra xem, tựa như muốn bay ra ngoài. Nơi ở mới của Quỳnh có ban công rất rộng. Cô phơi quần áo trên ban công, ngắm nhìn đàn bồ câu mình nuôi. Cô thích mở bài "Du viên kinh mộng", "Bạch xà truyện"... nghe đến đoạn thê lương thì xuống đất đi dạo, hoặc đi viết một đoạn tiểu thuyết. Cả một ban công to, nhưng Quỳnh không hề trồng hoa. Cô đang đợi Trác đến trồng cho mình. Những bông hoa móng tay, như một ban công được thắp lửa, khiến nơi đây trở nên rộng ràng, vui tươi. Em sống thế nào hả Trác? Quỳnh tự hỏi trong lòng. Hôm Tiểu Nhan đến tìm Quỳnh, khắp nơi đều có hương vị của năm mới. Buổi trưa, Quỳnh đi mua vài cây đào, mua hoa thuỷ tiên, kẹo, bánh ngọt.v.v... Quỳnh dường như chưa bao giờ đón năm mới một cách trang trọng như thế. Quỳnh và Trầm Hoà định đón Tùng Vy về nhà cùng đón Tết, cho bà cảm giác ấm áp gia đình. Buổi chiều, có tiếng gõ cửa, người đến chính là Tiểu Nhan. Cô hơi mập hơn trước, tóc ngắn, rối loạn xoã trước mặt. Mặt Tiểu Nhan trắng bệch. Cô vừa gặp Quỳnh liền nói. "Chị nhỏ, mau vào bệnh viện thăm Trác. Trác đau tim nặng lắm, sắp chết tới nơi rồi....". Quỳnh giựt phứt dây điện của chiếc đài, âm thanh tầng dưới đóng cửa vọng lên, tiếng chó bị khoá trong nhà sủa ồn ào... Quỳnh cố gắng tóm bắt âm thanh của Tiểu Nhan. Tiếng của cô như chiếc đĩa trơn trượt, Quỳnh cảm thấy cô không sao tóm được, chỉ còn nghe thấy tiếng rơi vỡ loảng xoảng. Quỳnh chống lại những âm thanh đó, cô thà rằng mình không hiểu gì hết. Một tay Quỳnh vịn chặt lấy cửa, không ngừng run rẩy, cánh cửa rung rinh đập cành cạch vào tường. Tiểu Nhan khóc thảm thiết, liên hồi nói xin lỗi Quỳnh. Quỳnh hỏi Tiểu Nhan: "Tại sao lại ra nông nỗi này?". Tiểu Nhan không trả lời, chỉ vừa khóc vừa xin lỗi. Hai người gọi taxi đi bệnh viện. Trên xe Quỳnh lại hỏi: Đã xảy ra chuyện gì? Tiểu Nhan nói "Xin lỗi chị, em đã lừa dối chị và Trác. Em không phải trốn khỏi nhà cha dượng. Em là một kẻ lừa đảo. Bọn em có bảy người bị cha mẹ bán cho hai người đàn ông. Họ cho bọn em ăn uống, bắt bọn em đi lừa tiền. Hôm đó em chạy tới kêu cứu mục đích là để lựa chị. Nếu chị đưa về nhà, em sẽ thừa lúc trong nhà sơ hở ăn cắp những đồ vật đáng tiền rồi bỏ trốn. Nhưng mà, nhưng mà em thấy chị và em chị cũng rất khổ, lại tốt với em như thế, nên em không nỡ đi... Em yêu anh Trác thật lòng, em thật lòng muốn được ở bên anh ấy. Nhưng mấy hôm trước, khi đang đi chợ, em bị một "chị em" trong nhóm bắt gặp. Cô ấy báo cho đại ca, họ đến bắt em đi. Họ giam em lại, rồi đòi Trác đem tiền đến chuộc. Anh Trác chắc là đã chịu nhiều vất vả để vay mượn đủ tiền chuộc. Nhưng bọn họ muốn hành hạ anh, trước là lừa anh lên một cái kho ở trên núi, rồi lên một cái chòi trên đỉnh. Sau đó lại lừa anh tìm xuống một cái hầm tránh bom trống không... Hôm đó mưa rất to, anh Trác chạy khắp