Món quà

     ôi muốn bắt đầu câu chuyện này bằng hai từ ngày xửa ngày xưa...
Ngày xửa ngày xưa... có một người nhà giàu, rất giàu. Sự giàu có bắt đầu từ một cơ may - hồi đó, khi còn là cậu bé nghèo khổ chỉ mong được ăn no, ông đã được một người tốt bụng đưa về nhà nuôi nấng và cho ăn học. Ông thường kể lại chuyện này cho con cái nghe nhưng các con ông cười cho rằng đây chỉ là một trong những bài học đạo đức của ông mà thôi.
Rất bận rộn nhưng tuần nào cũng vậy, ông dành ra một buổi tối ăn mặc như một người lao động bình thường và đi dạo. Nói là đi dạo nhưng thật ra là ông tìm gặp những ai cần giúp đỡ, ngay cả kẻ trộm cắp ông cũng không từ chối vì nghĩ rằng biết đâu sự giúp đỡ của mình sẽ là một cơ hội cho kẻ muốn hoàn lương.
Một tối mùa đông, như thường lệ ông đi trên đường. Ngang qua công viên ông dừng lại vì chợt thấy dáng vẻ của một chàng trai sao mà thiểu não quá. Cùng với bộ áo quần tỏ rõ sự nghèo nàn là nỗi tuyệt vọng lồ lộ.
- Chào cháu, có chuyện gì vậy?
Câu hỏi êm ái của ông khiến chàng trai rùng mình. Cái rùng mình trong bóng tối của đêm đông khiến trái tim nhân hậu của ông đau nhói. Ông rất biết giới hạn của mình. Tiền bạc, ông không thiếu. Một công việc, ông sẵn sàng mở rộng cửa các nhà máy của mình cho bất kỳ ai cần một công việc. Nhưng nếu là một căn bệnh hiểm nghèo thì... Ông đã từng cho người ta tiền không phải để có cuộc sống mong ước mà là để mua một cái quan tài.
- Cháu không thể nói gì với ta sao?
Giọng chàng trai đẫm nước mắt:
- Cháu yêu...
A, ông có thể hiểu được. Đôi trẻ thiết tha yêu thương nhưng mẹ cha nhất định ngăn cản bằng cách thách chàng trai một đám cưới linh đình? Ông mỉm cười:
- Ta sẽ tặng cháu tất cả những gì nhà gái muốn.
- Không... Không ai có thể. - Giọng chàng trai tuyệt vọng.
- Ta có thể.
Câu trả lời tự tin và quả quyết của ông chỉ khiến chàng trai lún sâu thêm trong cay đắng:
- Ông trời cũng không thể làm được gì. Tối nay, cháu và nàng hẹn gặp nhau lần cuối tại đây. Rồi sau đó...
Giờ thì đến phiên ông rùng mình - Rồi sau đó...
- Nhưng cái gì là không thể? - Ông gặng hỏi.
- Cha mẹ nàng chẳng đòi hỏi gì cả ngoài việc cháu phải đưa cha mẹ đến thăm nhà gái.
- Ơ, một thách cưới thật khắt khe. Như ta đây, nếu nhà gái đòi con trai ta phải đưa mẹ nó đến thì ta biết làm sao khi mẹ nó đã qua đời từ lâu.
- Không phải vậy - Chàng trai kêu lên - Cháu không biết cha mẹ mình là ai. Tự nhiên mà lớn lên... Tự nhiên mà có trên đời... Làm sao họ dám gả con gái cho một kẻ chẳng có gốc tích?
Ông đặt tay lên vai chàng trai và cảm nhận được toàn bộ sức nặng của cuộc sống trĩu trên đôi vai non tơ này. Có tiếng chân rón rén bước đến gần và một cô gái xuất hiện. Dù cô đang mặc một cái áo dày sụ của mùa đông và cái mũ len trùm xuống che khuất cả nửa khuôn mặt, ông vẫn nhận ra cô thật xinh xắn và đang đau khổ đến nhường nào. Ông nhìn thấy rõ vẻ ngạc nhiên trên mặt cô dù trời tối. Một ý nghĩ thoáng qua đầu... Ông mỉm cười:
- Chào con.
Cô gái đưa tay lên miệng để che một tiếng kêu kinh ngạc, còn chàng trai thì sửng sốt. Ông thấy mình còn xúc động hơn cả đôi trai gái:
- Nếu hai con không chê có một người cha như ta.

