Cô chờ đợi gần như bình thản vì cô tin chắc rằng không thể xảy ra chuyện gì được. Những điều cô học hỏi được xưa nay chỉ là để nhằm chờ đợi những kết thúc có hậu: đối với thế hệ các cô, nghi ngờ thắng lợi cũng gần như ngang bằng với phản bội. Tất nhiên cô cũng thường cảm thấy sợ hãi và thiếu tin tưởng, nhưng tron thâm tâm cô niềm tin vào một kết cục thuận chiều bao giờ cũng mạnh hơn hiện cảnh.Rita nghe ngóng và chờ đợi như thế mà Vaxkốp vẫn xuất hiện đột ngột và lặng lẽ, chỉ thấy mấy ngọn lá thông rung động mà thôi. Anh im lặng xách súng, gật đầu gọi cô rồi lẩn vào bụi. Đến sau mấy khe đá anh mới dừng lại.- Cô là một chiến sĩ tồi, đồng chí Ôxianina ạ. Một chiến sĩ vô dụng.Anh nói không có vẻ giận dữ, mà ra chiều lo âu làm Rita mỉm cười:- Sao lại thế?- Cô cứ ngồi chềnh ềnh ra trên gốc cây này như gà mái ấp trứng. Lệnh của tôi là phải nằm cơ mà.- Nằm ướt lắm, anh Vaxkốp ạ.- Ướt lắm… - chuẩn uý nhắc lại, không hài lòng – Phúc cho cô là chúng nó đang uống cà phê, chứ không thì chúng xé xác cô ra.- Nghĩa là anh đã đoán ra rồi à?- Tôi không phải thầy số, Ôxianina ạ. Mười thằng đang ăn, tôi nhìn thấy rõ. Hai thằng cảnh giới tôi cũng nhìn thấy. Những thằng còn lại chắc đi trinh sát các hướng. Có lẽ chúng định ở đây lâu vì thấy chúng đốt lửa hong bít tất. Lúc này rất thuận lợi cho ta chuỷên vị trí. Tôi sẽ nằm đây nghe ngóng, còn cô, Rita, cô về gọi chị em ra đây. Bí mật đấy. Cấm không được để lộ một tiếng.- Em hiểu.- À, tôi có gói thuốc lá đang phơi đằng ấy, cô lấy cho nhé, cả mấy thứ đồ đạc nữa.- Em sẽ lấy, anh Phêđo Epgraphôvích ạ.Trong lúc Ôxianina chạy đi gọi bạn, Vaxkốp bò đi thám thính các mô đá xa gần. Anh quan sát, nghe ngóng, đánh hơi mọi chỗ, nhưng không đâu thấy một tên Đức nào hoặc một dấu hiệu nào của Đức cả, chuẩn uý thấy vui lên một chút. Theo cách tính của anh thì giờ Lida Brichkina đã sắp đến, sắp báo cáo, và một vòng lưới vô hình sắp vấn vít xung quanh bọn giặc. Chỉ tối này thôi, cùng lắm là sáng mai viện binh sẽ tới, anh sẽ để viện binh truy kích bọn giặc…,còn anh sẽ dẫn chị em ra sau núi đá. Phải ra xa để chị em khỏi phải nghe những tiếng chửi tục. Ở đây không đánh nhau giáp lá cà là không được.Bây giờ từ xa anh lại nhận ra các chiến sĩ của anh. Họ không gây ra một tiếng động, không va chạm vào đâu, không thầm thì với nhau, ấy thế mà cách xa một cây số anh đã biết chính xác rằng họ đang lại, cũng không phải vì họ thở hổn hển sau khúc đường vất vả, cũng không phải vì mùi nước hoa của họ bay lan về phía trước, mà chỉ vì Vaxkốp thầm vui trong lòng bởi trong bọn giặc không có thằng nào có thể coi là thợ săn chính hiệu cả.Buồn quá, anh muốn hút một điếu thuốc, bởi vì đã gần ba tiếng đồng hồ anh lần mò khắp rừng núi, mà cũng vì quá mê mải nên mới để quên túi thuốc ở chỗ mấy cô. Lúc gặp họ anh dặn ngay là phải giữ im lặng và hỏi đến túi thuốc. Ôxianina vung tay:- em quên mất rồi, anh Phêđo thân yêu ơi, em quên mất rồi!…Chuẩn uý cạc ằng ặc: trời ơi, cô em, cánh đàn bà các cô giá là đàn ông có phải dễ bao nhiêu không: anh sẽ chửi thề một câu rồi bắt khôn hồn thì quay lại lấy ngay túi thuốc ấy. Đằng này anh phải cố nặn một nụ cười gượng:- Thôi, không cần. Tôi có thuốc đây rồi…Cái ba lô của tôi các cô không quên đấy chứ?Ba lô thì có rồi, nhưng chuẩn uý tiếc không phải là tiếc chỗ thuốc, mà là tiếc cái túi, bởi đó là một kỷ vật, ngoài túi có một dòng chữ thêu: »TẶNG NGƯỜI CHIẾN SĨ THÂN YÊU BẢO VỆ TỔ QUỐC! ». Anh chưa kịp giấu giếm nỗi buồn bực ấy thì Guốcvích đã chạy băng trở lại.