- Ngoại giao của Anh là một thành công không đạt tiêu chuẩn
- Uy tín của Anh được nâng cao
Những hoạt động ngoại giao của Hội nghị Genèvecó thể được xem như là một thành công cho hai đồng chủ tịch - Vương quốc Anh và Liên Xô. Mặc dù một số người đã mô tả Chu Ân-Lai là đại biểu có ảnh hưởng nhiều nhất tại Genève,
1/ và mặc dù Molotov được xứng đáng ghi nhận là có vai trò quan trọng trong việc đưa ra những khởi đầu cần thiết cho thỏa thuận, sự hiện diện và khả năng lãnh đạo của Anthony Eden đã thực hiện sự khác biệt trong kết quả của hội nghị và trong hình ảnh của nước Anh đối với thế giới. Những hành động liên tiếp của Eden không chỉ là trung gian giữa những người Cộng sản và phương Tây mà còn là trung gian giữa Mỹ, Pháp, và Chính phủ Việt Nam. Ông này cũng đã hỗ trợ những đề xuất thỏa hiệp để đi đến thỏa thuận vừa qua của Molotov, và còn có khả năng tán thành và kiên cường đứng vững với vị trí phương Tây. Đặc biệt hơn, Eden còn có khả năng để giữ cho Liên Xô tin rằng Vương quốc Anh sẽ đứng phe với Mỹ nếu sự không khoan nhượng của Cộng sản đã dẫn đến bế tắc cho Genève. Một thành quả cụ thể cho Vương quốc Anh là Bắc Kinh đã thỏa thuận vào ngày 17 tháng 6 (sau bốn năm giữ im lặng về chuyện này) để trao đổi đại biện lâm thời với London.
- Nguy cơ một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn đã được ngăn chặn.
Căng thẳng là cao tại Genève. Việt Minh buộc phải [tiếp tục] chủ động trên chiến trường Đông Dương, Chính phủ Pháp thì không ổn định, và trong thời gian đó dường như nhiều người đều cho rằng toàn bộ Việt Nam chiến lược sẽ rơi vào tay Cộng sản. Xác tín mạnh mẽ được nhiều người cho rằng sự sụp đổ là không thể tránh khỏi trừ khi phương Tây có một hành động quân sự thống nhất, hoặc trừ khi các chuyển động ngoại giao ở Genève mang lại một thỏa thuận chắc chắn. Đe dọa một chiến tranh rộng hơn là rất thực tế. Anh chấp nhận hỗ trợ Pháp và Hoa Kỳ, nhưng không ở mức giá là với quân đội và tiền bạc của Anh. Mục tiêu của London là chấm dứt chiến tranh và làm giảm căng thẳng quốc tế - làm tất cả những điều này mà không cho phép một chiến thắng của Cộng Sản, và không có tác động tiêu cực nào ảnh hưởng đến lợi ích của Anh trong khu vực này của thế giới. Anh đã xuay sở để chặt chẽ lèo lái cuộc đua phù hợp với mục tiêu của họ bất kể trên thực tế, công chúng Anh chống lại sự tham gia quân sư của Anh vào Đông Dương. Cuối cùng, Eden cũng đã có thể giúp ngăn chặn rủi ro một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn và đưa nước Anh gia nhập vào SEATO - Có lẽ là để giúp bảo vệ những thắng lợi của Anh tại Genève.
- Với Pháp, kết quả đạt được là tốt hơn là dự tính
- Pháp được giải thoát mà không bị nhục
Pháp, rất có thể là hơn bất cứ bên nào khác tham gia hội nghị, đã có lý với sự hài lòng của họ. Với sự hợp tác với cường quốc lớn khác, không cần phải nói, người Pháp đã tìm thấy một lợi ích chính trị tại Genève mặc dù bản thân của Pháp là không ổn định chính trị trong nước và tư thế yếu kém về quân sự của nó trong khu vực Đông Dương. Thỏa thuận Genève đủ đáng kính để Chính phủ Pháp duy trì quyền lực. Nếu bất cứ điều gì, kết quả ở Genève đã giúp cho Pháp được hưởng sự gắn kết nội bộ chính trị nhiều hơn trong một số năm. Sẽ rất khó khăn cho bất kỳ hành động nào mà Chính phủ Pháp muốn tiến hành để tiếp tục chiến đấu ở Đông Dương như hiện nay - Đặc biệt khi nhiều người đã thấy Pháp đang thất trận.
