Đã hai giờ khuya rồi mà tôi vẫn không sao ngủ được. Tôi chỗi dậy đến bên cửa sổ, nhìn xuống về phía ngôi nhà Trình Diệu Quang thì thấy đèn trong phòng chàng vẫn còn cháy sáng. Tôi bèn mặc chiếc áo ngoài vào, đi xuống lầu, và hướng về phía ngôi nhà Trình Diệu Quang đang ở mà đi thẳng tới. Khi tôi đến trước nhà chàng thì thấy cánh cửa vẫn không có đóng. Tôi liền đứng nép mình bên cánh cửa mà nhìn qua khe hở mà ngó vào bên trong. Tôi thấy Trình Diệu Quang hãy còn thức và đang thu xếp hành lý vào va-lỵ Bỗng tôi nhìn thấy tay chàng đang cầm một bức họa sơn dầu và người trong bức họa ấy lại không ai khác hơn là tôi. Chàng đặt bức họa nằm trên hai đầu gối của chàng đưa bàn tay sờ nhè nhẹ lên gương mặt của người trong bức họa. Sau đó, chàng đưa bức họa lên và áp mặt chàng vào mặt người trong bức họa ấy có vẻ âu yếm. Một lát sau, tôi lại nhìn thấy rõ ràng đôi giòng lệ từ từ trào ra khóe mắt chàng. Hết sức cảm động, tôi bèn đẩy nhẹ cánh cửa mà bước vào trong nhà. Chợt trông thấy tôi xuất hiện quá đột ngột, Trình Diệu Quang giật nẩy mình và ngồi chết sững, nhìn tôi đăm đăm. Khi thấy ánh mắt của tôi ngừng tại bức họa trên tay chàng, Trình Diệu Quang vội vàng úp bức họa vào trong ngực để giấu đi. Nhưng tôi nói ngay:- Tôi đã nhìn thấy bức họa ấy rồi, người trong đó chính là tôi. Vậy anh hãy đưa cho tôi xem đi!Chàng do dự một lúc khá lâu mới chịu đưa bức họa ấy cho tôi, rồi cúi gầm mặt xuống đất như không dám tiếp xúc cái nhìn của tôi nữa. Tôi nói với chàng:- Bức họa đẹp thật. Anh hãy cho tôi nhé. Nhưng chàng vẫn không có một phản ứng nào. Hai tay vẫn ôm lấy mặt và nhìn xuống đất trong yên lặng. Tôi không cần gìn giữ gì nữa, ngồi xuống bên cạnh chàng và nói tiếp:- Anh không thể nào trốn tránh tôi suốt đời được đâu. Bỗng Trình Diệu Quang đứng bật dậy và giận dữ quát:- Yêu cầu cô hãy xa tôi ngay! yêu cầu cô hãy lập tức rời khỏi nơi này. Tôi ngạc nhiên, trố mắt nhìn chàng lom lom. Chàng tiến đến trước mặt tôi, hai tay chấp lại và hạ thấp giọng nói với vẻ cầu khẩn:- Tôi xin cô hãy rời xa tôi, tôi vẫn cô... không, tôi vẫn bà, bà Vũ Bội!Tôi phản đối ngay:- Nhưng tôi không hề phải là vợ của Vũ Bội, anh nên biết như thế. Chàng cười chua chát:- Sao, cô không phải là vợ của Vũ Bội à? Cô chớ nên lừa dối tôi, vô ích! Chính Vũ Bội đã nói rằng cô là vị hôn thê của anh ta mà. Nếu không phải thế thì tại sao cô không phủ nhận?- Tôi có nỗi khổ rất khó nói ra. Nhưng chúng ta rồi sẽ hiểu nhau. - Hiểu rõ cái gì nữa chứ?Tôi nhìn thẳng vào mặt chàng và hỏi:- Diệu Quang, anh có yêu tôi không?Chàng ngạc nhiên, đứng lặng nhìn tôi, rồi quay mình bỏ đi nơi khác. Tôi vội nắm lấy tay chàng giữ lại và hỏi tiếp:- Anh hãy trả lời cho câu hỏi của tôi đi, trả lời với sự thật của lòng anh đỉ Anh có yêu tôi không?Chàng đứng lặng thinh không đáp. Tôi cố ý đánh mạnh vào tâm lý của chàng:- Anh là người thật đáng thương. Anh đã yêu tôi, nhưng tại sao anh lại trốn tránh tôi?Nói xong câu ấy, tôi nhìn chàng đăm đăm, đợi chàng trả lời. Chàng lặng yên một lúc rất lâu, rồi khẽ gật đầu và hạ thấp giọng hỏi:- Y Sa đã nhận được thư của tôi chưa?