- Hiệp Định trên lý thuyết là được soạn thảo rõ ràng
- Mục tiêu đầu tiên của Hiệp định là đình chiến
Hiệp định Genève - có nghĩa là gồm các hiệp định đình chiến cho Việt Nam, Campuchia, và Lào, và Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị - được thiết kế chủ yếu để kết thúc chiến sự và lập lại hòa bình ở Đông Dương, và thứ đến là để tạo điều kiện thuận lợi cho ba quốc gia trong khu vực có được nền chính trị độc lập trong tương lai. Các thỏa thuận đình chiến đã ký kết, ngoại lệ duy nhất là Tuyên bố của Chính phủ Hoàng gia Khmer, bao gồm trong hiệp ước đình chiến Campuchia, bảo đảm các quyền chính trị cho tất cả các công dân của mình.
1/ Tuyên bố Cuối Cùng Genève không có chữ ký dành cho giải pháp chính trị, nhưng liên quan đến các sự kiện trong tương lai - cuộc bầu cử được tổ chức tại Lào và Campuchia trong năm 1955 như quy định trong hiến pháp của họ, và cuộc bầu cử để thống nhất Việt Nam sẽ được tham vấn trong vòng một năm (đến tháng Bảy 1955), tiếp theo là một cuộc tổng tuyển cử trên cả nước trong vòng hai năm (năm 1956). Mục tiêu của tất cả các cường quốc tại Genève, cả phương Tây và Cộng sản, là một hiệp ước đình chiến căn cứ trên những điều kiện cho phép những tiến bộ tiếp theo để mỗi nước trong khu vực Đông Nam Á đạt được những mục tiêu chính trị khác nhau của họ. Tất cả những người tham gia [Hội Nghị] đêu mong muốn những gì có thể được gọi là lợi ích [cho mình] sau cuộc chiến: những người Cộng sản muốn một thỏa thuận cho phép họ có thời gian để củng cố lại, và cũng cho phép họ một sắp xếp chính trị thuận lợi cho việc bành trướng trong tương lai, phương Tây đã sẵn sàng trao đổi bằng việc phân vùng và cuộc bầu cử để đổi lấy việc triệt thoái lực lượng Pháp, thành lập chính phủ Việt Nam là một tổ chức chính trị khả thi, và hợp nhất của các quốc gia Đông Nam Á không cộng sản trong một sắp xếp phòng thủ tập thể chống lại sự xâm lấn hơn nữa của cộng sản.
- Các điều khoản chính cho việc phân vùng và cuộc bầu cử
Nhìn lại, các điều khoản chính trị trung tâm là những gì đã đưa đến việc phân vùng của Việt Nam, và những hứa hẹn về cuộc bầu cử trong vòng hai năm. Một tổng kết ngắn của 47 điều khoản và 2 phụ lục của Hiệp định về “thỏa thuận chấm dứt chiến tranh tại Việt-Nam, ngày 20 tháng 7, 1954” chỉ được ký kết giữa Pháp và VNDCCH, tiếp theo dưới đây là đánh giá cuối cùng về Hiệp Định Genève, về mặt lý thuyết, mà tất cả các đại biểu đã nhất trí:
- Tóm tắt Hiệp định về đình chiến
Các điều khoản: DMZ (Khu phi quân sự): thành lập Quân đội Nhân dân tập trung lại về phía MiềnNam Việt Nam và các lực lượng Liên Minh Pháp [Việt] về phía nam.
Việc tập kết phải được hoàn tất trong 300 ngày.
Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến (UBQTKSDC) kiểm soát đường thủy chung.
Các khu tập kết bao gồm cả vùng lãnh hải, hải đảo.
Vùng phi quân sự [DMZ] phải được sơ tán trong vòng 25 ngày.
Vượt qua các đường ranh giới quân sự tạm thời bị cấm.
Xâm nhập trái phép vùng phi quân sự là bị cấm.
Quy tắc cho chính quyền dân sự trung DMZ.
UBQTKSDC được tự do di chuyển.
Chỉ huy quân sự của cả hai bên đưa ra đầy đủ lệnh ngừng bắn.
Thời biểu cho lệnh ngừng bắn, thông tin về các kế hoạch tập kết được trao đổi trong vòng 25 ngày kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.
Các bãi mìn và chướng ngại vật khác phải được loại bỏ, các cuộc di chuyển để tập kết sẽ tránh đụng mặt.
