Lễ tang

Lễ tang là lễ đặt ra để tỏ lòng thương trọng và kính thờ người chết.
Theo Khổng Tử thì trị thiên hạ "trọng nhứt là ba việc: ăn, tang và tế" (Sở trọng giả, thực tang tế). Theo Mạnh Tử thì: "Đạo trị thiên hạ cần nhứt là khiến dân nuôi người sống và tang người chết mà không có điều di hám" (Dưỡng sinh tang tử vô hám, vương đạo chi thủy giả). Bởi thế ở xã hội Việt Nam cũng như ở xã hội Trung Hoa, lễ tang còn có phong tục và lễ nghi phiền phức hơn việc hôn nhân nữa.
Việc tang trọng nhứt là tang cha mẹ.
Khi cha mẹ hấp hối thì phải đem ngay ra giữa nhà để tỏ rằng cha mẹ chết vì lẽ quang minh chính đáng. Bấy giờ phải đặt tên thụy, tục gọi là tên hèm hay tên cúng cơm, rồi thưa cho cha mẹ biết. Đoạn lấy một mảnh lụa trắng dài 7 thước để lên mặt, sau khi kết thành hình người gọi là hồn bạch để hồn người chết tựa vào đó. Khi tắt hơi thì người nhà lấy một chiếc khăn tay hay một tờ giấy phủ trên mặt, khiêng xác đặt xuống đất rồi lại khiêng lên giường, có ý để cho người hấp thụ sinh khí của đất may ra có sống lại được. Đoạn một người cầm cái áo của người chết, tay tả cầm cổ, tay hữu cầm lưng, do đường trước trèo lên mái nhà để gọi tên và hú hồn người chết ba lần, rồi do đường sau nhà mà xuống. Đó là lễ phục hồn. Bấy giờ con cháu mới khóc và thay bỏ hết đồ trang sức mà quấn tóc và đi chân không, cùng ăn cháo để tỏ lòng đau thương.
Sau khi lập người tang chủ (thường là người con trưởng, là cháu trưởng thừa trọng) và người chủ phụ (vợ người chết hay vợ tang chủ) thì phải lo việc trị quan, nghĩa là sửa soạn quan tài theo nghi tiết nhứt định, rồi tắm gội và thay quần áo mới cho người chết để sắp sửa làm lễ phạm hàm. Lễ này, người nhà dùng một chén gạo nếp và ba đồng tiền, chia ra ba lần mà bỏ vào miệng người chết. Bấy giờ đến lễ tiểu liệm (một mảnh dọc, ba mảnh ngang) và đại liệm (một mảnh dọc, năm mảnh ngang), theo nghi tiết mà lấy vải bọc lấy xác người chết cho kín.
Khi nhập quan, con cháu sắp hàng ở trước quan tài để khóc và làm lễ. Những người giúp việc khiêng xác bỏ vào quan rồi khiêng quan đặt ở giữa nhà. Từ bây giờ, con cháu phải trải rơm ở hai bên linh cữu và thay phiên nhau ngồi hầu suốt đêm ngày.
Khi đặt cữu đã xong, nhà giàu sang thì đặt linh sàng ở phía đông có đủ mùng màn chăn gối. Nhà hẹp thì chỉ đặt linh tọa ở trước cữu mà thôi. Cứ sáng và tối thì làm lễ triêu tịch điện, rước hồn bạch ở linh sàng ra linh tọa, rồi lại rước từ linh tọa vào linh sàng.
Trước khi làm lễ thành thục, phải lập minh tinh là thứ cờ hiệu bằng lụa đỏ có chữ ghi họ tên, chức tước cùng thụy hiệu chết bằng phấn trắng. Khi làm lễ thành phục thì con cháu người chết theo nghi tiết phủ phục mà mặc đồ tang, rồi quỳ lạy và khóc trước linh cữu.
Đồ tang phục có năm bực gọi là ngũ phục.
Áo đại tang để cha mẹ là áo trảm thôi (vải sô chặt bằng dao chớ không dùng kéo hay sổ gấu có mảnh vải đính ở sau lưng (phụ phiến), hai mảnh đính ở hai vai (thích). Ở lưng thắt một dây chuối hai vòng, ngoài phủ một cái áo rộng bằng vải sô. Trên đầu có một cái khăn bằng vải sô bỏ múi sau gáy. Con trai có mũ vành bằng bẹ chuối (mũ nùn) và gậy tre đẽo tròn nếu tang cha hay gậy vông đeo vuông nếu tang mẹ. Gái thì đội mũ nhọn (mũ mấn) bằng vải to che kín cả mặt.
