Chiếc xuồng nhỏ gắn máy đuôi tôm chạy qua khỏi khúc sông ngoặt. Dõng quay đầu lại:
- Ghé vô chỗ gốc sung đầu vườn chị Năm, nghe Bê..
- Xuống bến dễ ghé hơn chớ.
- Cho anh Chín coi lại chỗ cũ một chút.
Bê đẩy đầu cây lái sang bên phải. Xuồng lừ lừ rẽ vào gần bờ sông dốc đứng. Bêắt máy, cho xuồng ghé dưới bóng cây sung to duỗi cành trên mặt nước, đeo trái trên thân như những chùm trứng ếch.
Anh Chín Chuyền níu một cành sung, bước qua bực đất. Anh đến thẳng chỗ bụi lau mọc giữa những cây rù rì đầy rác khô móc vào gốc. Hồi đấu tranh đòi hiệp thương, anh đã lót ổ nằm trong bụi lau này hơn một tuần trước khi về ở hầm của má Bảy Son. Chị Năm giấu cơm trong thùng gánh nước, xuống gặp anh mỗi ngày hai lần để báo cáo và nhận chỉ thị.
Dõng hơi cụt hứng. Anh tưởng anh Chín sẽ xem rất kỹ chỗ nấp hồi xưa và nhắc nhiều kỷ niệm. Nhưng anh Chín chỉ nhìn nó một loáng, gật gù, rồi leo thẳng lên bờ dốc, đi vào ngõ nhà chị Năm. Anh đã ở hàng trăm nơi như vậy. Bởi không nghĩ đến mình nên anh không nhận ra hơi hám của mình vương lại những nơi ấy. Mỗi chỗ ở chỉ nhắc anh nhớ đến các đồng chí cùng làm việc với anh, những đồng bào đã đem cơm và đưa tin cho anh.
Chị Năm và hai con đi vắng cả. Anh Chín tần ngần nhìn cái nong dựng thay cánh cửa nát, khoảnh sân hẹp bị cỏ lấn vào lún phún, những sợi tranh bị chuột xốc xới nổi vàng tươi trên mái nhà đã ngả màu xám sẫm của tro củi tre. Anh nói với Bê, thấp giọng như sợ ai trong nhà nghe được và tưởng anh làm ơn mọn:
- Thỉnh thoảng các cậu tới giúp chị Năm một chút. Chị em cán bộ cực hơn tụi mình nhiều, nhất là chồng đi xa...
- Dạ.
Anh Chín không xuống thuyền mà đi bộ dọc bờ sông. Miền Trung đất nghèo có những chiều đông đẹp lạ, khi trời trở lại xanh trong như mùa thu, nắng tỏa vàng màu mật ong mới rót, gió chỉ đủ lạnh để giục trẻ em chạy nhảy chung quanh bầy trâu và không khí đượm mùi meượu nếp. Anh Chín bước chầm chậm, nhìn quanh. Mảnh mặt trời bẻ đôi đặt trên núi nhả một luồng lửa cháy rừng rực qua sông, xoay theo anh như một ánh mắt cười lấp láy.
Dõng và Bê đã báo cáo về cuộc nổi dậy, tưởng anh Chín đang xem các hầm chông hay bãi khoai, đợi nghe anh nhận xét. Nhưng anh cứ lặng im. Anh đang tự cho phép mình trong một lúc tách khỏi những lo toan hằng ngày để hưởng cho hết nỗi say sưa của người cách mạng thắng trận đang cảm thấy đất dưới chân là đất của mình, trời trên đầu là trời của mình. Khi đã về ta, trời đất đã đẹp càng thêm đẹp.
Giải phóng rồi.
Anh Chín quen lắm với khúc sông và đoạn đường mòn này, nhưng nhìn lại vẫn thấy khác. Mới cách đây một tuần, anh còn phải nép trong bãi dâu bên kia sông, đợi đến nửa đêm mới dò dẫm ra bờ sông, tìm chấm đèn nhà chị Năm báo hiệu vắng địch. Phải bơi thật nhanh mà không cho nước dội sóng, một tay ôm gói áo quần túm trong tấm nhựa làm phao, một tay giơ súng ngắn sẵn sàng bắn. Qua con đường mòn anh phải cởi dép, bò thật êm lên vệ cỏ, ngón tay đặt trên cò súng, nghe ngóng một lúc trước khi vọt nhanh ba bước, đâm vào bụi rậm. Năm kia anh bị giặc bắn ở đây, đúng chỗ gốc cây bạc lá này. Một tiếng còi rít. Mấy chục cái bếp lò cùng một lần bật nắp, hắt than hồng rào rào giữa mặt anh. Anh vừa bắn trả vừa lăn, trườn. Bao giờ bị phục kích anh cũng cố bắn lại, để giết được thằng nào hay thằng ấy và chặn không cho địch xung phong. Bốn viên đạn xuyên qua bao lưng, một viên xé thịt bên hông, nhưng anh thoát.
Cây bạc lá lúc này đang vẫy rối rít những chiếc lá mặt xanh mặt trắng, chấp chới như ngàn con bướm chơi hội. Anh ngắm nó một chút, chân vẫn đi.
