Một buổi chiều có gió không mưa, Văn tìm đến nhà Tuyết...Sau mười ngày điều trị tại bệnh viện, Tuyết đã bình phục trở về nhà, nhưng Tuyết lúc này không còn là Tuyết trước kia nữa, vì trong tâm hồn người đàn bà chưa quá hai mươi tuổi này, đã có ba cái xác chết, hai cái xác chết của hai người đàn ông đã yêu nàng và một cái bào thai không được làm người...Sắc đẹp Tuyết lúc này, não nùng, như mưa thu ngày hạ, nắng quái chiều hôm, như trăng giãi sông dài hay đêm trường khắc khoải... Tiếng cười ròn rã, ngạo nghễ trước kia chỉ còn là tiếng cười “đoạn trường” của những kẻ từng sống, từng đau khổ, nên mượn tiếng cười để diễn tả niềm ngao ngán đối với thế sự phù dụ.. Tâm hồn Tuyết cũng không còn là cái tâm hồn luôn luôn khiêu khích, gây sự với cuộc đời như trước kia!Vì... sau cái chết của Kha và Công, Tuyết thấm thía hiểu rằng cuộc đời cũng không đến nỗi bạc đãi, hành hạ nàng như nàng vẫn tưởng. Bằng cớ là lúc này nàng là kẻ bắn chết Kha mà vẫn còn được sống, còn được tự do hít thở cái không khí bụi bậm, thần tiên của kiếp người, còn Kha và Công, những kẻ giàu sang, thế lực, được đời nuông chiều, thì lúc này thể xác đang tan rã, đang bị ròi bọ đục khoét!Cho nên sau khi bị sảy thai, Tuyết đã trở về với những tình cảm đôn hậu của một người đàn bà biết e dè, kính trọng sự sống, không dám đem cuộc đời ra thí nghiệm lung tung như trước kia. Không những Tuyết cảm thấy trong tâm hồn nàng những rung cảm nàng chưa bao giờ được hưởng, ngay cả đối với Công là người nàng chưa hề yêu và chỉ mưu chuyện lợi dụng, Tuyết cũng cảm thấy thương xót vô bờ bến... Có nhiều đêm, bị hối hận rày vò, Tuyết đã nảy ra ý tưởng điên rồ là đi tìm tất cả những kẻ đau khổ ở đời này, hiến dâng cái thể xác nhầy nhụa của nàng cho mỗi người đau khổ được ngủ với con “đĩ” Tuyết một đêm cho họ đỡ khổ, gọi là đền trong muôn tội, cái tội lỗi của nàng...... Văn đến giữa lúc Tuyết đang sửa soạn đi thăm mộ Kha và Công. Tuyết rủ Văn cùng đi. Văn vui vẻ nhận lời không phải vì Văn thương nhớ Công hay Kha, nhưng vì chàng biết là bữa cơm chiều hôm nay, chàng sẽ ăn cơm ngon hơn, chàng sẽ có những tình cảm rộng rải, bao dung hơn đối với mọi người...Tói nghĩa địa, Văn lặng lẽ đi theo sau Tuyết, qua các lối giải sỏi, lặng lẽ đứng nhìn Tuyết thành khẩn đặt hoa, đốt hương trên mộ Khạ.. Và nhìn gương mặt Tuyết, Văn không những không thấy mình ngấm ngầm ghen với Kha như trước mà trái lại, chàng còn mong Tuyết sẽ thương tiếc Kha hơn nữa, vì Văn không khỏi có cảm nghĩ sung sướng, ích kỷ là người nằm dưới mồ lúc này là Kha, còn chàng thì vẫn sống, hiện đang đứng ngắm nàng, ngắm cái vẻmặt đau thương của Tuyết, đôi mắt Tuyết, làn môi Tuyết và chỉ riêng cái thú còn được sống để ngắm cuộc đời, đển nhiàn người đàn bà, cũng đủ khiến chàng trở thành rộng lượng, không thèm ghen với Kha nữa!Văn chỉ tiếc một điều là cái mộ của Kha được xây cất một cách đồ xộ, ngạo nghễ quá, khiến chàng có muốn thương Kha thật nhiều, chàng vẫn còn e dè, chưa làm sao thấy lòng mình rung cảm như khi chàng nhìn những ngôi mộ nhỏ bé, vô danh, khiêm nhường của những người sống không tên tuổi, chết cũng im lìm...Thắp hương xong, Tuyết trầm ngâm, táy máy nhổ một vài cây cỏ dại trên mộ Kha, rồi đột nhiên hỏi Văn:- Con hỏi thực thầy. Thầy có nghĩ rằng Kha và Công chết oan và con là người hoàn toàn chịu trách nhiệm về cái chết của hai người không? Có nhiều lúc con nghĩ con là người có tội rất nhiều đối với Công, Kha, nhưng có lúc, con