nh Cơ ạ…- Gì kia?- Gần đến ngày từ giã nơi này, lòng anh cảm thấy làm sao?- Lòng tôi ấy à?- Phải! Và xin anh nói thực cho tôi nghe.- Thì tất nhiên là tôi nói thực.- Ừ, thế anh nói đi!- Tôi thì tôi sung sướng lắm! Nhưng anh có dám chắc chúng ta sẽ trốn thoát không đã?- Tôi xin cam đoan với anh như thế!- Có chóng không?- Chỉ nay hay mai là cùng.- Trời ôi, thế thì tôi sướng quá anh ạ. Thực là bằng người đi đầy mà bỗng được tha!- Anh thực thà vui đến thế ư?- Anh cứ trông vẻ mặt tôi đây thì biết chứ còn phải hỏi gì nữa!- Thế thì anh vô tình thực!- Sao anh lại bảo tôi vô tình?- Anh cứ nghĩ xem.- Cần gì phải nghĩ, nhất nhật lại tù thiên thu tại ngoại; ở đây tức là bị tù rồi. Nay nếu được thoát ra khỏi tù thì tôi vui là sự thường!- Đã đành thế, nhưng giữa khi vui anh không nghĩ chi nữa ư?- Không.- Anh không nghĩ đến cái đêm hai ta nhỡ độ đường và rất có thể bị nguy đến tính mệnh thì gia đình này đã đón tiếp ta rất trọng thể…- Ồ, đó chỉ là một cái bãy!- Anh đừng nói thế!- Anh bênh à?- Không phải tôi bênh…- Thế thì anh phải nhận rằng sự tử tế của họ chỉ là giáo đầu cho một mưu bắt cóc.- Không phải họ bắt cóc mình đâu!- Không phải bắt cóc à!- Ừ.- Giam lỏng người ta lại như hai thằng tù, không cho người ta về, cũng không cho người ta đi đâu mà còn không phải là bắt cóc thì là gì?- Người ta làm thế với một mục đích cầu lợi thì mới gọi là bắt cóc.- Chứ lại không cần lợi à? Được thêm người lại còn không lợi!- Hừ! Anh nói thế nghĩa là anh tự đánh giá anh một cách quá đáng vậy.- Anh giảng cho tôi nghe…- Anh phải biết rằng nếu người ta có thêm được hai con vật, ví dụ như hai con lợn, hai con trâu chẳng hạn…- Anh cho rằng chúng ta không giá trị bằng hai con súc vật?- Anh hãy nghê tôi nói…- Muốn gì thì gì chứ anh nói thế là tôi nhất định không chịu…- Ví dụ người ta bắt được hai con lợn hoặc hai con trâu là những vật sẽ quen và cứ ở mãi với người ta để rồi làm lợi cho người ta thì nói rằng người ta có lợi mới đúng. Đằng này, chúng ta là hai thằng người! Họ có thể nhốt ta vào cũi sắt, có thể rinh từng cử chỉ của chúng ta mà vẫn không thể sao làm chủ được ý nghĩ của chúng ta. Một năm, hai ba mươi năm, ta có thể vẫn không quen và hễ có dịp là ta vẫn có thể trốn như thường…- Họ chẳng đã nghĩ ra hết cáh để làm cho ta hết đường trốn đấy ư?Tôi mỉm cười:- Các cách ấy ăn thua gì! Chứng cớ là ta sắp trốn đến nơi… Ấy thế mà trong khi ta ở đây, họ phải nuôi ta, chiều chuộng ta, mất con gái cho ta, vậy mà anh bảo họ lợi ư?Cơ im lặng.- Chẳng qua tục lệ của họ như thế…- Tục lệ gì lại có cái tục lệ vô lý như vậy!- Tục lệ thường thường là vô lý. Anh xem ngay như những tục lệ của người mình thì rõ. Vậy, chẳng qua vì tục lệ họ phải làm thế để cầu rể cho con họ mà thôi…- Thế sao lại đào hố, lại phục người, lại bắt thề?- Đó là những cách quyền nghi lúc đầu mà thôi. Biết đâu mai kia, khi mình đã có con, đã chịu ở, họ sẽ chẳng để mặc cho mình được tự do…- Dù thế, tôi cũng không thể già đời ở đây để chờ cái ngày tự do mà chẳng có gì hứa hẹn cho cả!- Đã đành thế, đã đành chúng ta không thể chờ lâu được và chính bởi vậy tôi mới sửa soạn cùng anh trốn đi…- Vậy còn nghĩ vẩn vơ làm gì?