- Nhận được rồi... Diệu Quang, tôi rất cám ơn anh đã có lòng tốt đối với tôi như vậy. Chàng nhếch nở một nụ cười buồn và chẳng nói gì. Tôi tiếp luôn:- Sau khi nhận được thư anh, tôi đã đi ngay đến tiệm bánh mì ấy để tìm anh, nhưng anh đã xin nghỉ việc rồi. Sau đó, tôi được gặp lại anh tại quán ăn ở ngoại ô, thì anh đã dùng những lời cay đắng mỉa mai tôi, tôi biết rõ điều đó lắm. Qua hôm sau, tôi đã đi một mình đến tận quán ăn ấy để tìm anh, nhưng anh lại xin nghỉ việc rồi. Lần đó, anh vẫn muốn trốn tránh tôi phải thế không?- Đúng thế. - Nhưng vì sao anh trốn tránh tôi?- Vì tôi muốn xa lánh sự đau khổ. - Thế ra tôi mang sự đau khổ đến cho anh sao?- Phải! Một khi mình đã yêu mến cái gì đó, mình đều mong muốn chiếm cho bằng được. Thế nhưng điều mình yêu mến lại không lọt vào tay mình, thì thử hỏi lòng mình có đau khổ hay không?- Nhưng tại sao anh không có can đảm nói ra rằng mình yêu thích cái đó? Có phải vì anh tự ty mặc cảm hay không?Trình Diệu Quang không phủ nhận, chàng khe khẽ gật đầu. Tôi nhấn mạnh từng tiếng:- Sự tự ty là một điều rất tai hại. Nó chẳng những làm hại cho thân mình, mà còn làm hại lây cho người khác nữa. Trình Diệu Quang ngước mặt lên nhìn tôi chăm chú và hỏi:- Y Sa nói câu đó có nghĩa như thế nào?- Có nghĩa là anh đã hại tôi. Chàng sửng sốt hỏi tới:- Y Sa nói sao?Tôi quả quyết lập lại:- Anh đã làm hại tôi. Trình Diệu Quang đặt hai tay chàng lên vai tôi và ấp úng nói:- Y Sạ Như vậy có nghĩa là.,. Y Sa, hãy nói cho nghe đi, hãy nói cho tôi biết là... Tôi đau đớn ngắt ngang lời chàng:- Tôi... tôi đã bị Vũ Bội lường gạt rồi. - Sao? Hắn đã lường gạt Y Sa?- Phải, hắn đã lường gạt tình yêu và còn lường gạt cả tiền bạc của tôi nữa. Chính vì vậy mà tôi mới phải đến nơi này để làm giáo sư gia đình. - Tôi đã biết từ trước rằng Vũ Bội là một kẻ không ra gì mà. - Rất tiếc câu nói đó của anh đã quá muộn rồi. - Nhưng nếu tôi nói ra sớm thì Y Sa chẳng đời nào chịu tin cả. Tôi nhận thấy chàng nói có lý, và bắt đầu kể lại cho chàng nghe những gì đã xảy ra cho tôi trong thời gian quạ Nhưng riêng hai chuyện tôi và Vũ Bội đã vượt quá sức tình bạn như thế nào và tôi đã có thai thì tôi chẳng hề tiết lộ cho chàng biết, vì tôi sợ chàng sẽ khinh bỉ tôi. Khi tôi kể xong, Trình Diệu Quang nhìn tôi với cái nhìn đầy thương xót. - Bây giờ thì anh còn muốn trốn tránh tôi nữa thôi?Chàng nhìn tôi một cách rất cương quyết. Tôi nói:- Tôi đã làm phiền anh nhiều rồi, vậy tôi đi đây. Trình Diệu Quang đưa đôi mắt buồn thảm nhìn tôi với vẻ thất vọng:- Y Sa không ở lại nói chuyện thêm một lúc nữa sao?