nghĩ con cũng chả làm gì nên tội...Văn không trả lời ngay Tuyết, đi đi, lại lại trước mộ Kha, rồi mấy phút sau mới cất tiếng:- Kể ra thì cái chết của anh Kha vô lý thực... Nhưng ở đời cái gì mà không vô lý! Sông đã là chuyện vô lý, mà chết lại càng vô lý hơn!...Tuyết lắc đầu:- Tuyết có hỏi thầy về cái vô lý hay hữu lý của đời sống đâu! Tuyết hỏi thầy để biết cái phần trách nhiệm, cái “tội” của Tuyết trong hai cái chết của hai người?Văn hầu như không nghe thấy câu hỏi của Tuyết. Chàng lấy ba viên sỏi, chọn một nhánh cây cách chàng hơn một thước làm đích, chàng nhắm nhánh cây, ném ba lần, cả ba viên sỏi đều không trúng nhánh cây... Rồi chàng tần ngần quay lại nói với Tuyết:- Cô muốn biết trách nhiệm về ai hả?- Dạ!Văn thở ra, rồi cười chua chát:- Trách nhiệm ấy à! Không phải chỉ có một mình Tuyết là chịu trách nhiệm về cái chết của Kha! Người chịu trách nhiệm lớn nhất là... thầy, thứ đến Hổ, rồi mới đến Tuyết...Tuyết mở to đôi mắt nhìn Văn:- Thầy nói gì, Tuyết không hiểu?Giọng Văn trầm như một lời thú tội, thú tội không phải chỉ với người sống, mà là với người nằm dưới mồ:- Không có gì là khó hiểu cả... Hổ và tôi đều biết sau khi cưỡng hiếp Tuyết, Kha có vẻ hối hận, Kha vẫn đi tìm kiếm Tuyết, Kha lại nhờ một người quen với Tuyết, đưa cho Tuyết một cái thư, trong đó Kha đã tỏ ý muốn gặp Tuyết... Sự tình cờ khiến cái thư đó lọt vào tay Hổ, Hổ đưa cái thư cho tôi coi. Chúng tôi bàn với nhau, là “ỉm” thư đi, vì ngại đưa cái thư cho Tuyết thì sẻ mất một đồng minh: Nếu Hổ thẳng thắn đưa cái thư cho Tuyết, biết đâu lúc này Kha không những không chết mà Tuyết chẳng trở thành người “yêu” của Kha! Cho nên, cứ bình tĩnh mà xét, thì kẻ sát nhân của Kha chính là... thầy và Hổ. May mắn một điều là những kẻ sát nhân tinh thần theo kiểu thầy và Hổ, nhan nhãn, đày rãy trong xã hội, và sự sống dồn dập, vội vã quá, nên chẳng ai còn đủ thời giờ để má hối hận, để mà đau khổ... Cho nên Kha chết mà thầy và Hổ vẫn vui vẻ sống...Văn im lặng một lát, rồi nhìn thẳng vào mắt Tuyết:- Còn một sự thực nữa... Thầy cũng cần nói nốt cho Tuyết hiểu...Thấy gương mặt Tuyết lộ vẻ bối rối, như vừa ao ước, vừa sợ phải nghe những điều Văn nói, Văn vội nói thật nhanh vì chàng biết nếu không nói lúc này thì không bao giờ có dịp nói nữa:- Bây giờ thầy không còn yêu Tuyết nữa, hoặc vẫn yêu nhưng không còn yêu như trước, nên thầy có đủ can đảm để nói thẳng cho Tuyết biết là sở dĩ thầy không nói thực là vì lúc đó thầy đã hờn ghen với Khạ.. Sự thực là vì ghen ghét, thầy đã làm cho Kha thiệt mạng...Văn ngừng một lát, rồi hình như chàng cho mình nói vậy cũng vẫn chưa diễn đạt hết ý nghĩ, chàng nói tiếp:- Vì Tuyết không còn là một người đàn bà ngây thơ nữa, tôi nêu một tỷ dụ sống sượng này để Tuyết thấu triệt tâm trạng tôi hơn: Trước kia, có nhiều lúc tôi đã ao ước được ngủ với Tuyết một lần để giải thoát những dục vọng bị dồn ép và tôi cho rằng đó là cách duy nhất để hết yêu Tuyết, hết nghĩ vẩn vơ, lấy lại sự thăng bằng của thần trí... Nhưng bây giờ trong tâm hồn Tuyết và thầy đều nặng chĩu cái chết của Kha, những ý nghĩ, mặc cảm và dục vọng cũ đã tiêu tan như mây khói, thì thầy có thể nói với Tuyết mà không ngượng với lương tâm, là thầy yêu thương Tuyết như một người thầy yêu học trò, một người cha yêu con, một người anh yêu em... Cuộc đời đầy rãy đau thương... Chúng ta phải ráng thương yêu nhau cho đỡ khổ, có phải không con?