Phần I
Chương 1

Huyền hốt hoảng gọi với theo người thanh niên:
- Anh Thịnh! Anh Thịnh! Tôi trả lại đây này! Tôi không lấy đâu!
Nhưng Thịnh vẫn lùi- Lũi bước nhanh qua phía bên kia đường, vẫy một cái taxi vừa tiến tới, nhảy vội lên xẹ..
Còn lại một mình, Huyền nhìn cái bút máy “Parker 61” cầm trong tay, bàng- Hoàng không biết xử trí cách nào! Huyền tự hỏi, Thịnh đã kiếm đâu ra tiền để mua tặng nàng cái bút máy trị giá trên một ngàn? Nhà Thịnh nghèo xơ- Xác, cha Thịnh làm thợ cắt tóc, mẹ Thịnh bán hàng rong, gia cảnh Thịnh còn khốn quẫn hơn cả nhà Huyền, vậy Thịnh lấy tiền ở đâu? Huyền tự nhiên cảm thấy lo sợ vẩn vơ trước mối tình dữ dội của người thiếu niên có lẽ ít tuổi hơn nàng.
Huyền và Thịnh cùng học lớp Đệ- Nhị tư thục Lê Lợi. Vì nghèo, Huyền phải vừa học, vừa làm “cô giáo tư gia”, vừa lo bếp nước trong nhà, nên mãi năm mười tám tuổi, nàng mới đậu Trung học phổ thông. Cho nên, ở trong lớp, Huyền tương đối là nữ sinh chín chắn, có vẻ “người lớn” hơn các bạn. Huyền không rõ Thịnh hơn hay kém tuổi mình, thế mà từ lúc mới quen biết, nàng đã coi Thịnh như một người em, nên vẫn trò chuyện thân mật với Thịnh ngoài giờ học. Nhưng cách đây không lâu, Thịnh đã gài vào quyển sách Lý- Hóa mà Thịnh mượn của nàng, một bức thư trong đó Thịnh thú thực mối tình đầu man rơ,ï của mình.
Đọc thư, Huyền chợt tỉnh, và ngay hôm sau, gặp Thịnh, Huyền thân mật trách:
- Thịnh hơi điên mất rồi! Thịnh nên nhớ: không những tôi coi Thịnh như một ngưởi bạn, mà còn coi Thịnh như một người em...
Thịnh đỏ mặt, sừng sộ hỏi lại:
- Vậy thế Huyền bao nhiêu tuổi?
Huyền nói dối một cách tự nhiên:
- Tôi hai mươi bốn tuổi rồi!
Khiến Thịnh tức bực, soi mói nhìn nàng và từ hôm đó, Thịnh cố ý lánh mặt Huyền, hai ngưởi không còn thân mật trò chuyện như trước. Thế rồi đột nhiên, chiều hôm nay, sau khi lớp học tan, Thịnh đợi Huyền ở cổng trường, anh lầm lì, báo cho nàng biết anh đã nhận được giấy gọi đi quân dịch, và trước khi từ biệt nàng, Thịnh khan khoản bắt nàng phải nhận cây bút máy, để kỷ niệm như lời Thịnh nói “mối tình đau khổ” của anh. Nhìn ánh mắt nảy lửa của Thịnh, Huyền chưa biết nói thế nào để từ chối, thì Thịnh đã dúi cái bút vào tay nàng rồi bỏ đi như chạy trốn...