Giải phóng
Sức dân đảo ngược thế cờ nhanh đến chóng mặt. Mảng đỏ trên bản đồ từ trên núi ập xuống sát đường Một, bọc kín những chấm xanh trơ trọi đánh dấu các đồn bót địch sót lại trong vùng giải phóng. Chỉ qua một tuần, những hớp không khí hầm hập mùi lá mục lọt qua ống thông hơi xuống hầm bí mật đã biến thành bầu trời lộng gió. Các cậu giao liên dẫn anh mò mẫm đêm nào, nay hai tay dắt hai xe đạp đến tận thềm: "Bác một, cháu một", hoặc giơ tay đón ô tô chở khách đưa anh sang xã khác. Hôm qua Dõng đi xuồng máy lên gặp anh ở Kỳ Lâm, đã "mượn tạm" của anh cây gậy bằng cau rừng lên nước bóng, cái ruột tượng gạo và cái ănggô nấu cơm, gửi nhà quen cất hộ: "Hồi nào trở về núi anh ghé lấy". Các cô du kích soát giấy trước chợ cười khúc khích khi thấy trên bao lưng của anh nhô ra một túm thuốc lá xanh để xoa chân chống vắt: "Cho cháu xin làm kỷ niệm đi bác". Một tổ bộ đội địa phương huyện đi cõng gạo, hai trai một gái, còn mặc bà ba lụa đen Mỹ Á từ nhà mang theo, đã tập cho anh cách tránh
tàu rà, tránh pháo bầy.
Anh Chín không cười, không trêu. Anh ngoan ngoãn làm theo mọi lời chỉ dẫn, với cái thú của người mẹ được con bày cách câu cá hay gài bẫy chim.
Những bước nhảy vọt của phong trào đối với anh Chín không phải mới. Anh đã dẫn tự vệ đi lấy tỉnh trong Cách mạng tháng Tám. Phối hợp với Điện Biên, anh đưa bộ đội đánh thốc vào vùng tạm chiếm, một ngày chẻ tre ba bốn xã. Chính anh chứ ai, trước đồng khởi anh đã nhiều lần nhắc cán bộ các huyện và xã: "Một ngày bằng hai mươi năm các đồng chí ạ, bằng hai mươi năm...". Anh nói và làm như vậy, để rồi hôm nay trở lại Kỳ Bường, anh nhìn quang cảnh mới với đôi mắt của đứa trẻ lần đầu về quê ngoại, thấy gì cũng vừa quen vừa lạ. Thực tế Cách mạng ngàn lần giàu hơn những kế hoạch mà anh tự tay thảo và đưa ra bàn trong ủy ban tỉnh. Anh vẽ nên bộ xương, này đây là cuộc sống đỏắm thịt đang lớn nhanh như thổi.
Anh Chín già rồi. Anh đang ghi những trang cuối cùng của một bản lý lịch dài hơn nửa thế kỷ, từ những dòng vụng dại của buổi đầu biết đấu tranh, đến những lời cô đúc của phần tổng kết. Những cảm xúc và suy nghĩ của anh, rút ra từ chiều sâu tầng tầng lớp lớp của đời chiến đấu, được chắp thêm đôi cánh bay cao của triết học Mác - Lênin mà anh học rất nhiều, đôi lúc có vẻ khó hiểu đối với các đồng chí trẻ. Anh biết vậy, vì trước kia anh cũng không mỗi lúc đã hiểu được hết những điều căn dặn của người đi trước.
Vì thế, đi dọc bờ sông Nhỡn lúc này, anh không nói gì với Dõng và Bê. Anh đang tìm chất thơ trong những câu khẩu hiệu chi chít trên vách đất, nong nia, cửa gỗ, mảnh ván, do đồng bào
tự tay viết ra.
Những lời phải thì thầm rỉ tai nhau hôm nào, nay đã bùng lên rạng rỡ giữa ban ngày, reo vui khắp nơi. Mỗi người dân nói với anh một câu thơ bằng giọng của mình. Đây giọng trầm khỏe của bác nông dân hiện trên nét chữ to đậm, vuông như tảng đất xắn. Kiểu chữ lả lướt viết bằng sơn xanh lá trên tấm gỗ quét vôi rất trắng kia ắt là tiếng nói của một cô gái duyên dáng. Anh Chín mỉm cười khi nghe giọng ngượng nghịu của trẻ em: vài dòng viết bằng phấn trắng trên giấy đỏ, hẹn thi đua học giỏi và "giúp Cách mạng luôn luôn".
Anh Chín thấy rõ, như mới hôm qua, tỉnh ủy bị đứt liên lạc với cấp trên đang họp nằm sấp trong đám mía, tự đề ra khẩu hiệu đấu tranh trong tình hình mới. Anh thấy chi bộ nhà tù búng cho nhau mảnh giấy hút thuốc vê tròn để truyền khẩu hiệu cho đợt nhịn ăn sắp tới. Bác Tư Râu trúng đạn giữa bụng, ngã ngồi xuống, hai tay vẫn ghì cây tre mang khẩu hiệu dẫn đầu biểu tình. Ôi những đồng chí đồng bào bị đem đi mổ bụng giữa đêm đen, nhìn quanh chỉ thấy những hàm rác ôn ngập máu cười nhăn nhở, đã thét lên câu khẩu hiệu cuối cùng để gửi chí hướng lại cho người sau!