- Đời thật buồn thầy nhỉ?Tuyết im một lát, rồi trìu mến nhìn Văn:- Nhưng con hỏi thực thầy, lúc này thầy có thể sẵn sàng nhận con làm con nuôi được chưa? Con thấy sợ và không dám đùa với cuộc đời nữa...Văn nở một nụ cười trung hậu mà từ lâu, chàng đã đánh mất, dịu dàng đặt tay lên vai người học trò đã có thời, rất nhổ ngược dám khoe với Huyền là thầy Văn “sợ” mình:- Trước kia mà thầy nhận Tuyết làm con thì chắc thầy không khỏi ngượng với lương tâm, nhưng bây giờ thì con yên tâm, Tuyết sẽ là đứa con nuôi của thầy mà thầy có bổn phận dìu dắt...Hai người nhìn nhau cùng cười và cùng lắc đầu vì họ không ngờ là trong tâm hồn chán chường, nát nhầu của mình, một thứ hoa lạ vừa nở, hoa của tình yêu, không phải là tình yêu xác thịt, hoặc ghen ghét, thù hận, mà là tình thương yêu nhân loại...- Bây giờ thì thầy khuyên con nên làm cái gì?Văn đạo mạo trở về với cái giọng giáo sư của mình:- Nếu thầy là một nhà đạo đức thực hay giả thì thầy khuyên con nên đi tu như cô Kiều của Nguyễn Du. Nhưng thầy là đứa ham sống, vì vậy thầy khuyên con nên trở lại nhà trường, nên lại ngay trường thầy dạy mà học, chứ không cần đi đâu. Cuộc đời của con chỉ mới bắt đầu... Nhưng kinh nghiệm đã qua, dù có đau đớn đến đâu cũng thuộc về quá khứ.Những lời Văn nói như mở ra trước mặt Tuyết một chân trời mới, mà Tuyết chưa hoàn toàn dám tin tưởng:- Cuộc đời của con chỉ mới bắt đầu hở thầy?- Chứ sao! Con chỉ là đứa bé ngây ngờ nghệch chứ đã ăn nhằm gì! Ngay đến như thầy đã làm lại cuộc đời không biết lần thứ bao nhiêu, thế mà ngay lúc này, thầy cũng vẫn cho là cuộc đời thầy mới bắt đầu. Biết đâu ngày mai, ngày mốt, thầy đã “yên giấc ngàn thu” như Kha đang nằm dưới mồ lúc này, nhưng hôm nay thầy còn được sống, còn được buồn, vui, thì thầy vẫn bắt đầu cuộc đời, như thầy chưa hề bao giờ sống... Cái kỳ diệu của sự sống là vậy đó con!Tuyết nở một nụ cười tin tưởng, hỏi Văn:- Vậy thế ngày mai, con lại cắp sách tới trường của thầy như trước kia?Văn gật đầu:- Chứ sao! Chỉ khác một điều trước kia con học lười vì hay nghĩ vớ vẩn, thì bây giờ học cho ra học, học thật siêng, thật chuyên cần... Cần nhất là chấm dứt tất cả những mặc cảm không đâu! Cùng lắm có đứa bạn nào biết quá khứ của Tuyết, nó bão Tuyết làm “đĩ”, bão Tuyết giết người thì Tuết cũng đừng tủi, đừng buồn vô ích. Tuyết sẽ chân thành nói cho nó biết là trước kia có nhẽ Tuyết làm đĩ thực, giết người thực, nhưng bây giờ, Tuyết không làm đĩ nữa, không giết người nữa, thì Tuyết lại đi học... Như vậy, có gì là xấu? Một con đĩ mà trở về đi học thì dĩ nhiên là đẹp hơn một đứa con nhà lương thiện đi học mà vẫn làm đĩ...Nghe Văn bảo mình “làm đĩ”, Tuyết không thấy động lòng, nàng chỉ cười, hỏi Văn?- Nhưng theo ý của thầy, thì trước kia con có quả thực làm đĩ hay không?- Cũng một phần nào! Nhưng sống ở đời, ai mà chẳng hơn một lần đánh đĩ! Rạc rày như thầy đã đánh đĩ tâm hồn mình bao phen mà nhiều lúc thầy vẫn thấy mình ngây thơ, ngờ nghệch, bị cả đứa con lên sáu nó đánh lừa... Chúng ta có đi đánh đĩ thì chúng ta mới biết thương xót nhau như bây giờ, mới biết cao thượng như bây giờ. Chứ những kẻ cao thượng mà chưa hề đánh đĩ tâm hồn, chưa hề hiểu thế nào là sa đọa, là trụy lạc, thì chỉ là những kẻ nhát gan, sợ sống, nên phải cao thượng bất đất dĩ, cao thượng mà vẫn thèm đánh đĩ, thèm hư hỏng... Bọn cao thượng đó thì có thể xác kể chi!Tuyết cười:- Thầy nguỵ biện đúng quá!- Nguỵ biện mà đúng thì tức là chân lý đó... con ạ! Hai thầy trò nhìn nhau cười...
Chu Tư?
11- 6- 63Hết