 

Đám cưới diễn ra vô cùng vui vẻ. Cha mẹ cô dâu càng lúc càng quý chú rể bởi vì cha chàng không những thật lịch sự mà còn rất hiểu biết, ông nói chuyện về công việc lao động chân tay như một người cả đời gắn bó với nó vậy.
Nhưng điều đáng nói là những chuyện sau đám cưới. Một người khách đến dự tiệc rồi về là chuyện thường, còn đây là cha của chú rể. Nhìn những điều không dám thốt thành lời trong mắt đôi trai gái đang tràn trề hạnh phúc, ông chẳng thể làm gì khác hơn là đóng trọn vai diễn củn bộ rằng nó chỉ lượm lặt thôi chứ không chặt đốn, chỉ nhặt nhạnh những gì mà dân buôn lậu gỗ chê bai vứt lại. Mấy ông kiểm lâm gặc gặc đầu, thỉnh thoảng vặn vẹo vài câu lấy lệ.
Củi phân làm nhiều loại - Loại cho chủ nhân những ngôi nhà mái bằng là loại tốt nhất, đây là những vị khách xởi lởi, vừa trả tiền vừa nói “Mai mốt đường dây điện kéo về tới thì mua bếp điện mà xài, khói củi ám đen hết nhà cửa”. Đường dây điện nhoài tới đâu, nó mất dần khách hàng mua củi đẹp tới đó. Nhưng còn may là điện cũng chập chờn, nay có mai không. Nó âm thầm dành dụm đợi ngày đủ để học cái gì đó, hớt tóc chẳng hạn. Nhà mái ngói mái tranh chỉ mua củi vụn củi cành mà lại trả giá kỳ kèo từng đồng. Có lẽ nó là người duy nhất trong thị trấn mong điện đến chầm chậm thôi.
Con heo đất của nó là một cái chai màu tối, trước đó là lọ đựng vitamin C. Ngày ngày sau khi đưa tiền cho thím, nó vuốt thẳng tờ tiền riêng của mình, quấn tròn lại, đút vào miệng chai. Lâu lâu nó đổ chai ra, đổi những đồng tiền lẻ thành một tờ tiền chẵn và lại quấn tròn, đút vào, vặn nắp, nhét sâu cái chai vào góc rương gỗ đựng đồ đạc của nó.
Chú thím biết cái chai này, những đứa con của chú thím cũng biết. Ban đầu thím có vẻ giận hờn “Sống chung nhà mà tính chuyện riêng tư”. Sau thím cũng công nhận “Thằng này biết lo xa”. Rầy la con cái thím nói “Bắt chước anh mày kìa, dành dụm lo cho tương lai”. Thím rủ rỉ kể cho hàng xóm láng giềng nghe. Một đồn mười, mười đồn hai mươi... Người ta xì xầm mỗi khi thấy nó gò lưng đạp, phía sau là ngất ngưởng củi - “Nhìn vậy mà mơ ước cao xa lắm nghen”. Rồi... Người ta nhớ lại ngày xưa có cậu bé đêm đêm bắt đom đóm làm đèn học bài mà đỗ đạt làm quan.
Xóm nhỏ, thị trấn nhỏ, mơ ước nhỏ bé hóa cao vời.
Những lời khen ngợi đã hại nó, thằng con tức giận vì ba má cứ lấy ông anh họ ra làm gương mà rầy la bèn lục rương, không thèm mở nắp, cứ để vậy mà đập “bốp”, lấy tiền đi đâu mất mặt suốt tuần.
Nó xót đến chết lặng, những mảnh vỡ như khứa ngang dọc trong lòng nó. Thẫn thẫn thờ thờ mất mấy ngày, rồi chẳng còn cách nào khác là kiếm một cái chai khác, bắt đầu lại. Lần này nó giấu con heo của mình trong đống củi dưới gốc mít. Củi lửa là phận sự của nó, chẳng ai để ý đống củi đầy hay vơi, thằng em họ lại càng không bao giờ mó tay đến.
Không nhìn trời qua tán lá nữa, nó xoay mắt về phía đống củi. Xóm đêm nay lặng phăng phắc, cả đến con nít cũng dồn về Câu lạc bộ cả rồi. Thằng út con chú thím nói chú bán vé hứa đứa nào ngoan đừng phá phách thì cho vô cửa không mất tiền.