- Pháp giữ nguyên một chỗ đứng đáng kể ở Đông Dương
Các kết quả tại Genève cũng phép Pháp nắm giữ một cái gì đó hiện thực nhất ở Đông Dương. Các lực lượng Việt Minh, và các lực lượng ngoại vi của họ tại Campuchia và Lào đền bị gạt sang một bên, giữ được ảnh hưởng tối quan trọng của Pháp ở Vientiane và Phnom Penh. Hơn nữa, ở miền Nam Việt Nam người Pháp còn duy trì rõ ràng, trên danh nghĩa, quân đội của họ và các lợi ích văn hóa và kinh tế. Ở miền MiềnNam Việt Nam, họ có được cơ hội tiềm năng để cứu vãn những đầu tư của họ.
- Chính phủ Việt Nam đã đạt nhiều hơn những gì mà thế trận cho phép
Sớm nhất là vào ngày 26 tháng Sáu, Pháp đã riêng tư và rõ ràng đưa ra ý đồ của họ là duy trì một quốc gia Nam Việt Nam có khả năng sống được. Do đó, vào cuối tháng Sáu các cuộc thảo luận "ngầm" Pháp - Việt Minh trực tiếp giữa Jean Chauvel, và Phạm Văn Đồng, mà Pháp tự cho mình một mục tiêu là đạt được một chia chác công bằng về lãnh thổ để "đảm bảo cho Nhà nước Việt Nam một vùng đất chắc chắn nhất có thể, … " Mặc dù nhận thức rằng Chính phủ Việt Nam có thể phản ứng bằng bạo lực chống lại việc phân vùng, Pháp coi đó là một sắp xếp tốt nhất cho Chính phủ Việt Nam bởi vì nó có thể sẽ cho phép quốc gia [miền Nam] "củng cố bản thân mình bằng cách nào đó để tạo ra một lực lượng quốc gia và độc lập chân chính để đối phó với Việt Minh."
2/ Khi đồng ý phân vùng, Chính phủ Pháp, giống như Washington, đã được thúc đẩy một phần bởi mong muốn đảm bảo cho quốc gia Việt Nam có một lãnh thổ có thể phòng thủ được mà ở đó chế độ Sài Gòn có thể cố gắng xây dựng một nhà nước ổn định để cạnh tranh với VNDCCH.
Đánh giá sự việc rằng trên thực tế Nhà Nước mới độc lập của Việt Nam là chỉ nhiều hơn một chút so một bù nhìn cho Pháp, bởi thế cho nên đến nay Pháp vẫn phải chịu mang gánh nặng trong cuộc chiến chống lại Việt Minh; và các lực lượng Pháp và Việt chung nhau vẫn không khá gì hơn trong việc chống lại Việt Minh, những gì Chính phủ Việt Nam đã nhận được ở Hội nghị Genève là nhiều hơn là họ có thể dự kiến một cách thực tế. Thật vậy, Genève đã mở cơ hội mới cho Chính phủ Việt Nam.