Nếu mẹ chết trước cha, thì con để tang là áo cũng may theo kiểu trảm thôi (sổ gấu) nhưng gấu có viền qua loa. Về tang ông bà, chị em, anh em, chú bác cô dì thì tùy theo thứ tự thân sơ mà may đồ cơ phục (để một năm), đồ đại công (để chín tháng) bằng vải to, đồ tiểu công bằng vải hơi thô và đồ ti ma (để ba tháng) bằng vải nhỏ.
Trước khi tống táng thì làm lễ thiên cữu (dời cữu đi chỗ khác hoặc xích đi một chút), và lễ yết tổ tức rước hồn bạch đến từ đường để cáo tổ tiên.
Đến ngày phát dẫn thì làm lễ khiển diện tức là lễ tiễn biệt, rồi rước linh cữu đến đại dư. Khi phát dẫn thì đi trước hết là phương tướng (người mặc áo mũ đạo sĩ, đeo nạ cầm dao) để khu trục tà quỷ; thứ đến có cờ đan triệu viết chữ "trung tín" (nếu đàn ông) hoặc "trinh thuận" (nếu đàn bà) bằng phấn trắng; thứ đến là các đồ minh khí cùng đối trướng của người phúng điếu, kế đến minh tinh, linh xa rước hồn bạch, rồi đến đại dư. Con trai thì chống gậy tre (tang cha), hoặc gậy vông (tang mẹ) đi lùi ở trước linh cữu. Còn con gái, dâu thì đi theo sau linh cữu trong một cái màn trắng (bạch mạc). Sau cùng là các người tôn trưởng họ hàng và bằng hữu đi đưa.
Dọc đường, con gái con dâu có lệ là thỉnh thoảng phải nằm lăn xuống đường khóc lóc kể lể để cỗ đại dư vượt qua. Người ta lại rắc những thoi vàng giấy để đánh dấu lối cho linh hồn người chết mà biết lối về.
Đám tang nhà phú quý, dọc đường thỉnh thoảng có làm trạm trung đồ (đạo trung) để dừng linh cữu lại làm điện tế. Đến huyệt lại có trạm để tế hạ huyệt. Trước khi hạ huyệt thì làm lễ tế Thổ thần. Khi đặt quan tài vào huyệt thì có thầy phong thủy phân kim lấy hướng, trải minh tinh lên mặt quan tài rồi cho đắp mồ. Đắp xong thì làm lễ thành phần. Đoạn rước hồn bạch hay thần chủ vào linh xa về nhà rồi đưa lên linh tọa. Sau đó làm lễ phản khốc (khóc lại) và lễ sơ ngu (cầu cho vong hồn được an tĩnh). Sau gặp ngày nhu nhựt (ất, đinh, tỵ, tân, quý) thì làm lễ tái ngu; gặp ngày cương nhựt (thân, bính, tuất, canh, nhâm) thì làm lễ tam ngu.
Tống táng được ba ngày thì phải ra thăm mộ, làm lễ "mở cửa mả". Rồi cứ 7 ngày làm một tuần chay cho đến 49 ngày thì làm lễ chung tất, cùng lễ 50 ngày và 100 ngày. Được một năm thì làm lễ tiểu tường (giỗ đầu), sau một năm nữa thì làm lễ đại tường (giỗ hết). Được 27 tháng thì làm lễ đoạn tất hay lễ trừ phục (mãn tang). Từ đấy về sau cứ hàng năm đến ngày kỵ lại phải làm lễ, cho đến khi người chết lên đến bực tổ ngũ đại thì chôn thần chủ rồi thờ chung ở từ đường, chớ không làm giỗ riêng nữa. Trong khoảng tiểu đại tường, cứ đến tuần trung nguyên (rằm tháng bảy), người ta thường đốt đồ mã cho người chết hai kỳ. Kỳ đầu gọi là mã biếu (quỷ sứ), kỳ sau mới thực cho người chết dùng. Có nhiều nơi, người ta đốt đồ mã vào kỳ giỗ đầu và giỗ hết.
