"Tôi Sẽ Chiến đấu với chuyện này!" Tôi rất thường nghe những bệnh nhân tuyên bố quyết tâm chiến đấu của họ đối với căn bệnh đe dọa đến tánh mạng. Lối xử sự của họ được hỗ trợ bởi sự khôn ngoan thường tình và bởi những quy luật thông thường của xã hội. Chúng ta rất thoải mái với biểu hiện và hình ảnh của cuộc chiến tranh trong sự tiếp cận của chúng ta với bệnh tật. Chúng ta đề ra những cuộc chiến tranh chống ung thư và sự nghiện ngập ma túy. Chúng ta trông chờ những nhà khoa học Y khoa phát triển những vũ khí mới chống lại vi trùng và những nhân tố khác của bệnh. Bác sĩ luôn luôn nhắc nhở đến những nhà bào chế thuốc (pharmacopeia) như là "đạn dược điều trị." Thật là chuyện không đáng ngạc nhiên khi người bệnh nhan cố gắng lấy lại sức khỏe bằng cách tham gia những vai trò chiến đấu giả định ấy. Trải qua nhiều năm tôi đã từng phỏng vấn những người bệnh nhân đàn ông và đàn bà có kinh nghiệm với chuyện lành lặn. Tôi dần dần có cảm giác là "chiến đấu chống điều này nọ" có lẽ không phải là cách tốt nhất để thu lượm kết quả như ý muốn. Cho dù không có một ai đề ra tình trạng tâm trí có tương quan giống y như sự khởi động của hệ thống lành lặn, có một luận điểm chắc chắn trong cuộc phỏng vấn là cho rằng nên chấp nhận chuyện có bệnh hơn là phấn đấu chống lại. Chấp nhận có bệnh thường là một phần của sự chấp nhận lớn hơn của cái tôi vốn tượng trưng cho một sự chuyển biến tâm thức rõ rệt, một sự chuyển biến có thể khởi đầu cho sự chuyển biến của cá tánh và kéo theo nó là sự lành lặn bệnh hoạn. Tôi cảm thấy khó khăn khi nói chuyện với những nhà khoa học Y khoa về chuyện có thể xảy ra này, bởi vì có những hố sâu ngăn cách to lớn tồn tại giữa sự hiểu biết khoa học về sự giao tiếp giữa tâm trí / thể xác và những cảm nhận của quần chúng về chuyện này. Mới đây tôi nhận được thư của một người đàn bà mới tham dự một khóa hội thảo do tôi tổ chức để nói về tương lai của ngành thuốc. Bà ta viết: "Tôi là một chuyên viên Y khoa đã làm việc trong môi trường bệnh viện trong vòng nhiều năm, tôi trở nên lạc lõng với mẫu mực truyền thống Y khoa truyền thống. Dường như đối với tôi, nền Y khoa đang thực hành là hoàn toàn chỉ có một chiều. Tôi trở nên thích thú với những khuynh hướng tâm trí hòa hợp với thể xác trong sự lành lặn, và tôi tiếp tục theo đuổi học hỏi những gì tôi có thể học về sự kết nối giữa tâm trí và thể xác. Từ đó tôi tăng tiến cái nhận thức của tôi về cái sức khỏe thật sự bao gồm tâm trí, thể xác, và tâm linh. Tôi tin rằng như một xã hội, chúng ta sẽ có một bước vọt vĩ đại trong những khả năng tạo nên sự lành lặn cho chúng ta khi những yếu tố tâm trí - thể xác - tâm linh được chấp nhận và hiểu thấu bởi tất cả mọi người. " Người viết nói cho nhiều người hôm nay với sự nhiệt tình về một nền Y khoa bao gồm tâm trí /thể xác. Có rất nhiều sách, những mẫu chuyện trên báo, và những chương trình truyền hình về đề tài này, một số trong đó giới thiệu những bác sĩ và những nhà nghiên cứu đổ hết tâm lực để tăng tiến kiến thức của vai trò tâm trí trong sức khỏe và bệnh tật. Những gì quần chúng không hiểu là những nỗ lực rõ ràng này không đại diện cho Y khoa và khoa học nói chung. Thực ra, có rất ít người trong nền Y khoa đặt nặng vấn đề nghiên cứu lãnh vực tâm trí / thể xác một cách nghiêm túc; và có những nhà nghiên cứu có chức tước, họ là những người đề ra những gì phải nghiên cứu trước và ảnh hưởng đến chuyện chi tiêu, tỏ ra khinh thường những đồng nghiệp làm chuyện nghiên cứu đó. Chuyện nghiên cứu về điều này luôn có phẩm chất kém cỏi. Y học về tâm trí, thể xác không được dạy trong những trường Y khoa, ngoại trừ thỉnh thoảng một khóa chọn lọc. Trong lúc đó, những ủng hộ viên của mô hình Sinh Y (biomedical model) lại hoan hỷ vui mừng về những gì mà họ thấy là sự chinh phục hiển nhiên của biên giới cuối cùng: sự nhận thức của con người. Có sự đồng ý ngày càng gia tăng trong nền khoa học hiện hành là tâm trí (mind) chỉ hoàn toàn thuần túy là những mạch của óc và của sinh hóa (biochemistry), và chúng ta đang trên đà làm sáng tỏ cho đến chi tiết cuối. Từ nhận thức này, nơi mà tâm trí luôn luôn là kết quả chứ không phải là nguyên nhân gây ra, những khoa học gia không chắc khi nghĩ đến những ý định để nghiên cứu xem tâm trí ảnh hưởng thể xác như thế nào. Từ quan điểm thuận lợi của một nhân viên phân khoa trường Y khoa, tôi thấy phong trào trên đi ngược lại, xa rời từ những tư tưởng tiến bộ tiếp cận với quá khứ vừa qua, và như một hệ quả, có một hố ngăn cách ngày càng sâu sinh ra giữa những khuynh hướng có tính chất nghề nghiệp và sự ước mong của quần chúng. Chẳng hạn, khi tôi là một sinh viên vào cuối thập niên 1960, toàn thể cộng đồng Y khoa chấp nhận có bốn thứ bệnh thuộc loại có liên quan đến tâm thần và thể xác (psychosomatic): suyễn (bronchial ashma), thấp khớp (Rheumatoid arthritis), loét bao tử (peptic ulcer), và bệnh viêm ruột (ulcerative colitis). Ngày hôm nay, danh sách ngắn ngủi này được cắt xén xuống còn hai bệnh - đó là bệnh suyễn và bệnh thấp khớp - và những nhà nghiên cứu tìm cách thách thức những điều giả định này nữa. Chín năm trước đây, tôi gặp một bệnh nhân có trường hợp bất thường và khó khăn, một người đàn ông trong lứa tuổi đầu năm mươi vốn làm việc quản lý hàng sản xuất. Ngoại trừ có bệnh cao áp huyết nhẹ (mild hypertension) không cần đến thuốc men, ông ta ở trong tình trạng sức khỏe tốt sau khi ông bỏ hút thuốc. Ông ấy hút hai gói thuốc lá mỗi ngày trong suốt hầu hết cuộc đời thanh xuân của ông, nhưng rồi gia đình ông áp lực ông phải ngưng hút thuốc. Cuối cùng ông nghe lời gia đình và bỏ thuốc. Ông ấy nói với tôi, "chuyện bỏ thuốc không khó lắm. Tôi đổ dồn tâm trí vào nó và thật sự chỉ cảm thấy khổ sở trong ba ngày đầu." Nhưng hai tháng sau khi ông bỏ hút thuốc, bệnh viêm ruột phát sinh không biết từ đâu phát sinh ra, vì ông chưa từng bị vấn đề gì về tiêu hóa trước đây ông đi khám một bác sĩ về đường ruột, tiêu hóa (gastroenterologist), ông bác sĩ này bắt đầu cho ông uống thuốc, khuyên ông không được uống sữa và rồi để mặc kệ tùy ông lo liệu lấy bệnh của ông. Thuốc men bác sĩ cho không đủ sức kiểm soát những cơn đau thắt và đi tiêu chảy của ông, lại còn tạo ra những biến chứng (side effects) khó chịu. Sau chừng một tháng, ông quyết định theo sự trực giác của ông là nếu ông trở lại hút thuốc, bệnh viêm ruột sẽ biến mất. Ông ấy quyết định làm và bệnh biến mất một cách mau chóng. Vào lúc ông đến gặp tôi, ông ấy đã lập lại chuyện này đến ba lần. Mỗi một lần bệnh viêm ruột xuất hiện nhanh chóng sau khi ông bỏ hút và cần một thời gian lâu hơn để biến mất khi ông tiếp tục. Giờ đây ông sợ rằng ông sẽ trở nên một người ghiền hút thuốc với bệnh viêm ruột kèm theo. Lúc tôi mang người bệnh nhân này đến một nhóm sinh viên năm thứ hai tại đại học Arizona, tôi bất bình khi thấy họ chẳng biết gì về bản chất trộn lẫn giữa tâm trí và thể xác của bệnh viêm ruột. Họ đã được học hỏi về những sự thực về những sự bất bình thường về tế bào và sinh hóa học trong bệnh nhưng không biết gì về bất cứ sự dính líu của tâm trí trong bản chất của nó và sự thuyên giảm có thể có. Một thời gian không lâu sau khi có một bài viết đang trong tập san Y khoa New England Journal of Medicine báo cáo lần đầu tiên về chuyện có những trường hợp bệnh viêm ruột tăng lên trong những người đã từng hút thuốc, nhưng không ở trong những người đang hút thuốc. Sau khi xem xét bản sinh lý bệnh học (pathophysiology) của căn bệnh và tính chất thuốc của chất nicotine một cách thấu đáo và toàn diện, những tác giả trong bài báo kết luận rằng họ không tìm thấy cơ cấu nào để giải thích sự tương quan liên hệ của hai thứ trên. Nếu bạn làm việc với cái ý niệm rằng bệnh viêm ruột là một bệnh có liên quan đến thể xác và tâm trí thì không cần phải có một trí thông minh để ước đoán rằng hút thuốc là một cách hữu hiệu để xả xì sự căng thẳng và nếu bạn đóng lại sự xả xì đó, sự căng thẳng sẽ đi đến một chỗ khác. Tại sao ở một số người nó đi vào ruột, trong khi ở những người khác nó thúc đẩy sự ẩm thực quá trớn hay cắn móng tay, đây chắc hẳn là vấn đề nhạy cảm cá nhân. Lời khuyên nhủ của tôi đối với bệnh nhân này là hãy khoan cố gắng bỏ hút thuốc cho đến khi ông ta thành công trong chuyện thông thạo những kỹ thuật chế ngự sự căng thẳng. Tôi gửi ông đến một chuyên viên về tác dụng ngược sinh học (biofeedback therapist), cùng một chuyên viên thôi miên (hypnotherapist) và cũng chỉ cho ông một số đề nghị về những cách dùng để cải tiến lối sống của ông ta. (ông ấy uống nhiều cà phê và chuyện này làm phiền toái đến ruột, và ông ăn uống theo một cách không làm hệ thống tiêu hóa của ông vui vẻ cho lắm. ) Theo cách này tôi biết được rằng bệnh viêm ruột không còn là một trong những bệnh cũ xưa có liên quan đến tâm trí và thể xác nữa; cái ý niệm đó đã lỗi thời. Tôi cũng rất ý thức được rằng có nỗ lực thành công để tận diệt bệnh loét bao tử cũng từ phân loại ấy. Ngày hôm này thật là tiến bộ tân thời khi coi bệnh loét bao tử là một bệnh truyền nhiễm, vì sự hoạt động của một loại vi trùng tên Helicobacter pylori. Sự khám phá của loại vật thể này thường gây nên sự rầy rà kinh niên đến màng của bao tử và ruột tá (duodenum) đã làm cho nhiều bác sĩ kết luận rằng bệnh loét bao tử không liên hệ đến sự căng thẳng và hoàn toàn dựa vào thuốc trụ sinh để điều trị bệnh. Tôi không nghi ngờ vi khuẩn H. Pylori là một yếu tố trong bệnh viêm dạ dày (gastritis) và loét bao tử (ulcer), (và, gần như chắc chắn có trong bệnh ung thư bao tử), nhưng điều chấp nhận đó không phủ định được ảnh hưởng của tâm trí. Một số người bị nhiễm vi khuẩn này không bị bệnh loét bao tử hay những triệu chứng khác, và một số người khác có bệnh loét bao tử nhưng lại không bị nhiễm vi khuẩn ấy. Liệu sự căng thẳng không thể thay đổi được cơ cấu hóa học của bao tử trong những cách vốn cho phép con vi khuẩn đi theo con đường hung hăng, xâm lấn hay không? Tất cả những kinh nghiệm của tôi về chuyện nhiễm vi khuẩn làm cho tôi có đề nghị rằng sự hiện diện thuần túy của một vi khuẩn xấu không phải định đoạt hết mọi chuyện. Những sự thay đổi của sự đề kháng của người chỗ quyết định thái độ của những siêu vật thể (microorganisms) có khả năng gây ra bệnh, cho dù chúng sống hài hòa với chủ của chúng hay làm thương tổn họ. Tôi nhớ có lần nghe một bản tường trình trên radio về sự tăng trưởng thật nhiều về chuyện thần kinh rối loạn ở những trẻ em ở những vùng giao tranh ở Bosnia. Có hai bệnh mà bác sĩ thấy đang có chiều hướng gia tăng là bệnh tăng huyết áp và loét bao tử, cả hai đều là chuyện hiếm có trong lứa tuổi này. Rõ ràng là những bác sĩ Bosnia vẫn ôm lấy quan niệm cũ là bệnh loét bao tử là một sự rối loạn liên hệ tới sự căng thẳng. Thật ra, một số những sự lạnh nhạt đối với vấn đề trao đổi giữa tâm trí và thể chất mà tôi than phiền ở trên thật ra là vấn đề của riêng người Mỹ mà thôi. Ở trong những quốc gia khác thuốc men hòa hợp giữa tâm trí và thể xác còn tồn tại (dù chỉ phần nhỏ), và những nhà điều tra đã làm việc để tăng thêm danh sách của những sự rối loạn có liên hệ đến tâm trí hơn là loại trừ nó. Ở Nhật bản, có hơn hai mươi điều kiện được công nhận là có liên hệ tâm trí và thể xác. Tôi hài lòng khi thấy chúng có vấn đề "sự bất quân bình về thần kinh", một thứ rối loạn tôi công nhận thử nghiệm thường xuyên nhưng nó lại không tồn tại một cách chính thức ở Mỹ. Tôi chẩn đoán nó bằng cách xem xét