Kết cỏ ngậm vành

Đời Xuân Thu (551-479 trước D.L.), tướng nước Tần là Đỗ Hồi, đem quân sang đánh nước Tấn.
Hồi vốn là một lực sĩ, răng nhọn hoắc, mắt tròn xoe, tay cứng như đồng, mặt đen tựa sắt, râu xồm tóc quăn, thân cao to lớn, chuyên sử dụng cây Khai Sơn đại phủ (búa to) nặng 120 cân, người giống Bạch Địch. Đã có lần ở Thanh Mi Sơn, Đỗ đâm chết luôn 5 con hổ, lột da đem về. Và, cũng có lần, Đỗ chỉ huy 300 quân mà phá vỡ được hơn 10 ngàn quân giặc ở Sa Nga Sơn. Uy danh càng lừng lẫy.
Tướng của nước Tấn là Ngụy Khỏa đem binh ra nghinh chiến. Đỗ Hồi dẫn 300 quân xông vào mặt trận, múa cây Khai Sơn đại phủ tung hoành chém giết. Búa đến đâu là đầu rơi long lóc. Quân Tấn chết nằm ngổn ngang như rạ.
Ngụy Khỏa vội vàng rút quân, đóng chặt cửa thành, giữ lấy thế thủ. Mặc cho Đỗ Hồi đến khiêu chiến, chửi rủa thậm tệ suốt cả mấy ngày. Vừa lúc ấy có em của Ngụy Khỏa là Ngụy Kỳ vâng lịnh vua Tấn đem binh tiếp ứng. Khỏa thuật cả việc lại. Kỳ không tin, hôm sau đem quân ra nghinh chiến.
Đỗ Hồi lại múa búa, tả xông hữu đột, chém giết quân Tấn tơi bời, máu chảy tựa suối. Ngụy Kỳ thua to. May nhờ có Khỏa liều thân đem quân tiếp cứu mới về được thành.
Đêm hôm ấy, Ngụy Khỏa ngồi buồn rầu, nghĩ quanh nghĩ quẩn, không biết dùng mưu kế gì để phá địch. Đương mơ màng, bỗng nghe có tiếng người văng vẳng bên tai: "Thanh Thảo Pha! Thanh Thảo Pha!" Đến lúc tỉnh dậy, không hiểu nghĩa là sao, mà chợp mắt ngủ lại nghe như trước. Khỏa thuật lại cho Kỳ biết. Kỳ nói:
- Cách đây độ mười dặm (1 dặm bằng 576 thước tây), có một bãi cỏ tên "Thanh Thảo Pha", có lẽ thần minh mách bảo quân Tần sẽ bị bại tại đó. Vậy tôi xin đem một toán quân mai phục sẵn, rồi anh lập kế dụ quân giặc đến. Bấy giờ hai bên đổ ra cùng đánh, chắc chắn sẽ thắng.
Khỏa bằng lòng.
Sáng ra, Ngụy Khỏa giả cách truyền lịnh rút quân. Quả nhiên, Đỗ Hồi đem quân đuổi theo. Khỏa giao chiến qua loa một lúc rồi bỏ chạy, dụ Hồi đến Thanh Thảo Pha. Quân mai phục của Ngụy Kỳ ở hai bên, bất thần đổ ra hợp với quân của Khỏa vây chặt lấy Đỗ Hồi. Hồi chẳng nao núng, múa búa tung hoành như vào chỗ không người. Nhưng bỗng nhiên, Đỗ Hồi đi mỗi bước lại ngã chút một cái, như người bị trượt chỗ nước băng. Quân Tấn lấy làm ngạc nhiên, reo ầm cả lên.
Ngụy Khỏa ngẩng trông thấy một lão già, mặc áo vải chân đi thảo hài, đương kết cỏ lại làm vướng chân Đỗ Hồi. Bấy giờ, Khỏa và Kỳ xông lại bắt sống. Quân Tần mất tướng chỉ huy nên bỏ chạy tán loạn, bị quân Tấn đuổi bắt giết gần hết.
Đem Đỗ Hồi về dinh, Ngụy Khỏa hỏi:
- Mầy cậy có sức khỏe, nhưng nay sao để bị bắt?
Hồi uất hận, trả lời:
- Ta đương đánh, không biết có vật gì trói lấy chân làm cho ta ngã. Đó là trời hại ta, chớ không phải ta thua.
Ngụy Khỏa nghe nói lấy làm lạ. Thấy Hồi có sức mạnh phi thường, sợ thoát thân được nên Khỏa và Kỳ đồng ý đem giết chết, cắt lấy đầu đem về dâng vua Tấn. 
Đêm hôm ấy, Ngụy Khỏa nằm ngủ, mơ màng thấy ông lão kết cỏ ở Thanh Thảo Pha hiện đến, vái chào và nói:
- Tướng quân có biết tại sao Đỗ Hồi bị bắt hay không? Vì tôi kết cỏ lại để làm cho Đỗ Hồi vướng chân mà ngã đó.