Tục đốt mã nguyên theo tục xưa chôn đồ dùng thật kèm với người chết, sau mới thay bằng đồ giấy. Người ta tin rằng người chết xuống âm phủ cũng tiêu dùng tiền và quần áo nên phải đốt đồ mã để cho người chết khỏi thiếu thốn. Bởi theo mê tín và lý luận đơn giản, người ta cho rằng: "Dương sao thì âm vậy".
Về đại tang thì sau khi chôn cất yên rồi, con cháu đem mũ gậy và áo rộng treo ở bên linh tọa. Khi làm lễ thì mới dùng đến. Lúc thường thì chỉ mặc quần áo và chít khăn tang mà thôi. Trong thời hạn đại tang, người con còn phải ăn ở theo lễ. Theo sách Gia lễ: khi con cái có tang cha mẹ phải nằm rơm gối đất, không được vui chơi, không được nghe đàn hát, ăn uống thịt rượu, không được kết hôn, phải kiêng phòng sự (đàn bà có thai trong kỳ đại tang thì phải vạ). Người đương làm quan mà gặp đại tang thì phải xin nghỉ để cư tang, hết hạn mới xin bổ lại.
Sau ba năm đoạn tang, hoặc vài năm sau nữa, người ta thường cải táng. Khi ấy phải mời thầy phong thủy tìm lấy huyệt tốt rồi làm lễ bốc mả (cải táng). Trước hết là khai mả nhặt lấy xương xếp vào một cái tiểu sành rồi đậy thực kín. Nhà giàu sang thì dùng quan quách khâm liệm như khi hung táng.
Tục cải táng ở miền Bắc rất phổ thông, người ta thường gọi là làm ma khô, đối với lễ hung táng là làm ma tươi. Từ Hoành Sơn trở vào Nam thì trừ khi người ta tưởng rằng mộ động thì phải cải táng, còn thường thì chôn cất một lần là xong.
Lễ tang rất phiền phức. Tục lệ tang ma khôn dứt bỏ được dễ dàng vì tôn giáo, luân lý, nghi lễ, phong tục và luật lệ phối hợp lại gây nên một áp lực mạnh mẽ, thúc bách cá nhân phải tuân theo. Trừ khi dân trí tiến bộ bớt mê tín và khi điều kiện sinh hoạt thay đổi hẳn. Cho nên ta đã thấy
.
Từ khi người chết vừa tắt hơi cho đến lễ đạm tất thì mỗi lần làm lễ phải có thầy phù thủy hay thầy tu tụng kinh và làm phép. Nếu ngày chết là ngày xấu, như ngày trùng tang trùng phục thì người ta phải tìm thầy phù thủy làm phép, đại khái là bỏ bùa vào quan tài và yểm bùa ở cửa để hung sát sợ mà không dám làm hại; hoặc làm chay, lập đàn cúng lễ. Những kẻ chết oan, chết trẻ chưa thành gia thất, những kẻ bất đắc kỳ tử đều là những thứ ma thiêng hay hãm hại người sống nên muốn trừ tai ách, người ta phải làm chay để siêu độ vong hồn hoặc để giải oan.
Những thứ phiền toái này làm tê ngừng dòng tình cảm giữa người sống và người chết cùng huyết thống của một ông tổ. Đúng như điều nhận xét của dân chúng vốn thiết thực, nhưng không thể chống lại được sức mạnh của những "sự vật đã thành" mà họ vẫn ngấm ngầm phản đối:
Sống thì hít hít, hôn hôn,
Chết thì bùa yểm, bùa chôn, bùa trừ!...
hoặc:
Sống thì chả được cho ăn,
Chết thì làm giỗ, làm văn tế ruồi.