Ruột gan nó nôn nao. Nó không phài con nít để chầu chực xin vô cửa. Hơn vậy nữa, nó muốn gặp Quang Vinh trong một tư thế đĩnh đạc! Nếu đi, nó sẽ mua vé đàng hoàng, đàng hoàng bước vào rạp và ngồi đúng số ghế của nó.
Đống củi dường như đang nhúc nhích, nó thấy từng thanh củi lăn xuống, cái chai hiện ra... Nó bắt đầu lại mới được bảy ngày, chưa đổi được tờ tiền chẵn nào, vẫn còn là tiền lẻ. Nếu thằng em họ đừng ăn cắp... Nó thở mạnh, tiếng nhạc xập xình theo gió vọng đến mời gọi lôi cuốn.
Chiều nay trong bữa ăn thím nói “Một cái vé đủ ăn vài ngày, tội gì mua. Đứng ở ngoài nghe qua loa cũng được”. Đó là thím nói với mấy đứa, chứ còn chú thím thì có đem xe rước tận nhà cũng chẳng ham mấy thứ ồn ào đó. May ra có màn ảo thuật là làm thím tò mò, nhưng rồi thím cũng phẩy tay “Nếu cứ phồng má mà có một cái trứng chui ra khỏi miệng thì việc gì họ phải đi làm cho mệt, cứ ở nhà phồng má ra mà lấy trứng ăn không khỏe hơn sao? Xạo tuốt”. Tóm lại là chú thím đi ngủ sớm.
Nó cũng tin ảo thuật là xạo, còn xiếc dạy khỉ đếm số thì nó không thèm, những con khỉ gặp trong rừng khôn lanh hơn nhiều. Hài kịch nó cũng không mấy thích.
Nếu không có Quang Vinh thì nó đã chẳng phân vân. Từ hôm qua đến giờ thị trấn xôn xao, người ta nói Quang Vinh có khuôn mặt vô cùng xấu xí, nhưng khi anh cất tiếng hát thì không ai chú ý khuôn mặt nữa, tiếng hát xóa nhòa tất cả những gì không đẹp trên đời. Người ta chuyền tay nhau tờ báo cũ “Tiếng hát thần thoại khiến con người biết mơ ước và biến mơ ước thành sự thật”.
Nó muốn biết giọng hát kỳ lạ đó, muốn được nghe một lần. Và nếu... sau khi anh hát, ước mơ nhỏ bé của nó sẽ thành.
Nó thở hắt ra, ngồi sụp xuống, thò tay vào đống củi. Tiếng nhạc vọng đến giục giã hơn, thúc hối hơn. Nó mở nắp, dốc ngược chai đập đập vào lòng bàn tay, những tờ giấy bạc quấn tròn lăn lăn.
Nó chạy đến câu lạc bộ vừa kịp những giọt mưa đầu tiên rơi xuống. Hèn gì đêm nay trời không trăng sao.
Đêm diễn dường như rất dài.
Nó biết Quang Vinh sẽ chỉ xuất hiện trên sân khấu vào phút cuối. Biết vậy nhưng cứ sau mỗi tiết mục tim nó vẫn thắt lại, rồi hụt hẫng một chút khi tiếp theo không phải là điều nó chờ đợi. Sự chờ đợi thật hồi hộp và hình như cũng thú vị. Nó nhấp nhổm chăm chăm nhìn lên sân khấu, rồi hướng mắt về cánh gà. Tờ báo cũ nói có lần khán giả yêu cầu ban nhạc ngừng chơi để họ được nghe trọn vẹn tiếng hát tuyệt vời của Quang Vinh.
Bên ngoài mưa nhưng bên trong nóng bức. Những cái quạt trần quay yếu ớt. Không khéo điện muốn cúp cũng nên. Lạy trời, đừng... Khuya quá rồi, sắp đến tiết mục cuối cùng.
Nó lẩm nhẩm đếm được bao nhiêu tiết mục đã diễn và ngạc nhiên nhận ra có màn biểu diễn lại đến hai lần. Mơ hồ điều gì đó... Có chuyện gì vậy?
- Thưa quý vị, thành thật cáo lỗi cùng quý vị... Do trời mưa, đường lầy lội quá, chiếc xe đưa Quang Vinh không thể đến kịp giờ biểu diễn. Xin quý vị thông cảm.