Ngụy Khỏa kinh sợ, chấp tay đáp lễ, nói:
- Tôi chưa được biết cụ bao giờ, sao cụ lại có lòng tốt quý giúp tôi như vậỷ Tôi biết lấy gì mà trả ơn cụ!
Ông lão nói:
- Tôi là cha của nàng Tố Cơ. Tướng quân theo lời trị mệnh của tiền nhân không chôn sống con tôi, mà còn tìm chỗ xứng đáng gả cho con tôi lấy chồng. Vậy tôi cảm ơn ấy mà giúp tướng quân. Sau này con cháu tướng quân vẫn được đời đời vinh hiển.
Nói xong biến mất.
Nguyên xưa, thân phụ của Ngụy Khỏa là Ngụy Thù có một người thiếp yêu tên Tố Cơ. Mỗi khi Ngụy Thù đi đánh giặc thì thường dặn dò Ngụy Khỏa: "Nếu cha chẳng may chết ở chiến trường, con nên tìm chỗ tử tế mà gả Tố Cơ để nàng khỏi phải khổ sở tấm thân. Cha dẫu chết cũng được yên lòng!"
Nhưng đến lúc Ngụy Thù đau nặng, trước phút lâm chung, lại bảo Khỏa:
- Tố Cơ là người thiếp yêu của cha. Khi cha chết rồi, con phải đem nàng mà chôn theo cha để cho cha ở suối vàng có người làm bạn.
Ngụy Thù chết. Ngụy Khỏa an táng cho cha nhưng không bắt Tố Cơ chôn theo. Ngụy Kỳ hỏi tại sao không vâng lời cha trối lúc lâm chung thì Khỏa đáp:
- Thân phụ lúc nào cũng dặn ta sau này nên gả Tố Cơ lấy chồng. Nhưng đến lúc gần mất, lại dặn phải đem chôn theo. Bởi vậy, kẻ hiếu tử nên theo trị mệnh, chớ không theo loạn mệnh.
Sau, Ngụy Khỏa gả Tố Cơ cho một danh sĩ. Vì có ân đức ấy, nên linh hồn của thân phụ Tố Cơ hiện lên để kết cỏ báo ơn.
"Ngậm vành" do chữ "Hoàng tước hàm hoàn" nghĩa là chim hoàng tước ngậm vòng.
Đời nhà Thương (1733-1154 trước D.L.), triều vua Thái Mậu (1637-1562 trước D.L.), có một chư hầu đem dâng cho nhà vua một con chim hoàng tước trống.
Được chim quý, nhà vua truyền làm một chiếc lồng bằng vàng, chén ăn bằng ngọc và bắt thái giám cho lo săn sóc cực kỳ cẩn thận. Nhưng chim ngày ngày vẫn ủ rũ, không chịu nhảy nhót, kêu hót, vui đùa. Hằng ngày, ngoài vườn, lại có một con chim hoàng tước mái cất tiếng kêu thật bi đát, giọng mỗi lúc càng thảm thiết não nùng. Chim hoàng tước trống ở trong lồng nghe tiếng chim mái ở bên ngoài kêu thì lại càng ủ dột, buồn bã, bỏ ăn bỏ uống. Thỉnh thoảng lại kêu lên một giọng bi thảm.
Thấy chim trống buồn, chim mái kêu bi thương, vua Thái Mậu động lòng thương xót, truyền thả chim hoàng tước trống ra. Được thoát khỏi lồng, trống mái xum họp. Đôi chim bay lượn ba vòng chung quanh đền, cất tiếng hót véo von, giọng trong trẻo lảnh lót.
Một thời gian, nhà vua đương ngự trên đền, bỗng thấy con chim hoàng tước trống bay đến, miệng ngậm một chiếc vòng. Chim lại sà trước mặt nhà vua, nhả chiếc vòng ngọc quý rồi vỗ cánh múa, tỏ vẻ tạ ơn.
Cũng tích "Ngậm vành":
Đời Hậu Hán (25-219) có cậu bé tên Dương Bảo, một hôm đi chơi bên cạnh một khu rừng, thấy một con chim sẻ vàng óng ánh bị chim cắt đánh rơi xuống đất. Chim sẻ què chân, gãy cánh, giãy giụa, kêu la thảm thiết. Bảo đem về chăm sóc, nuôi nấng. Đến khi chim mạnh, lành thì cho bay đi.
Một hôm, có một chàng tuấn tú khôi ngô, mặc áo vàng đến, nói với Bảo:
- Tôi là sứ giả của bà Tây Vương Mẫu, chẳng may gặp nạn, may nhờ ông cứu, ơn ấy chẳng quên. Vậy xin dâng ông 4 vòng ngọc quý, chúng sẽ làm cho bốn đời nhà ông được hưởng phú quý, sang làm đến tước Tam Công.
Dương Bảo vừa nhận lấy vòng, chưa kịp tạ ơn thì chàng trai áo vàng biến mất. Quả nhiên về sau, bốn đời họ Dương đều sang cả đúng như lời.
Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích, nhờ Sở Khanh dắt đi trốn mong thoát khỏi nanh vuốt của Tú Bà, nàng có lời tha thiết nói với họ Sở:

Rằng "Tôi bèo bọt chút thân,

Lạc đàn mang lấy nợ nần yến oanh.