Mặc dù bị mất một phần lãnh thổ, hướng thành lập một chính phủ ở phía Nam đã thắng lợi. Chỉ có thông qua việc củng cố lãnh thổ và tập trung dân số, Bảo Đại mới có thể có hy vọng chống chọi được với những thách thức, dù là quân sự hoặc lòng dân – điều mà Việt Minh sẽ chắc chắn đưa ra. Dù sao, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tại Genèv vẫn cho rằng Hiệp định đã bán đứng [Đất Nước] cho Cộng sản. Trong khi chế độ Sài Gòn đã không trực tiếp phản đối những thỏa thuận này, trong ý nghĩa rằng họ đã hoàn toàn chối bỏ nó, hoặc đã gợi ý là họ sẽ không đếm xỉa gì đến nó, họ đã đưa ra cách giải thích đặc biệt về Hiệp Định. Ví dụ, Chính phủ Việt Nam đã làm cho mọi người hiểu rã là họ không chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử mà không được [quốc tế] giám sát. Hơn nữa, họ từ chối ủng hộ kế hoạch bầu cử, trừ khi cuộc bầu cử phải được an toàn và chi phối [tiến hành] trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Thế đứng này là thuận lợi cho Chính phủ Việt Nam, bởi vì nó gài VNDCCH vào thế phải tránh các hoạt động về phía Nam của vĩ tuyến 17, vì làm như thế là có thể phá vỡ thời biểu cuộc bầu cử, hay cho Chính phủ Việt Nam những lý do để từ chối tổ chức bầu cử. Thông qua các nhượng bộ của các nước Cộng sản và đường lối cứng rắn của các Đồng minh phương Tây, Chính phủ Việt Nam đã đạt được khung thời gian để củng cố mình.
- Thái độ của Mỹ tại Hội Nghị là hỗn hợp
- Dư luận Mỹ lúc ban đầu là thận trọng
Mỹ đã xem kết quả Hội nghị với những cảm xúc hỗn hợp. Về công khai, quan điểm của Mỹ là Hiệp định đại diện cho "những gì tốt nhất đã thu được từ một tình huống xấu. Tổng Thống Mỹ, trong buổi họp với báo chí ngày 21 tháng 7, đã từ chối chỉ trích Hiệp định. Ông cho biết Hiệp Định chứa những điều mà chúng ta không thích, nhưng rất nhiều điều phụ thuộc vào cách nó được thực hiện trong thực tế." Ông đã công bố ý định thành lập cơ quan đại diện thường trú tại Lào và Cam-pu-chia, và cho biết Mỹ đang tích cực theo đuổi các cuộc thảo luận với các quốc gia tự do khác trong hướng là mau chóng tổ chức một hiệp hội quốc phòng tập thể trong khu vực Đông Nam Á để ngăn chặn Cộng sản trực tiếp hoặc gián tiếp xâm lược khu vực nói chung.
3/ Thứ trưởng Smith đã cùng quan điểm đó hai ngày sau. Phủ nhận Genève là một “Munich" khác. Smith đã nói: “tôi đã được …thuyết phục rằng đó là những kết quả tốt nhất mà chúng ta có thể có được trong những trường hợp như thế, nếu bổ sung thêm rằng" ngoại giao đã hiếm khi đạt được tại bàn hội nghị những gì không thể đạt được hoặc nắm giữ được trên chiến trường"
4/ Cuối cùng, Bộ trưởng Dulles, cũng vào 23 tháng Bảy, đã đưa ra một tuyên bố báo chí hướng tới tương lai. Đề cập đến "sự mất mát ở miền Bắc Việt Nam", Dulles bày tỏ hy vọng rằng sẽ học được nhiều kinh nghiệm để ngăn chặn sự xâm nhập hơn nữa của Cộng sản ở châu Á. Hai bài học có thể được rút ra, Bộ Trưởng Dulles nhận định: trước nhất, được lòng dân ủng hộ là cần thiết để chống lại âm mưu lật đổ của Cộng sản; "mọi người nên cảm thấy rằng họ đang bảo vệ các thể chế quốc gia của họ." Thứ hai, lo trước việc phòng thủ tập thể chống những động thái của đối phương hung hăng tốt hơn là một phản ứng mang tính đối phó với chúng [Cộng Sản]. Đối với hệ thống an ninh tập thể ở khu vực Đông Nam Á, ông kết luận, sẽ kiểm soát hoàn toàn hai vấn đề xâm lược và lật đổ.