Huyền đứng sững, thẫn thờ không biết nên tới nhà Thịnh trả lại bút máy hay trở về nhà mình. Huyền càng điên đầu hồi tưởng lại hai chuyện rắc rối khác vừa rồn rập xảy đến cho nàng trong nửa tháng vừa qua:
Cách đây một tuần, giữa giờ học, Huyền được gọi xuống văn phòng giám đốc. Ông giám đốc Lưu niềm nở báo tin cho nàng biết đã cứu xét đơn xin miễn học phí của nàng và chấp thuận cho nàng khỏi phải trả học phí. Huyền chưa kịp ngỏ lời cảm ơn thì ông giám đốc đã ân cần hỏi han nàng về gia cảnh, hứa sẽ giúp này đỡ này nọ, để rồi cuối cùng, Huyền sửng sốt thấy ông thổ lộ tâm tình, kể lể nỗi cô đơn của mình, mặc dầu vợ Ông cũng là một giáo sư Anh văn đã từng du học Mỹ như ông; rồi ông lại khen Huyền ngoan, dịu dàng, khiến Huyến vốn nghèo nên đã có kinh nghiệm về lòng tốt của bọn giàu sang, hiểu ngay ông định đi tới đâu. Thế là hôm sau, Huyền không tới trường nữa. Nàng phải nói với người anh họ—giáo sư Văn—tìm cho nàng một trường khác không phải trả tiền. Nàng học mới được hai bữa, thì chuyện rắc rối thứ hai xảy tới:
Từ hai tháng nay, giáo sư Văn đã giới thiệu cho nàng một chỗ dạy trẻ em tại gia đình một người quen: ông Kha, một nhà kinh doanh triệu phú góa vợ, có bốn đứa con nhỏ. Huyền gắng gượng làm cô giáo tư gia đểlấy tiền góp thêm vào sự ăn tiêu trong gia đình. Nàng tưởng như thế cũng là cách giải quyết tạm ổn, ai ngờ, một chiều nọ, lũ trẻ học xong, chạy ra vườn chơi, ông “chủ” mời Huyền ở lại để thanh toán tiền lương, thì nhân lúc phòng khách vắng vẻ, Kha trong lúc trao tiền đã nắm lấy tay nàng, hai mắt khờ dại hẳn đi, miệng ấy úng những câu gì nàng nghe không rõ. Huyền hoảng sợ, rút tay về, chạy một mạch ra khỏi cổng, và về tới nhà, tim nàng vẫn còn đập hỗn loạn...
Trong vòng mười lăm ngày, một gã giáo sư, một nhà kinh doanh, một thiếu niên sớm si tình đã lần lượt tìm cách lợi dụng hoặc tỏ tình yêu với nàng. Huyến có cảm giác như một con nai đơn chiếc, bị đàn chó săn hung hăng bổ vây tứ phía.
- Đàn ông thật đểu cáng!
Ý tưởng của nàng thốt diễ thành lời, khiến nàng ngơ ngác nhìn xung quanh, xem có ai nghe thấy tiếng mình nói không...
...Đèn đường phố vừa bật sáng. Vào giờ này, cái nhịp sống của Đô Thành lại càng cuồng loạn, và giữa cảnh nhộn nhịp của một biển người quay cuồng, cái cảm giác của người thiếu nữ trong trắng, nhưng đã hoài nghi đối với cuộc đời...
“Về đâu bây giơ”ø? Huyền tự hỏi mà đầu óc thêm hoang mang, trống rỗng. Nàng tưởng tượng căn buồng ám khói, tối tăm, chật trội, mà lát nữa, nàng sẽ chen chúc nằm bên cạnh lũ em ngủ say như chết, tưởng tượng như đã ngửi thấy hơi sình từ phía sông đưa lên, nghe thấy tiếng mẹ nàng the thé mắng chửi: tất cả bao cảnh nheo nhóc thường ngày lại diễn ra trước mắt nàng, khiến Huyền trùn chân, không đủ can đảm về thẳng ngay nhà. Cũng không đủ can đảm lại nhà Thịnh, Huyền vụt có ý định sẽ tạt qua nhà Thuận, bạn học cùng lớp với Huyền.
Về bạn bè, Huyền chia ra làm hai loại: loại con nhà giàu và loại con nhà nghèo. Với loại con nhà giàu, Huyền chỉ giao thiệp lấy lệ. Huyền giấu không cho họ biết nhà cửa, gia cảnh của nàng. Vì trong thâm tâm, Huyền vẫn không ưa thích chúng, mặc dầu trong số này, nhiều đứa thành thực quí mến Huyền, chẳng hạn như Hồng, con gái nhà tỷ phú Nguyễn Đình Thảo nổi tiếng trong xã hội ăn chơi và kinh doanh. Đối với các bạn nghèo, thì Huyền thành thực, cởi mở hơn, nhất là Thuận. Tính nết Thuận bộp chộp sôi nổi, “ruột để ngoài da”, khác hẳn với Huyền dịu dàng, kín đáo. Có nhẽ chính vì tính tình hai người ngược nhau mà họ thân nhau. Không có chuyện riêng tư, thầm kín nào Thuận không kể cho bạn nghe, và mỗi khi có chuyện gì buốn bực, Huyền cũng tìm đến Thuận; mặc dầu biết Thuận nhẹ dạ, nông nổi, Huyền vẫn không ngại hỏi ý kiến Thuận, vì Thuận láu lỉnh, nhiều ý nghĩ táo bạo.
Tới nhà Thuận, thấy chỉ có một mình Thuận đang ngồi làm bài bên bàn học, trông ra đường, Huyền ngồi phịch xuống ghế, thở phào ra một hơi dài.
Thuận chăm chú nhìn bạn:
- Làm sao chị tái nhợt cả mặt mày như vậy?
Huyền cười going:
- Tái thật à? Thế là còn khá đó. Mình tưởng đã chết giấc vì bực bội rồi!
