Tiết Độ sứ Lô Long Lưu Nhân Cung thừa biết Khiết Đan không thực lòng. thường đem quân sĩ vào tận Trai tinh linh tập kích vào cuối thu, Khiết Đan rất sợ. Mỗi khi sương xuống. Nhân Cung sai quân đốt sạch cỏ khô, ngựa Khiết Đan chết nhiều vì đói. Tư Mã Quang. "Tự trị thông giám. ĐườngChiêu Tôn Thánh Mục Cảnh Văn Hiếu Hoàng Đế hạ chỉ thượng" Mông Cổ tập quán pháp: "Kẻ nào khai khẩn đất mà dùng lửa đốt đồng cỏ thì bị giết cả nhà." (Tổng) Bành Đại Nhã "Hắc đạt sự lộ". Bao Thuận Quý và Ulichi sau khi dẫn các cán bộ mục thường thị sát một vòng bãi săn, liền đến bên ông Pilich. Bao Thuận Quý xuống ngựa, vui vẻ bảo công già: Thắng lớn! Thắng lớn! Lập công lớn rồi! Tôi phải báo công cho ông với cấp trên! Nói rồi ông ta chìa cả hai tay về phía ông già. Ông Pilich chìa hai ban tay đầy máu sói: Bẩn quá, xin ông cho qua! Bao Thuận Quý vẫn túm chặt tay ông già, nói: Dây chút máu sói, cũng là được lây cái phúc của ông, cái vinh quang của ông! Ông Pilich mặt sa sầm, nói: Đừng báo công báo kiếc làm gì, công càng to tội càng lớn. Từ nay không được diệt sói kiểu này nữa. Cứ đà này thì khi sói không còn, dê vàng, hoàng thử, thỏ, rái cá cạn sẻ nổi loạn, thảo nguyên biến mất, ông trời sẻ nổi giận, bò, cừu, ngựa và cả chúng ta sẻ đi tong. Ông già giơ hai bàn tay đầy máu nhìn trời, nét mặt kinh hoảng. Bao Thuận Quý cười gượng, quay lại nhìn Nhị Lang máu me đầy đầu, vẻ cảm khoái: Chẳng phải con chó hoang đây sao? Bộ dạng đến khiếp! Đứng trên dỉnh dốc, tôi đã thấy nó rất giỏi đánh hội đồng, đúng là một viên mãnh tướng. Nó là con đầu tiên xông vào đàn sói, cắn chết con đầu đàn, khiến đàn sói nhụt nhuệ khí. Nó cắn chết bao nhiêu sói cả thảy? Trần Trân trả lời: Bốn con. Bao Thuận Quý luôn miệng khen: Giỏi thật! Giỏi thật! Người ta nói với tôi, các cậu có nuôi một con chó hoang thường cắn chết cừu, rằng các cậu đã phá vỡ quy củ của thảo nguyên, bảo tôi nên bắn chết con chó đó. Tôi nói vậy thôi, các cậu cứ nuôi, và nuôi cho tốt. Sau này nếu còn cắn cừu thì cũng miễn cho tội chết. Có điều, da cừu là phải sung công, còn thịt thì cho bán lấy tiền Trần Trận va Dươg Khắc vâng dạ cho qua. Trần Trận nói: Trận nay, thanh niên trí thức chúng cháu chẳng bắt được con sói nào, thanh niên trí thức không bằng chó, không bằng con Nhị Lang. Mọi người cười ầm, đám thanh niên trí thức cũng cười. Ulichi vừa cười vừa nói: Cậu ăn nói chẳng còn ra vẻ người Hán. Ông Pilich cũng rấtt vui, nói: Anh chàng này quan tâm mọi chuyện trên thảo nguyên, rồi sẽ trở thành một tay cự phách cho mà xem. Ulichi hỏi: Nghe nói các cậu bắt một ổ sói con phải không? Dương Khắc thật thà trả lời: Vâng, hôm qua, bảy con tất cả. Không có ông Pilich chỉ vẽ, chúng cháu làm sao bắt nổi? Bao Thuận Quý nói: Bảy sói con, đến mùa thu thì là một đàn, không đơn giản! Vài hôm nữa, các cậu nộp da cho tôi. Tôi trả giá cao nhất, còn thêm cho các cậu ít đạn. Nói rồi, ông ta nhặt hai bộ da sói dưới đất lên, nói: Tôi đã xem khắp lượt, chỉ hai bộ này lông đẹp nhất, nên tôi cũng đặt hàng với các cậu, cũng trả giá cao nhất. Thủ trưởng cũ của tôi xưa kia nằm sương gối tuyết, bị chứng thấp khớp, vẫn muốn có cái quần bằng da sói, tôi phải tặng ông ấy một chiếc. Trần Trận nói: Cháu còn phải hong khô mấy ngày nữa, va cũng còn phải thanh minh cho con chó hoang. Bao Thuận Quý cười gượng: Năm ngày nữa tôi sẽ đến lấy da. Bãi săn đây đó toàn là máu và những xác sói trần trụi, chỉ còn dính một it da ở cẳng chân. Bao Thuận Quý bảo các thợ săn tập trung tất cả xác soi lại. Chỉ lát sau, hơn ba mươi cái xác soi đã được chất đóng cao gần bằng đầu người, xếp chồng lên nhau kiểu