) Có tính tình thuần túy không? Sau khi đã đọc qua và bạn biết đại khái của 8 loại tính tình: Nhu nhược, Vô cảm, Đa huyết, Lâm ba, Thần kinh, Cảm tình, Nóng giận, Đam mê. Chắc bạn tự hỏi: Tại sao tôi thấy ở tôi cũng như ở nhiều người xung quanh có những đặc tính của nhiều loại tính kể trên, vậy ai là người thuần túy nhu nhược, thuần túy thần kinh hay thuần túy đam mê chăng? Xin trả lời cách nghiêm trang với bạn là không ai có tính tình thuần túy như bạn và tôi xét trong các chương trên. Mỗi người đều có lẫn lộn ít nhiều đặc tính của các loại tính tình ấy tùy theo sự phân phối nhiều hay ít của ba yếu tố quan trọng cấu thành tính tình mà bạn đã biết khi đọc phần nhất của sách này. Ba yếu tố ấy bạn còn nhớ là: - Cảm xúc tình (C) - Hoạt động tình (H) - Phản ứng: Trực phản hay Gián phản (T hay G). Tuy không ai thuần túy thuộc một trong loại tính đã được phân chia theo Heyman Wiersma và đã được trường Groningue điều tra lập thành hệ thống khoa học, nhưng chắc chắn mỗi người đều có đại khái của một trong 8 loại tính tình ấy. Khi nói vấn đề áp dụng khoa tính tình để nhận định tính tình của ai là nói vấn đề ước nhận, nghĩa là nhận phỏng ước một phần lớn đặc tính về một loại tính tình mà cá nhân nào đó mang trong mình. Không biết những thầy bói kiểu bói bài, bói mu rùa, giò già thì sao, chớ một nhà tính tình học nghiêm trang không bao giờ nói xác nhận theo kiểu toán học ai có đặc tính nào, thuộc loại tính tình nào, mà chỉ phỏng nhận đại cương các đặc tính ấy thôi. Tuy có sự dè dặt ấy, khoa tính tình học ngày nay đã làm cho người ta không tin tưởng về hiểu biết tâm tính con người. René Le Senne: “Ngày nay đã có tính tình học khách quan. Những tương quan và tiêu thức đã bắt đầu có đủ để thiết lập nền tảng thứ nhất cho những kiến thức bảo đảm. Nó giúp những nhà nghiên cứu khỏi bắt đầu xây dựng lại như khi chưa khám phá được gì hết và nó có thể đưa đến những áp dụng hữu ích miễn là sự áp dụng được điều khiển kỹ lưỡng tế nhị” (Traité de Cacractérologie - René Le Senne P.U.D.F trang 538). 2) Vài mẫu người tính hỗn hợp. Trong thực tế không có tính tình thuần túy mà có những tính tình hỗn hợp, kết quả của sự phối hợp nhiều ít của các yếu tố: cảm xúc tính, hoạt động tính và phản ứng. Để giúp bạn áp dụng tính tình học trong các việc xã giao, giáo dục, dụng nhân, lãnh đạo, công tác, v.v... Tôi xin xét cùng bạn một vài mẫu người có tính hỗn hợp mà ta thường gặp trong xã hội. Đọc qua các mẫu người dưới đây, bạn thấy mỗi người thuộc trong 8 loại tính tình của các loại tính tình khác. Nói đơn sơ họ là con người thực tế đang sống xung quanh tôi và bạn. 1. Người chân thật - Chắc chắn không có người nào tuyệt đối chân thật trong bản tính người đâu. Ai cũng có lúc nói hay hành động không đúng sự thật khách quan. Nhưng người chân thật mà tôi bàn cùng bạn ở đây là thứ người mà tự nhiên từ tâm tư, tướng điệu, hành vi ngôn từ của họ, bạn nhận thấy họ chân thật. Muốn nhận rõ chân tướng của họ xin xét mẫu người giả dối mà tôi giới thiệu cùng bạn đây. Với người giả dối, ngay khi họ không làm gì hết hoặc chưa nói lời gì cả, chỉ nhìn họ thôi bạn cũng khó đoán được họ ngay. Trái lại nơi người chân thật, bạn cảm thấy lòng thành của họ một cách dễ dàng bằng trực giác ngay vừa lúc bạn mới tiếp xúc với họ. Xin bạn hiểu kỹ cho ở đây tôi không nói thứ: “thật thà là cha dại” thứ thật thà ngơ ngác, ngu si, đần độn. Người chân thật được lòng mọi người là người có tấm lòng con trẻ cộng với khôn ngoan và đức độ. Mới nhìn họ, bạn thấy thích như khi nhìn một con trẻ chưa đến tuổi khôn, đồng thời bạn thấy kính nể sự hiểu biết của họ vì cái khôn ngoan của họ không phải là thứ xảo quyệt của người giả dối. Có hai thứ người chân thật: chân thật khả ái và khả kính. Thứ người tự nhiên thiên bẩm phú cho tính chân thật và thứ người nhờ tu tâm luyện tính mà chân thật. Phước cho ai gặp được nh chí. Đọc tới đây bạn nhận việc “biết người biết ta” cũng như việc luyện tính là cần và bạn hy vọng tới chỉ một bí quyết nào để bạn thành công mau mắn. Tôi xin chân thành nói ngay cùng bạn rằng: Các công việc ấy là việc của ý chí dẻo dai. Muốn nhận định được ai là người thần kinh ai là người đam mê ta phải có kinh nghiệm già giặn về khoa tính tình. Ta phải áp dụng hết các phương pháp chỉ trong sách này. Đồng thời tự mình vừa phân tích vừa tổng hợp rồi quyết đoán dè dặt, vô tư. Còn luyện tâm tính? Thưa bạn, ai là người dám cho là việc dễ, việc một sớm một chiều. Các thánh nhân đã thi hành nó có khi đến xuống mồ mà vẫn chưa đi đến đâu. Nói vậy không phải bi quan cho rằng người tự bản chất hư đốn. Nói vậy chỉ là ý thức về sức hướng hạ trọng mỗi người đều đáng lưu ý. Tuy người nào cũng muốn sống đúng nhân phẩm, muốn thành người tính tốt song bản năng xấu cứ xô đẩy làm bậy. Rồi những hoàn cảnh bạn bè, nghề nghiệp xấu cũng có quyến rũ con người sống ác. Ngay Đức Giêsu mà trong giờ hấp hối, bản năng xấu cũng làm cho Người cảm thấy việc tử nạn, cứu thế quá nặng nề. Người phải nỗ lực mới chiến thắng được sự cám dỗ ấy. Nỗ lực! Phải, hành vi quan yếu ấy của ý chí là bí quyết không có không được của bất cứ ai muốn thành “NGƯỜI TÍNH TỐT”.