nơi, bị mưa ướt. Anh ấy bị ngã trên núi, bị ướt, bị lạnh. Anh ấy về đến nhà thì ốm. Em tìm cách trốn khỏi chỗ giam về tới nhà, anh Trác đã nằm hai ngày, không ăn không uống... em gọi anh ấy, anh ấy đã không nghe thấy gì nữa...". Quỳnh nghẹn họng, cô vung tay tát mấy cái vào mặt Tiểu Nhan. Cô gầm lên: "Mày có còn là người nữa không? Mày có phải là người không? Trác yêu mày như thế, Trác đã vì mày, mà không cần cả tao nữa. Sao mày dám đối với Trác như vậy! Mày tàn nhẫn!". Quỳnh bỗng thấy mắt đen sầm, đầu óc quay cuồng. Cô không nói nữa, vịn tay vào cửa xe, ngả người ra ghế. Tắc đường. Xe xếp thành hàng dài trước cây đen đỏ. Rất lâu mới nhích lên được một chút. Nhưng cô không dám xuống xe chạy bộ. Khung cảnh này quá quen thuộc, khiến cô lập tức nhớ tới một lần tắc đường của mấy năm về trước. Cái kết cục đó, dường như cô đã nhìn thấy. Trác ơi, Trác ơi, cô gọi nhỏ tên cậu. Cô tin là cậu đã ra đi, cô bắt đầu cảm thấy cậu biến mất. Họ đã nương tựa vào nhau bao nhiêu năm tháng, giữa họ có những sợi dây vô hình nối kết. Trước đây cô không nhận ra điều đó, kể cả nửa năm xa cách cô cũng không biết. Nhưng giờ phút này cô bỗng cảm nhận được, có một sợi dây đã tồn tại, nhưng đã đứt đoạn. Trái tim cô bị sợi dây đứt ra khiến cho rung đập muốn vỡ nát. Quỳnh chầm chậm quay cho cửa kính xe thấp xuống, cô thò đầu ra ngoài xem. Cô nhìn thấy màu trời như mùa thu bị che bởi lớp mây đen nặng trĩu. Giữa lớp mây là một khe hẹp, màu xanh nhạt tinh khiết, như một con đường rời khỏi nơi đây. Mắt cô dõi theo khe hẹp đó không rời, nhưng mây đen từ từ khép lại, không còn một chút kẽ hở. Mùa đông năm nay vẫn chưa hề có tuyết, bây giờ bỗng nhè nhẹ bay đầy bầu trời. Quỳnh không kịp nhìn mặt Trác lần cuối. Khi họ đẩy cửa phòng bệnh bước vào, cậu vừa mới tắt thở không lâu. Cô nhìn thấy mọi người đang rút các ống chuyền ra khỏi người cậu, rút hời cắm cổ chạy như hai tội phạm. Lúc này Quỳnh mới chú ý thấy trên phố dã dựng lên rất nhiều các toà cao ốc thương lại Trường trung học của cô bị kẹp ở giữa trông thật thấp bé. Quỳnh cảm thấy chạy như vậy thật là quen thuộc như vài năm trước đây. Dường như cô vẫn chạy không ngừng, chỉ có cảnh vật xung quanh là thay đổi dần, nhưng bàn tay đang dắt theo cô đã không còn là của cùng một người. Cuốn sách gây được tiếng vang, mặc dù nằm trong dự đoán của Trầm Hoà, nhưng sự nhiệt liệt của nó vẫn khiến anh bất ngờ. Cảnh đẹp sớm mai kể về một đôi nam nữ "thanh mai trúc mã", cùng lớn lên bên nhau. Tuổi thơ của họ trải qua những chuyện bất thường, để lại trong họ những vết thương lòng sâu sắc. Vết thương vẫn luôn âm ỉ, cho đến khi họ đã trưởng thành vẫn không khỏi bị nó hành hạ. Hai người chăm sóc vết thương ch nhau, từ nhỏ cho đến sau khi lớn lên. "Có thể đó không phải là tình yêu diệu kỳ nhất, nhưng