lịch sử căn bệnh và đơn giản khám cảm giác của tay. Bàn tay lạnh (trong phòng ấm) là kết quả của sự lưu thông máu giảm đi vì sự hoạt động quá độ của hệ thống thần kinh giao cảm, hệ thống này sẽ làm cho những động mạch nhỏ ở đoạn cuối bị đóng cục lại. Những người có bệnh tay lạnh kinh niên thường có khó khăn về vấn đề tiêu hóa và những chức năng khác của cơ thể có dính líu sâu đậm vào sự căng thẳng bên trong; nếu nó tiếp tục, sự mất quân bình của những dây thần kinh tự quản (autonomic nerves) sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng. Cách chữa trị tốt nhất là dùng cách điều trị tâm trí lẫn thể xác hơn là cho toa uống thuốc để đè nén những triệu chứng. Một đồng nghiệp người Đức làm việc trong một bệnh viện chuyên nghiên cứu về thuốc men có liên quan đến tâm trí và thể xác, mới đây đã làm cho tôi ngạc nhiên bằng cách nói lên sự thành công của cơ quan của anh ta trong chuyện chữa trị bệnh ù tai (tinnitus), một căn bệnh thông thường có thể làm yếu sức. Y khoa Mỹ không có phương pháp nào đặc biệt để điều trị, không có sự hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh, và có rất ít thành công trong chuyện làm bệnh nhẹ đi. Người bạn Đức của tôi nghĩ rằng bệnh ù tai là do sự căng thẳng kinh niên của bắp thịt trên đầu và cổ, thường đi liền với thế ngồi trật cách hay bị căng thẳng thần kinh. Ông chỉ cho bệnh nhân tập yoga và phương pháp nghỉ ngơi kèm theo với chuyện tập thể dục cho thân thể và nói thêm rằng ông thường xuyên giúp bệnh nhân khỏi bệnh bằng những phương pháp trên. Bởi vì tôi không phải là nhà nghiên cứu, tôi không muốn phí nhiều lời để dự đoán về những cơ cấu nhằm giải thích về vai trò của tâm trí trong chuyện lành lặn. Tôi có thể nhìn thấy một vài chuyện có thể xảy ra không chỉ trong những vận hành của hệ thống thần kinh tự quản, mà còn trong toàn bộ những sự giao tiếp và trong nhiều tổ hợp thần kinh có chứa amino axít trong đó nhóm carboxyl của một axít dính với nhóm amino của thứ khác. Chúng ta thường gọi tổ hợp này bằng những tên khác nhau như thần kinh chuyển tải (neurotransmitter), hóc môn (hormone), và những cơ quan điều chỉnh sự lớn mạnh (growth regulators). Candace Bert, một trong những người điều tra đi tiên phong về những vật chất điều chỉnh, cho rằng mỗi một thứ đều đi với một trạng thái nhất định nào đó và sẽ ảnh hưởng đến thái độ thêm vào những hành động của chúng trên những chức năng của cơ thể. Bà chỉ cho thấy rằng những vật nhận (receptors) của nhiều hệ thống thần kinh chuyển tải tụ tập ở trong bụng và ở óc, đặc biệt là ở những khu vực liên quan đến cảm xúc. Những vật nhận chất endorphin chắc chắn có sự phân bố này; chúng ảnh hưởng đến chức năng của ruột cũng như tạo ra sự vui vẻ và điều chỉnh sự đau đớn. Điều này làm cho cái ý nghĩa sinh hóa thâm sâu cái nghĩa thông thường gọi là "những cảm giác của lòng" (gut feelings). Có lẽ lòng dạ chúng ta là chỗ cho cảm xúc. Những gì xảy ra trong lòng chúng ta có thể ảnh hưởng đến vùng óc sâu xa và ngược lại. Vì những tế bào của hệ thống miễn nhiễm có những vật nhận cho nhiều phân tử peptit (peptide), rất có thể hệ thống phòng chống của chúng ta cũng là một phần của mạng này hay là một lưới được nối với hệ thống thần kinh và hệ thống nội tiết (endocrine), đề nghị ra những cơ cấu để giải thích sự đề kháng của thân thể đối với sự nhiễm trùng khác với trạng thái tâm trí của thân thể. Bert viết, "Rõ ràng cái ý thức phân chia giữa những khoa học của môn miễn nhiễm, môn nội tiết, và môn tâm lý/ khoa học về thần kinh là một sự giả tạo lịch sử, sự tồn tại của mạng liên lạc của tổ hợp thần kinh và những vật nhận của nó cung cấp một sự liên kết giữa hệ thống đề kháng của tế bào cơ thể và những cơ cấu sửa chữa, những tuyến, và óc, Nói tóm tắt, những cơ cấu nằm đó chờ được khám phá nếu những nhà nghiên cứu tìm kiếm chúng. Trong lúc đó những nhà thực hành không nên bị hạn chế vì thiếu sự nghiên cứu. Hãy để tôi chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm đã làm tăng thêm niềm tin của tôi trong những giao tiếp giữa tâm trí /thể xác và làm cho tôi chú ý thêm về cuộc sống tinh thần và cảm xúc của những bệnh nhân tới xin tôi lời cố vấn về những vấn đề thể chất của họ. Vào tháng 8 năm 1991 lúc bà vợ tên Sabine của tôi mang thai được bảy tháng (đây là đứa con thứ tư của bà trong khi là đứa con thứ nhất của tôi), chúng tôi đang ở British Columbia, nơi mà tôi đang dạy một lớp hội thảo về sức khỏe và sự lành lặn. Một trong những người tham dự vừa là bạn vừa là đồng nghiệp của tôi là bà Marilyn Ream, một bác sĩ về sức khỏe gia đình từ Spokane, Washington, bà làm việc trong một nơi chăm sóc sức khỏe phụ nữ. Bà Marilyn vừa được huấn luyện xong khóa huấn luyện về phương cách dùng trí tưởng tượng có hướng dẫn để tác động qua lại (interactive guided imagery therapy), đó là một trong những phương pháp tiếp cận ưng ý của tôi về sự giao tiếp của tâm trí / cơ thể. Tôi muốn bà ấy hãy diễn tả phương pháp này, và bà Marilyn yêu cầu Sabine vợ tôi có bằng lòng làm người tình nguyện để biểu diễn trước đám đông. Vợ tôi đồng ý. Vợ tôi có một lịch sử đau lưng lúc mang thai. Thường thường cứ vào khoảng tháng thứ bảy của bào thai là phần xương phía dưới của nàng sai khớp- có hai khớp xương bị trật khớp- và nàng thường có thói quen đi văn phòng chỉnh xương hàng tuần để được điều chỉnh giúp đõ. Trong kỳ này chúng tôi cùng đi du lịch hàng tuần lễ, và không có bác sĩ chỉnh xương một bên để điều chỉnh lưng đau cho vợ tôi, và nàng đang sống với cái đau thường xuyên. Marilyn hỏi nàng là nàng có muốn điều trị lưng bằng một lần dùng phương pháp dùng trí tưởng tượng có hướng dẫn. Bà vợ Sabine của tôi nói không; bà nghĩ vấn đề của bà là một