Trí tuệ và quyết tâm của Đảng được gói gọn trong những lời ngắn nhất ấy. Chất anh hùng của dân tộc ta chói sáng trên những chữ quen tai ấy. Câu khẩu hiệu có một bộ mặt riêng, một lý lịch như người. Nó sinh ra, lớn lên, sống một cuộc đời sôi sục trước khi đi vào lịch sử, nhường cho khẩu hiệu mới vươn lên giành chiến thắng mới.
Như kho thuốc súng nổ đã biến một đốm lửa thành triệu đốm lửa, cuộc đồng khởi đã nhân các khẩu hiệu lên triệu lần, xếp dọc con đường mòn ven sông Nhỡn này một chuỗi dài những câu thơ tự do không vần điệu của bài anh hùng ca chống Mỹ để đón anh Chín. Trong cái đẹp lồng lộng của đồng bằng miền Trung mới giải phóng, anh lặng lẽ buông thả mình theo dòng thơ ấy...
- Anh Chín ơi, nghỉ lại hay đi luôn?
Anh giật mình. Như cái máy, anh giơ tay xem đồng hồ, và mấy giây sau anh mới hiểu câu hỏi của Dõng. Anh xem đồng hồ lần nữa. Đến bến đò rồi.
- À phải đi luôn mới kịp.
Bê nói nghiêm:
- Anh nghỉ một chút đã. Làm việc căng quá.
Bê nói như hồi nào còn đi bảo vệ anh Chín. Anh gầy đi nhiều. Dưới mái tóc trắng xóa, đôi gò má rỗ hoa nhô lên cao hơn, da anh sạm hơn và pha đậm màu vàng của sốt rét.
Anh cười, lắc đầu. Sáng mai ủy ban huyện họp tại Kỳ Minh. Địch đang dồn quân sắp càn lớn, giành dân chiếm đất lại. Buổi đầu nắm chính quyền, cả một núi công việc dựng lên trước mặt, khá nhiều đồng chí cán bộ Đảng và Mặt trận chưa quen cứ hai tay cặm cụi nhặt từng hòn đá. Chưa phải lúc anh được nghỉ xả hơi, ăn hút, khề khà ôn chuyện cũ... Anh nói với Bê:
- Cậu nói chị Năm, bà Bảy với số bà con mình quen, để họ khỏi trách. Chuyến về mình mới ghé thăm được.
Bê lại nèo cách khác:
- Với lại phong trào đang nở nồi
1, chi bộ có mấy chỗ bí gỡ không ra, nhờ anh ở lại cho ý kiến...
Bê cố đánh vào chỗ yếu của anh Chín. Buộc anh nghỉ mới khó, chứ muốn anh làm việc đến nửa đêm hay gà gáy thì quá dễ. Phải viện đến công tác mới giữ anh được.
Anh Chín cười to:
- Chà, ông bạn ranh quá ta! Mình nhắn chi bộ một câu thôi: đã leo lên xe đạp thì phải đạp mạnh tới, hễ dừng lại là ngã lăn chiêng. Hết ý kiến!
Thấy Bê nhăn mặt, anh búng vào tai Bê một cái:
- Đừng làm điệu. Cậu bây giờ đóng đô ở Đồng Dừa này, vui với
pơluya cácbon (
2 rồi, đâu có nhớ tới đám lão thành như mình... Để Út Sâm nó còn thì giờ làm cách mạng với nghe!
*
Giữa tiếng cười đùa, Út Sâm nói rang rảng:
- Báo cáo tổ trưởng, cho tôi phát một cái biểu. Tổ đã nhất quyết giao tôi phụ trách thiếu nhi, tôi xin xung phong nhận, có điều tôi hát không ra hồn. Bài hát tôi học hồi kháng chiến bị chôn lâu quá, mối gặm mất từng khúc, mỗi bài còn sót vài câu thôi. Tính đem chắp nối lại mà hát nhưng sợ người ta kiện. Đề nghị cho một vị nữa hát hay, hay là hay hát cũng được, để tập cho các em... Mại, mày mần cái thiếu nhi với tao nghe?
Mại giật mình, há miệng định nói gì đấy. Thấy Sâm nhìn mình nghiêm khắc, Mại nín tắp, chỉ dám vê vê cái đuôi tóc rất dài và nặng, thắt nơ hồng.
- Đồng chí Mại ưng rồi. Vậy là một. Còn điểm thứ hai: hễ có súng nổ
cục cục hòn hòn là tôi giao các em lại, tôi đi gõ đầu Mỹ - Diệm. Được không?
Cả tổ nữ thanh niên ồn ào:
- Người ta không cho vô du kích, mày đánh bằng cùi chỏ à?
- Thua ai chớ nhất định không thua đàn ông!
- Được cầm súng mới bằng đàn ông, bà ơi!
Cô Ngọ tổ trưởng cắt ngang:
- Đồng ý. Xục thiếu nhi. Đề nghị bàn thêm phần đấu tranh chánh trị. Tổ mình mười tám người mà chỉ có bốn đồng chí nhận đi đấu tranh, ít quá, các bà các chị lại chê chị em mình thiếu tinh thần... Nè, cất giùm mấy chuỗi cườm đi cái đã, săm soi hoài!
Các cô gái Kỳ Bường có một lối diện mới. Thấy các anh chị thoát ly từ vùng núi xuống thường đeo trên tay những chuỗi cườm nhiều màu của đồng bào Thượng cho, các cô đua nhau xin hoặc mua cườm về đeo, vừa làm đỏm lại vừa tỏ ra mình đã hoặc sắp xông pha trăm sông ngàn núi.