đối với những người từng bị tổn thương trong thời thơ ấu, đó là một tình yêu có tác dụng kỳ diệu nhất!". Trầm Hoà biết cuốn sách thực ra ẩn chứa một giấc mơ của Quỳnh: cô từng ngỡ rằng chia sẻ với Trác tình yêu bù đắp vết thương, họ sẽ cùng lớn lên bên nhau, không có bất kỳ một khoảng cách nào. Quỳnh viết về hai đứa trẻ bị tổn thương khi còn thơ trẻ để rồi thay đổi tính cách khi lớn lên một cách chi tiết, chân thực, xúc động lòng người. Mỗi một rung động nho nhỏ, mỗi một niềm thổn thức của trái tim đều hết sức cuốn hút. Nếu không từng trải qua những điều đó, chắc chắn không thể viết tinh tế đến như vậy. Trầm Hoà nghĩ, nếu coi Tùng Vy là hoa thuỷ tiên cô độc kiêu hãnh thì Quỳnh chính là hoa trúc đào, mọc lên giữa hoang sơ. Dù không ai chăm sóc cũng vẫn nở hoa rực rỡ. Độc giả và các nhà bình luận đều hết lời khen ngợi cuốn sách. Chỉ sau một ngày, Quỳnh trở thành cây viết trẻ được nhiều người chú ý. Báo chí khắp người có bài nói về cô. Nhiều nhà xuất bản đến tìm cô, đề nghị hợp tác với cô xuất bản cuốn truyện tiếp theo. Quỳnh trở nên bận rộn, cô trả lời phỏng vấn, tham gia toạ đàm, ký tên vào sách.v.v... Cuối cùng Quỳnh đã có thể mang món quà đó đến cho Ưu Di, cô biết Ưu Di nhất định rất vui mừng. Quả thực Ưu Di rất vui, cô sờ tay lên từng góc của cuốn sách không biết bao nhiêu lần. Quỳnh lúc đó chỉ muốn nói cho Ưu Di biết cảm giác thành công to lớn của mình, về danh dự của mình. Quỳnh bỏ qua mất cảm giác của Ưu Di. Cô đưa ra những tờ báo, tạp chí, kể cho Ưu Di nghe mình đã tham gia những hoạt động, những dạ hội tưng bừng, hoành tráng như thế nào. Quỳnh háo hức chia sẻ những điều đó, mà quên mất nói với Ưu Di cuộc sống của mình trước đó đã như thế nào, đã xảy ra bao nhiêu chuyện. Họ đã rất lâu không gặp nhau. Ưu Di không hề biết, cuốn sách đầu tiên của Quỳnh bị đánh cắp và sự tuyệt vọng của Quỳnh lúc đó, cô cũng không biết Quỳnh rời bỏ Trác với tâm hồn nguội lạnh. Cô ấy không biết gì cả về những gì Quỳnh đã trải qua. Cô chỉ biết Quỳnh đã quá bận rộn, không có thời gian đến thăm cô. Bao nhiêu ngày tháng đó, Ưu Di đã lo lắng cho Quỳnh biết bao. Quỳnh quên mất một cô gái bị mất hết tự do, luôn coi cô là điểm xuất phát của tinh thần kia, đã mong muốn được biết tin tức của cô như thế nào. Giờ đây, Quỳnh đã trở nên thật cao xa, tựa như dứng trên nóc một toà tháp, nhìn lên đó người ta không khỏi bị chói mát, hơn nữa không có đường nào trèo lên tới đó. Ưu Di chỉ có thể ngước mắt lên nhìn, cô không biết gì về cô gái đã nổi tiếng đó cả, điều duy nhất có thể xác định chỉ là Quỳnh từ nay không còn cần đến cô nữa. Đó là lần cuối cùng Quỳnh gặp Ưu Di ở trong tù. Ưu Di ngồi đối diện Quỳnh, tóc cắt ngắn đến vai, vẫn gầy nhỏ, mặc đồng phục xanh, bên trong là áo len màu vàng đất. Chiếc áo len rất cũ, thô cứng. Quỳnh