vấn đề kỹ thuật nên cần đến một giải pháp kỹ thuật. Thay vào đó vợ tôi muốn trị những vấn đề chung quanh chuyện sinh nở. Nàng muốn đứa bé sẽ ra đời đúng lúc, vì theo chương trình tôi phải rời nước Mỹ một tuần sau ngày vợ tôi đến ngày sinh và nàng muốn chuyện lâm bồn nhanh chóng, bởi vì nàng đã từng bị khó khăn trong những lần sinh nở trước. Marilyn yêu cầu Sabine nằm trên sàn nhà, nới lỏng áo quần ra, và làm những đợt hơi thở sâu. Sự tưởng tượng giao tiếp có hướng dẫn dùng những hình thức của môn thôi miên để đưa đến một trạng thái mê mẩn và sự mở ra của tâm trí vô thức; nhưng hơn xa loại thôi miên tiêu chuẩn, nó làm cho bệnh nhân có thêm nhiều năng lực bằng cách khuyến khích họ phát triển chiến thuật riêng của họ để điều trị bệnh tật. Nó giả định rằng tâm vô thức hiểu được bản chất của những tiến trình bệnh tật và cách thức giải quyết chúng làm sao, một sự giả định phù hợp với khả năng chẩn đoán của hệ thống lành lặn. Vấn đề là làm sao cho sự hiểu biết đó đi đến sự tỉnh táo được đánh thức và khuyến khích những bệnh nhân hành động trên nó. Marilyn bắt đầu tiến trình điều trị bằng cách nói Sabine hãy hình dung bà ở một nơi quen thuộc nơi mà bà cảm thấy hoàn toàn yên ổn, rồi thì diễn tả nó ra. Sabine diễn tả một nơi ở vùng núi ở phía nam Utah. Marilyn hướng dẫn Sabine hãy tập trung chú ý vào những chi tiết nhỏ, cố gắng nghe những âm thanh và ngửi những mùi cũng như quan sát khung cảnh chung quanh. Sabine thích thú và có thiện cảm với bài tập vừa đưa ra và nhanh chóng trở nên rất thoải mái, thảnh thơi. Rồi Marilyn bảo Sabine hãy thay đổi sự chú ý vào tử cung của bà và vào đứa bé trong đó. Sabine nhanh chóng thiết lập sự tiếp xúc với đứa bé. Marilyn hướng dẫn Sabine đi qua một cuộc đối thoại với đứa bé, trong đó Sabine hỏi bà (chúng ta biết giới tính của đứa bé từ lúc này) phải đến đúng giờ (bà đồng ý làm như vậy) và giúp cho chuyện sinh nở nhanh chóng và không có chuyện gì xảy ra. Trong cuộc đối thoại này, Sabine nói những chữ là bà ta "nghe" đứa bé đáp lại những câu hỏi của bà ta. Sau một lúc, Sabine cảm thấy rằng bà ta đã hoàn thành công việc này, và Marilyn yêu cầu bà trở về vị trí của bà ở miền Nam Utah. "Bà cảm thấy thế nào." Marilyn hỏi "Tuyệt. Rất là yên bình. " "Bà có muốn làm thêm thứ gì nữa không? Lưng của bà như thế nào rồi." “Ờ... ờ... Tốt thôi" "Tốt. Rồi hãy đặt sự chú ý của bà cái phần của lưng đau và nói cho tôi biết bà thấy gì ở đó." Sabine có vẻ hơi há hốc và thở nhẹ. "Cái gì đó?" Marilyn hỏi: "Nó.. nó toàn màu đen." "Hãy đi tới chỗ đen và xem nó có gì để nói với bà." Marylin đề nghị. "Nó nói rằng nó thật sự giận dữ,” Sabine trả lời, có vẻ ngạc nhiên "Nó giận dữ với tôi”. Sabine thật sự không chuẩn bị cho sự xúc cảm mãnh liệt của sự tức giận của lưng đối với bà. Với sự hướng dẫn của Marilyn bà ta bước vào một cuộc đề nghị đối thoại với nó và khám phá ra rằng nó giận dữ với bà vì bà giận dữ với nó, và không chăm sóc đến nó. "Hỏi nó xem nó muốn gì." Marilyn ra lệnh. "Nó nói nó muốn tôi đặt những khăn ấm lên nó." "Bà có làm chuyện đó chăng?" "Vâng, nhưng tôi chỉ để khăn lạnh trên nó. Tôi cứ nghĩ lạnh thì tốt hơn cho nó.” "Nói với nó là bà sẽ để khăn ấm lên cho nó và yêu cầu nó đừng làm đau bà nữa." "Tôi đã làm. Nó nói nó sẽ ngưng." "Bà cảm thấy bây giờ ra sao?" Marilyn hỏi. "Khá hơn,” Sabina đáp lời. Bà di chuyển quanh sàn nhà. “Chắc chắn là khá hơn. Đây là lần đầu tiên trong tuần mà tôi cảm thấy tốt đẹp hơn bao giờ hết." "Chuyện đau đã hoàn toàn hết chưa?” "Chưa." "Hỏi nó là nó có thể đi hoàn toàn không." "Nó nói rằng nó có thể." "Hỏi nó làm ơn làm vậy đi." "Vâng. Tôi đã nói. Và tôi nghĩ nó đã làm." "Giờ bà thấy trong người thế nào?" "Cám ơn Thượng đế. Tôi nghĩ tôi hết đau rồi?” "Hết đau thật rồi à?" Sabine đi theo hướng này và khẳng định, "Vâng, nó thực sự đi rồi.” Lúc Sabina trở về sự tỉnh thức bình thường, cơn đau cũng đi rồi. Nó vắng mặt đêm đó và ngay cả ngày hôm sau. (Tuy nhiên, Sabine vẫn giữ lời hứa là để khăn ấm lên lưng của bà). Thực ra, cơn đau không trở lại cho đến hết thời kỳ mang thai còn lại cho dù Sabine không còn đi bác sĩ chỉnh xương để chữa ta nữa. Bà chưa bao giờ không bị đau lưng vào hai tháng cuối cùng của thời kỳ mang thai như kỳ này. Tôi sẽ nói cho bạn nghe những gì xảy ra lúc lâm bồn trong một lát nữa. Trong lúc đó, trên đường trở về nhà ở British Columbia, tôi cũng có thêm một kinh nghiệm thú vị với kỹ thuật này. Sabine và tôi lái về lại Tucson, đầu tiên dừng lại để thăm viếng một người bạn ở Olympia, Washington, nhà người bạn này có một bồn tắm nước nóng. Thường thường tôi thuộc loại kỳ thị về những bồn nước nóng này: có những bồn tôi nhảy vào và có những bồn tôi không đụng tới. Tôi nghi ngờ cái bồn tắm này nhưng rồi tôi cũng đầm người vào. Hai ngày sau, tôi bị nhiễm trùng da. Bệnh viêm nang (follicles) từ bồn tắm nóng là một sự rối loạn được công nhận, một sự nhiễm trùng của lỗ chân lông, gây ra bởi một cơ cấu tên là Pseudomonas vốn nổi tiếng cứng đầu trước sự điều trị. Trong trường hợp của tôi, nó tạo ra nhiều vết lở màu đỏ đau đớn nằm ở phía dưới chân và đầu gối bên trái. Tôi không thể chăm sóc chu đáo bệnh tình vì đang di chuyển, nhưng mỗi buổi sáng và chiều tôi đặt những băng nóng vào những chỗ nhiễm trùng, cố rán vắt ra những thứ nhiễm trùng và nhúng chúng với nước ôxy già (hydrogen peroxide). Chúng nhìn giống như chúng có mủ, nhưng không có gì chảy ra cả. Rồi có những chỗ lở mới xuất hiện trên đùi và trên tay trái của tôi. Sự nhiễm trùng càng phát triển thì tôi càng trở nên lo âu. Vào thời gian chúng tôi trở về nhà một tuần lễ sau, bệnh đã lan tới mặt của tôi, và tôi bắt đầu thấy khó chịu trong toàn thể tứ chi. Tôi dự tính đi khám bác