- Chẳng lẽ tụi mình thấy đấu tranh khó mà đẩy hết cho các bà các chị?
Các cô đang cười bỗng lặng im.
Chị Năm Tân phó chủ tịch đã nói suốt một buổi, các cô vẫn tranh nhau xin vào du kích và tránh "đi trực diện". Hễ nghĩ đến lúc gặp bọn ác ôn, chúng nó nói như đấm vào tai, quất roi trên đầu, bóp vú, xé áo, các cô đã tức lộn ruột lên rồi. Ấy là chưa tính đến chuyện bị bắt, bị hiếp. Cầm súng vác chông đi đánh chúng là sướng nhất. Ác cái xã đội chỉ chọn con trai vào du kích. Các cô thắc mắc om lên. Nhiều cô tự ý may mũ kaki của Quân giải phóng, mua tấm dù ngụy trang bảy chục đồng, mượn lựu đạn đeo lưng, đi dạo một vòng quanh chợ quanh ga rồi về báo cáo với xã đội: "Đằng nào tôi cũng lộ rồi, bất hợp pháp rồi, không đi trực diện được. Phải cho tôi vô du kích!". Vẫn không ăn thua.
Ngọ năn nỉ, thúc giục. Một cô nói lùng bùng như dỗi:
- Hồi hiệp thương cũng đấu tranh chánh trị đó, cả nhà tôi còn sẹo trên lưng. Tôi là tôi
oánh chết bỏ. Sẹo đạn vinh quang hơn sẹo r
- Chị Năm nói rồi: tình hình trước khác, bây giờ khác...
- Ai đi được cứ đi. Gia đình tôi tình nghi can cứu, cô lập loại A quản thúc tại xã, hồ sơ dày cả tấc, hễ tôi ló mặt khỏi ga Đồng Mè là tụi nó băm làm mắm liền.
Liên tiếp mấy người nữa bàn ra.
Sâm ngẩng lên, thấy đôi mắt Ngọ đang cầu cứu mình. Sâm là tổ phó. Các cô bạn gái thích Sâm vui tính, lắm sáng kiến mà lại ngang tàng không biết sợ thứ gì. Từ cưỡi trâu quất chạy đua, leo cây lấy tổ sáo đến chửi tụi ác ôn, Sâm đều dám làm. Sâm biết nếu mình nhận đi đấu tranh chính trị thì chị em sẽ theo nhiều đấy, nhưng sợ mất chân du kích nên Sâm cứ lờ đi. Bây giờ không lờ được nữa.
Từ đêm đồng khởi đến nay, Sâm bị cuốn trong cơn lốc của phong trào, hay đúng hơn là Sâm cuốn theo mình một cơn lốc nho nhỏ mà vui rộn ràng. Mỗi lần tạt qua nhà, nghe má hỏi ăn cơm chưa, Sâm phải nghĩ một tí mới nhớ ra mình đang đói. Tóc đầy gió, mắt đựng mặt trời, tim sủi tăm, còn cái dạ dày thì chẳng biết nó đi đằng nào. Má mắng: Mày cứ chạy loắng biết nó đi đằng nào. Má mắng: "Mày cứ chạy loăng quăng, công tác gì cũng rờ vô một chút". Sâm cười. Đúng là cái gì Sâm cũng muốn mó vào một chút, như người mới tìm được kho vàng. Chỉ có má rầy thôi, chứ không ai nghiêm khắc với cô gái đang ở cái lứa tuổi thích hát hơn nói, thích chạy nhảy hơn đi, hăm hở đến tận mười đầu ngón tay ngón chân, chưa muốn làm người lớn hẳn nhưng lại không thích bị xem như trẻ con, vừa khám phá ra cả thế giới nên chưa biết dồn hết ham mê cho cái gì. Nghĩa là cái lứa tuổi rắc rối lủng củng nhất mà cũng dễ thương nhất trong đời người đàn bà, từ bó tã u ơ đến bà cụ ẵm ch
Con chim mới sổ lồng chuyền cành mãi không chán mà vẫn có một góc riêng gắn bó. Sâm làm đủ thứ công tác nhưng vẫn thèm được đánh giặc.
Hôm trước anh cán bộ tuyển quân về lấy hơn ba chục thanh niên vào bộ đội tỉnh. Sâm lựa lúc vắng, nói ngọt với anh xin nhập ngũ. Anh ghi tên vào sổ tay, rồi đi biến chẳng thấy tăm hơi. Chán không. Sâm nhờ các anh du kích dạy bò, bắn, tháo lắp súng, đặt mìn. Bò rách cả đầu gối quần và cùi tay áo, Sâm vẫn không được vào du kích. Anh Sỏi nói ngang phè: "Địch đuổi, mày quăng súng chạy, ai ở đó lượm cho". Sâm giận suốt một ngày, sau thấy không ăn thua mới thôi làm lẫy, lại nghĩ mẹo khác để được đánh giặc.