 

Đêm diễn đã để lại dư âm ồn ào suốt thời gian dài. Lần đầu tiên nhà mái tranh mái ngói mái bằng cùng chung cách biểu lộ tình cảm trước một sự việc. Rồi dần dần người ta cũng nguôi đi.
Xóm trở về với những lo toan quen thuộc, những công việc lặp đi lặp lại hàng ngày, những tiếng lục cục lấc khấc. Màu sương màu nắng lừng khừng giăng ngang...
Nó cũng vậy, thẫn thẫn thờ thờ mất mấy ngày, hệt như lần thằng em họ đập con heo và những mảnh vỡ khứa từng vết dọc ngang trong lòng nó. Cái chai lần này không vỡ, nhưng trong lúc vội vàng nó quăng cái nắp đâu mất rồi.
Rồi lại tìm cái chai khác và lại bắt đầu.
 

Truyện Mẹ con Đậu Đũa Ráng chiều Khoảnh khắc tình yêu Quà muộn Chợ duyên Website thương nhớ Mái ấm Lời trần tình Mùa gió Dư âm Mùa cá đỏ Dân tứ xứ Món quà Xóm vắng a mình. Thăm họ hàng và cùng nhau ra biển lưới cá... Con trai ông không phải dân biển nên rất vụng về, nhưng điều đó không khiến niềm vui giảm đi.
Mất một tuần ông không đến văn phòng làm việc.
Rồi mọi chuyện cũng kết thúc êm đẹp. Đôi vợ chồng mới cưới lưu luyến tiễn ông từ làng chài ra đến thị trấn và từ đây ông sẽ lên tàu. Lúc này không có ai, chỉ có ba người với nhau, không cần phải đóng kịch. Nhưng làm sao có thể xưng hô khác được nữa?
- Chúng con chào cha.
- Chào hai con.
Sự trở về của ông làm cả công ty nháo nhác. Người thì tưởng ông gặp tai nạn mất xác, người tưởng ông bị bắt cóc và đang đợi cú điện thoại đòi tiền chuộc. Có người còn thì thầm rằng các con ông đang tìm kiếm di chúc...

 

Ông vẫn mỗi tuần một buổi đi trên đường để tìm kiếm và chia sẻ với người không may. Khi là một tấm chăn bông ấm áp cho kẻ đang run rẩy, khi thì tháo chiếc nhẫn trên tay tặng người cơ khổ...
Một năm trôi qua, mùa đông lại đến. Một tối khi ngang qua công viên, ông chợt nghe tiếng gọi vui mừng:
- Chào... Con chào cha!
Ông nhận ra ngay là chàng trai hôm nào. Dù không thể nhớ mặt tất cả những người ông đã giúp nhưng chàng trai này là một kỷ niệm đặc biệt: chưa có ai cầu xin ông một điều tương tự vậy.
- Chào con.
- Mấy hôm nay ngày nào con cũng đến đây. Con mong được gặp cha.
- Để làm gì?
- Vợ con mới sinh em bé. Ông bà ngoại mời ông nội đến ăn mừng mẹ tròn con vuông.
Giọng chàng trai đầy hy vọng đồng thời cũng rất ngập ngừng. Quả là chàng mong muốn nơi một ông già gặp gỡ tình cờ một điều hơi quá đáng!
Nói xong, nhìn thấy đôi mắt nhướng lên vì kinh ngạc của ông thì chàng trai vội vàng tiếp ngay:
- Con cũng định là nếu không gặp được cha thì sẽ nói với ông bà ngoại là ông nội đang bệnh nặng.
- Chẳng ai muốn mình là người đang bị bệnh nặng cả, con trai - Ông nói với một nụ cười tươi tắn trên môi - Biết tặng cháu nội món quà gì đây?