sĩ ngày hôm sau và Sabine vẫn còn hứng thú với sự nhiệt tình hăng hái sau khi lưng của nàng hết đau, nàng nói, “Sao anh không gọi bà Mariỉyn và để bà làm một cuộc trị bệnh bằng cách tưởng tượng có hướng dẫn qua điện thoại với anh qua điện thoại." “Ồ, coi nào," Tôi nói, "Đây là chuyện nhiễm trùng?” Sabine nhìn tôi với cái nhìn hiểu biết, “Lưng của em cũng là vấn đề kỹ thuật đấy”, Nàng nhắc nhở tôi như thế. Tôi gọi cho bà Manlyn, chỉ vì lời yêu cầu của bà vợ Sabine của tôi chứ không phải vì bệnh của tôi. Manlyn nói bà chưa bao giờ làm việc qua điện thoại nhưng cũng rán thử. Tôi nằm cuốn tròn trên một cái đi văng với cái điện thoại áp sát tai phải và dưới sự chỉ dẫn của Manlyn, tôi tưởng tượng đi tới một nơi hoang dã mà tôi ưa tại tiểu bang New Mexico. Sau khi tôi yên ổn nơi vùng đất mới, Marilyn nói tôi hãy chọn vết lở nào làm phiền tôi nhiều nhất. Tôi chọn vết lở trên mặt. "Hãy đặt mình vào đó," Marilyn ra lệnh, "và nói cho tôi biết ông thấy những gì." Tôi nhìn thấy một đống năng lực xoáy, bị tù hãm, giận dữ và màu đỏ. "Hãy lắng nghe nó xem nó có nói gì không với ông." Tôi dồn sự chú ý của tôi vào địa điểm lở và " lắng nghe". Ngay lập tức có những chữ in sâu vào tâm trí của tôi. "Nó nói rằng nó không thể rời thân thể tôi bằng cách đi ra ngoài," Tôi tường thuật với sự thích thú, “Tôi muốn nó đi ra nhưng nó không thể. Cách duy nhất mà nó có thể rời là đi vào bên trong hay bị hấp thụ." "Nếu chuyện xảy ra như thế thì ông phải làm gì?" Marilyn hỏi. Trí óc tỉnh thức của tôi đưa ra câu trả lời, "Vâng, tôi nghĩ là tôi nên ngưng chuyện vắt khô những thứ ở vết thương. Làm ẩm ướt nó với những bông băng là chuyện đúng, nhưng tôi cần phải nghỉ ngơi nhiều thêm nữa." "Nó có điều gì thêm để nói với ông không?" "Tôi không đạt được điều gì nữa, ngoại trừ có một ý nghĩ là tôi phải ăn thêm nhiều ớt cay để kích thích sự lưu chuyển của máu." "Thôi chúng ta hãy trở lại vùng đất hoang dã nơi ông vừa tới đó” Khi tôi gác điện thoại, Sabine nói nàng có thể thấy có sự khác biệt ở những vết lở. Nàng bảo tôi, "Chúng nhìn không có màu tím." Tôi nhìn không thấy gì khác biệt, nhưng rồi tôi vào giường nghỉ ngơi và tin tưởng cơ thể tôi sẽ tự lo lắng được cho chính nó. Sáng hôm sau, dù không ăn ớt cay hay làm gì hết, tôi có thể nhìn thấy rõ ràng là vấn đề bắt đầu hạ xuống. Trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ, tất cả những chỗ nhiễm trùng rõ ràng là đang trên đường phục hồi. Tôi vui sướng quá sức khi nhìn thấy điều này. Nếu một phương pháp tiếp cận tâm trí / thân thể thuần túy giống như phương pháp tưởng tượng có hướng dẫn để tác động qua lại (interactive guided imaginery) có thể chữa được bệnh đau lưng có cột sống trật đường rầy và bệnh nhiễm trùng da, thì không lẽ nó không chữa được những bệnh khác? Những kinh nghiệm đã thuyết phục tôi rằng không có vấn đề thể chất nào lại ra ngoài ảnh hưởng của sự can thiệp về tinh thần, đặc biệt vì những kỹ thuật về tâm trí / thể chất rất nhanh và ít tốn kém lại khó gây ra sự nguy hiểm. Ba tuần trước khi bà vợ Sabine của tôi đập bầu, tôi hỏi một người bạn và là một đồng nghiệp, Bác sĩ Steve Gurgevich, chuyên khoa thôi miên, hãy làm một cuộc thực tập khám nghiệm với nàng, để một lần nữa có thể có một cuộc sinh nở đúng thời hạn, mau chóng, và không quá phức tạp. Đứa bé có những biểu hiện cho sự ra đời trễ làm chúng tôi lo lắng. Đứa bé trước của Sabine cũng sinh trễ gây ra nhiều đau đớn lúc sinh. Bác sĩ Steve thực tập với nàng trong chừng một tiếng đồng hồ vào cuối trưa hôm đó, khuyến khích Sabine nói chuyện với đứa bé, yêu cầu nàng phải xoay quanh lúc bắt đầu sinh và giúp cho chuyện sinh được nhanh chóng. Khi ông đưa Sabine ra khỏi trạng thái mơ màng của cuộc thôi miên (reverie), nàng trông có vẻ cực kỳ thoải mái. Sau khi Bác sĩ Steve rời rồi, Sabine và tôi vào bếp để ăn tối. Bất thình lình nàng ôm chặt lấy bụng và cúi gập người lại. "Chuyện gì vậy?" Tôi hỏi. "Em nghĩ là đứa bé đang xoay." nàng nói với vẻ ngạc nhiên. Bà mụ đến vào lúc ăn tối đêm hôm ấy. Bà khám Sabine và nói rằng đứa bé đang ở vị trí đằng trước, sẽ xoay trong vòng hai mươi phút nếu được yêu cầu. Đứa bé ra đời đúng như ngày dự định là ngày 4 tháng 10. Thời gian sinh nở kéo dài chừng hai giờ sáu phút, thật là quá mau chóng đến nỗi chúng tôi có quá ít thời gian để chuẩn bị. Khỏi cần phải nói, Sabine và tôi là những người tin tưởng thật sự vào sự hiệu quả của phương pháp phối hợp tâm trí/thể chất, và khi chúng ta nghe bác sĩ và những nhà nghiên cứu hạ thấp vai trò của tâm trí trong sức khỏe và sự lành lặn, chúng tôi chỉ còn biết cười mỉm với nhau. Khi lấy lịch sử y lý từ một bệnh nhân mới, tôi hỏi nhiều câu hỏi về cách sống, về những mối liên hệ, sở thích, cách thức nghỉ ngơi, lề lối ăn uống và thể dục, chuyện sinh lý và những sở thích tâm linh. Theo lịch sử chính thống, tất cả những câu hỏi này đều được dồn vào nhóm trong một phần gọi là "lịch sử xã hội"; nhiều nhà thực hành bỏ nó, bởi vì họ coi nó không quan trọng. Lần đầu tiên một sinh viên Y khoa ngồi xuống với một bệnh nhân để lấy lịch sử bệnh lý, tiến trình làm việc kéo dài hơn một tiếng đồng hồ. Sinh viên theo một mẫu cho sẵn, hỏi những câu hỏi như vẹt, rồi khổ nhọc viết lại những câu trả lời. Vào năm Y khoa thứ ba, dưới áp lực của những giáo sư hướng dẫn, những sinh viên hiểu rằng họ phải nhanh chóng tiến trình làm việc để cho công việc được hoàn thành. Khi đi nội trú, những lịch sử y lý trở nên sắp xếp hợp lý hơn, phần lớn là loại bớt những câu hỏi. Không may là những câu về lịch sử xã hội bị loại bỏ trước, vì bác sĩ đặt ưu tiên vào những câu về triệu chứng, những vấn đề sức khỏe trong quá khứ, và thuốc men đang dùng hiện tại. Tôi gọi đó là