cảm thấy xót xa, cô nói: "Lần sau đến mình sẽ mua cho bạn một chiếc áo len mới". Ưu Di lắc đầu cười: "không cần đâu, chỉ là mặc bên trong thôi mà". Nếu ấy muốn mua thì cho mình len sợi thôi. Ở đây rất rảnh rỗi, tự đan lấy để giết thời gian. Quỳnh bảo được. Cô lại hào hứng nói: "Bây giờ mình ở một căn hộ rất tốt, tầng mười một, có thể nhìn ra chân trời rất xa. Chờ bạn ra tù, mình đón bạn về đó ở. Sớm muộn gì mình cũng sẽ mua lại nhà số 3 phố Đào Lý. Còn nữa... mình sắp được gặp Tùng Vy rồi, mình đã có thể đến thăm một nhà văn nữ với tư cách cũng là một nhà văn nữ rồi". Ưu Di mỉm cười gật đầu, cô nói: "cuối cùng đã chờ được đến lúc sau cơn mưa trời lại sáng". Phải đấy, Ưu Di, mình nhất định sẽ cho bạn ở nhà thật to, sống cuộc sống thoải mái, dễ chịu, chẳng lo chẳng nghĩ gì cả. Ưu Di trả lời: tốt quá". Lúc ra về, Ưu Di chợt gọi Quỳnh: "Quỳnh ơi!". Họ vẫn cách nhau một cái bàn, nhưng có thể chạm vào nhau. Hai người đứng dậy. Ưu Di đưa hai tay, lướt nhẹ qua tóc Quỳnh: "Cuộc sống của ấy có thể chậm lại rồi đấy, đừng "máu lửa" quá như là chiến tranh nữa. Ấy xem, tóc rối cả lên đây này". Trái tim Quỳnh thắt lại khi thay Ưu Di lướt qua tóc cô. Cô nhớ tới lúc trước Ưu Di đã chải tóc cho mình. Ưu Di đứng sau lưng cô, những chiếc răng lược nhè nhẹ lướt xuống tóc, như ngọn gió nhẹ nhàng nhất. Quỳnh bỗng cảm thấy, cảm giác đó đã bị lãng quên rất lâu, cảm giác thật xa lạ. Hai đứa ở đó, nhưng trăm ngàn sợi tơ liên kết dường như đã đứt. Về sau họ ngày càng xa nhau, cuối cùng thuộc về hai thế giới riêng biệt. Quỳnh nói với Trầm Hoà, bây giờ anh nên đưa em đi gặp Tùng Vy rồi. Trầm Hoà nói: "Được. Nhưng em phải biết là, anh đưa em đi gặp bà ấy, không phải vì điều gì khác, chỉ là vì giữa em và bà ấy có vô vàn những mối liên hệ. Có thể em đang đi theo con đường giống như bà ấy trước đây. Bà ấy có thể giúp em lĩnh hội được nhiều hơn, biết đâu, rất nhiều việc nhờ đó sẽ được kết thúc". Quỳnh hỏi: "kết thúc việc gì?". Trầm Hoà nhẫn nại: "Kết thúc quá khứ. Em không thấy là, em vẫn ôm khư khư lấy quá khứ không chịu bỏ xuống đấy sao? Em mệt mỏi và cũng không hạnh phúc". ỗ bà thôi khóc, làm sao để bà tin lời cô nói, tin cô sẽ thực hiện được lời hứa. Cô chỉ nghĩ đến việc tìm cho người bà đáng thương sự chăm sóc và ấm áp bằng vật chất. Bà nhất định rất cần tấm chăn nhung để che chở cho qua đêm đông lạnh giá, bà nhất định rất cần một đôi giày lót bông để bảo vệ đôi chân chịu nhiều vết thương. Quỳnh muốn biến thành một người giàu có, tặng cho bà tất cả những thứ đó. Họ sẽ có thể cùng đi khỏi căn nhà rắc rối này, chẳng cần phải sống những ngày bí bách dưới mái nhà này nữa. Nhưng đó là những ước mơ xa vời quá. Giống như máy bay khi lên trời phải trải qua thời gian cất cánh dài dằng dặc. Cuối cùng bà đã không thể nhìn thấy