- Chúng ta sẽ còn thiếu gì cơ hội để nói chuyên. Ngày mai.. ngày mốt... cũng được, chỉ cần anh đừng trốn tránh tôi là được. Chàng gượng cười:- Y Sa, tôi sẽ không còn trốn tránh Y Sa nữa đâu, vậy Y Sa hãy an tâm. Tôi mai mỉa:- Tôi sẽ mang đến cho anh những nỗi đau khổ đấy. - Đó chỉ là chuyện quá khứ. Chứ hiện tại, Y Sa chỉ mang đến cho tôi sự vui vẻ và dịu dàng mà thôi. Tôi mỉm cười sau đó Trình Diệu Quang đưa tôi ra cửa để trở lên nhà trên. Khi tôi đã đi đến cầu thang, chàng mới quay trở lại ngôi nhà gạch dành riêng cho chàng. Tôi lên giường nằm và cảm thấy vui quá đến không sao ngủ được. Tôi mơ hồ cảm thấy như mình đã đạt được cái gì đó, mặc dù sự thật tôi chẳng đạt được gì cả. Có điều là lòng tôi cảm thấy như ấm áp trở lại, không còn cô đơn trống trải như trước nữa. Qua hai hôm sau, vợ chồng chủ nhân đã lên đường đi du lịch thế giới rồi. Thế nên, ngoài những giờ dạy học cho hai đứa trẻ xong, tôi ra ngoài hoa viên để giúp Trình Diệu Quang làm việc. Tôi chẳng cần nghĩ gì đến tiền công mà chỉ nghĩ đến việc giúp đỡ Trình Diệu Quang phần nào trong công việc cắt cỏ tỉa hoa và tưới nước. Trong những lúc làm việc ấy, tôi mới phát giác ra Trình Diệu Quang chẳng phải là người làm vườn thành thạo như những người làm vườn chuyên nghiệp khác. Tôi nhớ lại trước đây, khi tôi mới quen biết Trình Diệu Quang thì chàng đang làm việc tại tiệm bánh mì. Vậy thì tại sao bỗng nhiên chàng trở thành người làm vườn như thế? Tôi không khỏi hiếu kỳ nên hỏi chàng:- Trước kia anh đã làm nghề gì?- Làm nghề buôn bán. Tôi cười nói:- Thảo nào trông anh chẳng có vẻ gì là thợ làm vườn cả. Trước đây anh đã buôn bán ở đâu?- Tại hãng buôn của cha tôi. - Cha anh là... - Trình Như Hải. Tôi ngạc nhiên và cau mày nói:- Trình Như Hải à? Vậy thì cha anh là một thương gia rất có địa vị trong xã hội. Tên tuổi của cha anh thường xuất hiện trên báo chí luôn. Thế thì tại sao anh lại... Trình Diệu Quang nói ngay:- Đó là vì tự tôi không tốt vậy. - Tại sao?- Vì tôi đã hại một cô gái. - Nhưng anh đã hại ai?- Một cô gái nghèo khổ, rất đáng thương. - Đẹp không?Trình Diệu Quang gật đầu:- Cô ta có đôi mắt long lanh, hai tròng đen tợ hai viên cẩm thạch, chiếc sống mũi dọc dừa, đôi môi mỏng đỏ tự nhiên như son... và còn có lần da trắng mịn màng. Cô tạ. cô ta trông giống như Y Sa vậy, mỗi lần nhìn thấy Y Sa là mỗi lần rung động trong lòng. Chàng nói có vẻ rất cao hứng, nhưng tôi cố ý e thẹn nói:- Chớ có ngạo tôi, tôi làm sao so sánh với cô ta được. Trình Diệu Quang nghiêm hẳn sắc mặt:- Tôi không nói dối Y Sa đâu. Lần đầu tiên mới gặp Y Sạ Tôi đã lầm tưởng Y Sa là cô tạ Nhưng, hừ, người đã chết rồi thì làm sao có thể sống lại được chứ?Tôi ngạc nhiên hỏi:- Cô ta đã chết rồi ư?