chuyện không may vì kinh nghiệm của tôi cho biết là lịch sử về xã hội của một người thường chứa đựng những mấu chốt liên quan đến nguyên ủy của những vấn đề của bệnh nhân cũng như những gì có thể làm được cho giải pháp chữa bệnh của họ. Tôi tin rằng sự căng thẳng là nguyên nhân chính hay là nhân tố làm cho bệnh trầm trọng thêm trong nhiều điều kiện vốn dĩ mang bệnh nhân tới bác sĩ. Chẳng hạn như một bệnh nhân tới than phiền về chuyện nhức đầu thường xuyên, trong lúc khám thể chất tổng quát và thử máu thì thấy bình thường. Nếu tôi muốn quyết định là chuyện nhức đầu đó có phải có liên quan đến sự căng thẳng hay không, tôi vẫn thường hỏi một câu đơn giản. Những gì xảy ra với chuyện nhức đầu lúc bạn đi nghỉ hè?" Những triệu chứng biến mất lúc đi nghỉ hè có thể lại xuất hiện từ những hoàn cảnh căng thẳng trong đời sống làm việc hàng ngày của người đó. Để quyết định hoàn cảnh nào là vấn đề - công việc, hôn nhân, thiếu quan hệ, hay điều gì khác - đòi hỏi thêm một chút chứng cớ nào đó. Vì tôi thường lấy lịch sử xã hội và công việc từ một kiểu mẫu của sức khỏe và sự lành lặn đã được khẳng định trên sự giao tiếp tâm trí / thể chất. Tôi cũng nhận rõ những sự tương quan giữa những biến cố có liên quan đến tinh thần / thể xác và sự đáp ứng lành lặn. Những sự tương quan này quan trọng, vì chúng đề ra những cách giúp cho mọi người có thể giữ hệ thống lành lặn của họ làm việc tốt và có thể dùng tâm trí của họ để tăng tiến chuyện lành lặn hơn là ngăn trở nó. Tôi sẽ trình bày vấn đề này với chi tiết nhiều hơn trong Phần 2 của cuốn sách này. Đầu tiên là chuyện báo cho biết trước. Đôi khi sự lành lặn chỉ xảy ra trong khi vắng mặt của bất cứ thay đổi sâu đậm nào của trái tim hay tâm trí. Có những tên đểu giả lành những chứng bệnh hiểm nghèo, trong khi nhiều vị thánh chết một cái chết dần mòn đau đớn. Ở mức độ của sự sửa chữa DNA bằng enzymes, ảnh hướng của tâm trí trong tiến tình lành lặn có thể bỏ qua, vì nó có thể ở những mức độ khác. Tuy nhiên, tôi nhìn thấy một vai trò rõ ràng của tâm trí trong chuyện lành lặn, hiển hiện trong những tương quan của những sự đáp ứng lành lặn với những thay đổi có tính tinh thần và xúc cảm. Chẳng hạn, một sự đáp ứng lành lặn đi theo sau một sự giải quyết một số tình trạng xáo trộn nào đó, như chấm dứt một cuộc hôn nhân xấu hay bỏ một công việc cực nhọc khổ sở hoặc làm lành với một nhân vật khó ưa trong gia đình. Một đồng nghiệp đã viết thư cho tôi cho biết rằng một trường hợp ngoạn mục về chuyện lành lặn mà ông thấy là "một ông chủ nhà băng với bệnh cao huyết áp kinh niên, trở nên có một áp suất máu bình thường một ngày sau khi vợ ông đâm đơn ly dị. Áp suất máu xuống 120/ 80 và ở mức độ đó luôn." Có thêm một sự tương quan nữa là sự biến mất một căn bệnh hiểm nghèo và chuyện yêu đương. Tôi đã từng nhìn thấy chuyện này với bệnh thấp khớp, bệnh lao da - và luôn bệnh đau cơ xương kinh niên (chronic musculosketal pain) và bệnh mệt mỏi kinh niên. Tôi ước mong là tôi sẽ dàn xếp cho bệnh nhân yêu đương nhiều hơn. Nếu tôi có thể tìm ra cách làm sao, tôi thực sự là người thực hành chữa bệnh rất giỏi. Tôi cũng nhìn thấy sự lành lặn được thúc đẩy bởi sự biểu hiện lòng tức giận. Những nhà thực hành chữa bệnh trong thời đại kỷ nguyên mới vốn dạy bệnh nhân hãy rũ bỏ những xúc cảm tiêu cực có thể không thích khi nghe điều này, nhưng thực tế là thực tế. Có một ví dụ là trường hợp một bệnh nhân điều trị với tôi trong một thời gian dài, ông ta khoảng ba mươi tuổi có bệnh tự miễn dịch kinh niên (chronic autoimmune disease) thường tấn công những tiểu cầu trong máu ông (blood platelets) và tế bào hồng huyết cầu. Ông ta phải thay đổi toàn bộ lối sống và được tiếp cận một vài phương pháp trộn lẫn tâm trí với cảm xúc, trong đó bao gồm phương pháp dùng trí tưởng tượng, ông ấy có thể tiêu đi chất steroids và những chất thuốc trị bệnh khác mà ông đã dùng qua nhiều năm. Trở nên tỉnh thức và bày tỏ sự tức giận đối với bác sĩ và bệnh viện là một phần của sự thay đổi. Cuối cùng sức khỏe ông tiến bộ đến nổi ông cảm thấy có thể làm tròn mơ ước đã lâu là làm một chuyến du lịch Úc và Tân tây lan. Có một hôm tôi nhận được một cú điện thoại khẩn cấp từ Úc. Bệnh nhân của tôi ngã ngựa và bị gãy hai cột xương sống (vốn đã yếu từ thời gian gần đây vì dùng chất steroid lâu quá); cú ngã đã khơi dậy luôn một dây sự tan vỡ miễn nhiễm của hồng huyết cầu, và ông ta được máy bay chuyển vận đến một bệnh viện ở Arizona. Mặc dù bị tai nạn và sự tái phát của tiến trình bệnh, ông trông có vẻ khá hơn bất cứ lần nào tôi thấy ông trước đây, và ông nói rằng ông đã được hưởng một năm mạnh khỏe chưa từng thấy. Lúc ông làm thủ tục nhập bệnh viện, tôi nói ông đừng thất vọng, chuyện sức khỏe suy sụp là chuyện đương nhiên. Tôi nói mục đích là làm sao cho sự tái phát bớt dần đi và vượt qua chúng nhanh lên với sự can thiệp mau chóng bớt đi. Bệnh nhân được bắt đầu với chất steroids, nhưng lượng máu của ông thấp quá nên những bác sĩ bệnh viện muốn sang máu cho ông. Ông từ chối và tôi ủng hộ ông trong chuyện ông từ chối. Trong quá khứ ông có thể xoay chuyển số lượng máu thấp bằng cách làm việc với những xúc cảm của ông và bằng cách tưởng tượng những tế bào bạch huyết cầu của ông bảo vệ những tiểu cầu (platelets) và những tế bào hồng huyết cầu từ sự tấn công miễn nhiễm. Những bác sĩ vẫn áp lực nhiều hơn về chuyện sang máu. Cuối cùng vào một đêm, vào lúc ông nằm thức tại bệnh viện, ông cảm thấy dâng lên một sự tức giận về tình trạng khó khăn của ông và sự lệ thuộc của ông một lần nữa vào thuốc men của bệnh viện. Ông cảm nhận điều này như là một cảm xúc thể xác cũng như làn sóng rung động, ông nhắm vào toàn thể những nhân viên y tế đang