được chuyến bay trên trời của chiếc máy bay nữa. Năm Quỳnh mười tuổi, bà nội qua đời vì bệnh tim. Khi bà mất, vết bỏng ở chân còn chưa lành. Vết bỏng ấy tựa như con vật sống, chẳng thể nào liền sẹo mà ngày càng loét rộng. Người bà toả đầy mùi thịt hoại tử. Dần dần, bà cơ hồ không đứng dậy và đi lại được nữa, nhưng dù phải bám vào tường để di chuyển một cách cực nhọc, bà vẫn muốn đi làm cơm cho cháu nội, con trai và mấy thằng chiến hữu của nó. Hôm ấy bà đang tựa vào bên bếp lò bóc tỏi. Trong nồi dầu ăn đang nóng dần, rồi sôi lục bục. Nhưng bà chẳng bao giờ thả tỏi vào đấy nữa. Bệnh tim bộc phát, bà ngã xuống bên cạnh bếp. Lúc đó, Quỳnh đang học trên lớp, ba đang đánh mạt chược ở phòng bên, chẳng ai hay biết gì. Khói cuộn lên từ nồi dầu sôi khét, bùng một cái bắt lửa cháy lan, rồi nhanh chóng bén lên quần áo của bà, nhưng cơ thể béo nhão như một đống tuyết của bà chẳng có chút phản ứng gì, vô tri vô giác. Bà vĩnh viễn là người phụ nữ có thể chịu đựng khổ cực và đau đớn, cho dù là đến phút chót của cuộc đời. Đến lúc ba của Quỳnh ngửi thấy mùi chạy sang, cả gian bếp đặc kín những khói, lửa bắt cháy lung tung. Mọi người bấn loạn thi nhau dập lửa. Lửa tắt xong, ba Quỳnh nhìn thấy bà nằm cạnh bếp lò, khuôn mặt nhám đen bình thản, an tường, không một chút đau khổ. Mặt bà tựa như một miếng khăn lau bẩn dính đầy dầu mỡ. Hôm ấy,Quỳnh vẫn như mọi ngày, tan học xong lững thững đi bộ về nhà. Đi qua hàng quá bán kẹo bông và riêu cay, cô nhìn thấy nồi riêu cay đầy ớt đỏ lừ bốc khói nóng hôi hổi, thấy những cây kẹo bông như những đám mây màu bồng bềnh, xoay xoay. Nhưng cô chẳng có lấy một xu. Quỳnh đành tự an ủi, mình chẳng thèm vào những thứ kia, phải mau mau về nhà, bà nội đã nấu xong cơm bữa tối ngon lành đợi mình về. Biết đâu lại có món nấm và cá dẹt mình ưa thích. Cô lại nhìn sang thấy rất nhiều quần áo bày ở hiệu bán quần áo trẻ con. Cửa hàng đang giảm giá chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi sắp đến gần. Các bà mẹ ra vào tấp nập, họ cầm lên những chiếc váy diềm lá sen, lật ra những chiếc áo hoa cổ nhỏ ngắm nghĩa kĩ lưỡng, thỉnh thoảng lại ướm vào người đứa trẻ theo sau lưng họ. Quỳnh cúi đầu ngắm mình, cô bé mặc chiếc áo xanh lam thô cứng thùng thình, cả tay và gấu áo đều rất dài. Mỗi lần nhấc tay nhấc chân chẳng khác nào diễn viên phụ đóng kịch ở nhà hát. Chiếc quần xám cũng rộng thùng thình. Màu vải bị giặt đến phai, gió lùa vào trong, khi bước đi trông tựa như hai bao mì loạng choạng. Quỳnh đẩy cửa bước vào. Ập đến là mùi vị khét lẹt. Bà đang nằm trên chiếc giường của phòng ngoài. Toàn thân bà được đắp kín bằng chiếc ga giường màu trắng. Quỳnh tựa vào cửa, nghe thấy tiếng gió và phảng phất như tiếng bước chân đặc biệt của bà. Quỳnh không hiểu được, tại sao bà không thể đợi thêm