ừ cuối thế kỷ thứ III TCN, những người dân Cổ Loa xưa đã tự nguyện rời bỏ quê cha đất tổ của mình xuống vùng đất trũng ven sông Hà (một nhánh của Nhị Hà – tức sông Hồng) sinh cơ lập nghiệp để cho Vua Thục lấy đất dựng đô trị vì. Trải qua hơn 2200 năm, các thế hệ người dân Hà Hào - Hà Vỹ đã lao động cần cù, khai phá mở mang xây dựng xóm làng. Từ một xóm Nguyên Hương sau phát triển thành ba cụm dân cư là Quậy Cả (Đại Vỹ), Quậy Sau (Châu Phong) và Quậy Rào (Giao Tác). Trong suốt quá trình đó, cha ông chúng ta đã bỏ ra bao nhiêu mồ hôi nước mắt và công sức luôn luôn phải chống chọi với bão lụt, bệnh tật, chiến tranh để tồn tại và phát triển. Từ một làng quê, xưa nghèo đói do quanh năm úng lụt trở thành một làng mới trù phú như ngày hôm nay. Đó là một kỳ tích của các thế hệ nhân dân làng Hà Vỹ Trên cơ sở tổ chức xóm làng với nền kinh tế nông nghiệp lúa nước kết hợp với nghề phụ thủ công đã duy trì các hoạt động cộng đồng và hình thành một thiết chế văn hoá làng xóm với hệ thống đình chùa, nhà thờ, văn chỉ, tổ chức các ngày sắc vọng, ngày giỗ và lễ hội để thờ và ghi nhớ công lao của các vị Thánh ở đình có công với dân với nước Hà Vỹ dưới thời phong kiến còn là một làng khoa bảng với 6 người đỗ đại khoa (Tiến sĩ, Thám hoa) và 24 người đỗ trung khoa (Hương cống – Cử nhân) trong các kỳ thi của nhà nước phong kiến Dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, đa số người dân Hà Vỹ sống rất nghèo khổ vì bị áp bức bóc lột do sưu cao thuế nặng và các hủ tục làng xã nặng nề, bị bóp nghẹt về chính trị và không có quyền tự do dân chủ. Từ cuối thập kỷ 30 của thế kỷ XX, những thanh niên tiến bộ của Hà Vỹ, đã tiếp thu ánh sáng cách mạng của Đảng và được sự giác ngộ của cán bộ hoạt động cách mạng đã hình thành tổ chức yêu nước rồi phát triển thành phong trào cách mạng, đã thành lập được chi bộ Đảng ở địa phương, dưới sự chỉ đạo của chi bộ, chớp lấy thời cơ đã đứng lên giành lấy chính quyền vào mùa thu tháng 8 năm 1945 thành lập chính quyền nhân dân ở Hà Vỹ. Sau hơn ba năm xây dựng chế độ mới, nhân dân Hà Vỹ từng bước khắc phục khó khăn do chế độ cũ để lại, chuẩn bị những điều kiện cơ bản để bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lâu dài do Đảng ta lãnh đạo. Tháng 4 -1949, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến xã Hà Vỹ sáp nhập với xã Ngũ Hà thành xã Liên Hà Trong hơn 5 năm (từ T9/1949 đến T10/1954) đối diện trực tiếp với kẻ thù, quân và dân Hà Vỹ đã phải chịu vô vàn hy sinh gian khổ do kẻ địch khủng bố, càn quét, bắn giết…gây ra, song quân dân ta đã đoàn kết chiến đấu chống càn, phục kích tiêu hao sinh lực địch, phá tề trừ gian… đồng thời tích cực đóng góp sức người sức của vào cuộc kháng chiến chung của dân tộc. Do những thành tích chiến đấu và đóng góp đó, Đảng bộ và nhân dân xã Liên Hà (trong đó có Hà Vỹ) đã được Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng phần thưởng cao quí: Danh hiệu “Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp” Hoà bình lập lại, nhân dân Hà Vỹ phấn khởi bắt tay vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh, thực hiện cải cách ruộng đất, khôi phục và phát triển kinh tế- văn hoá - xã hội, từng bước làm thay đổi bộ mặt xóm làng, tạo ra những nhân tố chính trị, tinh thần và vật chất để tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược vừa sản xuất vừa chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc: Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Sau bao nhiêu năm phấn đấu gian khổ, nhân dân và cán bộ Hà Vỹ đã giành được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi toàn diện và sâu sắc bộ mặt quê hương. Thành tựu lớn nhất là tiến hành công cuộc thuỷ lợi và cải tạo đồng ruộng. Từ chỗ ruộng đồng “chiêm khê, mùa thối” chỉ cấy được một vụ với năng suất thấp nay đã