XI
Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1725, ngày 24 tháng Tám 1870

Mặc dầu tất cả những chi tiết của ba trận chiến đấu kinh khủng được tiến hành trong tuần lễ qua chung quanh Mét-xơ còn chưa rõ, chúng ta vẫn có đủ tin tức để giờ đây dựng lên một bức tranh rõ ràng về những gì đã xảy ra trong thực tế.
Người Đức đã mở đầu trận đánh ngày 14 tháng Tám, ngày chủ nhật, nhằm mục đích chặn cuộc rút lui của quân Pháp về Véc-đen. Người ta đã ghi nhận rằng chiều ngày chủ nhật, những tàn quân của quân đoàn Phrốt-xa đã vượt sông Mô-den đi về phía Lông-gơ-vin; những dấu hiệu di chuyển cũng nhận thấy ở các đơn vị đóng trại ở phía đông Mét-xơ. Quân đoàn 1 (Đông Phổ) và quân đoàn 7 (Ve-xtơ-pha-li và Han-nô-vơ) nhận được lệnh tấn công. Họ đã truy kích quân Pháp cho đến khi bản thân họ bị rơi vào vùng hỏa lực của các pháo đài; nhưng quân Pháp đoán trước cuộc vận động đó, đã tập trung sẵn những lực lượng lớn tại những vị trí che khuất ở thung lũng sông Mô-den và ở trong một khe hẹp theo đó một con suối nhỏ chảy từ đông sang tây vào sông Mô-den tại phía bắc thành phố Mét-xơ. Khối đông quân đội đó bất ngờ đánh vào sườn bên phải của quân Đức đã bị tổn thất do hỏa lực của các pháo đài, và như người ta đã thông báo, họ đã đánh bật quân Đức lùi tán loạn về phía sau. Sau đó, chắc chắn là quân Pháp lại rút đi, vì người ta được biết rõ là quân Đức đã chiếm giữ phần chiến trường nằm ở ngoài tầm hỏa lực của các pháo đài, và chi sau rạng đông họ mới quay trở lại những nơi trú quân của họ trước đây. Chúng tôi biết được điều đó qua những bức thư riêng của những người đã tham dự trận đánh, cũng như qua bức thư đăng hôm thứ hai trên tờ "Manchester Guardian"[38] của một thông tín viên từ Mét-xơ, ông này đã có mặt tại chiến trường sáng ngày thứ hai và phát hiện ra rằng nó đã bị quân Phổ chiếm, họ đang chữa chạy cho những binh lính Pháp bị thương vẫn nằm lại đấy. Trên một ý nghĩa nào đó cả hai phía đều có thể khẳng định rằng họ đã đạt những mục tiêu mà họ đề ra trong trận đó: quân Pháp đã nhử được quân Đức vào bẫy và quân Đức đã chịu những tổn thất nặng nề; còn quân Đức thì đã kìm được cuộc rút lui của quân Pháp cho đến khi hoàng thân Phri-đrích-Các-lơ đến được cái tuyến mà cuộc rút lui phải thực hiện theo hướng đó. Về phía người Đức, tham gia trận chiến đấu có 2 quân đoàn, hay 4 sư đoàn; về phía người Pháp có các quân đoàn của Dơ-canh, La-đmi-rô và một bộ phận của đội cận vệ, nghĩa là trên 7 sư đoàn. Như vậy, trong trận này quân Pháp có ưu thế lớn về số lượng. Người ta cũng nói rằng, những vị trí của quân Pháp được tăng cường thêm nhiều bằng những lỗ châu mai và những chiến hào, và từ trong những lỗ châu mai và những chiến hào đó họ đã bắn ra với một thái độ bình tĩnh hơn thường lệ.