Những dự tính cho hành lang không vận
Các biện pháp chính trị và hành chính ở hai khu vực tập kết: tiến hành các chính quyền dân sự; quy tắc chuyển giao kiểm soát lãnh thổ; nghiêm cấm việc trả thù; người dân được phép tự do thay đổi nơi cư trú
Chi tiết liên quan đến việc ngưng chiến và rút quân của các lực lượng; thời gian; ngăn cấm những hành động thù nghịch; phá hoại; lịch trình chuyển quân.
Cấm tăng quân số, thay quân thì cho phép
Cấm tăng thêm trang thiết bị quân sự, áp dụng đối với máy bay, tầu hải quân, phương tiện vận tải, vv; việc thay thế bình thường được cho phép dưới giám sát cụ thể của ICC.
Ngân cấm việc xây dựng các căn cứ quân sự mới
Liên minh, chiến đấu và có căn cứ quân sự của nước ngoài là bị cấm
Những điểm cổng vào (entry point) được thành lập để cho phép việc thay quân
Tù binh phải được thả trong vòng 30 ngày kể từ ngày có lệnh ngừng bắn, bao gồm tất cả tù binh và người bi giam dân sự.
Các chỉ huy phải bảo đảm xử phạt những kẻ vi phạm Hiệp định.
Trao đổi những thông tin trầm trọng đã được đăng ký..
Cả hai lực lượng đều phải tôn trọng DMZ, không được hoạt động, tham gia vào việc "phong tỏa dưới bất cứ hình thức nào ở Việt Nam.", Định nghĩa của "lãnh thổ."
Các chỉ huy hỗ trợ ICC.
Chi phí của ICC được chia sẻ cho cả hai bên.
"Những người ký tên trên thỏa thuận hiện tại và những người thừa kế các chức năng của họ sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo và chấp hành và thực thi các điều khoản và quy định đó.", Các chỉ huy phải thực hiện đầy đủ các theo quy định, cho phép cải tiến thủ tục khi cần thiết
"Trách nhiệm thực hiện các thỏa thuận chấm dứt chiến sự là trong tay các bên."
ICC trách nhiệm thi hành kiểm soát.
Uỷ ban hỗn hợp (JC) được thành lập.
JC có số lượng bằng nhau từ cả hai bên.
Chủ tịch của các đoàn đại biểu trong JC phải ở hang tướng lãnh, nhóm cấp dưới thì tùy theo thoả thuậngiữa hai bên
JC trách nhiệm giám sát: ngừng bắn, tập kết, chấp hành DMZ, liên lạc.
Thành phần ICC là Canada, Ấn Độ, và Ba Lan; chủ trì là Ấn Độ.
ICC thành lập các Tổ kiểm tra di động, địa điểm thành lập.
ICC chịu trách nhiệm: kiểm soát các việc chuyển quân, giám sát DMZ, kiểm soát việc trao trả tù binh, giám sát các cảng và sân bay để thực hiện các cuộc thay quân và việc không tăng cường quân sự.
ICC để bắt đầu kiểm tra càng sớm càng tốt.
Thủ tục báo cáo của đoàn kiểm tra ICC.
ICC xử lý các vi phạm.
ICC làm trung gian giữa JC và các bên.
Khuyến nghị về thủ tục cho ICC.
Những quyết định của ICC liên quan đến các vi phạm mà chúng có thể gây chiến tranh tiếp tục phải được nhất trí.
ICC thông báo cho các thành viên Hội nghị Genève nếu kiến nghị của họ bị từ chối.
ICC được thành lập tại thời điểm lệnh ngừng bắn.
ICC tại Việt Nam hợp tác với ICC tại Lào, Cam-pu-chia.
ICC dần dần có thể giảm hoạt động của mình
Quy định bắt đầu có hiệu quả từ lúc 24 giờ, ngày 22 Tháng Bảy, 1954.
Phụ Lục: đường ranh giới.
Khoanh định các vùng tập trung tạm thời
Vào ngày 21 tháng 7, một ngày sau hiệp định đình chiến, các thành viên của Hội nghị Genèveđã thông qua một Tuyên bố cuối cùng (bằng bỏ phiếu miệng, Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam tránh không tham gia, thỏa thuận có chữ ký được tránh để không nhấn mạnh việc Mỹ từ chối phê duyệt). Bản tuyên bố cơ bản là một diễn giải các hiệp định đình chiến ", những ghi nhận" và mặt khác nhấn mạnh một số điểm quan trọng. Một bản tóm tắt của bản Tuyên bố như sau:
(2) Tóm tắt bản Tuyên bố Cuối cùng Hội nghi:
1. Ghi nhận lệnh ngừng bắn ở Cam-pu-chia, Lào, và Việt Nam.
2. Bày tỏ sự hài lòng về thỏa thuận ngừng bắn.
3. Ghi nhận kế hoạch các cuộc bầu cử tại Campuchia và Lào vào năm năm 1955.
4. Ghi nhận việc cấm đưa thêm quân đội và trang thiết bị quân sự vào Việt Nam, và lời tuyên bố của Cam-pu-chia và Lào là không yêu cầu viện trợ nước ngoài ", ngoại trừ cho mục đích quốc phòng có hiệu quả cho lãnh thổ của họ."