Làm công tác nào cũng là giết giặc, mọi người đều nói vậy. Nhưng Sâm cứ muốn thấy rõ thằng giặc mình biết kia. Tất cả những khổ nhục trong mấy năm qua - của Sâm một ít và của má nhiều hơn, còn phần anh Sỏi để anh ấy lo - Sâm muốn đem đúc lại thành một thằng giặc có đủ đầu mình chân tay, cựa quậy la hét càng nhiều càng tốt. Rồi Sâm cắm giữa ngực nó một viên đạn. Hả ơi là hả. Nếu Sâm vớ được những đứa đã treo má lên đánh thịt lộn với da thì còn gì bằng. "Hồi nào mày đánh má tao hả?". Nghĩ bấy nhiêu đã sướng rùng mình.
Anh Sỏi lý sự:
- Mày cứ tưởng tượng cuốc một lát cuốc là bằm đầu một thằng giặc. Báo
Giải phóng nói đây nè.
Anh đưa hẳn tờ báo ra. Sâm liệu cãi không nổi, hỏi má:
- Hồi má ở tù, tụi nó đánh thiệt hay má tưởng t
Anh em lại hục hặc. Sâm giận qua loa vài phút gọi là, bởi sau đó Sỏi chịu nhường:
- Hồi nào anh em du kích đau ốm, dư súng, anh đưa cho mà đánh.
Ngoéo tay cẩn thận. Sâm nhận may cho anh một cái ba lô. Sỏi đi rồi, Sâm nghĩ lại mới biết mình hớ to. Hơn năm chục du kích mà chỉ có hai mươi tám cây súng, bao giờ mới dư súng để đến lượt Sâm?
Còn một lẽ nữa khiến Sâm thích đánh giặc, là Sâm rất ham vui. Đánh giặc là một điều vui không thể tả. Anh Tùy, anh Son, các anh bộ đội và du kích xưa cũng như nay, bùn và mồ hôi đẫm áo xita xám hay bà ba đen, đều hoa chân múa tay và cười rung mái nhà. Thắng được một trận là cả làng hò reo mở hội ăn mừng, gói bánh mổ vịt. Không có cuộc vui nào to hơn. Cách mạng trăm công nghìn việc, Sâm muốn lãnh việc vui nhất. Tất nhiên nó có nguy hiểm, vì cái thằng địch cựa quậy la hét kia cũng bắn Sâm. Bắn chưa chắc trúng, trúng chưa chắc chết, mà chết thì... thì thôi chứ sao nữa, coi như đứt nôi hồi mới đẻ! Nằm nhà chắc gì đã khỏi ăn bí đao với kẹo đồng? Sâm nghĩ thế, nhưng sợ sai nên chỉ dám nói nhỏ với một số bạn thân.
Bây giờ đôi mắt của Ngọ cứ khẩn khoản. Sâm buột miệng "à" một tiếng. Ngọ tươi mặt, đón ngay:
- Đồng chí Sâm có ý kiến.
- Chết cha, để yên... mình mới nghĩ ra cái gì đó, quên mất rồi.
Chị em đợi một tí. Cô nào cũng có những lúc quên như thế, mở miệng xong không nhớ mình định
- À mình tính vầy nè. Vừa ở du kích vừa đi trực diện là tiện nhứt.
Chị em nhao lên:
- Mày khùng hả Sâm?
- Bắn nó rồi tay không đi xáp mặt nó, nó xẻo ăn tái!
Sâm khoát tay:
- Yên, yên, đừng rối, mình quên hết... Giả sử cứ làm như hồi ta khởi, đánh giặc thì bôi mặt giả đàn ông, đánh xong giấu súng đi đấu tranh, đố tụi nó biết mình là du kích!
- Vậy nàng không đi gác đường à? Nàng không soát ôtô, xét giấy tờ à? Lộ đứt đuôi đi chớ!
- À cái vụ đó phải cho mình miễn, để người khác lo.
- Nhắm chừng xã đội đồng ý không?
Sâm nói liều:
- Toàn dân đánh giặc mà, sao lại không. Có điều chị em mình phải giữ kín, lỡ tới tai gián điệp thì...
- Cái đó khỏi dặn. Đứa nào để lộ coi như phản chị em, chống Cách mạng, tụi mình không thèm ngó mặt!
Ừ xong làm ngay, bàn lâu chỉ thêm rối, các cô gái đều thích vậy. Nửa giờ sau, đội nữ du kích thành hình gồm mười một người. Sâm được bầu làm đội trưởng. Mỗi cô trong đội phải đánh giặc cả quân sự lẫn chính trị, không được tránh mặt nào. Ai sức yếu không chiến đấu được hoặc chưa thông đấu tranh chính trị thì chưa vào vội, lãnh việc khác. Hễ xã đội ừ một tiếng, chị em sẽ ra tay luôn. Trong khi chờ đợi, mỗi cô sẽ vót hai trăm chông tre và làm hai bàn chông sắt cho đội.
Trước khi ra về, chị em còn dặn đi dặn lại Hai Ngọ cố xin vài cây súng, một ít lựu đạn và mìn. Đợi khi nhà vắng hẳn, Ngọ mới cắn nhẹ một miếng vào tai Sâm:
- Thương mày quá! Mày không bày ra cái kiểu du kích bôi mặt đó thì tụi mình mang tiếng nhát gan, sợ trực diện.
- Đâu phải tao nghĩ. Anh Bê chị Năm nói hoài phải đấu tranh cả hai chân, không nhớ sao? À, mày rán xin cho được súng nghe.
Ngọ cười, nhìn vào mắt bạn:
- Mày xin.
- Hứ, mày ở chấp hành xã, các ảnh nể hơn.