- Anh tính tục ngữ đã nói: một đêm nằm một năm ở và một ngày nên nghĩa chuyến đò nên quen, chúng ta dù sao cũng không nên nói vứt cả đi như thế.Cơ im lặng,- Nhất là khi tôi nghĩ đến hai người vợ chúng ta…Cơ mỉm cười:Tôi tức mình gắt:- Anh đừng cười!...- Thì anh cứ nói đi.- Anh nên nhớ rằng đây là một câu chuyện tâm sự của tôi. Nếu anh cười cợt thì tôi nhất định không nói nữa…Cơ cảm thấy sự nghiêm trọng ở trong câu nói của tôi nên sắc mặt anh cũng nghiêm ngay lại…- Thế thì anh cứ nói.- Tôi thương nhà tôi lắm, anh ạ. Dù sao cũng đã là vợ chồng với nhau… Nhất là nay y nhà tôi lại thai nghén. Giá không gần đến ngày tết, tôi cần phải về kẻo cha mẹ tôi mong thì tôi nhất định ở đây đến khi nào nhà tôi đã mẹ tròn con vuông rồi, nhiên hậu có đi đâu tôi mới đi.- Anh nghĩ thế cũng phải nhưng…- Ta đừng nên đồ vì một lẽ gì cả; ta hãy thử để cho lòng ta cảm động thấm thía…Câu nói của tôi làm cho nét mặt trân trố của Cơ phải dịu hẳn xuống.Anh buông một tiếng thở dài.Và tôi, tôi chắc anh cũng đương nghĩ đến vợ của anh.- Tôi chắc anh cũng đồng ý với tôi rằng trong cái sự đáng buồn này, hai người con gái kia chỉ là những kẻ vô tội.- Phải!- Họ không dự một phần nào trong cái tức giận của ta, ấy là nói sự tức giận ấy chính đáng hẳn mười mươi.- Đồng ý!- Họ bị hi sinh, anh ạ! Thực là hai vật hi sinh trên bàn thờ Hủ Tục. Ấy thế mà họ cũng lại đã yêu ta, đã vui lòng hầu hạ ta, đã sắp có con với ta…Cơ chép miệng:- Thực là rắc rối!- Sau khi ta đi rồi, họ khỏi sao sẽ chẳng bị hổ thẹn: có thế nào chồng mới chê chứ! Ấy sẽ là câu mỉa mai chắc chắn mà họ sẽ nhận được của chị em bè bạn trong hang động này. Lòng tự ái của họ sẽ bị đau đớn biết chừng nào! Anh Cơ, anh có hiểu, đối với đàn bà, lòng tự ái nó ra làm sao không?- Chắc hẳn là một cái gì ghê lắm!- Chính thế! Một người đàn bà có thể rất hèn nhát, có thể không dám hi sinh cho một mối tình dù là thiêng liêng nhất, ấy chính người đàn bà ấy lại rất sẵn sàng chết khi lòng tự ái của mình bị xâm phạm.Vậy thì, sau khi hai anh em ta đã trốn đi rồi, vợ chúng ta khỏi sao chẳng sẽ chết vì bị xấu hổ! Ấy là tôi mới nói đến có một sự tự ái mà thôi.Ngoài nó ra, còn nào thương, nào nhớ, vì đàn bà bao giờ cũng giàu tình cảm hơn đàn ông. Họ khi ra khi vào khỏi sao không tưởng tượng đến bóng dáng, đến lời ăn tiếng nói của người chồng mà khi lấy, họ những tưởng trăm năm có thể cùng nhau sống gửi thịt chết gửi xương, cùng nhau ngâm khúc bạch đầu!Cơ lắc đầu:- Nghe anh nói, buồn buồn là!- Hẳn đi chứ!- Thôi, anh đừng nói nữa kẻo chúng mình không khéo lại thiếu can đảm chưa biết chừng…- Nói nhẫn tâm thì đúng hơn!- Có lẽ!- Gì chứ nhẫn tâm thì bọn mình sẽ bắt buộc phải có đủ, anh đừng lo!- Cuộc đời vô lý thực…- Ấy chính thế đấy anh Cơ… Cái ngày biệt li càng gần, lòng tôi càng nao nao. Tôi buồn lắm. Nhất là những lúc đêm khuya, vợ chồng gần gụi nhau, tôi lắm lúc muốn kêu to sự phản bội của tôi cho vợ tôi nó biết.Cơ cười gượng:- Gì chứ cái ấy thì đệ van huynh!