 

Ông bà ngoại tíu tít mừng vui khi ông đến. Còn phải nói, làng chài nhỏ bé mấy khi có khách xa về. Không phải chỉ ông bà ngoại mừng mà như là cả họ mừng vui. Hôm nay nhà này mời ông ăn một bữa, ngày mai nhà khác mời... Cứ như vậy nhà nào cũng kéo ông đến. Lần thứ nhất là sau tiệc cưới, và đây là lần thứ hai ông được bao nhiêu người mời mọc mà không phải là để nhờ cậy một điều gì. Họ nấu những con cá con tôm tươi hiếm hoi trong mùa đông và rất sung sướng khi thấy ông ngon miệng; để mừng cháu nội ông kháu khỉnh, mừng con dâu ông khỏe mạnh, mừng con trai ông đáng mặt nam nhi làng chài, vậy thôi. Họ không biết ông là ai nên không dạ thưa, không cố gắng làm ông hài lòng, không điệu bộ, không kín đáo quan sát đợi ông cau mày là vội dọn thay món khác, không chuẩn bị trước đến lúc này thì thế này và tí nữa thì thế kia... Tất cả thật giản dị như vốn là như vậy. Ông ăn và uống rượu chiết từ một cái can nhựa thật to được mua về cho tất cả mọi người.
Ông hít thật sâu làn không khí mằn mặn của biển, thấy lòng dâng một niềm vui khó tả, và ông thấy hãnh diện khi nhìn thấy ánh mắt mọi người nhìn con trai của mình lúc nói về anh. Chỉ một năm thôi mà anh đã trở thành một trong những người đi biển giỏi nhất làng chài này. Có một đứa con trai đáng mặt nam nhi thật không dễ, ông hiểu sâu sắc điều này.
- Rảnh rỗi ông lại về thăm cháu nhé.
Câu nói và những cái vẫy tay lưu luyến khiến ông xúc động. Ông chợt thấy có lỗi khi lừa dối những con người hồn hậu chân thành như vậy. Nhưng biết làm sao đây? Nhất là khi tất cả đang rất hạnh phúc. Tất cả, đúng vậy! Đêm, nằm trong ngôi biệt thự tiện nghi của mình, ông chợt nhớ ra các món cá hơi mặn, dân chài thường ăn mặn. Bác sĩ nói quả thận của ông sẽ gặp phiền toái nếu ông ăn mặn, nhưng tại sao lúc đó ông không hề thấy đau nhức như lẽ ra? Làm sao mà ông đã ăn hết tất cả một cách ngon lành?

 