Đến thứ ba, ngày 16 thảng Tám, cuộc rút lui của đạo quân Ranh về Véc-đen nhìn chung vẫn còn chưa bắt đầu. Đúng vào thời gian đó, những đơn vị tiền tiêu của hoàng thân Phri-đrích-các-lơ- quân đoàn 3 (của Bran-đen-buốc)- đã đến được vùng ngoại Ô của Mác-xơ-la-tu-rơ. Họ liền lập tức tấn công quân Pháp và đã kìm chân quân Pháp lại trong 6 tiếng đồng hồ. Sau đó, được tăng cường thêm quân đoàn 10 (của Han-nô-vơ và Ve-xtơ-pha-li và một bộ phận các đơn vị thuộc quân đoàn 8 (của tỉnh Ranh) và quân đoàn 9 (của Slê-dơ-vích Hôn-stai-nơ và Mếch-clen-buốc), họ không những đã giữ được vị trí của họ, mà còn đẩy lùi quân địch, chiếm được 2 lá cờ có mang hình chim đại bàng, 7 đại bác và bắt hơn hai ngàn tù binh. Những đơn vi chống lại họ gồm có những quân đoàn của Dơ-canh, La-đmi-rô, Phrốt-xa và ít ra cũng có một phần quân đoàn Can-rô-béc (từ Sa-lôn đến Mét-xơ trong những ngày cuối, khi con đường sắt đi qua Phru-ác còn chưa bị chiếm), cũng như của đội cận vệ, tổng cộng từ 14 đến 15 sư đoàn. Như vậy, chống lại 8 sư đoàn của Đức một lần nữa lại là những lực lượng chiếm ưu thế về mặt số lượng, ngay cả trong trường hợp không phải tất cả các đơn vị của Ba-den đều tham dự vào trận này- và chắc hẳn là như vậy. Cần phải lưu ý đến điều đó, vì những bản tin của Pháp vẫn tiếp tục giải thích mọi sự thất bại bằng ưu thế thường xuyên của quân địch về mặt số lượng. Cuộc rút lui của quân Pháp đã thật sự bị chặn đứng: người ta có thể thấy rõ điều đó qua sự kiện là bản thân họ đang nói đến những trận chiến đấu chặn hậu diễn ra ngày 17 tại Gra-vơ-lốt, quá năm dặm ở đằng sau những vị trí mà họ chiếm lĩnh ngày 16. Đồng thời cái sự kiện là trong ngày thứ ba quân Đức chỉ có thể tấn công với 4 quân đoàn, chứng tỏ rằng thắng lợi mà họ đã đạt được không phải là hoàn toàn. Đại úy Giăng-giô, ngày 17 từ Bri-e đến Công-phlăng, đã phát hiện thấy ở đấy 2 trung đoàn kỵ binh của đội cận vệ Pháp hoàn toàn mất tinh thần và bỏ chạy vì chỉ một tiếng kêu: quân Phổ đến?". Điều đó chứng minh rằng mặc dầu có thể là tối ngày 16, con đường đi qua Ê-ten chưa bị quân Đức chiếm thật sự, nhưng họ đã ở gần đến mức không thể nào rút lui theo con đường đó mà không xảy ra một trận chiến đấu mới. Nhưng Ba-den hình như đã thôi không còn nghĩ gì về việc đó nữa, vì ông ta đóng lại ở một vị trí rất mạnh gần Gra-vơ-lốt, và ở đấy ông ta chờ cuộc tấn công của quân Đức, diễn ra vào ngày 18.
Cao nguyên trên đó có con đường đi từ Mác-xơ-la-tu-rơ qua Gra-vơ-lất đến Mét-xơ, bị cắt ngang bởi một loạt khe sâu do những con suối chảy từ bắc xuống nam vào sông Mô-den tạo thành. Một trong những khe đó nằm ngay trước Gra-vơ-lốt (phía tây thành phố này hai khe khác chạy song song ở phía sau khe thứ nhất. Mỗi khe tạo thành một vị trí phòng ngự mạnh, và tất cả những khe ấy còn được tăng cường thêm những công sự bằng đất, cũng như những chiến lũy và những lỗ châu mai xây trong sân các trang trại và các làng mạc nằm ở những điểm quan trọng về mặt chiến thuật. Đón đánh địch tại vị trí bố phòng mạnh mẽ đó, để cho địch bị gãy cổ ở đấy, cuối cùng, đánh bật nó lại đằng sau bằng một "retour offensif"[1°] mạnh mẽ, và bằng cách đó, quét sạch con đường đi đến Véc-đen- rõ ràng đó là hy vọng duy nhất còn lại của Ba-den. Nhưng cuộc tấn công đã được tiến hành với những lực lượng mạnh và với một sự kiên quyết cao đến mức kẻ địch chiếm được hết vị trí này đến vị trí khác, và đạo quân Ranh đã bị đánh hất trở lại về trong tầm yểm hộ của các đại bác của Mét-xơ. Hoạt động chống lại 14 hay 15 sư đoàn Pháp trên thực tế có 12 sư đoàn Đức và còn 4 sư đoàn nữa làm dự bị. Số lượng quân đội tham dự trận đánh về phía hai bên hầu như ngang nhau. Xét về toàn bộ thì người Đức có một ưu thế nào đó, bởi vì 4 trong 6 quân đoàn hầu như chưa được đụng tới; nhưng ưu thế ít ỏi đó về số lượng quyết không thể bù lại được sức mạnh của các vị trí của quân Pháp.