- Phải, chết rồi. - Đáng tiếc thật! Tôi buột miệng nói như thế, và trong cái giây phút ấy, lòng tôi không khỏi bực tức và nhủ thầm:- Thì ra Trình Diệu Quang không thực tâm yêu tạ Chàng chỉ yêu ta là vì yêu cái hình ảnh của người con gái đã chết, do ở chỗ ta giống với người con gái đó. Nghĩ đến điều ấy, tôi càng cảm thấy khó chịu hơn nữa. Tôi nghe có tiếng Trình Diệu Quang nói:- Tôi và cô gái ấy là bạn đồng học. Tôi biết gia cảnh của cô ta không được khá, cô ta không có cha, còn mẹ cô ta đi làm vũ nữ kiếm tiền nuôi cô ta đi ăn học. Vì vậy mà cô ta rất chuyên cần. Tôi rất có hảo cảm đối với cô ta, nên thường mời cô ta đi ăn uống, đi xem phim, mua quà tặng cô ta luôn. Nói đến đây, chàng ngừng lại giây lát rồi mới tiếp:- Sau khi tốt nghiệp cấp Trung học xong, tôi không lên đại học. Tôi đi làm việc tại công ty của cha tôi. Lúc bấy giờ, cô ta yêu cầu tôi hãy cùng cô ta kết hôn, nhưng tôi không có ý định gì về chuyện ấy nên chẳng hề đáp ứng cô tạ Lý do là vì tôi lại yêu một cô gái con nhà giàu có. Tôi đã quen biết với cô gái này trong buổi khiêu vũ, cô ta không đẹp bằng cô gái nghèo khổ ấy, nhưng cô ta khéo léo chìu chuộng hơn. Vì vậy, mà tôi đã cầu hôn cô ta và cô ta sẵn sàng đáp lại. Tuy nhiên, cô ta đưa ra một điều kiện: Tôi phải đưa ra cho cô ta một trăm ngàn đồng. Không có cách nào khác hơn, tôi dành đánh cắp một trăm ngàn đồng của cha tôi mà đưa cho cô ta, rồi cùng cô ta bắt đầu sống chung với nhau. - Về sau cô ta có cùng anh kết hôn không?Trình Diệu Quang tỏ vẻ căm hận nói:- Không. Cô ta nào phải là con nhà giàu có gì, mà chỉ là một cô gái điếm thôi. Khi phát giác ra sự bí mật ấy, tôi tức giận vô cùng, vì cô ta đã lường gạt tôi. Còn cô gái nhà nghèo khổ ấy, khi đã biết được chuyện tôi ăn ở với cô gái điếm kia thì quá phẫn uất, nên uống thuốc ngủ tự tử chết. - Đó là anh hại cô ta rồi. - Tôi biết. Đó chính là lý do khiến cho nội tâm tôi hết sức đau khổ. Tôi đã hại một cô gái trong trắng thuần khiết phải chết. Tuy tôi không hề bị sự trừng trị phạt của pháp luật, nhưng tôi lại bị sự trừng phạt của lương tâm. Kể từ ngày cô ta chết đi, tôi vẫn không có một ngày nào vui sướng cả. Tôi trách chàng:- Anh đã làm một việc không có lương tâm. - Tôi công nhân điều đó. Tôi chỉ hận là mình sao không chết đi để đền cái tội lỗi của mình. - Cha của anh có phát giác ra việc anh đã đánh cắp một trăm ngàn đồng không?- Có. Tôi đã bị cha tôi thưa về tội đã thụt két và tôi đã bị ngồi tù hết một tháng. Tôi sửng sốt:- Cha anh... sao lại có thể... Trình Diệu Quang buồn rầu nói:- Điều đó cũng không có gì đáng trách, vì tôi không phải là con đẻ của ông Trình Như Hải. Sự bí mật đó tôi chẳng hề biết. Cho đến khi tôi vào tù, bà nhũ mẫu mới nói thật cho tôi biết. Theo lời bà thì tôi là một đứa con mồ côi, năm tôi lên hai tuổi thì ông Trình Như Hải đem tôi từ viện mồ côi về nhà nuôi. Về sau bà vợ của ông Trình Như Hải qua đời, ông mới cưới một bà vợ khác và bà này sinh được một đứa con trai. Kể từ ngày ấy, tôi không con được yêu thương như trước nữa và cũng không còn được chăm nom săn sóc như trước. Đứa em của tôi đi học có xe nhà đưa rước, còn tôi phải đi bộ luôn luôn. Nói đến đây, Trình Diệu Quang xúc động đến rưng rưng nước mắt. Tôi cũng nhìn chàng bằng cái nhìn xót xa thương hại cho chàng. - Khi ở tù ra - Trình Diệu Quang nói tiếp - tôi không còn mặt mũi nào để trở về nhà nữa. Thế là tôi đi tìm cô gái điếm ấy với hy vọng cô ta sẽ cho tôi mượn một ít tiền để sinh sống, nhưng tôi hoàn toàn thất vọng. Lúc bấy giờ tôi mới phát giác ra cô ta sống chung với một lão già mập mạp, đầu sói. Cô ta còn tiết lộ cho tôi biết một sự bí mật... Tôi hiếu kỳ hỏi:- Sự bí mật gì?