cũi lợn. Bao Thuận Quý chĩa máy ảnh chụp một lèo bốn năm kiểu từ những góc độ khác nhau. Sau đó, ông ta bảo hơn ba chục thợ săn có thành tích diệt sói xếp thành hai hàng ngang, tay giơ cao những tấm da sói đuôi gần như quét đất. Hàng trên cũng là những con chó săn sói máu me thương tích đầy mình, ngồi xổm mà thở. Bao Thuận Quý bao Trần Trận bấm máy, ông ta đứng giữa hàng, tay giơ cao bộ da sói to và dài nhất, cao hơn tất cả mọi người. Còn ông già Pilich thì kẹp một bộ da ở nách, đầu hơi cúi, cười đau khổ. Trần Trận chụp liền hai kiểu. Bao Thuận Quý tiến lên sáu bảy bước, quay lại nói với đám thợ săn; Tôi thay mặt Ủy ban cách mạng Kỳ (huyện) và lãnh đạo quân sự phản khu, cảm ơn mọi người! Các bạn đều là dũng sĩ diệt sói, vài hôm nữa sẽ có ảnh đăng báo. Tôi muốn mọi người biết nạn sói ở Olôn nguy hại như thế nào, một trận vây mà đã diệt bấy nhiêu con! Chúng phần lớn từ Ngoại Mông tới. Chính chúng đã tàn sát đàn ngựa chiến. Tôi cũng cần tuyên bố vớii thiên hạ, rằng cán bộ và mục dân Ơlôn, và cả thanh niên trí thức nữa, không một ai chịu cúi đầu trước tai họa do sói gây ra. Vì có quyết tâm và tổ chức tốt, đã giáng trả bầy sói nhữmg đòn đích đáng Cuộc chiến với sói mới bắt đầu, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, bầy sói Ơlôn sẻ bị tiêu diệt! Cuối cùng, Bao Thuận Quý hô to: "Chưa diệt hết sói chưa rời trận địa" Những người trong gia đình Đanchi và vài thanh niên trí thức vỗ tay lẹt đẹt. Bao Thuận Quý ra lệnh giải tán, nghỉ ngơi tại chỗ đợi Batu. Bao Thuận Quý ngồi xếp bằng trên mặt đất, bảo Ulichi: Giờ đây công tác biên phòng cực kỳ khẩn trương, cấp trên giục ta tranh thủ thời gian huấn luyện quan sự. Không ngờ cuộc săn này biến trận giả thành trận thật ngon lành. Ulichi noi: Người Mông - Cổ - thảo - nguyên đều là lính chiến bẩm sinh. Nếu xảy ra chiến tranh, chỉ cần phát súng là họ có thể ra ngay mặt trận. Hôm nay đồng chí được cả chì lẫn chài, vừa diệt được sói, vừa luyện được quân. Hãy viết hai bản báo cáo tổng kết, chắc chắn cấp trên sẽ rất thích. Đám thanh niên trí thức tập trung tại lều Trần Trận va Dương Khắc để xem bộ da sói. Người nào cũng sờ một cái tỏ vẽ hâm mộ. Vương Quan Lập nói: Nếu không có con chó hoang của các cậu, đám thanh niên trí thức xấu hổ chết vì chỉ là chân điếu đóm cho kỵ binh Mông Cổ. Trần Trận nói: Xưa nay, sức mạnh và dũng khí người Hán không bằng người Mông Cổ, chi bằng ta học họ. Nếu như được đi theo họ để học tập trên thực địa thì còn gì bằng. Vương Quân Lập không chịu, nói: Dân du mục tuy nhiều lần xâm phạm trung nguyên, hai lần thống trị toàn Trung Quốc, nhưng cuối cùng đã bị văn hóa Hán chinh phục. Dân thảo nguyên dũng mãnh thật đấy, nhưng chẳng qua chỉ là đám vũ phu, chỉ biết giương cung bắn ó diều! Trần Trận phản đối: Chưa hẳn, cậu đừng khinh võ trọng văn. Triều đại nào cũng vậy, không có võ công, làm sao có văn trị? Không có võ công thì văn hóa dù rực rỡ cũng thành phế tịch. Văn trị của Hán, Dường được xây dựng trên sức mạnh. Trong lịch sử thế giới, rất nhiều nước lớn văn minh đã bị nước nhỏ lạc hậu tiêu diệt, biến mất toàn bộ, từ ngôn ngữ văn tự đến chủng tộc. Cậu nói văn hóa Hán đã chinh phục các dân tộc lạc hậu trên thảo nguyên. Nói vậy cũng chưa đúng hẳn. Dân tộc Mông Cổ đã kiên trì gìn giữ ngôn ngữ văn tự, tín ngưỡng thần linh, tập tục dân tộc, đến nay vẫn bảo vệ vững chắc thảo nguyên. Nếu như Mông Cỏ tiếp thu văn hóa nông canh của Hán tộc, biến thảo nguyên thành đồng ruộng, rất có thể văn minh Hoa Hạ Trung nguyên đã bị cát vàng vùi lấp Khơrutxốp đã dùng văn minh nông nghiệp và văn minh công nghiệp Nga La Tư