5/ - Phản ứng công khai và riêng tư là khác nhau
Những phản ứng công khai ban đầu của Mỹ đối với kết quả của Hội nghị là không đúng một cách đáng kể với những gì đã được bàn luận trong nội bộ Hội đồng chính phủ. Thực tế cho thấy việc một phần lãnh thổ [VN] đã được chính thức nhượng lại cho Cộng sản rõ ràng đã đè nặng lên Chính quyền [Mỹ]. Khi những hồ sơ được đúc kết cho Hội đồng An ninh Quốc gia vào tháng Tám, Hội nghị Genève được đánh giá là một thất bại lớn cho ngoại giao phương Tây và là một thảm họa tiềm năng cho các lợi ích an ninh của Mỹ ở Viễn Đông. Ủy Ban Điều Phối Các Hoạt Động (OCB: Operations Coordinating Board) cho rằng Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị là việc "hoàn thành một bước tiến quan trọng của chủ nghĩa cộng sản, nó có thể dẫn đến việc mất khu vực Đông Nam Á. Do đó, nó đã đánh dấu một thất bại nghiêm trọng cho các chính sách chủ yếu trong NSC 5405 và là một mất mát nghiêm trọng cho thế giới Tự do, hiệu ứng tâm lý và chính trị của nó sẽ được cảm nhận khắp vùng Viễn Đông và khắp nơi trên thế giới."
6/ Trong một báo cáo riêng biệt, NSC đã phần nào cụ thể hơn về mức độ thiệt hại: Cộng sản đã đạt "một tiến bộ nổi bật" tại Việt Nam trong việc sử dụng những cách thức quân sự và phi quân sự, Mỹ đã mất uy tín như là một nhà lãnh đạo ở châu Á có khả năng ngăn chận Cộng sản bành trướng; đường lối hòa bình của Cộng sản đã thắng với chi phí của Mỹ; uy tín chính trị và quân sự của Cộng sản được nâng cao, kết quả do khả năng của họ đã biết khai thác những tình huống không ổn định ở các nước Đông Nam Á mà không cần đưa ra những tấn công vũ trang.
7/ - Chương trình Bảy Điểm của Mỹ và Anh chủ yếu là đã được hoàn tất
Các quy định của Hiệp định, tuy nhiên, cũng đã mang đến một số hài lòng cho Mỹ. So sánh các bản ghi nhớ bảy điểm của Mỹ-Anh ngày 29 tháng Sáu với giải quyết chung cuộc gần một tháng sau đó. Hội nghị đã gần như đáp ứng các mục tiêu tối thiểu của Mỹ - mặc dù có e ngại của Washington về sự ủng hộ của Anh hoặc Pháp có thể bị giảm sút.
(1) Tính toàn vẹn và độc lập của Lào và Cam-pu-chia đã được bảo quản, và các lực lượng Việt Minh, quan trọng nhất, phải rút khỏi hai quốc gia này.
miền Nam Việt Nam được giữ lại (mặc dù không có một vùng đất riêng nào ở miền Bắc),và đường phân vùng đã được vạch ra đâu đó về phía Nam của Đồng Hới.
(3) Lào, Cam-pu-chia, và phần Việt Nam "đã giữ được” đã không bị ngăn cản về việc hình thành các "chế độ không Cộng sản" (trong trường hợp của Việt Nam, trong khoảng thời gian hai năm trước khi có cuộc bầu cử); cũng không minh thị bị cấm "duy trì một lực lượng đầy đủ cho an ninh nội bộ". Việt Nam có quyền nhập khẩu vũ khí và các trang thiết bị chiến tranh, tuy nhiên, bị hạn chế trong việc thay thế theo cách một-thế-một, và được phép đưa nhân viên quân sự nước ngoài vào, tối đa được ấn định là không quá con số các cố vấn vào lúc chấm dứt chiến tranh.