- Tôi đau đớn đến xé ruột anh ạ. Giá nó ranh mãnh, biết ngờ vực một chút, có lẽ tôi không ân hận nhiều đến thế. Đằng này nó ngây thơ quá, chẳng chờ đợi gì, chẳng nghi ngờ gì, cứ tin cậy ở chồng, cứ vui cười như một đứa trẻ thơ!...Anh thử tính xem: lừa dối một người như thế, nhất là người ấy lại là vợ mình thì có hèn không?- Làm thế nào được? Anh còn mẹ già, cha già…- Thế mới chết! Thực là đi cũng dở mà ở cũng dở, tiến thoái lưỡng nan!Cơ bỗng vỗ đùi đánh đét một cái:- A! Tôi nghĩ ra được một kế…- Một kế?- Phải, một diệu kế!...- Anh nói tôi nghe.- Anh thử đoán xem.- Ta không trốn, chúng ta xin phép bố vợ về thăm nhà rồi qua giêng lại lên chứ gì!- Còn xa lắm! Vả lại ai tin…- Người ta cũng có thể tin.- Vì sao?- Vì tôi sắp có con.- Chắc gì!- Nếu mình nói rất thành thực?- Không được. Chẳng những thế mà thôi, nếu nhỡ họ đâm nghi thì dự định của mình lại càng thêm khó thi hành…- Thế thì tôi chịu!Cơ rung đùi đắc chí:- Hừ! Thế mới biết!... Xưa nay anh vẫn cứ coi thường tôi mãi…- Không phải tôi dám…- Thôi, đừng có chối nữa.- Ừ thì tôi nhận.- Có thế chứ! Nhưng anh phải biết rằng voi không đẻ chứ đẻ tất phải lớn!- Đấy thì voi thử đẻ xem nào…- Chúng ta cứ đánh liều…- Một kế hay mà anh bắt đầu bằng cái cứ đánh liều là tôi đã thấy có chỗ hỏng.- À quên! Chúng ta thử…- Thử, cũng không chắc!- Ôi chà, anh rắc rối lắm! Thì chúng ta cứ nói thực cái mưu định đi trốn của chúng ta…- Nói với ai?- Nói với vợ chúng ta.- Sao nữa?- Bảo họ hãy theo ta cùng về dưới xuôi một thể; rồi sau này lúc nào muốn về thăm nhà cũng được…Tôi lắc đầu:- Kế của anh có ba chỗ hỏng to bằng ba con bò.- Anh chỉ nói khoác!- Nó làm tôi thất vọng quá.- Anh thử nói ba chỗ hỏng xem nào?- Tự anh mà không nhận ra hay sao!- Không.- Thế thì xoàng…- Tôi nhận là tôi xoàng.- Hẳn đi chứ!- Anh hãy nói tôi nghe.- Này nhé, một là nếu mình nói hở cho đàn bà biết, mưu trốn của mình rất có thể bại lộ ngay ra tức khắc.- Họ yêu mình, khi nào nỡ phản mình!- Chẳng cần họ phản.- Thế thì bại lộ sao được!- Anh tưởng họ có thể nhận một điều hệ trọng như thế mà cứ thản nhiên được hay sao? Tôi cho chỉ trong nháy mắt, vẻ mặt và cử chỉ của họ sẽ kể rõ tất cả với cha anh họ. Và một khi các người này đã bắt đầu ngờ và phòng bị thì bọn mình đừng hòng trốn mà nhỡ…- Còn điều hỏng thứ hai?- Hãy ví dụ như vợ chúng ta không phản chúng ta, lại ví dụ họ có thể giấu giếm mưu mô không tiết lộ ra ngoài rồi cả bốn đưa cùng trốn…- Ừ…- Nhưng anh nên nhớ rằng cuộc đi trốn này tức là đem tính mệnh đánh một tiếng bạc với may rủi đấy. Mình có thể liều chứ mình nỡ nào bắt họ cùng mạo hiểm với mình.- Một khi đã kín…- Được thế hay lắm nhưng ngộ không được thế có phải mình sẽ chết mà họ cũng bị chết lây không…- Chịu.- Còn điều thứ ba thì giản dị lắm!- Thế nào mà lại giản dị?- Mình đã không muốn xa cha mẹ, xa quê hương thì mình chớ nên ép người ta phải xa cha mẹ xa quê hương người ta.- Đàn bà lấy chồng phải theo chồng chứ.- Đấy là một chuyện khác, Đằng này họ theo mình tức là phản bội lại cha mẹ, gia đình, tục lệ, nòi giống họ.- Cái giống hủ lậu ấy mới báu làm sao!- Anh không nên nói như vậy!- Thế, kết luận, anh định sao?- Đêm hôm nay…Cơ run giọng:- Thật à?- Phải!- Ồ!- Nhưng, lúc ăn cơm chiều hôm nay, anh phải nhớ làm đúng như lời tôi đã dặn nhé.- Tất nhiên!