điều trị ông. Trong vòng vài giờ, số lượng tiểu cầu và hồng huyết cầu của ông bắt đầu dâng lên, làm cho sự sang máu không còn cần thiết, và ông được bệnh viện cho về trong vòng vài ngày tới. Ông cũng chấm dứt luôn chuyện dùng steroid sau biến cố này nhanh hơn là ông đã từng có trong quá khứ. Tôi không nghi ngờ rằng chính sự biểu lộ đúng lúc và tập trung của sự giận dữ đôi khi có thể khởi động (activate) hệ thống lành lặn, ấy thế mà những chuyên viên thực hành trị bệnh của thời đại mới này cứ khăng khăng không chấp nhận. Niềm tin trong sức mạnh lành lặn về một số người, nơi, hay vật gì đó cũng có thể là chìa khóa đến thành công. Đây là lĩnh vực của sự đáp ứng của thuốc giả (placebo) và phép lạ chiếu sáng. Chúng ta dường như có thể buộc cho những đáp ứng lành lặn xảy ra, vì ý chí của chúng ta không nối liền trực tiếp với hệ thống thần kinh tự động và những cơ cấu kiểm soát khác của hệ thống lành lặn. Tuy nhiên chúng ta có thể phá vỡ trở ngại đó bằng cách đem niềm tin trong sự lành lặn lên trên những gì bên ngoài và giao tiếp với nó. Tôi đã từng nói là nếu y sĩ hiểu được tiến trình này và được huấn luyện tốt hơn với kế hoạch niềm tin, họ sẽ làm tròn tốt hơn vai trò của họ như những nhà pháp sư / truyền giáo (shaman/priests) và hữu hiệu hơn trong chuyện giúp bệnh nhân khỏe khoắn hơn. Cuối cùng, mối tương quan thông thường nhất mà tôi quan sát giữa tâm trí và sự lành lặn ở người đau kinh niên là sự hoàn toàn chấp nhận mọi hoàn cảnh của đời sống, bao gồm cả bệnh tật. Sự thay đổi này làm cho có sự thư giãn sâu sắc bên trong, và dẫn đến chuyện mọi người không còn cảm thấy bị thúc ép phải duy trì một thái độ chống chỏi với cuộc sống. Thông thường nó xảy ra như một phần của sự đánh thức tâm linh và đệ trình đến một năng lực cao hơn. Tôi sẽ tóm lược một trường hợp sau đây để làm ví dụ. Một người bạn Nhật của tôi tên Shin-ichiro Terayama, ông là giám đốc điều hành của Hội y tế toàn trị Nhật Bản (Japan Holistic Medical Society), là một người sống sót từ bệnh ung thư. Shin là một vật lý gia thượng thặng được đào tạo hẳn hoi và là một cố vấn quản lý. Giờ đây ở vào lứa tuổi năm mươi tám và mạnh khỏe tươi tắn, ông là một người chuyên viên quốc tế về nguyên nhân của thuốc men toàn trị (có nghĩa là trị nguyên cả toàn thể cơ cấu chứ không riêng những triệu chứng của bệnh tật= holistic medicine), một người chơi đàn xelô có hạng, và là một cố vấn của những người bệnh, đặc biệt là những người bị bệnh ung thư. Tôi không nghĩ rằng tôi thích ông ta nếu chúng tôi gặp nhau mười năm trước đây, trước lúc ông được chẩn đoán có bệnh ung thư. Qua hình ảnh chụp vào dạo ấy ông có vẻ khổ sở và khó ưa, chứ không giống như một người tốt bụng, tinh thần tỉnh táo như tôi được biết. Trở lại vào lúc ấy ông là người đam mê làm việc, lúc nào cũng chờ đợi điện thoại hai mươi bốn giờ mỗi ngày. Ông ngủ ít, uống vào khoảng từ mười đến hai mươi cốc cà phê một ngày, rất thích ăn thịt bít-tết và đồ ngọt, và không có thì giờ dành cho âm nhạc trong đời sống của ông. Vào mùa thu năm 1983, ông bị lên cơn sốt kéo dài một tháng và không thể đứng hay đi, nhưng những thử nghiệm Y khoa cho thấy bình thường. Trong những ngày ấy, Shin nói ông hoàn toàn đặt niềm tin ở bác sĩ và bệnh viện. Một vài tháng sau ông bị ba lần có máu trong nước tiểu và trở nên rất yếu mệt. Có một người bạn của ông vốn thực hành thuốc men Đông phương và trị bệnh theo lối vĩ mô (macrobiotics) nói với ông rằng có gì không ổn trong trái thận của ông, một sự chẩn đoán mà người bạn này căn cứ trên sự quan sát và do kiểm soát những huyệt châm cứu. Người bạn khuyên ông nên thay đổi hoàn toàn cách dinh dưỡng, nhưng ông Shin không tin tưởng vào lời khuyên và những bác sĩ vẫn bảo ông là không có chuyện gì hết. Vào đầu mùa thu năm 1984, sự mệt mỏi của Shin tăng lên đến độ Shin không thể làm việc được nữa. Ông chỉ muốn nằm nghỉ. Lúc ông trở về y viện để thử nghiệm thêm, một sự bất bình thường to lớn được khám phá ra, và một máy siêu âm tiếp theo cho biết trái thận bên phải của ông tăng lên ba mươi phần trăm. Shin vẫn không làm gì. Vào tháng mười một năm 1984, dưới sự hối thúc của bà vợ bác sĩ của ông, Shin vào nhập bệnh viện. Chụp quang tuyến X thì cho thấy là có một mụt u, và bác sĩ thúc đẩy ông nên bằng lòng để cắt bỏ trái thận đi bằng phương pháp giải phẫu. Shin hỏi mụt u thuộc loại hiền (benign) hay ác tính (malignant) và được cho biết rằng "nó ở lưng chừng ở giữa." Thực ra tế bào thận bị carcinom (renal cell carcinoma) - tế bào thận - và đã chuyển hóa đến phổi của ông ta. Ở Nhật, sự chẩn đoán bệnh ung thư vẫn còn được giữ kín vì không muốn làm cho bệnh nhân bị căng thẳng quá đáng khi nghe kết quả. Điều này dẫn tới điều không tránh được là sự lẩn tránh. Sau cuộc giải phẫu, bác sĩ của Shin nói rằng ông muốn tiêm cho Shin một lô thuốc như là "một biện pháp phòng ngừa.". Thật ra phương pháp điều trị này là dùng platinim một bên (cisplatinum), một nhân tố điều trị rất mạnh, nhưng Shin không biết đến điều ấy. Ông chỉ biết là khi tiêm vào làm ông ói mửa, làm cho râu ông bạc ra và rụng đi, và ông từ chối để hoàn tất phương pháp chữa trị này. Sau đó bác sĩ của ông áp dụng phương pháp "điều trị bằng tia" tới khu vực thận mà ông miêu tả giống như "ánh sáng mặt trời nhân tạo”. Sau vài lần chữa trị ban đầu, Shin trở nên vô cùng mệt mỏi, ăn không thấy ngon, và phải nằm ở trên giường suốt ngày. Một đêm nọ, ông có một giấc mơ mạnh mẽ đi tham dự đám tang của chính ông, vốn làm cho ông lần đầu tiên cảm thấy ông quá yếu và có thể chết và ông đã bị lừa dối về bản chất thực sự của căn bệnh đau của mình. Ông cũng phát triển thêm một triệu chứng bất thường nữa, đó là chứng quá sức nhạy cảm với