Chương XIII

    
ơ đã khỏi ốm ; da anh xanh mét như tầu lá ; mắt anh tím quầng chẳng khác bị đánh ; miệnh anh giẩu ra …
Anh chỉ còn là một cái bóng của chính mình anh khi trước.
Ấy thế mà, một buổi sớm kia nhà vắng, anh vừa ở buồng ngủ bước ra đã trợn mắt nhìn tôi và kêu ấm lên :
- Ô hay, cái anh này ra làm sao thế này !
Tôi vờ không hiểu :
- Làm sao ?
- Lại làm sao ! Anh khéo vờ lắm…
- Thực tình tôi không hiểu ý anh định nói gì.
- Anh không hiểu à ?
- Thật thế !
- Hừ, anh bây giờ thì còn hiểu gì nữa !
- Sao lại thế ?
- Vì anh lú mất rồi !
Cơ tức thực tình :
- Tôi không nói bậy : anh thực quả đã lú lấp mất rồi.
- Anh làm tôi tức lắm !
- Anh tức là vì anh đã thật bị lú - lấp …
- Anh này nói sảng !
- Có anh sảng thì có : ai đời lại ăn mặc thế kia thì còn ra cái phong thể gì nữa !
- Anh công kích bộ quần áo mán này của tôi ?
- Phải !
- Có gì lạ : nhập giang tùy khúc : nhập gia tùy tục chứ !
- Tôi không ngờ anh lại dễ đồng  hoá thế !
- Sao anh lại không ngờ ?
- Vì tôi vẫn tưởng anh là một người tự trọng...
- Thì, tôi vẫn tự trọng chứ sao !
- Không !
- Anh võ đoán thực …
- Anh không những không tự trọng theo trong phạm vi cá nhân, lại còn không tự trọng theo trong phạm vi dân tộc nữa !
- Làm gì mà to chuyện thế !
- Thật đấy chứ ! Một người thanh niên Việt – Nam còn nghĩ đến cái danh dự của nòi giống mình không khi nào lại nhẫn tâm hóa mán như thế !
- Hừ, thế bộ quần áo tây của anh ?
- Ồ, cái ấy lại là một chuyện khác !
- Sao lại khác ?
- Vì đời bây giờ cần gọn ghẽ, nhanh nhẹn mà bộ quần áo ta thì lôi thôi lòa xòa nên tôi đổi mặc tây cho tiện.
- Thế thì tôi, tôi cũng cốt cho tiện việc…
- Tôi bắt chước người văn minh hơn, ; còn anh, anh lùi lại làm người dã man.
- Dù sao cũng là bắt chước, cũng là bỏ quốc phục.
- Anh hay cãi cối lắm !
- Có anh cãi cối thì có !
(Kiểm duyệt bỏ) [1]
 
- Ai bó buộc anh ?
- Sự cần dùng.
- Thế tôi có bị bắt buộc đâu !
- Anh khác, tôi khác …
- Khác ở chỗ nào ?
- Ở chỗ anh còn nhiều quần áo để thay đổi ; chứ tôi thì rách hết rồi !
- Anh có thể lấy của tôi mà mặc chứ ?
- Thế khi chính anh cũng rách hết ?
- Ồ …Đến khi ấy cũng còn lâu !
- Lâu hay chóng rồi cũng phải hết.
- Vả lại, từ nay đến lúc ấy biết đâu ta đã chẳng bước tám đời rồi !
- Biết đâu ! Tôi rất ghét hai tiếng biết đâu chỉ là sự bấp bênh mờ vóng …
- Nghĩa là anh không tin ở sự thoát ly của chúng mình ?
- Tôi có tin.
- Thế thì còn nữa !
- Chính vì rôi rất tin ở sự thoát ly của chúng ta nên tôi mới mặc quần áo mán …
Cơ đỏ mặc :
- Tôi không bằng lòng anh nói thế !
- Ô hay, sao anh lại không bằng lòng ?
- Anh hay nói đùa lắm.
- Không !
- Nếu anh không nói đùa thì tức là anh cố ý nhạo báng tôi. Anh không có quyền nhạo báng tôi, anh phải nhớ lấy điều ấy !