chinh phục văn minh du mục Cadactan, kết quả ra sao? Biến một thảo nguyên vào loại đẹp nhất thế giới thành sa mạc... Nữ thanh niên Tôn Văn Quyên thấy Các bạn nam thích gây gổ sắp sửa có cuộc khẩu chiến, vội gạt đi: Thôi nào, ngày nào cũng chăn thả mỗi người một nơi, xa nhau mấy chục dặm, đã mấy khi gặp mặt. Vậy mà gặp nhau là cà khịa. Các bạn hình như đã biến thành sói thảo nguyên rồi. Có thôi hay không thì bảo! Nhị Lang thấy có nhiều người sờ mó bộ da sói, tỏ vẻ khó chịu. Nó chậm rãi đi tới. Văn Quyền cho rằng chó của thanh niên không bao giờ cắn thanh niên, nên lấy ra hai miếng đậu phụ thưởng cho Nhị Lang. Cô gọi: Nhị Lang! Nhị Lang giỏi lắm!... Nhị Lang lặng im, đuôi không vẫy, giương cặp mắt dữ dằn đi tới chỗ mọi người. Văn Quyên sợ, lùi lại liền mấy bước. Trần Trận quát: Quay lại! Nhưng đã muộn, con Nhị Lang hộc lên một tiếng nhảy xổ vào đám thanh nien, khiến Văn Quyên ngã ngồi xuống đát. Dương Khắc giận quá, mắng: Đồ khốn! Rồi nhặt cây gậy lên định dánh, nhưng con Nhị Lang vươn cổ ra, có ý bảo, đánh thì đánh chết không bỏ chạy. Con chó này đã cắn chết bốn con sói, Dương Khắc đụng vào thú tính của nó nên không dám đánh, đành bỏ cây gậy xuống. Vương Quân Lập giận tím mặt: Từ nay ai còn dám đến căn lều của các cậu? Nếu không vì có công diệt sói, mình dứt khoát lột da, ăn thịt nó. Trần Trận vội vàng xin lỗi: Con chó này hơi dữ, tính sói còn nhiều nên chưa hiểu người. Các cậu đến chơi luôn nó sẽ quen. Phần lớn thanh niên trí thức đã ra về. Trần Trận vỗ đầu con Nhị Lang, bảo: Thấy chưa, mày làm mất lòng các bạn tao rồi! Dương Khắc giằn giọng nói khẽ: Nuôi con chó dữ mà mọi người đã sợ chết khiếp, nếu như... neu như sói con lớn lên, còn ai dám đến lều chúng mình? Trần Trận nói: Không đến thì thôi, con vật co khi tốt hơn một số người. Chúng mình đánh bạn với sói với chó vậy. Trương Kế Nguyên bước tới xoa đầu con Nhị Lang, nói: Con người phải có đôi chút sói tính mới ổn. Mình không tròng được con sói ấy, không phải do kỹ thuật, mà vì mình nhát, run tay. Nhị Lang đi mấy bước về phía đống xác sói trắng nhởn, mắt đờ đẫn. Mấy chục con chó gộc đứng xa, tỏ vẻ nể sợ con Nhị Lang, chỉ mỗi con Balưa đàng hoàng bước tới trước mặt con Nhị Lang cũng đàng hoàng chào hỏi bằng càch đụng mũi. Con Nhị Lang sau khi đượcc lãnh đạo mục trường tuyên dương thì cũng được đàn chó của đại đội Hai chấp thuận nhập đàn, nhưng Trần Trận nhận ra vẽ chán chưòng trong đôi mắt nó. Cậu ôm cổ con Nhị Lang, không biết nên an ủi nó như thế nào. ° ° ° Ông Pilich bị Bao Thuận Quý mời vào tận vòng vây trong cùng có rất nhiều thợ săn, dùng phân khô ngựa và cừu giải thích chiến thuật bao vây. Mọi người nghe chăm chú. Bao Thuận Quý vừa nghe vừa hỏi, thỉnh thoảng lại khen. Ông ta bảo: Trận này của ông đáng được đưa vào sách giáo khoa quân sự, tinh vi hơn cái cách đàn sói diệt đàn ngựa. Ông bảo đúng là nhà quân sự thực thụ. Trận này giả dụ điều rnột trung đòan trưởng về chỉ huy, chưa chắc đã đánh thắng. Trần Trận nói xen vào: Ông mà ở vào thời Thành Cát Tư Hãn thì dứt khoát là đại tướng, chẳng thua kém Hoamuli, Zhibiêt và Xuputhai chút nào... Ông già luống cuống khoát tay, nói: Đừng so sánh như thế, nói về tôi như thế Trời sẽ giận. Các vị ấy đều là bậc thánh của người Mông Cổ, đã đánh là đánh bại bảy tám nước, vài chục thành trì, vài chục vạn quân đội. Không có các vị ấy, thảo nguyên Mông Cổ đã bị người ta khai khẩn thành ruộng từ đời nào, một lão nô như tôi đâu dám so với các vị ấy Gần trưa Batu vẫn không trở lại. Đại đội nhân mã chuẩn bị trở về. Lúc này, một ngựa lưu tinh phi tới như gió. Tới gần, mã quan