- Cô ta nói rằng cái hoàn cảnh của cô ta rất là xáo trộn. Chính ông Trình Như Hải đã dụ cha cô ta đánh bạc, kết quả ông Trình Như Hải đã ăn bạc chiếm trọn cả gia tài của cha cô ta khiến ông này phải lao đầu xuống biển tự tử. Trong tình thế đó, cô ta phải bỏ học để đi làm điếm mà sống. Về sau, cô ta biết được tôi là con trai của ông Trình Như Hải, nên cô ta có ý định trả thù cho cha... Hừ, dù sao cũng chớ nên trách cô ta luân lạc phong trần như thế cũng là do một tay của ông Trình Như Hải tạo ra mà thôi. Tôi chua xót nói:- Nhưng anh đâu phải là con ruột của ông Trình Như Hải. Cô ta không nên trả thù anh như vậy. Ngừng lại một chút, tôi hỏi tiếp:- Thế lúc bấy giờ anh sinh sống như thế nào?- Thì đi lang thang khắp nơi. - Anh đã tìm không ra việc làm à?- Chỉ vì tôi đã thụt két ở tù mới ra, nên không một ai dám giới thiệu cho tôi đi làm cả. - Như vậy thì anh tránh sao khỏi bị đói hằng ngày?Chàng cười buồn:- Không. Tôi không bị đói. - Không à? Thật thế ư?- Thật. Tôi đã đi khắp nơi để tìm việc làm và kết quả tôi đã tìm được một công việc là theo học làm bánh mì tại một tiệm bánh mì ở gần nhà Y Sạ Ồ, công việc đó thật là khổ sở! Trời chưa sáng thì tiệm đã mở cửa rồi. Tôi ngủ chưa kịp dậy thì ông chủ đã đánh thức mình dậy. Tôi dụi mắt mấy cái, rồi nằm ngủ trở lại thì ông ta quát mắng ầm ĩ, khiến tôi phải thức luôn. Ngày nào tôi cũng bị mắng chửi và ngày nào cũng bị lôi dậy rất sớm. Trong thời gian tiệm mới mở cửa vào buổi sáng sớm, tôi cảm thấy chán nản vô cùng, không thiết sống nữa và chỉ muốn chết mà thôi... Tôi mỉm cười:- Nhưng rồi anh chẳng chết chóc gì cả. - Chỉ vì Y Sa là lý do để tôi tiếp tục sống vậy. Tôi đưa mắt nhìn Trình Diệu Quang đăm đăm. Chàng lim dim đôi mắt như cố nhớ về dĩ vãng:- Lúc bấy giờ tôi đã gặp Y Sa và âm thầm yêu Y Sạ Một hôm tôi đã làm gan mời Y Sa đi xem phim và được Y Sa nhận lời thì tôi cảm thấy vui sướng vô cùng. Nhưng, khi tôi cùng Y Sa vào ngồi trong rạp hát thì tự khắc tôi cảm thấy tự ty ngay... - Chỉ vì anh đã hại một cô gái? Chỉ vì anh là một người học làm bánh mì?Trình Diệu Quang gật đầu. Tôi mỉm cười. Chàng buồn rầu nói tiếp:- Tự ty như một bóng ma, nó cứ ám ảnh tâm hồn tôi mãi, mà tôi vẫn không sao diệt trừ được. Y Sa, tôi đã nghĩ rằng con người không nên phạm tội lỗi. Tuy người khác sẵn sàng tha thứ cho mình, nhưng còn mình thì lại không thể nào tự tha thứ được.Tôi mỉm cười. Chàng ngước mặt lên nhìn trời rồi nói:- Trời đã tối rồi, chúng ta cần phải đi nghỉ. Rất cám