- Cái gì mà ghê gớm thế chị?
Huyền đưa cái bút máy cho bạn, mỉm cười mệt mỏi:
- Đây, quà của ông tướng Thịnh, ông ấy tặng...
Thuận đỡ lấy cái bút, tò mò ngắm, như chưa bao giờ được thấy một cái “Parker 61” và cười ranh mãnh:
- Mê ly thật! Nhưng “nàng” đã tuyên bố cho chàng biết là chỉ coi “chàng” như em út cơ mà?
- Mình đã bảo hắn dứt khoát từ lâu. Nhưng hắn cứ theo đuổi hoài. Thuận khuyên tôi phải làm thế nào bây giờ? Chán quá!
- Còn làm thế nào nữa? Đối với một “cây si” như vậy thì cũng phải chịu nó chứ biết làm sao!
Huyền nhăn nhó:
- Đừng ngạo nữa Thuận ơi! Tôi thấy hắn yêu và đau khổ ra mặt. Vậy có nên trả ngay cái bút và đoạn tuyệ để hắn khỏi nghĩ vớ vẩn thêm không? Thú thực với Thuận là tôi sợ đàn ông quá!
Rồi Huyền kể tất cả những chuyện đã xảy ra, với ông giám đốc trường Lê Lợi, với ông triệu phú Kha, khiến Thuận trố mắt hỏi Huyền:
- Ông Lưu đạo mạo, nghiêm nghị như vậy mà cũng “tán” chị sao?
Giọng Huyền đột nhiên đổi thành mỉa mai:
- “Nghiêm nghị”! Đó chỉ là bề ngoài! Bên trong, họ đều “rứa” cả. Nhưng Thuận bảo tôi phải giải quyết cách nào về cái bút máy Parker này? Trả lại cho hắn nhé?
Thuận có vẻ suy nghĩ lung, trước khi trả lời:
- Không ổn chị à! Nếu hắn yêu thực thì không nên trả lại. Tốt hơn hết là chị mua một cái quà nào đó, biếu lại hắn và khuyên giải “chú em” dần dần quên đi, như thế có nhẽ hơn chị ạ!
Huyền mỉm cười:
- Ý kiến hay lắm! Nhưng đào đâu ra tiền mua quà?
Thuận vẫn điềm nhiên:
- Dể ợt! Thì đem “cầm” cái bút máy Parker của “chàng” tặng đi. Ít nhất cũng được năm, bảy trăm.
- Cô thật nhiều sáng kiến! Vậy Thuận chịu khó đi với mình một chút. Ta “cầm” cái bút máy, rồi mua luôn một vài món gì, nhờ Thuận đi cùng với tôi lại nhà Thịnh, kẻo tôi không đủ can đảm đi một mình...
- Cũng được...
Thuận mặc áo, xin phép mẹ, rồi hai người ríu rít đưa nhau đi. Trong giây lát, Huyền quên khuấy mọi ưu tư, vui vẻ đi với bạn như đi sắm Tết. Ở tiệm cầm đồ bình dân, Thuận phải ráo riết nói khéo, van nài, họ mới chịu “cầm” cho sáu trăm đồng. Thuận đề nghị với Huyền:
- Năm trăm để mua quà cho “chú Thịnh”, còn một trăm thì xe pháo, và... kem! Chị đồng ý chứ?
- Đồng ý.
Và hai người lai. bàn cãi hăng hái về chuyện nên mua cái gì, không nên mua cái gì, để rút cục, Huyền phải nhường quyền quyết định cho bạn. Thuận mua đủ thứ lặt vặt từ một đôi “vớ' cái mùi xoa, hộp thuốc đánh răng đến cái cà- Vạt, y như một người vợ hiền sắm sửa cho chồng trước khi chồng đi xa.
... Trên con đường từ Lê Thánh Tôn đến bean Vân Đồn, là nơi trú ngụ của gia đình Thịnh, càng gần tới nhà Thịnh, Huyền càng bồi hồi, lo lắng viễn vông. Nàng vái thầm Trời Phật để khỏi phải gặp Thịnh ở nhà...
Xe dừng trước hẻm dẫn tới nhà Thịnh, Huyền trả tiền taxi, ôm gói đồ lặng lẽ theo Thuận, mùi sình quen thuộc từ mé sông bốc lên, khiến Huyền càng cảm thấy thương Thịnh, thương cho mình, và trong đầu óc Huyền lại lẩn quẩn câu hỏi: “Thịnh lấy tiền đâu để mua cái bút máy Parker”.