một chút. Đợi Quỳnh lớn lên, đợi Quỳnh mua cho bà chăn nhung và đệm gấm. Có phải bà đã chán xem Quỳnh mãi chẳng ớn, và lớn lên một cách buồn tẻ? Cái chết của bà có vẻ như không ảnh hưởng cuộc sống trong nhà. Chỉ thấy ba Quỳnh không chơi mạt chược trong nhà nữa, bởi vì chẳng còn ai làm cơm cho họ ăn. Quan trọng hơn, đánh mạt chược trong nhà có người mới chết rất xui xẻo. Vì vậy, mỗi lần Quỳnh tan học trở về, trong nhà chỉ thấy trống không. Có lúc cô cảm thấy dường như dưới bếp có tiếng lèo xèo như bà đang nấu ăn. Quỳnh lao xuống bếp, cặp sách vẫn còn chưa kịp để xuống. Nhưng rõ ràng, nơi đó đã lâu không ai châm lửa. Bịch gạo lổm ngổm toàn mọt với sâu, dưa muối của bà làm cũng đã thối. Quỳnh phải tự mua cơm về ăn, cô bé lần lượt xin tiền ba mẹ. Họ rất thông minh, biết rõ giá của bánh nướng và vở bài tập, nên Quỳnh chẳng bao giờ xin dư được xu nào. Cô bắt đầu vắt óc suy nghĩ làm sao để tiết kiệm được mấy hào tiền. Cô nhặt nhạnh những cuốn vở tập người khác dùng rồi, xé riêng những trang còn trắng, đóng lại để dùng. Cô cũng biết hàng bánh nướng nào bán rẻ, bánh lại to. Vào tiết thanh minh, cô dùng tiền tiết kiệm được mua mứt thị khô là thứ bà nội thích ăn để viếng mộ. Quỳnh cũng không phải là người đa cảm, cũng không thật gần gũi với bà. Nhưng tình yêu thương bà dành cho Quỳnh, cô luôn luôn ghi nhớ. Bà là người đàu tiên trên đời dành cho cô bé một tình cảm yêu thương trọn vẹn. Cho đến chết bà vẫn nhớ đến Quỳnh. Phụ nữ thường luôn nhớ những người tốt với họ, một chút xíu quan tâm, một chút ơn huệ, họ đều ghi nhớ. Hôm ấy Quỳnh một mình trên núi cho đến khi màn đêm buông dần khiến cô không nhìn rõ chính mình. Cô thấy mình như là một phần của ngọn núi, không cần phải rời xa nữa. Còn bà nội đang tập tễnh đôi chân đầy sẹo và vết thương, bà đến để mang đứa cháu gái tội nghiệp đi với bà. Bà nội qua đời nửa năm, ba Quỳnh cũng chết. Cũng là bệnh tim. Lần ấy, ba đánh mạt chược liên tục hai mươi giờ đồng hồ. Đúng lúc ông từ từ đứng lên, đếm đống tiền thắng được để ra về, bất ngờ ông ngã xuống, vĩnh viễn. Đôi mắt háo hức thậm chí còn chưa kịp nhắm lại. Con ngươi như lồi ra, tiền thắng được vẫn nắm chặt trong tay. Chính Quỳnh vuốt mắt cho ba. Đôi mắt ba rất u tối, tựa như bị mắc rất nhiều bụi bặm. Quỳnh không cảm thấy thương tâm, nhưng rất buồn thấy tình cảnh của ba. Khi Mạn dắt Quỳnh đến phòng cấp cứu, ba đã tắt thở, vẫn là dáng vẻ như khi mới ngã xuống. Mạn thu gom số tiền ba Quỳnh thắng được, xếp lại từng tờ ngay ngắn rồi đi làm thủ tục hoả thiêu. Quỳnh đứng một mình bên cạnh giường, s Quỳnh nói: "Và còn liên luỵ đến những người xung quanh nữa, đúng không? Anh chẳng hạn". Trầm Hoà nói: "Khi anh quyết định ở bên em, động viên em viết sách, anh đã biết là như vậy. Nhưng anh không ngại, anh chỉ xót cho em thôi".