Cho đến một ngày... bé Bi vòng đôi tay nhỏ xíu qua cổ ông, miệng bập bẹ gọi “Ông ội ơi...” thì ông nhận ra mình đến đây không chỉ vì chàng trai, không phải vì trách nhiệm tình cờ số phận sắp đặt. Ông đến đây vì bản thân mình muốn. Mỗi lần chìa má cho bé Bi hôn, ông thấy lòng trào lên niềm xúc động lạ lùng. Bước chập chững vấp vào ngưỡng cửa, bé òa khóc giơ hai tay về phía ông tin cậy.
Ông muốn cho bé tất cả những tiện nghi mà cháu nội của ông được hưởng nhưng rồi ông không dám mang tới làng chài gì khác ngoài túi bánh qui, cái khăn len, hộp sữa...
Ông sợ. Phải, ông sợ...
Nếu biết ông là tỷ phú thì chuyện gì sẽ xảy ra? Một khoảng cách mênh mông đẩy những con người hồn hậu của làng chài ra xa tít tắp, mình ông cô đơn bên này với bao quy tắc, có qui tắc ông phải chấp nhận và có quy tắc do chính ông đề ra. Hơn vậy nữa, họ sẽ biết những đứa con của ông là như thế nào. Và... sẽ giống như những nơi ngày ngày ông đi qua, rập khuôn những lời nói, những kiểu dáng cung kính và những tính toán lợi lộc. Tệ nhất là con trai và con dâu của ông sẽ thay đổi, tiền bạc và quyền hành sẽ làm biến đổi tất cả, ông quá rõ như vậy.
Không, để có những phút giây êm đềm ở làng chài này, để có gia đình êm ấm này, ông vẫn hãy là ông nội thôi. Ông cảm thấy bứt rứt trước những món quà đẹp muốn cho bé Bi mà đành phải thôi. Nhìn bé chơi với những viên sỏi, những vỏ ốc, những cái nắp hộp bằng thiếc... ông quyết định khi bé đến tuổi đi học sẽ nói thật và đưa bé vào một trường danh tiếng nhất.

 

Chưa kịp thực hiện thì ông ngã bệnh. Nguy kịch đến nỗi báo chí và truyền hình ngày nào cũng đưa tin và tung ra những dự đoán cho tương lai của cơ nghiệp mà ông dày công xây đắp.
Quanh ông là những hàng rào người: bảo vệ, các cộng sự, bác sĩ, luật sư, phóng viên, những kẻ thừa kế hàng thứ nhất, họ hàng xa, họ hàng gần...
Giờ khắc tỉnh táo hiếm hoi, ông bình tĩnh truyền đạt những gì cần thiết và điều cuối cùng là gọi gia đình nhỏ của làng chài. Lệnh ban ra xong, ông cầu trời cho cuộc sống của mình đừng kết thúc trước khi kịp gặp. Nhưng ông không phải đợi một giây nào cả. Ngay lập tức họ xuất hiện trên ngưỡng cửa. Nghĩa là họ đã ở cạnh ông từ lâu lắm rồi. Làm cách nào vào được ngôi biệt thự của ông trong giờ khắc này? Không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu người ta thiết tha muốn thì luôn có một cách nào đó. Ông thấy lòng ấm áp. Nghĩa là họ đã nhận ra ông! Còn ông thì...
- Các con biết từ bao giờ? - Ông yếu ớt hỏi.
- Ngày đám cưới đã có người nhận ra... bác. Bác nổi tiếng như vậy, đặc biệt như vậy...
- Hãy gọi bằng cha như con vẫn thường.
Ông nói và cảm thấy hạnh phúc. Đúng vậy, hạnh phúc. Và tiếc nuối.
- Cha chưa làm được gì cho các con và bé Bi - Giọng ông chỉ còn là tiếng thầm thì - Nhưng ta có một món quà...
- Cha đã cho con rất nhiều rồi. - Chàng trai nghẹn ngào.
- Ta đã làm gì đâu... - Giọng ông yếu ớt và tràn đầy hối tiếc - Nếu ta biết con nhận ra ta là ai, hẳn ta đã...
- Cha đã cho con một người vợ hiền, cha đã cho con của con những kỷ niệm về ông nội, cha đã cho con một làng chài làm quê nhà... - Chàng trai bật khóc - Cha đã cho con một cuộc đời.
Khuôn mặt người sắp chết ánh lên nét ngỡ ngàng. Ông muốn nói gì đó nhưng không kịp... Chàng trai áp khuôn mặt đầm đìa nước mắt vào lòng bàn tay của người đã thay đổi đời anh từ một tối mùa đông. Sau lưng anh, bé Bi trên tay mẹ mở to đôi mắt tròn xoe, kỷ niệm cuối cùng của bé về ông nội là trên khuôn mặt khép lại xanh xao hé nở nụ cười.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: casau
Nguồn: casau - VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.ly đưa lên
vào ngày: 1 tháng 6 năm 2016

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--