- Mày xin cái gì anh Bê cũng cho hết.
Sâm hỏi luôn: "Sao vậy?". Chợt hiểu, Sâm vùng vằng:
- Tầm bậy tầm bạ, ghét mày lắm, tao không chơi nữa.
Ngọ ôm Sâm, hôn đánh chút vào cái cổ ba ngấn đang đỏ nhanh:
- Tao hở với ai đâu. Báo cho mày biết thôi chớ. Anh con trai nào không thương mày, có họa anh đó vừa đui vừa điếc.
Mặt Sâm như bồ quân chín. Ngọ vẫn không tha:
- Mày nói vầy nè: "Anh Bê không cho súng, em giận bây giờ". Mày cười một cái đủ bốn đồng tiền cho ảnh coi, rồi háy
3 một phát, hứ một tiếng, đi luôn. Súng trên mình ảnh cũng cởi ra, chạy theo đưa.
- Thôi, quỉ sứ!
Sâm bịt tai, chạy vọt ra cổng.
Gió bấc vuốt đôi má nóng. Sâm mỉm cười, lẩm bẩm: "Nói bậy không ai bằng".
Tự nhiên Sâm bước chậm dần, rồi dừng cạnh một gốc duối. Sâm táy máy bẻ một cành duối, rứt từng lá nhám, nghĩ: "Hay ta quay lại, bàn công tác thêm...". Đằng sau ý nghĩ kiếm cớ ấy là cái tò mò rất rạo rực mà Sâm cố gạt đi, nó cứ thủ thỉ: "Nghe cho hết. Có sao Ngọ mới nói chớ. Hay anh Bê nhờ Ngọ ướm thử...".
Sâm bỗng bật cười, vất cành duối, thoăn thoắt đi xuống bãi sông. Má đánh luống ở đấy từ sớm, vác luôn cuốc để Sâm họp xong ra làm khoai với má. "Bỏ đi rồi trở lại, Ngọ nó cười chết. Để đến mai, à không, chiều nay. Tao cấm mày nói bậy. Bậy đâu, tao nghe anh Bê nói rõ ràng. Vậy là mình biết hết. Thích không. Biết cho vui thôi, cứ làm lơ, coi ảnh ăn ở ra sao. Anh chàng hay mắc cỡ ghê...".
Sâm tự phản mình mà không biết. Mọi lần các bạn mách anh này anh nọ phải lòng. Sâm chỉ cười khì rồi quên gọn hơ. Thằng Rân con lão Hạnh gửi thư tán tỉnh, Sâm đem đọc toang toang cho các bạn nghe, làm tuồng, ca vọng cổ "sáu câu đứng tim, phựt đèn màu, đờn nổi rộ", rồi đốt. ưa bao giờ Sâm bối rối như hôm nay.
*
Hai má con về đến nhà, Sâm bàn ngay:
- Má nấu cơm, con kêu thiếu nhi tới họp nhà mình nghe má.
- Ừ họp cho vui, bấy nhiêu năm con nít không được hát hò gì.
Sâm rút cái loa bằng mo cau cài đầu phên, đi vòng quanh thôn. Tuy Sâm báo là "trưa tròn bóng" mới họp, nhưng các em chạy ngay theo Sâm thành một cái đuôi nhũng nhẵng, giả vờ không nghe chị hay mẹ réo gọi về ăn cơm. Sâm xua các em không được, bèn bày trò chơi:
- Bây giờ tụi mình chạy thi, ai về nhà nấy, coi thử ai về trước. Hai, ba, chạy nè!
Sâm vác loa chạy thoát về nhà, cười như nắc nẻ.
Sâm được mến bởi hằng ngày thích chơi với các em, mà chơi như với bạn cùng tuổi, không ra vẻ đàn chị. Kể ra Sâm cũng chưa gương mẫu cho mấy, dễ nhắm mắt khi các em chơi những trò tếu giống Sâm hồi nhỏ, nhưng uy tín trong giới thiếu nhi thì quả Sâm có thừa.
Mại ôm đàn măngđô đến.
Mại biết nhạc lõm bõm, hát múa và ngâm thơ khá, ca bài chòi hạng mùi. Trong cuộc họp sáng nay, Mại chắc mẩm chị em sẽ năn nỉ mình phụ thiếu nhi. Tết đến sẽ có liên hoan to. Mại sẽ tập cho các em thật nổi đình đám. Khi các em lên sân khấu, người ta sẽ nức nở khen tài chị phụ trách. Chị phụ trách lúc ấy mặc áo nilông hồng viền đăng ten nhé, ra nghiêng đầu duyên dáng chào khán giả nhé, vừa gẩy đàn vừa ca những bài thướt tha, hoặc điều khiển các em múa hát, diễn kịch. Tuyệt. Vả lại trong tất cả các công tác bày ra trước mắt, Mại thấy cái công tác thiếu nhi là nhàn và ít nguy hiểm hơn cả, địch biết cũng không tội vạ gì. Ác cái chị em không tin, không cử Mại. Mại tủi lắm. May sao Sâm chưa quên Mại. Tài của Mại chưa đến nỗi bị bỏ phí.
Mại ngơ ngác khi Sâm mở đầu cuộc họp đã dặn ngay thiếu nhi không được để trâu ăn lúa. Mại càng ngạc nhiên khi các em bàn rất hăng việc vót chông, theo dõi gián điệp, làm vườn rau ủng hộ du kích. Mại tưởng phụ trách thiếu nhi chỉ là chơi với các em thôi chứ.