cấy được hai vụ lúa nhờ có hệ thống mương máng dẫn nước tưới tiêu. Từ chỗ “10 phần chỉ được 3, 4” nay đã chắc ăn cả hai vụ, năng suất lại cao, vì vậy vấn đề lương thực cơ bản đã giải quyết được không còn lo thiếu nữa. Cùng với nông nghiệp, các nghề thủ công cũng phát triển mạnh, tiếp thu được công nghệ mới đã hình thành các làng nghề tạo điều kiện để các loại hình dịch vụ đa dạng phát triển, giải quyết được công ăn việc làm cho nhân dân địa phương có thu nhập khá, nhờ vậy mà cuộc sống của đại bộ phận người dân Hà Vỹ đã trở lên giầu có ấm no. Kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao đã tạo điều kiện cho nhân dân và tập thể kiến thiết cơ bản. Làng quê Hà Vỹ trước đây đa phần là nhà cấp bốn hoặc nhà tranh vách đất thì ngày nay được phá đi làm lại nhà hai, ba tầng bằng bê tông cốt sắt kiên cố khang trang, còn lại rất ít nhà cấp bốn (nhà tranh vách đất thì hoàn toàn vắng bóng). Trước đây đường làng ngõ xóm thường bị lầy lội về mùa mưa, ngày nay thì toàn bộ hệ thống đường cái chính đã được bê tông hoá hoặc lát gạch rộng rãi sạch sẽ, có hệ thống thoát nước, ô tô có thể đi được quanh làng và vào được các ngõ chính rất thuận tiện. Các công trình phục vụ dân sinh, văn hoá lần lượt được mọc lên. Điện toả sáng các nơi công cộng và dọc theo đường làng, điện vào tất cả các nhà, không còn cảnh tối tăm như trước nữa. Các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền như ti vi, tủ lạnh, điện thoại, xe máy, điều hoà, nối mạng Internet … đang trở lên phổ biến ở nhiều gia đình Hà Vỹ. Từ chỗ gần 90% dân số thất học không biết chữ, nay Hà Vỹ đã phổ cập được cấp II, các trường Mẫu giáo Mầm non, trường Tiểu học và Trung học cơ sở được xây dựng kiên cố, khang trang rộng rãi đủ lớp cho các con em Hà Vỹ đến học. Trước đây thời phong kiến, cả làng chỉ có 84 người học cao từ Tú tài đến Tiến sĩ, Thám hoa còn ngày nay (sau hơn 60 năm) chỉ tính số cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ của làng đã lên tới gần 200 người Đời sống văn hoá tinh thần, trình độ dân trí cũng được nâng cao ngang tầm với đời sống vật chất. Bệnh tật bị đẩy lùi, tuổi thọ được nâng cao… Trong hơn 60 năm đấu tranh cách mạng đầy gian khổ hy sinh, tổ chức Đảng của Hà Vỹ sớm ra đời và phát triển, từ chỗ chi bộ chỉ có ba người đến nay đã có hơn trăm đảng viên luôn là lực lượng nòng cốt, tổ chức và lãnh đạo các mặt công tác ở địa phương qua các thời kỳ Trên bước đường thực hiện công cuộc đổi mới với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, Hà Vỹ có những mặt thuận lợi cơ bản. Đó là có hệ thống chính trị vững mạnh, nhân dân có truyền thống cần cù sáng tạo tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã tạo dựng được những yếu tố cơ sở ban đầu cho một nền sản xuất hàng hoá, việc nhận thức của người dân cũng đã được nâng cao… Song Hà Vỹ cũng đang đứng trước những khó khăn thách thức như là: Nền sản xuất hàng hoá mới hình thành và còn ở trình độ thấp, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hoá, ý thức của người dân, nhất là thế hệ trẻ còn chưa theo kịp yêu cầu, năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế… Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, chi bộ Đảng, lãnh đạo thôn và nhân dân Hà Vỹ sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc, phát huy những mặt thuận lợi, khai thác và tận dụng triệt để các thế mạnh và tiềm năng của địa phương, khắc phục những khó khăn và yếu kém, chúng ta nhất định xây dựng Hà Vỹ thành một làng quê giầu đẹp văn minh xứng đáng với cha ông và bề dày lịch sử văn hoá hơn 2200 năm của mình./. Chú thích: (1) Nội dung trong chương này được trích dẫn một phần trong cuốn “ Liên Hà - Truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng” những đoạn trong dấu ngoặc kép được trích dẫn hầu như nguyên văn