ơn Y Sa đã giúp tôi làm việc. - Không có gì, anh chớ bận tâm. Nếu không làm việc tiếp anh, thì buổi tối tôi cũng chẳng làm sao mà ngủ được. Chàng đưa tay nắm lấy tay tôi nói:- Y Sa hãy nhìn xem, cảnh sắc lúc mặt trời sắp lặn thật là tráng lệ. - Phải tịch dương thật đẹp, nhưng rất tiếc là đã cận hoàng hôn rồi. - Nhưng đó là thời gian đẹp đẽ nhất trong một ngày. Cũng như đời người chỉ cần có một giai đoạn huy hoàng nhất, dù giai đoạn đó là ngày hay một tuần lễ cũng đủ làm cho người ta hãnh diện lắm rồi. Tuy nhiên, cũng có những người mà suốt cuộc đời họ chẳng hề có một chút ánh sáng nào, đó là điều rất đáng buồn. Tôi lặng yên suy nghĩ và hiểu rất thắm thía lời nói của chàng. Tôi chăm chú nhìn cảnh sắc tráng lệ của buổi chiều tà. Trời thật im vắng, không có một tiếng động. Tôi quay lại nhìn chàng, thấy chàng đang đứng lặng người nhìn tôi đăm đăm như bức tượng. Tôi đã từng có nhiều kinh nghiệm khi gần gũi nam nhân, nhưng chẳng hiểu làm sao lúc bấy giờ tự nhiên tôi cảm thấy lúng túng lạ thường. Chàng đứng sau lưng tôi, đưa hai tay ra nắm lấy tay tôi và kéo tôi ngã vào lòng chàng, môi chàng nóng thổi bên tai tôi. Tôi quay người lại, để yên cho chàng hôn lên má tôi. người chàng lúc bấy giờ nóng rực tợ ngọn hỏa diêm sơn... Chàng hôn tôi một lúc lâu, rồi dìu tôi đi về phía ngôi nhà gạch của chàng... Khi đã vào đến trong nhà, chàng đưa tôi đến một góc, rồi dìu tôi ngồi xuống một chiếc ghế làm bằng tre, sau đó chàng lấy một bức họa sơn dầu ra. Đó là bức họa do chàng tự vẽ hình mình, và cũng như bức họa chàng đã vẽ hình tôi, thật là giống như khuôn và linh động như sống thực vậy. Tôi ngắm cả hai bức họa một lúc, sau đó chàng bảo tôi:- Riêng bức họa vẽ hình của Y Sa tôi tặng cho Y Sa đấy. - Cám ơn anh. Anh vẽ hình tôi rất giống, nhưng anh không thấy tôi thì làm sao anh lại vẽ giống như thế?Chàng cười nói:- Y Sa luôn luôn sống trong tâm não của tôi mà. Trong khoảng thời gian ấy, tôi sống thật là vui sướng. Ngoại trừ những giờ dạy học, tôi đều ở bên cạnh chàng cả ngày, khi thì trò chuyện với nhau, khi thì ngồi nhìn nhau mà chẳng nói một lời, hoàn toàn hưởng sự yên vui, sung sướng. Nhưng sự vui sướng đó lại không thể kéo dài mãi. Có một hôm, tôi đi Cửu Long để mua vài món đồ khi trở về biệt thự thì đã 9 giờ tối rồi, nhưng ở phòng khách hãy còn có ánh đèn. Tôi vừa mở cửa bước vào phòng khách thì thấy Trình Diệu Quang đang ngồi nói chuyện cùng một người đàn bà trạc 29 tuổi. Tôi không khỏi ngạc nhiên đứng thừ người ra thì Trình Diệu Quang lập tức đứng dậy và đưa tay ra giới thiệu:- Cô đây là tiểu thơ Điền Tích Xuân, em gái của nữ chủ nhân của chúng ta. Tôi mỉm cười và đưa tay bắt tay cô ta. Tiếp theo đó, Trình Diệu Quang lại giới thiệu:- Điền tiểu thơ, còn cô đây là Y Sa tiểu thơ, nữ giáo sư của Tôn ny. - Rất hân hạnh! Điền Tích Xuân tươi cười nói. - Xin lỗi - Tôi nói - Hai người hãy tiếp tục nói chuyện, tôi cần phải mang