Công luận Pháp vẫn chưa chịu nhận thức rằng Ba-den và quân đội của ông ta trên thực tế đã rơi vào một hoàn cảnh rất giồng với hoàn cảnh mà tướng Bô-na-pác-tơ đã đẩy Vuốc-mơ-de-rơ vào ờ Măng-tu năm 1796, và đẩy Mác vào Un-mơ năm 1805[39]. Đạo quân Ranh xuất chúng, hy vọng và thành trì của nước Pháp, sau hai tuần lễ chiến dịch đã bị đặt trước một sự lựa chọn: hoặc cố chọc thủng trận tuyến của địch trong những điều kiện cực kỳ nguy hiểm, hoặc đầu hàng,- điều đó quả đã vượt ra ngoài giới hạn mà người Pháp có thể tin được. Họ đang tìm đủ mọi cách giải thích. Theo ý kiến một số người thì có thể là Ba-den tự hy sinh để tranh thủ thời gian cho Mác-ma-hông và Pa-ri. Trong khi Ba-den cầm chân hai trong số 3 đạo quân Đức tại Mét-xơ, Pa-ri có thể tổ chức sự phòng thủ của mình, còn Mác-ma-hông thì sẽ có thời giờ để lập một đạo quân mới. Do đó, Ba-den tiếp tục ở lại Mét-xơ không phải vì ông ta không còn có cách gì khác nữa, mà là do lợi ích của nước Pháp đòi hỏi. Nhưng thử hỏi, vậy thì những thành phần của đạo quân mới của Mác-ma-hông ở đâu? Quân đoàn của bản thân ông ta, giờ đây nhiều lắm cũng chỉ gồm 15.000 người; những tàn quân của Đơ Phai-i, bị hỗn loạn và tan tác do một cuộc rút lui dài theo một con đường vòng quanh,- người ta nói rằng ông ta đến Vi-tơ-ri-lơ - Phrăng-xoa với vẻn vẹn 7.000 hay 8.000 người; có thể có một trong những sư đoàn của Can-rô-béc; 2 sư đoàn của Phe-lích Đu-ê, mà hình như không ai biết là nằm ở đâu, - tất cả khoảng 40 000 người, gồm cả lính thủy đánh bộ nằm trong đạo quân viễn chinh Ban-tích mà người ta đã dự tính sẽ lập ra. Trong số đó có tất cả những tiểu đoàn và những phân đội kỵ binh nằm ở ngoài Mét-xơ, còn sót lại trong số quân đội trước đây của nước Pháp. Các tiểu đoàn thứ tư có thể nhập vào số trên đây. Những tiểu đoàn này hình như giờ đây đang đến Pa-ri với một số lượng khá lớn, nhưng được bổ sung phần lớn bằng lính mới. Tổng số quân của những đơn vị đó có thể tới khoảng 130.000- 150.000 người; nhưng, về mặt chất lượng, không thể nào so sánh đạo quân mới này với đạo quân Ranh cũ được. Những trung đoàn cũ, gộp vào trong đạo quân mới ấy, chắc đã mất tinh thần rất mạnh. Những tiểu đoàn mới, thành lập một cách cập rập, gồm nhiều lính mới và không thể được bổ sung bằng những sĩ quan giỏi như đạo quân cũ. Tỷ trọng của kỵ binh và pháo binh hình như không lớn lắm; đại bộ phận kỵ binh nằm ở Mét-xơ, còn những dự trữ cần thiết để trang bị cho những đại đội pháo binh mới, yên cương, v.v. trong một loạt trường hợp hình như chỉ tồn tại trên giấy. Giăng-giô dẫn ra một trong những ví dụ đó trên tờ báo "Temps" số ngày chủ nhật. Còn về đội cảnh vệ lưu động, sau khi được điều từ Sa-lôn trở lại Xanh-mô-rơ gần Pa-ri, thì nó hình như hoàn toàn bị phân tán do thiếu lương thực. Và để tranh thủ thời gian cho những đơn vị như thế, nước Pháp phải hy sinh toàn bộ đạo quân ưu tú nhất của mình. Và thật vậy, đạo quân đó đã bị hy sinh, nếu qủa thật nó bị vây hãm ở Mét-xơ. Nếu như Ba-den cố tình đặt đạo quân của mình vào trong hoàn cảnh hiện nay. thì ông ta đã phạm một sai lầm mà so với nó thì tất cả những sai lầm trước đây, phạm phải trong thời gian cuộc chiến tranh này, đều không có nghĩa lý gì cả. Còn về những lời đồn về cuộc rút lui của Ba-den khỏi Mét-xơ và về việc ông ta đã hội nhập được với Mác-ma-hông ở Mông-mê-đi, do tờ báo "Standard"[40] tung ra hôm qua, thì sáng hôm nay tác giả của một bài bình luận quân sự, cũng đăng trên tờ báo đó, đã bác bỏ một cách khá thuyết phục. Dù một số đơn vị trong đạo quân của Ba-den có thoát được lên phía bắc sau những trận chiến đấu cách đây không lâu ở gần Mác-xơ-la-tu-rơ hay trong thời gian những trận đó đi nữa thì đại bộ phận của đạo quân của ông ta vẫn còn bị khóa chặt Ô Mét-xơ.
-----------------
Chú thích
[1°]. cuộc phản công hất ngờ. đòn phản kích