Nhưng Mại không đợi lâu. Sâm cắt:
- Ta bàn bấy nhiêu thôi. Bây giờ chị Mại tập hát cho các em. Hoan hô chị Mại đi.
Các em vỗ tay vừa vừa, không như khi đón Sâm. Mại không mếch lòng. Ghen với ai còn được, không bao giờ Mại ghen với Sâm, cô bạn có sức hút kỳ lạ đối với một người yếu đuối như Mại.
Một anh bộ đội ghé vào may áo quần đã chép và tập cho Mại một bài hát mới. Mại bấm dây lựa giọng, hát trước một lần, rồi tập cho các em từng câu.
Đây Trường Sơn oai hùng Đây Trường Sơn oai hùng Dân Việt Nam ta cất tiếng ca căm hờn Vì đất nước ta quân thù đang còn... Lứa tuổi các em từ khi biết nói đến nay chưa từng được tập hát. Các em hát say sưa, hết hơi, không kể nhạc điệu. Tiếng các em dội lên, lộn xộn và trong như một rừng khánh sành khác cỡ nhau cùng đánh, bay vang vang qua xóm trưa nắng dịu. Má Bảy đang thái chuối vội buông dao, lên đứng vịn khung cửa ngang ngắm các cháu.
Đỉnh Trường Sơn cao ngất từng mây Đèo suối giăng, mây che xóa lối, ờ ớ ờ ơ ơ ớ... Những người lớn trong xóm lắng tai, mỉm cười, thấy vườn cây quanh nhà bỗng dưng đâm chồi xanh mướt. Tiếng hát phải đổ máu mới giành được cho con cháu, quý lạ.
Tiếng hát trên đỉnh Trường Sơn này Gửi đến triệu người có
trái tim anh hùng chiến đấu Giữ vững niềm tin yêu... Rừng có êm chim mới hót. Có gì an ủi và giữ tin yên cho bằng tiếng hát trẻ thơ? Một bầy chim vui quấn quít lượn trên các ngọn dừa cau. Gió cánh vuốt mát rượi trên những vầng trán nóng hổi lo toan, xoa dãn những nếp răn mà khổ nhục đã khía chung quanh các đôi mắt. Những hi sinh hôm nay còn đáng kể gì khi ngày mai đã hiện hì
Sâm cũng tập hát. Sâm hát được, nhưng thích ngâm thơ hơn. Sâm thức khuya cặm cụi chép thơ đăng trên các số báo
Giải phóng mà anh Dõng cho mượn, vẽ thêm một ít hoa, lá, chim vào chỗ giấy thừa. Anh Bê có chép giùm mấy bài...
Hôm kia Sâm mới khám phá một chuyện rất lạ. Cái anh chàng Bê đánh đàn độc huyền
4, mà lại đánh hay nữa mới kỳ chứ!
Sâm gánh chông xuống nộp ở nhà ông Rạng, chợt nghe tiếng đàn thánh thót. Sâm dừng lại, nghe. Sâm thấy hay. Rồi rất hay. Rồi tiếng đàn như những sợi tơ luồn trong chân tay Sâm, rung êm êm, kéo Sâm ngồi xuống súc gỗ bên.rào, cuốn Sâm theo một dòng vui buồn lẫn lộn, khi muốn thổn thức và khi nhắm mắt mỉm cười. Tiếng đàn dứt. Sâm quảy gánh chông vào nhà. Chỉ có một mình anh Bê ngồi đấy đang vặn dây đàn. Với cái dáng muôn năm lúng túng, anh nhấc vội cây đàn lên bàn thờ, hỏi luôn việc tổ chức Hội phụ nữ. Sâm truy mãi, anh mới nói như phân trần:
- Cha tôi ưa đờn bày cho hồi nhỏ, tôi quên ráo...
Anh chuồn mất. Sâm gánh chông ra lò rèn, cậu Chuân hỏi có bao nhiêu chông Sâm cũng chẳng nhớ.
Ba phát súng "cắc bụp" nổ phía Đồng Mè.
Bẵng đi mươi tích tắc, rồi súng đủ cỡ nổi lên túi bụi. Tiếng hát vụt tắt. Tiếng súng được thể càng gào rống, nghe mà tức ói như gà nhảy mâm cỗ.
"Tắc tắc pùng pùng. Uỳnh. Cắc cắc cắc cắc. Rò ò ò ò. Oàng!".ại hơi cuống, đưa mắt nhìn Sâm. Sâm gắt:
- Kệ cha nó! Cái bọn biệt kích chết hụt, ngồi đâu run đó, ăn thua gì thứ
thấp thấp lùn lùn nổ xa lắc!
Các em nhao nhao:
- Cứ hát, mình nghi là mình thua nó!
- Đừng sợ, chị Mại!
Sâm ghé tai Mại:
- Tao xuống Đồng Mè theo du kích đây. Mày cứ tập, có gì tao chạy về báo cho.
Mại yên trí, lại bắt giọng cho các em hát tiếp.
Ông Nhâm qua sân, vào nhà bếp. Ông lật cuốn sổ, đeo kính lên mắt, lại đẩy kính lên trán để nhìn má Bảy đang lầm bầm chửi bọn biệt kích mắc dịch đến phá rối trẻ em.