- Để em đi lấy! Em biết chỗ rồi!…- Đi đâu, chiến sĩ Guốcvích?… Đồng chí phiên dịch!…Nhưng còn gì nữa đâu, chỉ có tiếng ủng bình bịch…Tiếng ủng của cô nghe bình bịch vì Xônia Guốcvích xưa nay chưa đi bao giờ, và vì thiếu kinh nghiệm nên cô lấy phải một đôi rộng đến hai số. Ủng ở chân cô không kêu lốp cốp mà cứ bình bịch, chuyện ấy bất cứ quân nhân nào cũng biết rõ. Gia đình Guốcvích là gia đình dân sự, chẳng có ai đi ủng như thế, nên thậm chí bố Xônia cũng không biết cầm ủng thế nào mà xỏ cho tiện.Trên cửa một ngôi nhà nhỏ gần Nemiga có một tấm biển nhỏ bằng đồng đề mấy chữ: »BÁC SĨ XÔLÔMÔN ARÔNÔVÍCH GUỐCVÍCH ». Mặc dù bố cô chỉ là một thầy thuốc khu phố chứ chẳng phải bác sĩ gì cả, nhưng tấm biển ấy không ai tháo ra, vì nó là vật kỷ niệm của ông cô để lại và chính tay ông cô đóng nó lên cửa vào. Ông đóng cái biển ấy vì bố cô là người trí thức và điều đó cả thành phố Minxk phải được biết đến.Bên cạnh cửa ra vào còn có treo một cái dây giật chuông, ai muốn gọi cửa thì cầm nó mà giật liên hồi. Những tiếng chuông mới quen thuộc làm sao đối với suốt cả quãng đời niên thiếu của Xônia:ngày cũng như đêm, đông cũng như hè. Cha cô lúc nào cũng có sẵn một chiếc vali con và dù thời tiết thế nào cũng xách nó đi bộ bởi vì tiền xe rất đắt. Mỗi lần về ông lại nhẹ nhàng kể cho mọi người nghe chuyện những ca bệnh lao, viêm họng hoặc sốt rét, còn bà cô thì đem cho ông uống một chút rượu ngâm anh đào.Gia đình cô đông người nhưng rất đầm ấm, gồm các con các cháu, bà nội cô, một người dì ruột không chịu lấy ai, một người cô họ xa. Trong nhà không có giường cá nhân mà chỉ có giường ba người mà thôi.Mãi cho đến khi học đến đại học tổng hợp Xônia vẫn mặc thừa quần áo khâu lại của các chị, những đồ đã nhàu nhìa, bạc phếch. Rất lâu như thế, nhưng cô chẳng cảm thấy có gì vương vấn bởi vì lúc người ta đi nhẩy thì cô chui vào thư viện hoặc đi xem kịch ở nhà hát nghệ thuật Matxcơva, nếu kiếm được vé trên tầng thượng. Và nếu có chú ý một chút thì cô cũng chỉ nhận thấy rằng có một anh chàng đeo kính dày mọi khi vẫn ngồi nghe giảng cạnh cô, bỗng tình cờ lại ngồi với cô trong phòng đọc sách. Chuyện đó xảy ra một năm về sau, giữa một mùa hè. Năm ngày sau cái buổi tối duy nhất và khó quên ấy, tại công viên văn hoá và nghỉ ngơi mang tên Goócki, anh đã tặng cô một tập thơ blốc mỏng dính rồi tình nguyện ra trận.Đúng thế. Cho đến những ngày vào đại học tổng hợp, Xônia vẫn mặc những quần áo khâu lại của các chị. Những bộ quần áo rất dài và nặng như những bộ giáp sắt vậy…Tuy nhiên cô mặc thế cũng không phải là lâu lắm, vẻn vẹn chỉ có một năm mà thôi. Sau đó cô mặc quân phục với đôi ủng rộng hơn đến hai số.Ở đơn vị hầu như không ai biết cô. Cô chẳng có gì đáng chú ý nhưng cô vẫn cố gắng và trở thành pháo thủ cao xạ cũng là bất ngờ. Mặt trận vẫn chỉ là một phòng tuyến, người phiên dịch cũng đã đủ, mà người bắn súng thì không có. Vì thế người ta điều cô đi cùng với Epghênina Kômenkôva sau cái vụ bắn « métxe » ấy. Và, hẳn là vì thế mà chỉ có mình chuẩn uý nghe được tiếng cô kêu mà thôi.- Hình như là Xônia Guôcvích kêu ấy?Mọi người lắng tai nghe:bầu không khí tịch mịch vẫn bao trùm dải nũi, chỉ có tiếng gió lào xào thưa thớt.