Truyện Hằng Nga và Hậu Nghệ Cưỡi rồng, bói phượng Đằng Vương Các Tự Khúc đàn Thủy Tiên Để thiếp theo chồng mấy dặm khơi Đồng Tước Đài Chức cẩm hồi văn Vành ngoài, vành trong Vạn lý tìm chồng Khúc phượng cầu hoàng Củi đậu đun hột đậu Bi ca tán Sở Động Bích Đào Gấm nàng Ban Đông sàng với thiếp Lan Đình Khúc trường tương tư Giảo thố tam quật Đổi mỹ nhân lấy ngựa Trường môn phú Trúc mai Lão tiều phu hay con hạc đen Hà Đông sư tử Lá thắm đưa duyên Lam Kiều Đào yêu Động Đào Nguyên Mười bài thơ đoạn trường Khúc Hậu Đình Hoa Gương vỡ lại lành Giấm chua Cái "gia gia" Hồ Than Thở Nghiêng nước nghiêng thành Khúc Nghê Thường Vũ Y Trao tơ, gieo cầu Núi Vọng Phu Trống cơm Kê Khang này khúc Quảng Lăng… Con "Quốc quốc" Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan Trường Hận Ca Hoa đào năm ngoái … Tiếng đàn tri âm Liễu Chương Đài Tuyệt Diệu Hảo Từ Nam Tào, Bắc Đẩu Bách bộ xuyên dương Chắp cánh, liền cành Gậy rút đất Kết cỏ ngậm vành Lá gió, cành chim Nàng Ban, ả Tạ Mã đầu cầm Tiết phụ ngâm Bình Nguyên Quân Thấy nhàn luống tưởng thư phong Sát thê cầu tướng Cử án tề mi Tết Hàn Thực Giấc Nam Kha Ngàn dâu Giảm bếp, tăng bếp Thao lược Tết Trung Thu Mật lịnh trong nhưn bánh Trung Thu Tết Đoan Dương Tết Trùng Cửu Lầu Xanh và Thần Mày Trắng Can Tương, Mạc Gia Giấc Vu Sơn Xích Thằng, Nguyệt Lão Duyên nợ ba sinh Loan giao Bát trân, thập trân Xe dê Khắc lậu Nằm gai, nếm mật Điểu tận cung tàng Không vào hang hùm sao bắt được cọp con Quyển tiểu thuyết tẩm thuốc độc Bức họa Dương Quí Phi tắm suối Cỏ Ngu Mỹ Nhân Tri kỷ Hấp tinh đạo khí Cỏ đỏ trên mộ Chiêu Quân Bạo chúa xem quỳnh hoa Đàn ông làm hoàng hậu, trai đẹp làm cung nga Giang thần trảo trảo Nợ như chúa Chổm Tục uống máu ăn thề Thiến gà, thiến heo Hoạn quan không bị hoạn Thượng thư lỗ chó Tiền Xích Bích Phú Một bộ sử loài người rút ngắn thành một câu Mây Tần, mây Hàng... Áo gấm mặc đêm Ngọc Hoàn Dương Quí Phi Ngọc Hoàn Dương Quí Phi Tư Mã Thiên, một sử gia danh tiếng bị cung hình Mười viên "Xuân Khiết Cao" Chu Công thổ bộ Liệt nữ họ Lý thành Giang Du Tung Hoành Gia Bán kiên cung kiếm nhứt trạo giang sơn... Đêm Lệ Chi Viên Kẻ được khen bị tội, người bị chê được thưởng Sa nang ủng thủy Đạo binh 80 mỹ nhân phá tan nước Lỗ Bối thủy trận Tiêu Lang Người chặt cây quế trong cung trăng Mỹ nhân cười người què bị chém đầu Loạn Kiêu Binh Tào Tháo thèm kỹ nữ Chim Việt, ngựa Hồ Lễ hôn Hỏa ngưu trận Tam bành, lục tặc Suối vàng hay chín suối Suối vàng hay chín suối Cơm Phiếu mẫu, trôn Ác Thiểu Mấy cành Dương Quan Đuốc hoa, hoa đèn Ma Rồng gặp Trâu Bồ Tát Tái ông thất mã Ngọc tỉnh liên phú Ngôn quá kỳ hành Lễ tang Thôi xao Tựa cửa, tựa cổng Tứ Thư Ngũ Kinh Lợn người Tây Thi, Trịnh Đán Nữ Trượng Phu Hát Quan Họ Điêu Thuyền với kế liên hoàn Hát Trống Quân Tuyệt Anh Hội Đào Hoa Phu Nhân Mắt xanh, mắt trắng Ninh Thích, người chăn trâu ở Dao Sơn Thanh Minh trong tiết tháng ba