Puxich thở hổn hển nói với Ulichi và Bao Thuận Quý: Batu mời các ông sang bên kia. Sáng nay các vị mới vây được rnột nửa đàn sói, một nửa nữa đã chạy vè bãi lau chân núi mạn tây bắc từ khi trời chưa sáng. Ông già Pilich trợn mắt: Có lẻ không nhiều đến thế? Puxich nói: Cháu va Batu đã chui vào bãi sậy, trên tuyết toàn là dấu chân sói, mới nguyên. Batu bảo chí ít hai mươi con. Con sói trắng già hình như có trong đàn, chính là con đã giết đàn ngựa. Batu bảo phải tóm cổ nó bằng được! Ulichi bảo Bao Thuận Quý: Người ngựa không có gì vào bụng dã một đêm và nửa ngày rồi, chó cũng bị thương không ít. Bãi sậy ấy tôi biết, lớn lắm, mấy nghìn mẫu, ta không vây nổi dâu, bỏ thôi. Bao Thuận Quý nhìn ông Pilich, vẻ ngờ vực: Những người ngụ cư và đám thanh niên trí thức nói rằng ông luôn bênh lũ sói Có phải ông định nương tay với chúng? Với số người và chó đem theo, có thể bủa vây 20 con sói, vậy được, bọn tôi sẽ xử lý hết. Ulichi vội nói: Ông nói vậy chưa đúng lắm. Lũ sói vây được sáng nay vừa xoẳn so với vòng vây, ví như người ta làm bánh nhân thịt ấy, nhân vừa phải thì còn được, nhân nhiều quá vỏ bánh bị vỡ. Bao Thuận Quý bảo ông Pilich: Tôi cho rằng ông cố ý cho thoát bấy nhiêu con. Ông Pilich trừng mắt: Vây bắt sói không như các ông khoắng miền trong bắt. Trời thì tối, khoảng cách giữa người ngựa rộng như thế, làm gì chẳng có một số con chạy thoát. Nếu để ông chỉ huy, e rằng không tóm nổi một con! Bao Thuận Quý đỏ mặt, rồi chuyền sang tím tái. Ông ta đập roi ngựa vào lòng bàn tay, gầm lên: Người ngựa chó tuy không đủ, nhưng súng vẫn chưa dùng đến. Bất kể ra sao, đã phát hiện ra lũ sói đang trong bãi sậy là tôi không bỏ qua. Tôi đích thân chỉ huy cuộc vây này. Bao Thuận Quý cưỡi ngựa lên cho cao, bảo mọi người: Các đồng chí, bãi lau phía tây bắc phát hiện đàn sói. Trong chúng ta co nhiều người chưa được bộ da nào, đúng không? Nhất là các thanh niên trí thức, các cậu vẫn trách lãnh đạo không cho lên tuyến đầu, đúng không? Lần này cho các cậu lên tuyến đầu! Chúng ta phát huy tinh thần chiến đấu, không sợ mệt mỏi, liên tục tác chiến, kiên quyết tiêu diệt đàn sói này! Trong đám người, có máy thanh niên trí thức và thợ săn cũng muốn thử vận may. Bao Thuận Quý hô to: Giờ tôi công bố kế hoạch của tôi. Kế hoạch này các anh không mất tí công sức nào. Toàn đội bao vây bãi lau rồi đánh bằng hảa công, đốt lửa đuổi sói chạy ra rồi hạ thủ bằng súng. Mọi người đừng sợ lãng phí đạn. Mục dân và thợ săn nghe nói đánh hỏa công thì sững người. Đốt đồng là chuyện tối kỵ trên thảo nguyên, thợ săn chỉ được đốt lửa nhỏ, chưa bao giờ dám đôt trên diện rộng. Mọi người bàn tán sôi nổi. Ông Pilich nói: Đốt đồng cỏ là phạm vào điều cấm kỵ hun đen khuôn mặt của trời, vậy trời có còn cho con người bộ mặt đẹp nữa không? Nhuộm đen nước sông, vậy sông có còn tích nước cho người và gia súc uống nữa không? Saman va Lạtma đều không cho phép đốt lửa trên thảo nguyên. Xưa kia, người nào đốt thảo nguyên, Khan Mông Cổ giết cả nhà người ấy. Nhà nước bây giờ cũng cấm đốt đồng cỏ. Caxưmai giận đỏ mặt: Lửa là đại họa trên thảo nguyên. Lúc thường trẻ con nghịch lửa còn bị đánh sưng đít. Hay nhỉ, lần này thì lửa rợp trời. Từ nay trẻ con nghịch lửa tức là chúng bắt chước đại biểu Bao, ông chịu trách nhiệm chứ? Lanmutrăc tức bạnh cổ gầm lên: Ngày xưa quan quân nhà Hán sử dụng một chiêu độc là đốt đồng cỏ. Giờ đây người Hán không dám đốt, vậy thì vì sao người Mông Cổ lại đốt đồng cỏ của mình? Ông Bao, ông có còn là người Mông Cổ hay không? Tang Kiệt nói: Hiện giờ mặt đất có tuyết, chưa phải mùa phòng hỏa. Nhưng đã đốt một lần