... Đúng như mong ước của Huyền, Thịnh chưa về và trong nhà Thịnh chỉ có mẹ Thịnh cùng với mấy đứa em Thịnh. Căn nhà lờ mờ ngọn đèn dầu không đủ soi sáng cái hình lõa thể Brigitte Bardot treo trên vách. Mâm cơm lèo tèo còn đợi Thịnh trên bàn.
Mẹ Thịnh khoác vội cái áo cánh, phủi bụi mấy chiếc ghế, miệng nói không ngừng:
- Chỉ một lát nữa là em nó về. Các cô ngồi đây!... Chà! Cô Huyền lâu lắm mới lại sang thăm. Em nó về ngay bây giờ, chắc mừng lắm.
Môi lần mẹ Thịnh nhắc đến tiếng “em nó' thì Thuận lại đưa mắt nhìn Huyền, khiến Huyến ngượng nghịu, cầm gói đồ trịnh trọng, ấp úng nói với mẹ Thịnh những câu gì cả mẹ Thịnh lẫn Thuận đều không nghe rõ. Mẹ Thịnh hơi sửng sốt nhìn gói đồ, rồi lại tò mò nhìn Huyền, khiến Huyền càng bối rối, hỏi mẹ Thịnh:
- Thưa bác, bác có cái bút nguyên tử nào, bác cho cháu mượn để biên mấy chữ gửi lại anh Thịnh.
Thuận trêu bạn:
- Thì bút ở trong cặp chị, chị còn hỏi mượn cái gì?
Huyền cầm bút, viết viết, xóa xóa những dòng gì, nàng cũng không kịp đọc lại, nàng vội vã đưa mẹ Thịnh rồi thưa:
- Chúng cháu không thể đợi anh Thịnh được vì phải về nhà kẻo bị mắng. Phiền bác đưa giùm anh Thịnh cái thư và gói đồ này. Chúng cháu chúc anh Thịnh gặp nhiều may mắn, thỉnh thoảng chúng cháu sẽ sang thăm bác.
Rồi Huyền hấp tấp chào mẹ Thịnh, lôi tuốt Thuận ra khỏi nhà Thịnh. Gót guốc hai thiếu nữ đập mạnh lên những tấm ván gỗ ọp ẹp trước cửa nhà Thinh.
Thuận nhìn bạn, giọng trêu cợt:
- Làm gì mà hoảng hốt thế! Yêu mất rồi chăng?
Huyền thở dài:
- Nếu có yêu được thì đã phúc. Buồn ghê! Đi ăn kem nhé. Để còn kịp về nghe mẹ chửi!
... Ngồi bên ly kem, Huyền mới thấy lòng bình tĩnh trở lại. Nàng nói với bạn:
- Thôi thế là thanh toán được một món nợ “tình”, còn một món nợ gia đình nữa. Huyền lo quá, không biết cuối tháng này lấy tiền đâu mà đưa mẹ Huyền, vì Huyền vẫn không cho mẹ biết là Huyền đã nghỉ dạy học.
- Sao chị không lên ông Văn, nhờ ông ấy tìm cho chỗ khác?
- Đành mai mốt lại phải nhờ ông ấy. Cực quá! Chỉ có Thuận là sung sướng! Kể anh chàng sinh viên của Thuận xứng đôi với Thuận đấy chứ!
Thuận đang yêu và được yêu nên nghe Huyền nói đến người yêu, Thuận thấy lòng rộn ràng, nàng âu yếm ôm Huyền, có ảo giác như ôm người yêu.
- À mà nhờ chị ngày mai vờ lai. xin phép cho Thuận đến nhà chị, để Thuận chuồn đi với hắn một giờ nhé!
- Chịu thôi! Súi người ta nói dối, không được!
- Thế sao chị bắt Thuận đi mua quà tặng người yêu dấu của chị thì được?
- Bậy nào!
Hai người cùng cười. Họ mải tò trò chuyện nên mãi gần 10 giờ, Huyền mới về tới nhà. Nàng rón rén mở cửa thì mẹ nàng đã nghe tiếng động, sấn sổ chạy ra:
- Con chết tiệt! Mày đi đâu mà giờ này mới về?
Huyền chống chế:
- Con... con lên chơi chị Văn.
- Thì anh chị Văn vừa ở đây! À ra con này nói dối.
... Một cái tát tai nẩy lửa làm nàng ngã dúi xuống giường tiếp theo một cái tát thứ hai. Huyền tối tăm mặt mũi, nhưng nàng không thấy đau, thấy buồn, mắt mở thao láo, nàng ngửi mùi sình từ cống đưa lên và tự hỏi: “Thịnh đã lấy tiền ở đâu để mua bút Parker.”