Dám nhờ cốt nhục tử sinh,
Còn nhiều kết cỏ ngậm vành về sau.
"Kết cỏ ngậm vành" là do những điển tích trên, ý nói thọ ơn bao giờ cũng đền đáp.

Truyện Hằng Nga và Hậu Nghệ Cưỡi rồng, bói phượng Đằng Vương Các Tự Khúc đàn Thủy Tiên Để thiếp theo chồng mấy dặm khơi Đồng Tước Đài Chức cẩm hồi văn Vành ngoài, vành trong Vạn lý tìm chồng Khúc phượng cầu hoàng Củi đậu đun hột đậu Bi ca tán Sở Động Bích Đào Gấm nàng Ban Đông sàng với thiếp Lan Đình Khúc trường tương tư Giảo thố tam quật Đổi mỹ nhân lấy ngựa Trường môn phú Trúc mai Lão tiều phu hay con hạc đen Hà Đông sư tử Lá thắm đưa duyên Lam Kiều Đào yêu Động Đào Nguyên Mười bài thơ đoạn trường Khúc Hậu Đình Hoa Gương vỡ lại lành Giấm chua Cái "gia gia" Hồ Than Thở Nghiêng nước nghiêng thành Khúc Nghê Thường Vũ Y Trao tơ, gieo cầu Núi Vọng Phu Trống cơm Kê Khang này khúc Quảng Lăng… Con "Quốc quốc" Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan Trường Hận Ca Hoa đào năm ngoái … Tiếng đàn tri âm Liễu Chương Đài Tuyệt Diệu Hảo Từ Nam Tào, Bắc Đẩu Bách bộ xuyên dương Chắp cánh, liền cành Gậy rút đất Kết cỏ ngậm vành Lá gió, cành chim Nàng Ban, ả Tạ Mã đầu cầm Tiết phụ ngâm Bình Nguyên Quân Thấy nhàn luống tưởng thư phong Sát thê cầu tướng Cử án tề mi Tết Hàn Thực Giấc Nam Kha Ngàn dâu Giảm bếp, tăng bếp Thao lược Tết Trung Thu Mật lịnh trong nhưn bánh Trung Thu Tết Đoan Dương Tết Trùng Cửu Lầu Xanh và Thần Mày Trắng Can Tương, Mạc Gia Giấc Vu Sơn Xích Thằng, Nguyệt Lão Duyên nợ ba sinh Loan giao Bát trân, thập trân Xe dê Khắc lậu Nằm gai, nếm mật Điểu tận cung tàng Không vào hang hùm sao bắt được cọp con Quyển tiểu thuyết tẩm thuốc độc Bức họa Dương Quí Phi tắm suối Cỏ Ngu Mỹ Nhân Tri kỷ Hấp tinh đạo khí Cỏ đỏ trên mộ Chiêu Quân Bạo chúa xem quỳnh hoa Đàn ông làm hoàng hậu, trai đẹp làm cung nga Giang thần trảo trảo Nợ như chúa Chổm Tục uống máu ăn thề Thiến gà, thiến heo Hoạn quan không bị hoạn Thượng thư lỗ chó Tiền Xích Bích Phú Một bộ sử loài người rút ngắn thành một câu Mây Tần, mây Hàng... Áo gấm mặc đêm Ngọc Hoàn Dương Quí Phi Ngọc Hoàn Dương Quí Phi Tư Mã Thiên, một sử gia danh tiếng bị cung hình Mười viên "Xuân Khiết Cao" Chu Công thổ bộ Liệt nữ họ Lý thành Giang Du Tung Hoành Gia Bán kiên cung kiếm nhứt trạo giang sơn... Đêm Lệ Chi Viên Kẻ được khen bị tội, người bị chê được thưởng Sa nang ủng thủy Đạo binh 80 mỹ nhân phá tan nước Lỗ Bối thủy trận Tiêu Lang Người chặt cây quế trong cung trăng Mỹ nhân cười người què bị chém đầu Loạn Kiêu Binh Tào Tháo thèm kỹ nữ Chim Việt, ngựa Hồ Lễ hôn Hỏa ngưu trận Tam bành, lục tặc Suối vàng hay chín suối Suối vàng hay chín suối Cơm Phiếu mẫu, trôn Ác Thiểu Mấy cành Dương Quan Đuốc hoa, hoa đèn Ma Rồng gặp Trâu Bồ Tát Tái ông thất mã Ngọc tỉnh liên phú Ngôn quá kỳ hành Lễ tang Thôi xao Tựa cửa, tựa cổng Tứ Thư Ngũ Kinh Lợn người Tây Thi, Trịnh Đán Nữ Trượng Phu Hát Quan Họ Điêu Thuyền với kế liên hoàn Hát Trống Quân Tuyệt Anh Hội Đào Hoa Phu Nhân Mắt xanh, mắt trắng Ninh Thích, người chăn trâu ở Dao Sơn Thanh Minh trong tiết tháng ba