- Làm cái này cho xong rồi tôi chửi phụ với bà. Chà, con nít hát to thiệt.
Má Bảy bưng bát nước đến mời, ngồi xuống chõng cạnh ông Nhâm. Ông nói to để lấn tiếng hát:
- Ủy ban thấy tôi lão nông tri điền mới giao cho tôi một chân ruộng đất. Bà có mấy trăm mẫu nói tôi ghi cho lẹ. Để lui tới nhiều lần, ngồi với nhau kiểu này, người ta nghi tôi với bà tình tứ thêm rầy, hiểu chưa?
- Không sót một cái răng mà còn học đòi đi cà lơ phất phơ... Mới mấy ngày đã thu thuế điền thổ a ông?
- Bộ bà này lẫn sao chớ. Ruộng đất trâu bò tịch thu của thằng Phổ, bấy nhiêu công điền công thổ, bà quên rồi à? Hay chê không lấy thì nói?
Má Bảy ngẩn người:
- Chia gấp vậy a ông? Hồi xưa đánh Tây sáu bảy năm mới giảm tô kia mà.
- Trước khác, giờ khác. Nghe nói Kỳ Hải chưa giải phóng mà đội công tác đã lập phương án chia ruộng công rồi. Vậy mới nói là Cách mạng hết lòng lo cho dân nghèo. Thôi tính đi bà.
- Có gì mà tính. Ba má con có hai sào mốt ruộng cạn chó chê không ỉa đó. Đất ở sào hai. Có điều tụi hội đồng ăn gian, đẩy ruộng tôi lên ba sào, đất lên sào rưỡi, nhờ các ông đo đạc lại giùm.
Ông Nhâm mút đầu bút chì, ghi sổ.
Tiếng súng thưa đi một lát lại rào rào nổi lên, nghe xa hơn. Đại đội biệt kích này bị xua dần từ Kỳ Sơn xuống Kỳ Lâm, vừa rồi lại bị tống khỏi Kỳ Bường, Kỳ Minh. Chúng chết, bị thương và bỏ trốn mất non nửa số quân. Bọn còn lại khiếp lắm. Cũng như lần trước, hôm nay chúng chỉ đến ga Đồng Mè nằm bắn cù cưa với du kích, không dám băng đồng vào xóm.
Ông Nhâm gãi chòm râu đen:
- Hồi đánh Tây tôi cũng ở Ban ruộng đất, đo đạc mất cả tháng, bây giờ còn nhớ nhập tâm từng khoảnh, thuộc từng cái lỗ lươn. Không hỏi tôi cũng ghi đúng thước tấc. Có gì lôi thôi cứ đưa bà con bình nghị là ra hết. Nghĩ cũng tội, anh Bê lo trăm c ngàn việc, vậy chớ gặp tôi là nhắc làm cái vụ ruộng đất mau mau để bà con kịp cấy.
Trong thôn, ông Nhâm được tiếng là người trực tính đến lỗ mãng, không biết nói dựa ai. Hồi Pháp thuộc ông đánh lại lý trưởng với tuần đinh bị tù mấy năm. Bọn tề Mỹ - Diệm ghét và gờm ông, ông không có con em thoát ly hay tập kết mà vẫn bị xếp loại A. Có lần thằng Phổ lùa lưỡi dao găm nạy răng ông bắt hô khẩu hiệu đả đảo Cụ Hồ, ông vẫn không mở miệng. Nay đối với cán bộ ta ông cũng nói ngang như cua.
Mới đây ông đưa một anh cán bộ kinh tế của huyện xuống Đồng Mè kiểm kê tài sản của thằng Phổ. Địch ập vào ga, bắn qua xóm chiu chíu. Anh kia bắt đầu cuống. Ông cười khà:
- Tôi còn thì anh còn, có ai sanh ra được ba lớp da đâu?
Anh cán bộ ngượng quá, cùng với ông khóa cửa, dán giấy niêm phong hẳn hoi. Sau đó ông mới dắt anh về nhà, mổ vịt cho ăn.
Ông đã khen ai thì người ấy không phải tay vừa. Đối với Đảng và Mặt trận ông khen hết lời. Trong ủy ban xã ông khen anh Bê, chị Năm Tân, khen anh Trưng xã đội trưởng một ít, còn bốn ủy viên kia thì ông chậc lưỡi: "Cũng vậy thôi, thiếu voi phải dùng ngựa". Cô Hai Ngọ phải luôn luôn thay mẹ xoa dịu những cái va chạm do cha gây nên. Ông nể con gái ra mặt, thường gọi đùa là "bà chánh trị viên".
Ông Nhâm gấp sổ gỡ kính, ra về. Bước đến cửa, ông quay lại nói trầm ngâm:
- Thấy hai đứa nhà bà với con Hai nhà tôi lo gánh vác việc nước, chạy chân không bén đất, tôi nghĩ thương tụi nó mà cũng áy náy cái phận mình. Phải chi sức đương trai, tôi cũng ra trận chia lửới con cháu chút đỉnh...
Ông chép miệng, khoát tay một cái, bỏ đi.
1 Phát triển ngoài mức dự kiến. |
2 Giấy mỏng và giấy than, ý nói các cô áo trắng quần đen. |
3 Nguýt. |
4 Đàn bầu. |