5. Ghi nhận việc cấm các căn cứ nước ngoài tại Việt Nam, và tuyên bố của Cam-pu-chia và Lào rằng họ sẽ không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào "không phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương iên Hiệp Quốc.”
6. Công nhận ra "mục đích thiết yếu" của các hiệp định Việt Nam là sự kết thúc chiến tranh, và dù theo bất cứ cách nào, DMZ không phải là một ranh giới chính trị hay lãnh thổ; giải quyết chính trị của Việt Nam sẽ đạt được trong một tương lai gần.
7. Tuyên bố cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng Bảy năm 1956, [hai bên] tham vấn lẫn nhau về mục đích này bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1955.
8. Nhấn mạnh việc tự do di chuyển của người dân
9. Lưu ý chống lại việc trả thù.
10. Ghi nhận thỏa thuận của Pháp rút quân ra khỏi Campuchia, Lào, và Việt Nam "theo yêu cầu của chính phủ có liên quan."
11. Ghi nhận việc Pháp công nhận chủ quyền của Campuchia, Lào và Việt Nam
12. Cả nhóm [các bên tham dự Hội Nghị] đồng ý về việc tôn trọng chủ quyền của Campuchia, Lào, Việt Nam.
13. Cả nhóm đồng ý tham khảo về những vấn đề được ICC đưa ra cho nhóm.
- Diễn giải lý thuyết và thực hành khác nhau
- Điều khoản về bầu cử tạo ra những tranh cãi
Tranh cãi nghiêm trọng nhất về Hiệp định là tập trung vào điêu khoản quy định cuộc bầu cử (Điều 7) của Tuyên Bố cuối cùng. Tuyên Bố rõ ràng là đã dự kiến một cuộc bầu cử để quyết định về một nước Việt Nam thống nhất sẽ được tổ chức vào tháng Bảy năm 1956. Khi "giới tuyến quân sự là tạm thời và không nên trong bất kỳ cách nào được hiểu như một ranh giới chính trị hay lãnh thổ được thiết lập," việc phân vùng [ghi trong Hiệp Định] Genève là một biện pháp tạm thời, thiết thực. Hội nghị dự định sau đó cho phép nhân dân Việt Nam "được hưởng các quyền tự do cơ bản được bảo đảm của các tổ chức dân chủ", và để đưa ra một giải pháp chính trị cho đất nước của họ "trong tương lai gần." Giải quyết đó, các thành viên tham dự [Hội Nghị] tuyên bố, nên xảy ra (1) "trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ" và (2) thông qua cuộc tổng tuyển cử tựdo bằng cách bỏ phiếu kín... vào tháng Bảy năm 1956, dưới sự giám sát của một ủy ban quốc tế gồm đại diện của các nước thành viên của Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế... Những tham khảo về vấn đề này [bầu cử] sẽ được tổ chức giữa các đại diện có thẩm quyền của hai miền kể từ ngày 20 tháng Bảy năm 1955 trở đi. "
- Nhìn trên thực tế là thấy đã khác
Khó khăn liên quan đến điều khoản bầu cử của Tuyên bố cuối cùng, cũng như toàn bộ Hiệp định, không phải là ở tinh thần của nó, nhưng là ở thực tiễn áp dụng của họ. Ở đây còn là vấn đề phỏng đoán xem là các thành viên của Hiệp Định đã thực sự nghĩ rằng một giải pháp chính trị để thống nhất đất nước đã bị hoãn lại chỉ có hai năm, hay liệu họ đã cảm thấy việc phân vùng đó, ngay cả với những nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu quân sự mới, trong thực tế là giải pháp tốt nhất và duy nhất có thể có được trong bối cảnh các mục tiêu mâu thuẫn và các áp lực tại Genève? Nước Anh, cũng như Nga, qua việc phân vùng họ đã đạt được mục tiêu của mình là tái lập lại sự ổn định, tuy mong manh, trong khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc không đạt được một vùng đệm rộng như họ đã tìm cách, nhưng có lẽ đã hài lòng với việc thành lập lãnh thổ của VNDCCH, họ có thể đã không (vào thời đó) quan tâm nghiêm túc hơn về khả năng sẽ có mối đe dọa trong tương lai từ miền Nam Việt Nam, khi