(4-5) Nhắc lại giải thích của [Ngoại Trưởng] Dulles ngày 07 tháng Bảy là cuộc bầu cử chỉ nên " được tổ chức miễn là thỏa thuận về ngừng bắn được tôn trọng và các điều kiện đi bầu mà không bị đe dọa để các yếu tố dân chủ những cơ hội tốt nhất,
8/ Hiệp định đã không đặt những điều kiện cho những quy định chính trị có nguy cơ làm mất khu vực được giữ lại vào vòng kiểm soát của Cộng sản …[hay] loại trừ khả năng thống nhất sau cùng của Việt Nam bằng phương tiện hòa bình. " Mặc dù cả hai ông, Dulles và Mendes-France, ưa thích là không có ngày nào đó được đưa ra cho cuộc tổng tuyển cử, thỏa hiệp chờ hai năm đã cho Mỹ, Pháp và Nam Việt Nam một hơi thở quan trọng. Mỹ ưu tiên sau đó cho các chương trình được thiết kế để mang lại cho “các yếu tố dân chủ một cơ hội tốt nhất" thông qua viện trợ kinh tế và hỗ trợ chính trị cho miền Nam Việt Nam. Cuộc bầu cử, như Dulles đã nêu ra trong Hội nghị, và như OCB đồng ý vào tháng Tám,
9/ là điều dễ chịu đối với Mỹ, nhưng chỉ có là hai năm sắp đến, và nhiệm vụ chính trong thời gian đó là "để duy trì một miền Nam Việt Nam thân thiện phi cộng sản..."
10/ hệ quả tất yếu khách quan (NSC đưa ra trong tháng Tám, 1954, và được Tổng Thống phê duyệt) là việc ngăn chặn một chiến thắng của Cộng Sản thông qua tổng tuyển cử trên toàn cõi Việt Nam,
11/ sau đó không có nghĩa là Mỹ quyết tâm phá hoại Hiệp định, nhưng đúng hơn,
những ảnh hưởng của Mỹ sẽ nhằm mục đích đảm bảo rằng Cộng sản sẽ không đạt được một chiến thắng bầu cử thông qua vũ lực, lừa dối, hoặc các phương pháp không dân chủ khác.
- Hiệp định quy định rõ ràng cho việc vận chuyển của những cá nhân nào mong muốn từ miền này đến miền khác.
- Các Hiệp định dường như, vào thời điểm đó, đã cơ bản hoàn thành điều kiện tiên quyết của việc thành lập một "cơ chế quốc tế có hiệu quả để giám sát các thỏa thuận." Mặc dù cơ chế là Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến (ICC: International Control Committee) thay vì Liên Hợp Quốc, Thứ trưởng Smith lưu ý rằng ICC sẽ có quyền phủ quyết về các vấn đề quan trọng, sẽ gồm một nước trung lập chân chính (Ấn Độ) và một chính phủ thân phương Tây (Canada), và họ sẽ được phép tự do di chuyển vào khu phi quân sự và biên giới và các khu vực ven biển. Smith, vào ngày 19 tháng 7, đã đưa ra đánh giá này:
"Xem xét tất cả mọi thứ, tôi cảm thấy đây là thỏa đáng và tốt hơn nhiều so với những gì mà chúng ta đã có thể đạt được ở Hàn Quốc. Pháp cảm thông, và Eden và tôi đồng ý, với các thành phần được xây dựng với quyền phủ quyết sẽ làm việc cho lợi thế của chúng tôi. Sắp xếp này là cơ chế tốt nhất cho Pháp hoặc bất kỳ ai khác có thể có được, và tôi cảm thấy nó nằm trong tinh thần của điều khoản 7. " 12/ - Tuyên bố của Smith về quan điểm của Hoa Kỳ đối với Hiệp Định
Tuyên bố cuối cùng của Thứ trưởng Smith về quan điểm của Mỹ đã đưa ra biện pháp công khai duy nhất về cam kết của Mỹ đối với Hiệp Định. Với sự đốc thúc của Smith, Dulles đã đồng ý rằng phái đoàn Mỹ có thể ghi nhận Tuyên bố Cuối cùng cũng như các thỏa thuận quân sự. Tuy nhiên, Smith đã được cụ thể hướng dẫn không lưu ý đến điều 13 của Tuyên bố cuối cùng. Đó là đoạn nhằm đảm bảo tôn trọng hiệp định đình chiến ở Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam bằng cách tuyên bố rằng thoả thuận của các thành phần tham dự [Hội Nghị] "để tham khảo ý kiến nhau về bất kỳ vấn đề nào mà Ủy Ban Giám sát Quốc tế đã giao cho họ..." Dulles cảm thấy rằng điều khoản đó ngụ ý rằng:
"... Một cam kết đa phương với cộng sản sẽ không phù hợp với đường lối cơ bản của chúng tôi và sau đó cam kết này có thể cho phép Cộng sản Trung Quốc cáo buộc chúng tôi là vi phạm thỏa thuận, [và chuyện này] có thể đưa đến việc hai chính phủ trở thành hai phe kình chống nhau. 13/ Ngoài việc lưu ý vê ba hiệp định đình chiến quân sự và các điều 1-12 của Tuyên bố cuối cùng, Smith, phù hợp với chính sách từ lâu nay của Mỹ và theo hướng dẫn ngày 16 tháng 7 của Dulles, đã tuyên bố thay mặt cho chính phủ [Mỹ] rằng Mỹ sẽ không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để làm phiền "Hiệp định “. Hơn nữa, Mỹ sẽ xem xét bất kỳ cuộc xâm lăng mới nào vi phạm các thỏa thuận nêu trên với quan tâm nghiêm trọng và cũng như [sẽ xem xét] mối đe dọa nghiêm trọng nào cho hòa bình và an ninh của Thế Giới." Cuối cùng, Smith nhắc lại chính sách của Mỹ đã tuyên bố ngày 29 tháng 6 năm 1954 là Mỹ sẽ hỗ trợ Liên Hợp Quốc giám sát các cuộc bầu cử tự do được tổ chức để thống nhất một đất nước "hiện nay bị chia cắt ngược lại ý muốn của họ…" Smith đã đề cập ở điểm này rằng Mỹ sẽ không thể kết dính mình với bất kỳ sắp đặt nào mà nó có thể cản trở "vị trí truyền thống của một dân tộc được quyền quyết định tương lai của chính họ”
MỤC LỤC Hans Morgenthau, in ”The 1954 Genève Conference: An Assessment" (America I s Stake in Vietnam, New York: American Funds of Vietnam, 1956), says Chu was to Genève what Metternich was to the Congress of Vienna of 1815.
Aide-memoire delivered by Bonnet to Dulles and Eden June 26, in Dulles' Tel No. 4852 to American Embassy...; Paris, 28 June 1954 (TOP SECRET)
White House press release of 21 July 1954
Quoted in Richard P. Stebbins, et al., The United States in World Affairs, 1954 (New York: Harper and Bros., 1956), p.255
Department of State press release No. 400, 23 July 1954
OCB, Progress Report on United States Objectives and Courses of Action With Respect to Southeast Asia (NSC 5405), 6 August 1954 ( TOP SECRET)
NSC, Review of U.S. Policy in the Far East (NSC 5429), 4 August 1954 (TOP SECRET)
Dulles to American Embassy, Paris, 'Tel No. 77, 7 July 1954 (SECRET)
Trong báo cáo tiến độ ngày 6 tháng Tám, OCB cho rằng cần thiết phải có "hành động chính trị" để xây dựng một nền tảng vững chắc trong khu vực châu Á tự do để tiếp tục định hướng các nước về phía thế giới Tự Do. "Một thử nghiệm cho hành động chính trị và việc định hướng sẽ là cuộc bầu cử tại Lào và Campuchia trong năm 1955, và tại Bắc và Nam Việt Nam trong năm 1956."
This objective, stated in NSC 5429/1, was approved by the President. See NSC, Review of U. S. Policy in the Far East, 12 August 1954 (TOP SECRET)
Ibid.
Smith from Genève Tel SECTO 666, 19 July 1954 (TOP SECRET)
Dulles to Smith at Genève, Tel TOSEC 576 NIACT, 19 July 1954, (TOP SECRET)