các món đồ này vào trong phòng một phút. Điền Tích Xuân gật đầu và mỉm cười, nụ cười thật xinh đẹp, quyến rũ. Tôi đi vào trong phòng mà lòng tôi không khỏi có cảm giác lạ thường. Tôi cất vội mấy món đồ, rồi trở xuống phòng khách, bỗng tôi nghe có tiếng hai người cười lên ha hả. Vì vậy mà tôi đâm ra do dự, không muốn đi xuống lầu nữa. Nhưng giữa lúc ấy, tôi chợt nghe có tiếng Trình Diệu Quang gọi to:- Y Sa, hãy mau xuống dưới này nói chuyện chơi đi!Tôi bất giác giật mình, tự hỏi:- Tại sao Trình Diệu Quang lại biết được mình đang đứng tại cầu thang?Lại có tiếng Trình Diệu Quang thôi thúc:- Bộ mắc cở hả? Tôi đã nhìn thấy bóng Y Sa rồi đó. Tôi tự nhủ:- Nguy rồi! Thì ra anh ấy đã nhìn thấy cái bóng của mình. Tôi liền đi thẳng ra phòng khách và ngồi xuống ghế sa lông thì hai người có vẻ khách sáo với nhau thấy rõ. Tôi phá tan sự im lặng bằng câu hỏi:- Chẳng hay Điền tiểu thơ làm việc ở đâu?- Tôi làm kế toán tại một hãng buôn ở Cửu Long. - Sao cô lại rảnh rỗi như thế này?- Vì tôi đã xin nghỉ việc nửa tháng. - Cô có tính đi đâu để giải trí chăng?Điền Tích Xuân ngập ngừng một lúc mới trả lời:- Điều đó thì... tôi chưa có quyết định. Tôi vốn không thích giao tế thù tạc rộng, cũng không có quen biết bạn bè nhiều... Nói đến đây, cô ta đưa mắt nhìn Trình Diệu Quang một cái, nhưng Trình Diệu Quang không có một phản ứng nào. Điền Tích Xuân đưa tay chỉ Trình Diệu Quang và nói:- Tôi muốn nhờ anh Diệu Quang vẽ cho tôi một bức họa. Tôi cũng đưa mắt nhìn Trình Diệu Quang và nói:- Nhất định là anh ấy vẽ được rồi. Trình Diệu Quang đã nghe lọt được cái ý vị đố kỵ trong câu của tôi nên chàng liếc mắt nhìn tôi, rồi mỉm cười nói với Điền Tích Xuân:- Điền tiểu thơ muốn như vậy thì tôi chẳng dám chối từ. Điền Tích Xuân thích thú đặt tay lên đầu gối Trình Diệu Quang mà lắc lắc mấy cái và nói:- Đại học gia, đến chừng nào thì có thể bắt đầu vẽ được?- Ngày mai! Trình Diệu Quang có vẻ ngượng nên vừa nói vừa đưa mắt nhìn tôi như ngầm yêu cầu tôi hãy tha thứ cho chàng. Tôi khẽ gật đầu với chàng như ngầm nói:- Tôi hiểu cái ý của anh lắm, đó chẳng qua là Điền tiểu thơ quá nhiệt tình mà thôi. Ngồi nơi ấy một lúc, tôi cáo từ hai người để lên lầu. Nhưng Điền Tích Xuân vẫn không chịu rời Trình Diệu Quang. Khi tôi vào trong phòng rồi mà vẫn còn nghe một người rù rì nói chuyện mãi. Tôi bèn lên lén đến cạnh cầu thang và đưa mắt nhìn xuống thì thấy hai người kéo ghế sa lông lại gần nhau ngồi nói chuyện, tuy không có động tác nào vượt qua mức thân mật, nhưng tôi vẫn không làm sao an tâm để đi ngủ được. Tôi cứ ngồi nơi cầu thang mà lên lén nhìn họ, trong lòng đầy ghen tức. Độ chừng nửa tiếng đồng hồ sau, có tiếng Trình Diệu Quang nói:- Tôi đã mệt rồi, ngày mai chúng ta sẽ nói chuyện tiếp. Bấy giờ hai người mới chia tay nhau. Điền Tích Xuân chào Trình Diệu Quang, rồi bỏ đi lên lầu. Tôi sợ cô ta trông thấy mình, nên vội vàng bỏ đi nhanh vào phòng.