- Không phải đâu – Ôxianina nói – Anh nghe nhầm đấyMột âm thanh xa xăm, yếu ớt như một hơi thở không còn nghe thấy nữa, nhưng Vaxkốp giỏng tai vẫn cứ nghe thấy đều đều, nét mặt anh dần dà chết lặng như đá. Cái tiếng kêu kỳ lạ vừa rồi như mắc trong tâm anh, như vẫn còn vang động, và Vaxkốp cơ hồ lạnh người đi. Anh đã đoán ra, đã hiểu ra rồi. Anh quay lại nhìn, mắt long lanh ướt và lạc giọng nói:- Kômenkôva đi theo tôi. Mọi người chờ ở đây.Vaxkốp trườn lên như một chiếc bóng. Epghênina Kômenkôva nín thở vất vả theo sau. Tất nhiên, anh đi nhẹ nhàng hơn, còn cô đeo súng, lại mặc váy, lúc chạy quả thật là chật chội vướng víu. Nhưng cái chính là Epghênina phải dành bao nhiêu sức lực để giữ sao cho không phát ra tiếng động, đến nỗi hầu như không còn sức để mà chạy nữa.Còn chuẩn uý thì rất sốt ruột muốn đến ngay chỗ tiếng động kia. Anh đã rõ cái tiếng kêu duy nhất, hầu như không phát ra thành tiếng mà anh đã bất ngờ nghe thấy. Anh lại nghe thấy cả những tiếng kêu đều đều bay đi theo mọi vật, tan loãng vào mọi vật và chính vì vậy mà vẫn âm vang lên. Nó âm vang trong lòng người, trong lòng anh và cái tiếng kêu cuối cùng ấy anh sẽ không quên bao giờ. Cái tiếng ấy nghe nhức buốt, tựa như làm co thắt tim người và chính vì thế mà anh vội vàng.Cũng chính vì thế mà anh dừng lại, đột nhiên đứng sững lại như húc đầu phải đá, còn Epghênina đang đà chạy, thúc cả súng vào lưng anh. Thế nhưng anh cũng không dịch ra một bước mà chỉ ngồi xổm xuống, tay chống xuống đất, ngay cạnh một vết giầyMột vết giày bè bè, có dấu hoa khế.- Bọn Đức?…- Epghênina thì thầm, hơi thở nóng hổi.Chuẩn uý không trả lời. Anh nhìn ngó, nghe ngóng, đánh hơi, bàn tay anh nắm chặt đến nỗi các đốt xương đau nhức. Epghênina nhìn phía trước: trên một ụ đất có những vệt nước màu thẫm. Vaxkốp thận trọng nhặt một viên đá. Một giọt máu đen đặc vẫn còn lấp lánh trên đó. Epghênina lắc đầu một cái, định kêu lên, nhưng chỉ thấy ngạt thở thôi.- Không cẩn thận - chuẩn uý khẽ nói, rồi nhắc lại – Không cẩn thận…Anh thận trọng đặt lại viên đá, định thần nhìn quanh, ước chừng xem có ai đi đâu hoặc ngồi đâu không. Rồi anh bước ra sau một tảng đá.Trong một hẻm đá có một người nằm co quắp. Đó là Xônia Guốcvích. Đôi ủng to của cô thò lệch ra ngoài chiếc váy xém lửa lúc nãy. Vaxkốp cầm thắt lưng cô nâng cho cô ngồi dậy, xốc nách kéo ra và đặt cho nằm ngửa lên.Xônia như còn hé mắt nhìn lơ mơ lên bầu trời cao, ngực áo cô loang đầy máu đỏ. Vaxkốp thận trọng cởi áo khoác cho cô và ghe tai nghe. Anh nghe, nghe mãi, còn Epghênina ở phía sau thì toàn thân rung động không thốt ra lời, miệng nhai nhai hai bàn tay nắm chặt. Sau đó, anh ngồi thẳng dậy, thận trọng kéo vạt áo đầy máu trên ngực cô. Hai lỗ thủng hẹp lộ rõ. Một ở trên bầu ngực phía bên trái, một thấp hơn chút nữa, ngay giữa trái tim.- Tôi biết vì sao cô còn kêu được - chuẩn uý thở dài – cô còn kêu được vì vết dao kia vốn dành cho đàn ông. Nhát đầu không tới tim cô do bầu ngực ngăn cản.Anh kéo cổ áo cho cô, cài lại tất cả các cúc áo, xếp xuôi hai tay. Anh định vuốt mắt mà không được, chỉ lau sạch những vết máu trên mi mắt cô rồi đứng dậy.- Thôi nằm yên nhé, Xonia.Epghênina khóc nức lên đằng sau. Chuẩn uý lừ mắt nhìn cô:- Kômenkôva, không có thì giờ mà khóc nữa đâu.Nói đoạn, anh cúi người xuống đi nhanh về phía trước, dò theo vết chân hoa khế mờ mờ.