- Nếu tôi không có quyền nhạo báng anh thì anh cũng không có quyền đâm khùng một cách vô lý như vậy !
- Thế mà anh bảo tôi hay đâm khùng à ?
- Chính thế !
- Tôi không khùng …
- Có. Bởi vậy nên anh mới không chịu nghe tôi nói rõ.
- Anh nói rõ cái gì ?
- Tôi nói rõ cái việc thoát ly của chúng ta mà tôi tin chắc …
- Sao nữa ?
- Không những tôi chỉ tin chắc, tôi lại còn đương sửa soạn là khác…
Mắt Cơ sáng lên, anh hấp tấp :
- Thật à ?
- Ấy đấy, anh cứ luếu quếu như thế làm tôi bực lắm !
Cơ giảng hòa :
- Ít ra anh cũng cho tôi mừng chứ !
- Mừng sớm thì lại chỉ tổ lo sớm mà thôi.
- Anh cẩn thận quá !
- Anh nên lo rằng tôi chưa đủ cẩn thận…,
- Ồ !
- Thật đấy chứ !
- Anh hoài nghi dữ …
- Phải hoài nghi mới được. Việc tôi đương sửa soạn đây, chỉ hở bằng sợi tóc là hỏng ngay.
- Gớm, nghiêm trọng thế kia !
- Ra khổ anh không nhớ gì đến lời thề ?
- Có chứ !
- Nếu vậy, anh đủ thấy rằng chỉ hở ra một sợi tóc là cũng đủ cho anh, cho tôi mất mạng ở xó rừng hoang này .
- Tôi tức chúng nó lắm !
- Tức thì ích gì.
- Tôi mà về được chuyến này thì …
- Thì anh chẳng bao giờ trở lại đây nữa chớ gì ?
- Anh lại giễu tôi rồi.
- Nhưng anh hay nói xốc nổi lắm !
- Ừ, thì tôi xin nhận lỗi vậy.
- Ấy là câu nói thứ nhất của anh mà tôi cảm phục.
Cơ bật cười :
- Rõ khéo ông tướng lắm !
- Lại hỏng rồi !
- Thôi không nói đùa nữa …
- Lại đáng phục !
- Này, anh Khôi ?
- Gì ?
- Anh có thể cho tôi biết anh đương sửa soạn gì không ?
- Sửa soạn đi trốn chứ còn sửa soạn gì nữa !
- Ai chẳng biết anh sửa soạn đi trốn …
- Đã biết lại còn hỏi !
- Tôi hỏi xem anh đã sửa soạn đến đâu rồi.
- Bí mật !
- Anh bí mật cả với tôi à ?
- Chứ sao !
- Vô ích.
- Để rồi xem …
Cơ nằn nì :
- Anh ác lắm !
- Hừ, tôi mưu đem anh ra khỏi đây mà anh lại bảo tôi ác à ?
- Tôi bảo anh ác vì ở đây chỉ có hai anh em mà anh lại giấu tôi.
- Cái gì chỉ một người biết là một sự bí mật ; hai người biết là sự bí mật đã hở mất nữa.
- Đã thế, sao còn hở cho tôi biết ?
- Để anh yên lòng.
- Trái lại thế.
- Sao ?
- Anh chỉ cho tôi biết một nửa thì tội càng thêm sốt ruột mà thôi !
- Anh khoẻ sốt ruột thì tôi sẳn lòng cứ để cho anh sốt ruột đi. Như thế tức là tập cho anh sự kiên nhẫn.
- Nếu tôi không thể kiên nhẫn được ?
- Thì chúng mình ở đây. Anh nóng đi hơn tôi, anh nên nhớ như thế.
- Đã đành !
- Vậy anh khải kín chuyện.
- Nhưng, anh nói cho tôi rõ có phải anh thêm được một người giúp việc không ?
- Ừ, câu ấy nghe được !
Cơ hăng hái :
- Anh phải biết, tôi tuy thế mà giỏi đáo để. Anh được một người giúp việc như tôi mới biết tôi là đáng quý.
- Thế phỏng.
- Thật đấy.
- Được, tôi xin nói để anh nghe.
Sự vui sướng hiện ra nét mặt Cơ.