mà Hiệp định đã bác bỏ một sự hiện diện quân sự mở rộng của Mỹ ở đó. Hoa Kỳ xem việc mất miền Miền Bắc Việt Nam như là một thảm họa chính trị, và ngay lập tức làm việc vể thực hiện những hiệp ước nhằm ngăn chặn sự mất mát lãnh thổ châu Á vào tay Cộng Sản, nhưng Mỹ đã chấp nhận việc phân vùng như là tất cả những gì có thể vớt vát từ một tình hình quân sự xấu. Chính sách Đông Nam Á của Mỹ sau những hậu quả của Hội nghị Genève được tập trung vào việc tổ chức các quốc gia châu Á chống lại sự xâm lăng nhiều hơn nữa của cộng sản. Hai bên Việt Nam phải đối mặt với nhau ở một khu phi quân sự. VNDCCH, điều động một cơ sở hạ tầng Việt Minh ở miền Nam, chờ đợi cuộc bầu cử, hoặc chờ cho các lực lượng chính trị tham ăn ở miền Nam đánh chìm Chính phủ Sài Gòn vào hỗn loạn trước khi cuộc bầu cử bắt đầu. Nam Việt Nam bắt đầu nỗ lực để hoàn toàn kiểm soát vùng nông thôn của mình, và không ngừng chỉ trích việc VNDCCH đã đối xử các người dân muốn di cư [về Nam] một cách phi dân chủ.
- Những quan điểm chính thức trong Hiệp định
Trên bề mặt, tuy nhiên, các bên tham gia Hiệp định Genève, với ngoại lệ là Chính phủ Việt Nam, đã chính thức đăng ký với quan điểm cho rằng phân vùng là, như Tuyên bố cuối cùng nói, chỉ là tạm thời. Hơn nữa, và cũng ngoại trừ Chính phủ Việt Nam, tất cả các bên tham gia đều kết luận rằng phân vùng là cách thực tế duy nhất để tách các chiến binh hai bên ra, đáp ứng rộng rãi các yêu cầu quân sự và chính trị khác nhau của Pháp và Việt Minh, và ký kết một hiệp ước đình chiến.
- Chuyện gì sẽ xảy ra đã có thể dự báo trước
Nhưng khẳng định như vậy là không ảnh hưởng đến ý nghĩa thực tế của các tài liệu Genève. Bằng cách tạo ra hai chế độ chịu trách nhiệm chính quyền dân sự" (Điều 14.a. của Hiệp định đình chiến Việt Nam), bằng cách tổ chức việc tập kết hai phe quân sự vào trong hai khu vực và cho người dân được tự do chọn vùng và bằng cách xếp đặt một cuộc bầu cử quốc gia trong hai năm, các thành viên Hội Nghị, dù họ đã dự định bất cứ điều gì, đã
không giải quyết tương lai chính trị cho Việt Nam. Việc chia cắt Việt Nam ở vĩ tuyến 17 được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho các hiệp ước đình chiến, nhưng trong thực tế, nó cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của chính phủ hai “nước” theo triết lý thù địch với nhau về chính trị, về chính sách đối ngoại, và về hệ thống kinh tế - xã hội. Như vậy, việc thống nhất đất nước thông qua bầu cử ở Việt Nam là xa vời như với Hàn Quốc hay Đức. "Bầu cử", như Victor Bater đã nhận xét…
2/ "
thực sự có thể quyết định vấn đề tiếp sau [bầu cử] là sự cùng tồn tại trong một số hoàn cảnh, trên cơ sở tối thiểu của những thỏa thuận chính trị “cùng tồn tại” có thể đo lường được. Nhưng chúng [thỏa hiệp cùng tồn tại] không có khả năng được chấp nhận bởi cả hai nhà nước đối lập, hay chỉ với một bộ phận của nhà nước, khi triết lý đối nghịch đã dính vào." Nếu Hiệp định Genève bị thất bại, thì kẻ phá hoại Genève chính là các thành viên Hội Nghị, những người đã mặc nhiên công nhận cách giải quyết chính trị lý tưởng là không tương thích với việc chia cắt đất nước và tâm lý của người Việt Nam mà chính họ đã tiến hành ngày 21 Tháng bảy 1954.
THAM KHẢO - Future elections in Vietnam are mentioned. in Article 14 of the Vietnam Cease-Fire Agreements almost as a political aside
- Bator, "One War -- Two Vietnams," Military Review, XLVII, No.6 (June, 1967), 87.
--------------------- Hết phần Bí Mật Ngũ Giác Đài III – Hội Nghị Genève -------------------------