thì sau này khó mà ngăn ngừa. Với lại, đốt thì lông sói bị sém, bán không được tiền. Saxưleng nói: Dùng lửa đốt sói, chiêu này tốn kém quá. sói chết hết thì gặp năm đại dịch gia súc chết dầy đồng, không con sói lấy ai xử lý? Đồng cỏ đầy uế khi, dịch tể xảy ra, người cũng không sống nổi. Sói chết hết rồi, chuột, thỏ đồng đào hang dùn cát lên như trên sa mạc Gôbi! Trương Kế Nguyên nói: Ba mã quan chúng cháu đi cả, bỏ lại đàn ngựa một ngày một đêm rồi. Giờ mà khoông về thì bọn sói ná làm loạn. Phải cho đàn ngựa về ngay, xảy ra chuyện gì thì chết. Lanmuttrăc giương cặp mắt tròn xoe như mắt sói, gào toáng lên: Ông thích thì cứ việc! Tôi là tôi không đi! Tôi phải cho ngựa về chuồng. Vài mã quan vội vã quay đầu ngựa: Về thôi! Về thôi! Bao Tlhuận Quý quất một roi trên không, quát: Các cậu bỏ việc là tôi cách chức mã quan! Cách chức luôn những kẻ giật dây! Ông Pilich liếc Ulichi, khoát tay tỏ vẻ bất lực: Đừng có làm ồn. Tôi cầm đầu cuộc vây bắt hôm nay, chuyện này để tôi giải quyết. Mỗi đàn ngựa một mã quan, về ngay lập tức. Những người còn lại đi cùng đại biểu Bao. Quyết định như vậy đấy. Lanmutrăc nói với Trương Kế Nguyên: Vậy tôi về với đàn ngựa. Xong việc, cậu nên về nhà nghỉ hai ngày. Nói xong, anh ta dẫn bảy tám mã quan của đội mình và của đội khác, phóng đi. Đoàn người ngựa theo Bao Thuận Quý vượt ba con dốc, dưới chân núi là bãi lau khô mênh mông, cờ lau trắng toát. Bốn bề tuyết chưa tan hết. Vương Quân Lập cùng năm sáu thanh niên trí thức xúm xít quanh Bao Thuận Quý, đều nói đây là chiến ttường lý tưởng cho hỏa công. Vương Quan Lập hồn thơ lai láng, cất tiếng ngâm sang sảng: Muốn diệt sói lang. Tất dùng hỏa công. Chuẩn bị chu đáo. Có thừa tây phong. Batu từ trong bãi sậy phóng ngựa chạy tới trước mặt Bao Thuận Quý và Ulichi, nói: Cháu chưa đánh động đàn sói. đông lắm, tất cả trong bãi lau. Bao Thuận Quý trỏ roi ngựa, phân công: Các tổ trưởng nghe đây! Tổ Một phía đông, tổ Hai phía tây, tổ Ba phía bắc. Bao vây bãi lau từ ba phía. Tổ Bốn đi vòng xuống phía nam. trước tiên phóng hỏa phía đông nam cắt đường rút chạy của sói, nổi lửa xong phải tránh xa đầu gió. Các tổ Một, Hai, Ba khi thấy phía nam có khói, liền phát hỏa từ ba phía. Toàn bộ người, ngựa, chó đều đứng đợi ngoài vòng lửa, thấy sói chạy ra liền thả chó đuổi theo và dùng súng hạ sát. Chấp hành đi! Đám thanh niên trí thức tổ Bốn xông lên trước tiên, các mục dân chạy theo sau. Các tổ khác lần lượt chiếm lĩnh địa điểm quy định. Trần Trận cùng ông Pilich đi vào bãi lau xem kỹ. đây là bãi lau lưu niên chưa hề bị đốt, cao hơn hai tầm với, lau già chết khô trên mặt đất dày hơn nửa thước, lau củ lau mới đều khô khốc, rất dể bén lửa. Ông già nói: Lúc này chắc hẳn bọn sói đã nghe thấy động tĩnh bên ngoài, nhưng chúng không sợ đâu. Lau mọc dày đặc, chó không thể chạy nhanh, người cũng khó sử dụng thòng lọng, bên trong bãi vừa tối vừa nhòe, ngựa dẫm trên lau xào xạc, đi đến đâu biết đến đó. Trong bãi có rất nhiều lối đi, người ngựa chó vào phía trước, lũ sói chạy về phía sau. Mùa đông, mùa xuân, bãi lau là giang sơn của sói, vào đây bắt sói không dể. Sói thảo nguyên Ơlôn từng bị đốt đồng, nhưng chúng chưa hề nghĩ tới con người lại đốt bãi lau, xưa nay chưa hề có chuyện này trên thảo nguyên. Các hộ ngụ cư chú ý nhiều đến chuyện này. Phen này thì lũ sói đi đời rồi. Đột nhiên có người gọi to: Đốt! Đốt! Trần Trận cầm rọ mõm lôi con ngựa của ông già ra khỏi bãi lau. Phía đông nam đã thấy khói đen cuồn cuộn bốc lên, loáng cái, các phía tây, nam, bắc đồng thời phát hỏa mấy chục điểm. Bao Thuận Quý còn sai người đốt thành một