Tôi ngừng lại để hút một điếu thuốc và uống một chén nước nóng. Tôi cố xuyệt xoạt uống kéo dài ra rõ lâu để Cơ phải sốt ruột.
Cu cậu quả nhiên băn khoăn nhưng không dám hỏi.
Chê chán, tôi mới nói :
- Tôi vừa làm xong tám chiếc giày cho hai con ngựa.
Cơ trợn tròn hai mắt …
- Trời rét này, bắt chúng nó đi đất thì khổ cho chúng nó quá phải không anh ?
Cơ ậm ừ cố tiêu cái món khó tiêu để lấy lòng tôi :
- Chính thế !
- Vậy anh còn đợi gì ?
- Tôi chẳng đợi gì cả. Tôi chỉ không muốn nhận những phát tên của một thằng quân canh vô hình mà thôi.
Cơ thất vọng :
- Như thế sao anh lại bảo không có cạm bẩy gì ?
- Ô hay, tôi nói không có cạm bẫy chứ tôi có nói không có quân mai phục đâu !
- Ừ nhỉ ! …
- Đấy, tôi đã sửa soạn được chùng nấy !
Cơ ngẩn mặt và nhìn tôi đến lác cả hai mắt.
Tôi vờ quay sang chuyện khác.
Cơ nhắc :
- Tưởng thế nào chứ thế đã gọi là sửa soạn sao được.
Tôi vờ không nghe tiếng :
- Này, anh Cơ ạ, nhà tôi hình như nó có chửa thì phải.
- Sao anh lại hỏi tôi điều ấy ! Chị ấy chửa hay không thì anh biết chứ, tôi biết thế nào được !
Tôi cứ làm như không nghe tiếng :
- Tội nghiệp quá ! Mai kia mình đi thì nàng sẽ đau khổ biết chừng nào …
Cơ lườm tôi rất nhanh :
- Đi gì !
- Anh không đi à ?
- Đi thế cóc nào được !
- Nếu anh bị vướng víu thì tôi đi một mình.
Cơ không thể kiên nhẫn được nữa, anh gần như gào vào giữa mặt tôi :
- Anh xỏ vừa vừa chứ !
- Đấy, anh lại khùng rồi.
- Ừ, thì tôi khùng. Anh muốn bảo tôi làm sao thì bảo … Tôi biết thừa đi rằng anh ngồi buồn không có việc gì làm thì anh trêu tôi chơi chứ gì ! …
- Anh thế thì vô lý thực !
Cơ chề môi nhại :
- Vô lý ! … Phải, tôi đây chỉ có thế là kém !!
- Chứ lại không ư ? Lúc tôi không nói đến chuyện đi thì anh giục khan giục vã, lúc tôi nói đến đi thì anh co cổ lại !
- Đi!.. Có mà đi xuống hố!
- Được, rồi anh xem!
- Anh bảo anh đã sửa soạn được tử tế vậy mà ra anh chưa sửa soạn gì cả!
- Thế là sửa soạn chứ còn gì nữa?
- Sửa soạn!
- Thật đấy chứ … Có anh tôi mới không nghe ra: tám chiếc giày để bịt móng ngựa cho khỏi kêu thì đi đêm mới không đánh thức quân canh dậy, nghe chưa! …
Cơ nhìn chằm chặp vào tôi.
- Ba mặt có hầm, ta sẽ bỏ và chỉ ra dường suối, sau khi đã đánh thuốc mê cho cả nhà vợ chúng ta.
- Ồ! …
- Kế ấy được chứ?
Cơ rụt rè:
- Được! nhưng thiếu một cái…
- Cái gì!
- Thiếu thuốc mê!
- Anh có tìm đâu ra không?
- Trừ phi có một vị Bồ Tát đem ở trên giời xuống cho.
Tôi cười:
- Ấy thế mà có đấy!
- Anh nói khoác!
- Nó ở ngay quanh mình ta.
- Ồ! …
- Nó là một thừ lá rừng, lấy về đốt ra tro trúc bỏ lẫn vào thức ăn là xong việc! …
 
 
Chú thích :
[1] Câu này bị kiểm duyệt bỏ hồi còn bị Pháp thuộc.