mùi. Ông kể lại, "Tôi đang ở lầu hai của bệnh viện nhưng tôi có thể ngửi được mùi đồ ăn chuẩn bị dọn ra ở lầu thứ bốn. Tôi có thể ngửi được mùi thân thể của tất cả những y tá. Tôi ở trong phòng chung với sáu bệnh nhân, và cái mùi trở nên đến độ không chịu nổi. Tôi phải đi ra xa họ; họ nhắc nhở tôi đến cái chết." Shin chờ đợi cho đến đêm khuya, tìm cách đi ra khỏi giường không cho ai thấy và theo sự chỉ dẫn của mũi ngửi để đi đến chỗ bình an. Địa điểm duy nhất mà ông có thể ngửi được là trên sân thượng bệnh viện, nơi ông uống không khí trong lành vào phổi. Trong lúc đó một y tá khám phá ra ông không còn nằm trên giường bệnh và bấm chuông báo động. Lúc nhóm người đi tìm trông thấy ông trên nóc sân thượng bệnh viện, ý nghĩ tức thời của họ là ông sắp tự tử, và điều này sẽ làm cho bệnh viện bị tai tiếng. Cuối cùng thì năm y tá tới khiêng ông về phòng ông. Sáng hôm sau bác sĩ la rầy ông và nói, "ông đã gây ra sự rối loạn tối hôm qua. Nếu ông còn muốn ở đây, thì ông phải theo đúng luật lệ; còn nếu không thì ông có thể đi về nhà." Lời nói này quả như âm nhạc rót vào tai của Shin. Ông nhanh chóng ký giấy rời bệnh viện và về nhà. Sau đó ông liên lạc với ông bạn chuyên trị bệnh vĩ mô của ông và ông bạn này khuyên ông nên theo chế độ ăn uống gạo nâu một cách khắt khe. Shin nói, "Tôi không thể tưởng tượng nổi chuyện này." Ngày hôm sau lúc Shin tỉnh dậy, ông ngạc nhiên khi thấy mình còn sống. Buổi sáng dường như đẹp không chịu nổi đối với ông, và ông cảm thấy có ý muốn mãnh liệt muốn nhìn mặt trời lên. Ông lên sân thượng tầng thứ tám của ngôi chung cư ông ở, nơi mà ông có thể nhìn thấy cả bầu trời Tokyo. Ông nhẩm đọc những thần chú và thơ Phật giáo, chắp tay lại nguyện cầu và chờ đợi mặt trời lên. Khi mặt trời lên, ông cảm thấy ánh nắng xuyên vào lồng ngực của ông, gửi năng lực xuyên khắp thân thể của ông. Ông nói, "Tôi cảm thấy có điều gì đó kỳ diệu sắp sửa xảy ra, và tôi bắt đầu muốn khóc. Tôi cảm thấy vui vẻ được sống. Tôi nhìn thấy mặt trời như Thượng đế. Lúc tôi xuống phòng ở của tôi, tôi nhìn thấy hào quang bao quanh những người trong gia đình của ông. Tôi nghĩ rằng mỗi người đều là Thượng đế." Trong vòng vài tuần sau Shin theo chế độ ăn uống khắt khe và mỗi sáng đều làm lễ quan trọng để ngắm mặt trời lên từ sân thượng của chung cư ông - đó là điều ông mong ngóng mỗi ngày. Bệnh tật của ông giảm dần đi. Bác sĩ khuyến cáo ông nên bỏ chế độ ăn uống vĩ mô đi, thúc dục ông nên ăn thêm nhiều thịt và cá, và cũng rán ép ông uống thuốc hóa học bằng miệng (oral chemotherapy). Shin từ chối. Rồi ông đến một dưỡng đường của một người bạn mở ra trong một rặng núi với những bồn tắm nước nóng và thức ăn thiên nhiên hảo hạng. Ông nghỉ ngơi, đi bộ trong rừng và núi, rồi bắt đầu chơi đàn xê-lô, một điều mà ông không làm trong vòng nhiều năm. Ông kể lại, " Không khí và nước trong lành làm cho tôi thêm sức lực, và tôi trở nên ý thức được sức mạnh lành lặn tự nhiên ở trong tôi và chung quanh tôi. Dần dần, tôi bắt đầu ý thức được rằng tôi đã tạo nên bệnh ung thư của tôi. Tôi đã tạo nó bằng chính hành vi của tôi. Và khi tôi ý thức được điều đó, tôi thấy là tôi phải yêu bệnh ung thư của tôi, chứ không tấn công nó như tấn công kẻ thù. Nó là một phần của tôi, và tôi phải yêu toàn thể thân thể của tôi. " Ngày hôm nay Shin Terayama không chỉ thuần túy là người sống sót từ bệnh ung thư. Ông là một người đã được chuyển hóa, từ cách nhìn, hành động, suy nghĩ, ông không còn giống như con người cũ của ông nữa. Tôi được vinh dự leo những ngọn núi bên Nhật và Mỹ với ông, ngồi với ông trong những bồn tắm nước nóng, tham dự những buổi hòa nhạc và diễn thuyết của ông, cùng lắng nghe ông cố vấn cả tá bệnh nhân mới chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Ông luôn nói với bệnh nhân của ông, "Bạn phải yêu ung thư của bạn. Ung thư là một món quà. Đó là một cách chuyển hóa bạn và cho bạn một đời sống mới." Nhiều bác sĩ có thể không đồng ý trường hợp của Shin là một trường hợp của sự lành lặn tự nhiên. Trước hết, ông đã trải qua ba cuộc chữa trị tiêu chuẩn dành cho bệnh ung thư: giải phẫu (surgery), chữa bằng hóa học (chemotherapy), và quang tuyến (radiation), cho dù ông đã không hoàn thành hai phương pháp chữa sau cùng. Bệnh ung thư thận là điều thú vị: ung thư thận với sự chuyển hóa đến phổi, tỷ lệ sống sót trong vòng năm năm chỉ có năm phần trăm, cho tới giờ này nó là một trong những loại ung thư có liên hệ mạnh mẽ đến sự thuyên giảm tự nhiên. Điểm nổi bật trong câu chuyện của Shin mà tôi thấy đáng chú ý ghi nhận nhất là sự chuyển hóa tinh thần tâm lý của ông, biểu hiện bằng những tia nắng mặt trời xuyên qua lồng ngực của ông ở trên sân thượng chung cư ở Tokyo, những điều này có thể tóm tắt trong lời của ông, "Tôi thấy là tôi phải yêu ung thư của tôi, chứ không tấn công nó như kẻ thù." Đây là sự chấp nhận thành thật của tự bản thân ông. Nhiều người không vượt qua đời sống trong một cung cách chấp nhận. Thay vào đó họ ở trong trạng thái đối đầu không ngừng, luôn rán đòi hỏi ý chí để điều động những biến cố và kiểm soát những trường hợp. Theo Lão tử, một triết gia cổ xưa của Trung Quốc, cho rằng một thái độ như thế là trực tiếp chống lại hướng đi của đời sống (đạo) và những ai bám víu với nó thì bị đày đọa. Như nước mềm chẻ bổ hòn đá cứng cỏi Quy phục với đời sống giải quyết những điều không giải quyết được. Có lời nói rằng " Có chí thì nên " Nhưng cứ để cuộc sống chín mùi và rồi ngả xuống. Ý chí không phải là cách giải quyết gì cả. Chối bỏ lối sống ở đời và bạn chết. (Lão tử) Chấp nhận, quy phục, đầu hàng - Ai muốn gọi bằng danh từ gì cũng được, sự thay đổi tâm trí có thể là chìa khóa khôn ngoan để mở ra sự lành lặn.