vành đai lửa, rồi ông ta chui sâu vào bên trong bải lau. Lau mọc dày đặc, những cây lau võ ngoài có dầu, gặp gió bùng lên như cháy kho thuốc súng, ngọn lửa cao hàng mấy trượng, khói đen cao vài chục trượng cuồn cuộn bay lên. Mấy nghìn mẫu cỏ lau biến thành biển lửa, lá thân lau theo khói lửa bay tới tấp về hướng đông nam, đen đặc như bầy dơi che khuất cả bầu trời. Bao Thuận Quý đứng trên dốc cao như đại tướng Đông Ngô chỉ huy đốt thuyền liên kết dài bảy trăm dậm trên sông Xích Bích. Phía tây, trong khói lửa cuồn cuộn miên man, ông già Pilich bỗng quỳ xuống, ngoảnh mặt về phía đông mà lạy, nước mắt ràn rụa, miệng cầu khẩn. Trần Trận nghe không rõ nhưng cậu biết ông già nói những gì. Gió đột nhiên đổi hướng, khói lửa cuồn cuộn bay về phía ông già. Trần Trận nhìn ông, trong lòng nảy sinh niềm kinh sợ của người tôn sùng vật tổ, khói lửa bay lên, đem theo linh hồn ngoan cường bất khuất của người dân Mông Cổ, còn đám anh em con cháu còn lại thì mặc sức hoành hành trên thảo nguyên, đem lại niềm tự hào vẻ vang cho dân tộ này. Gió to lửa lớn đốt sạch bãi lau, tung tàn tro dầy đặc lên trời, phủ đầy lên đồng cỏ phía nam. Lửa cháy hơn nửa buổi chiều. Những nơi lửa tràn qua, lau lách không còn một cọng. Rồi thì lửa cũng tắt, hàng nghìn mẫu lau vàng óng đã biến thành dất đen. Nhưng các phía đông, nam, tây, bắc không hề nghe thấy tiếng chó sủa và tiếng súng. Gió cuốn hết khói bay đi, biển lửa dần lạnh ngắt. Bao Thuận Quý ra lệnh cho người ngựa chó triển khai hình chữ nhất càn lên như người ta chải lược bí để tìm xác sói, thông kê chiến quả. Có người đoán ít nhất trên hai mươi con sói chết cháy. Người thì bảo thu hoạch sẽ nhiều hơn buổi sáng. Bao Thuận Quý nói, bất kể nhiều ít, cháy xém cháy đen đều tìm hết ra cho tôi, đánh mã số hẳn hoi, báo cáo chiến lợi phẩm là không được phịa. Tôi muốn cả Huyện cả Kỳ đều biết đây mới thật sự là diệt sói trừ hại chứ không phải đi săn lấy da. Ở tận cuối đoàn người ngựa, Trần Trận bám sát ông già, khẽ hỏi: Bố, theo bố thì sói chết bao nhiêu con? Ông già nói; Đốt đồng cỏ là cách làm của người Hán, người Mông Cổ rất sợ lửa, làm sao biết có bao nhiêu con sói chết cháy? Tôi e rằng Bao Thuận Quý có ý định khai hoang,.. Hai người thủng thẳng tiến lên cùng với đoàn người vừa đi vừa xem xét mặt đất, chỗ nào có tro dày là lại dùng cán thòng lọng xâm kỹ, khi không thấy có gì, ông già lại thở phào nhẹ nhỏm. Gió đã yếu, nhưng tàn tro dưới vó ngựa bay lên, khiến người ngựa chó chảy nước mắt, chốc chốc trong đội hình lại nổi lên tiếng ho của người và chó. Có khi chó dẫm phải tàn lửa kêu ẳng ẳng. Đội hình đã càn qua trên nửa diện tích mà vẫn không thu được gì. Bao Thuận Quý không bình tĩnh được nữa, hét to: Chậm thôi, đừng bỏ sót đống tro nào! Nét mặt rầu rầu của ông già Pilich dần giãn ra. Trần Trận không kìm được, hỏi: Có phải sói đã chạy thoát từ trước? Sao chẳng thấy con nào? Ông già cũng mong như thế, nói: Trời ủng hộ sói! Bỗng xa xa có người la to: Ở đây có xác một con! Ông già mặt sa sầm, hai người thúc ngựa chạy tới chỗ có người la. Đoàn người cũng chạy về hướng đó. Bao Thuận Quý đã có mặt, Ông ta bảo ông già Pilich nhận diện con mồi. Một cái xác đã thành than nằm co quắp, mùi thịt cháy khét lẹt xốc vào mũi. Mọi người bàn tán, mỗi người một câu. Vương Quan Lập phấn khởi nói: Hỏa công thắng lợi rồi! Thấy một con nhất định thấy cả đàn. Saxưleng nói: Hình như không phải sói, sói sao nhỏ thế? Bao Thuận Quý nói: Cháy co lại thì phải nhỏ đi chứ. Vương Quan Lập gật đầu. nói: Chắc là con sói con. Ông Pilich xuống ngựa, dùng cán thòng lọng lật cái xác nhưng phía bên kia cũng cháy rụi, không còn một sợi lông. Rõ ràng là nó bị gác lên đám lau dầy nên mới cháy như thế. Ông già nói: Không phải sói, đây là một con chó già. Bao Thuận Quý hỏi: Sao ông biết. Ông Pilich nói: Không sai đâu, nhìn hàm răng là biết. Răng sói dài hơn mà lại nhọn hơn răng chó. Không tin ông chụp ảnh gởi lên trên mà báo công. Cẩn thận gặp người trong nghề sẽ bảo ông phịa chó thành sói. Bao Thuận Quý sốt ruột. nói: Đánh dấu chỗ này, tìm ra vài con sẽ phân biệt được đâu là chó đâu là sói. Ông già buồn rầu nhìn cái xác cháy đen của con chó, nói: Con chó già này biết mình không còn sống được mấy nổi nên tìm đến đây xử lý. Chỗ này khuất gió, sói nhiều. thương quá, làm sao sói không phát hiện ra nó? Bao Thuận Quý hét to: Dàn hàng ngang, theo tôi! đòan ngựa lại đi theo đội hình chữ nhất, tiếp tục tìm kiếm. Mọi người gạt hết đống tro này đến đống tro khác, vẫn không tìm được gì. Mấy cậu thanh niên trí thức cảm thấy có gì không ổn, sợ thợ săn từng xông pha trăm trận cũng cảm thấy lạ, chẳng le Batu báo sai? Bị hỏi, Batu cuống lên, trả lời: Xin thề với Mao Chủ tịch, xin thề với Trời, chính mắt tôi và Phuxich nhìn thấy mà lại. Các bạn cũng đã thấy bao nhiêu là dấu chân mới đây thôi! Bao Thuận Quý nói: Thế thì lạ thật!Chẳng lẻ sói mọc cánh bay đi? Ông già Pilich cười mỉm: Thấy sói biết bay rồi chứ? Sói tinh quái lắm, không cánh mà bay! Bao Thuận Quý nổi dóa: Vậy hồi sáng làm sao bắt được nhiều thế? Ông già nói: Đập chết bấy nhiêu sói vừa đủ trả thù cho đàn ngựa. Nhiều hơn nữa Trời không cho vì không công bằng. Bao Thuận Quý ngắt lời: Giời với đất! Đồ lạc hậu! Còn khoảnh đất cuối cùng. tìm cho tôi! Bỗng có tiếng kêu giật giọng của hai mã quan phía trước: Hỏng rồi! Hai con bò mộng chết cháy đây này! Đám người rùng rùng chạy về phía hai mã quan. Mục dân và thợ săn nhìn nhau bối rối. Bò mộng là con vật sống tự do thanh thản nhất, được mọi người tôn trọng nhất trên thảo nguyên Mông Cổ, được những ngưu quan có kinh nghiệm chọn lựa từ số bê đực để truyền giống. Bò mộng khi đã trưởng thành, trừ mùa hạ là mùa giao phối, bò mộng đến với các đàn bò để phối giống, thời gian còn lại, nó không đi với đàn nào, choi nhảy tung tang, tự do tự tại, không cần người chăm nom săn sóc. Bò mộng thân hình đồ sộ, cổ ngắn àa khỏe, từng búp lông xoăn tít rất đẹp mọc đầy mặt, cặp sừng nhọn chĩa thẳng - vũ khí sát thương lợi hại hơn cả đoản kiếm của dũng sĩ La Ma thời xưa.Đàn sói dù đói vẫn không dám tính chuyện cà khịa vì cắn không thủng bộ giáp dầy, đấu không lại sức mạnh của bò mộng. Do vậy trên thảo nguyên, bò mộng không có thiên dịch. Bò mộng thường hai con một cặp, ban ngày chọn bãi cỏ ngon nhất ăn no, tối đến nằm tráo đầu đuôi mà ngủ. Bò mộng là bò thiêng, tượng trưng cho sức mạnh, tinh đàn ông, sinh sôi nảy nở, dũng cảm, tự do tự tại của thảo nguyên. Các đồ vật Mông Cổ đều gọi là Phuxich tức bò mộng. Đàn ông Mông Cổ cực kỳ hâm mộ bò mộng, vì bò mộng thê thiếp từng đàn, sống như một anh độc thân chẳng chịu trách nhiệm gì với gia đình.Sau mùa giao phối, bỏ lại vợ con cháu chắt cho đồng cỏ nuôi dưỡng. Vì vậy đàn ông Mông Cổ rất thích lấy tên là Phuxich. Bò mộng được người dân thảo nguyên coi là thần vật, bò mộng khỏe mạnh thì là điềm dê cừu sinh sôi nảy nở, bò mộng gầy yếu coi như tai họa sắp giáng xuống đỉnh đầu. Bò mộng rất ít, mỗi đàn bò chỉ một con. Các mục dân khi nghe tin hai bò mộng chết cháy đều kinh hoảng như trời sập, mọi người ùa tới như cảnh chạy tang. Tất cả xuống ngựa, lặng lẽ đứng quanh hai con vật to lớn. Chúng đã chết, bốn chân duổi thẳng trên đất đen, bộ 1ông rậm đã vón cục thành than, bộ da dày một tấc nứt nẻ như mai rùa, mỡ vàng hươm trông thấy qua kẻ nứt, cặp mắt lòi ra như hai bóng đèn, lưỡi thè dài nửa thước, nước màu đen gỉ ra từ lỗ mũi. Đám phụ nữ và cánh ngưu quan nhận ra hai con bò này qua cặp sừng. Mọi người phẫn nộ. Caxưmai nói: Đây là hai con bò tốt nhất của đội tôi. Quá nửa đàn bò đội tôi là con cháu của hai con này. Ai lại đốt đồng cỏ? Đồng cỏ sớm muộn sẽ bị hủy diệt trong tay cac ông! Ông Pilich nói: Hai con bò này thuộc giống bò tía, giống tốt nhất trên thảo nguyên. Con của chúng nếu là cái thì sữa nhiều, nếu là đực thì cho thịt nhiều và ngon. Chuyện này tôi phải báo cáo lên Kỳ. Đội điều tra về, tôi lại phải dẫn họ đến đây. Tổn thất do con người gây ra lớn hơn sói nhiều. Ulichi nói: Năm trước, Cục chăn nuôi định lấy hai con này, mọi người tiếc không cho, sau chỉ cho hai con của nó. Tổn thất này quá lớn! Saxưleng nói: Bãi lau kín gió, là chỗ tốt cho bò nghỉ, việc gì phải cho một mồi lửa. Bò chạy chậm, làm sao vượt được tường lửa. Khói cay, sặc khói mà chết. Xưa nay chưa bao giờ có chuyện thiêu chết bò mộng trên thảo nguyên! Không tin Trời thì báo ứng nhãn tiền! Da bị cháy đen vẫn tiếp tục nứt. Những vết nứt chằng chịt trên mặt da đáng sợ như những câu phù chú trong sách cổ. Đám phụ nữ sợ quá, lấy tay áo che mặt chạy ra ngoài. Mọi người tránh xa Bao Thuận Quý như tránh ôn dịch. Ông ta đứng một mình bên xác hai con bò, người lấm lem, mặt tím tái. Bỗng ông ta gào lên. Chết bò là do lũ sói. Các vĩ muốn nói gì thì nói, tôi quyết diệt bằng được bầy sói Ơlôn! Ráng chiều đã xỉn màu. màn sương buông xuống trong khi trời se lạnh. Đoàn người ngựa vừa đói vừa khát ủ rũ ra về như đám tàn quân. Không ai biết đàn sói do sói chúa trắng dẫn đầu bằng cách nào chạy thoát bức tường lửa? Mọi người bàn tán rầm ran, phấp phỏng lo so, cho rằng sói đã bay đi. Ulichi nói: Cuộc vây này có một điểm sơ suất. Đó là người và chó đánh động nhiều quá trước khi bủa vây, lão sói trắng dẫn quân chuồn trước. Các mã quan vội vã trở về với đàn ngựa. Trần Trận và Dương Khắc nhớ con sói con ở nhà. Hai người rũ Trương Kế- Nguyên và Cao Kiên Trung rời đại đội chạy theo đường tắt về nhà. Dương Khắc vừa chạy vừa băn khoăn về chuyện trước khi đi lúc nửa đêm, chỉ cho con sói con một miếng thịt cừu chín, không hiểu nó đã biết ăn thịt chưa? Nghe Đanchi nói, sói con một tháng mới cai sữa. Trần Trận nói: Không sao, hôm qua nó tì căng bụng, không ăn miếng thịt ấy cũng không chết đói. Mình lo là đi vắng cả ngày, sói mẹ sục vào hậu phương của chúng mình thì rắc rối đấy. Ngoài con nựa của Trương Kế Nguyên, ba con kia đều chạy không đạt tốc độ, mãi gần nửa đêm mới về đế nhà. Nhị Lang và con Vàng đang đứng trước hai cái khay đợi ăn. Trần Trân vội xuống ngựa, trước tiên cho hai con chó mấy miếng thịt và xương lẫn thịt. Trường Kế Nguyên chui vào trong lều rửa mặt, pha trà, chuẩn bị ăn uống xong la ngủ. Trần Trận và Dương Khắc chạy vội ra chỗ hang con sói, bê cái thớt ra chỗ khác, soi đèn xuống, con sói con nằm trên miếng da cừu, ngủ rất say. Còn con chó cún thì đói, sủa nhanh nhách, ra sức trèo lên miệng hang tí sữa mẹ. Con Hưa loanh quanh miệng hố, vẻ cáu kỉnh. Tran Trận vội lấy con cún lên giao cho Ilưa. Nó ngoạm con đem về ổ. Trần Trận và Dương Khắc xem xét kỹ đáy hang. Hai miếng thịt chín không còn. Hai bên sườn con sói căng phồng, khoé miệng còn dính mỡ. Mắt nhắm, mép hơi nhếch lên, hình như nó đang mơ một giấc mơ đẹp. Dương Khắc ca mừng: Thằng nhỏ này nuốt chừng miếng thịt. Trần Trận thở ra một hơi khoan khoái, nói: Xem ra mẹ nó không còn thì giờ để nghĩ đến nó nữa!