Dịch giả : Lê Trọng Bổng
CHƯƠNG 10B

Nhớ rằng các ký hiệu được vẽ khi ta nhìn thẳng vào phía trước của thân thể bệnh nhân.
Tại luân xa nào mà hình elip của con lắc đu đưa hướng sang trái (ThET, NgET) thì người đó đa phần là thụ động trong những hoàn cảnh có liên quan với những hậu quả dính líu đến các diện mạo tâm lý đặc thù đó luân xa đó chị phối. ví dụ, nếu trung tâm ý chí giữa hai xương vai (4B) ghi thụ động (hình elip hướng sang trái), thì người này sẽ không thể với tới được cái mình muốn có. Anh ta sẽ vẫn thụ động khi cần phải có hành động hung hăng. Anh ta sẽ chờ sai đó tiến hành việc ấy, hoặc ai đó đem cho anh ta cái ấy. Anh ta cũng sẽ không thể đứng lên bảo vệ quyền lợi hoặc mục đích của mình. Nhiêù khi anh ta phô ra một sự thụ động của mình, song thực tế anh ta sợ phải hung hăng, thường là do một vài hình ảnh sâu sắc về ý nghĩa của hành động hung hăng.
Hình ảnh về tính hung hăng xuất phát trực tiếp từ trải nghiệm tuôỉ thơ. chẳng hạn, một đứa trẻ có ông bố rất hung hăng, thường hay áp đảo hoặc làm nhục nó mỗi lần nó với tới cái nó muốn có. Điêù này làm cho nó tin rằng việc với tới cái mình muốn có như vậy không phải là biện pháp tốt để thu được cái muốn có. Trẻ em rất sáng tạo, cho nên thằng bé chắc phải trải nghiệm nhiêù biện pháp để thu được cái nó muốn có hoặc ít nhất cũng thu lấy cái gì bù cho cái nó muốn có. Bất cứ biện pháp nào có hiệu quả là trẻ sẽ chấp nhận, coi đó là cách ứng xử tự nhiên. Trẻ sẽ tiếp tục ứng xử như vậy cho đến khi nào biện pháp đó kém hiệu lực trong đời sống của nó. Thật đáng tiếc, tập quán rất khó thay đổi, và việc chuyển sang đi tìm các biện pháp mới đòi hỏi công sức, bởi vì tính hung hăng thoạt đầu được coi là tiêu cực. Bên dưới toàn bộ sự thụ động thường có một thành phần hung hăng rất thù nghịch của nhân cách chỉ chực làm nổ tung cảm giác mà không có gì kiềm chế được và chiếm lâý cái nó muốn có. Nếu điều này được tiến hành lập đi lập lại trong môi trường chữa bệnh thì người đó cuối cùng sẽ có khả năng hợp nhất tính hung hăng lành mạnh của anh ta với phần còn lại của nhân cách mình. Thao tác tấn công này cần được tiến hành song song với thao tác chuyển tính thụ động thành tính dễ tiếp htu lành mạnh.
Chuyển động hình tròn của con lắc bên trên luân xa càng méo mó thì biến dạng tâm lý càng nghiêm trong. Phân tách phải / trái nghiêm trọng nhất được chỉ rõ bằng chuyển động đi tới của con lắc tại một góc 45 độ với trục dọc của thân thể (P3, T4 ở Hình 10-2). chuyển động con lắc càng lớn thì số năng lượng chứa trong biến dạng này càng nhiều. chẳng hạn, kích thước P6 của luân xa 4B chỉ rõ người đó sẽ lấy cái mà họ muốn có một cách đơn giản và hung hăng, bất chấp hoàn cảnh lúc đó.
Quy luật chung tương tự về đo đặc mức độ nghiêm trọng vẫn đúng trong trường hợp con lắc đu đưa lui tới thẳng đứng (song song với trục dọc của thân thể (Đ) hoặc nằm ngang (thẳng góc với trục dọc của thân thể 9N). Diện mạo thẳng đứng chỉ rõ rằng cá thể này đang làm trệch hướng năng lượng lên xuống theo phương thẳng đứng, điều đó có nghĩa là anh ta đang tránh né tương tác cá nhân. Chuyển động nằm ngang của con lắc chỉ rõ rằng cá thể này đang nén ép và kết đọng dòng chảy năng lượng cũng như cảm giác, nhằm tránh né tương tác cá nhân. Chẳng hạn, số ghi Đ5 của con lắc tại luân xa 3A chỉ rõ rằng người này đang tập trung liên kết riêng của mình theo phương thẳng đứng, theo hướng tâm linh, và ĐANG TRÁNH NÉ QUAN HỆ CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI KHÁC. Anh ta xác định mình là ai trong vũ trụ theo quan điểm của niềm tin tâm linh và tách ra khỏi diện mạo của con người có liên kết với người khác. Trái lại, số ghi N5 của con lắc tại cùng luân xa vừa rồi thường chỉ rõ rằng người đó đang không có liên kết với bất kỳ ai, ở mức tâm linh cũng như ở mức con người. điều này có thể dẫn đến sự cô lập cá nhân. Chuyển động đặc biệt này có thể đi vào trong một luân xa và im lắng (I) do ít sử dụng và kết đọng. Trường hợp như vậy cần phải tiến hành thao tác tâm lý động lực học mạnh mẽ lên thân thể.
Khi một cá thể tập trung tác động tâm lý lên một diện mạo đặc biệt của mình do quyết định làm việc ấy xuất phát từ trong nội tâm hoặc do bị bắt buộc vì một hoàn cảnh bên ngoài nào đó, thì luân xa hoặc các luân xa đăc thù có liên quan chắc sẽ biêủ lộ ra một chuyển động hỗn loạn hay không đối xứng (ThE trục thay đổi, NgE trục thay đổi như ở Hình 10-2. Chuyển động này sẽ làm cho con lắc đu đưa hỗn loạn, thường biểu hiện bằng một chuyển động elip phối hợp với một thay đổi trục. Trước hết, chuyển động này có thể làm cho người mới học bị lẫn lộn; tuy nhiên nêú con lắc được giữ bên trên luân xa trong thời gian lâu, thì có thể quan sát được thay đổi trục. Mô hình vòng tròn của con lắc trông tựa như hai mục cuối ở hình 10-2. Bất cứ lúc nào quan sát thấy kiểu chuyển động này, người thầy thuốc cũng biết được nhiêù điều tiếp diễn ở bệnh nhân. Đó là lúc phải tác động sâu sắc lên các vấn đề liên quan, nhưng cùng lúc đó lại phải cho bệnh nhân có thời gian và không gian riêng để tự mình tiến hành kiểm tra/ cải biến bản thân. Nêú có thể nghỉ công việc được một số ngày vào thời gian này và không bị chuyện làm ăn quấy rối, thì người ấy có khả năng tận dụng thời kỳ thay đổi lớn này của bản thân. Tôi thường thấy hiện tượng đó ở những người đang trải qua việc cải biến bản thân sâu sắc tiến hành tại cơ sở chữa trị tích cực hằng tuần.
Khi đã sử dụng con lắc thành thạo hơn, thầy thuốc sẽ bắt đâù quan sát thấy thêm nhiều “đặc tính” trong các số đo. Tốc độ đu đưa (con lắc chuyển động nhanh ra sao) chỉ rõ số năng lượng chuyển hoá qua luân xa đó. Khi thực hành, thầy thuốc cũng có thể nắm bắt được” các đặc tính như khít khao, căng thẳng, hồ hởi, chán nản, u buồn, sầu khổ, yên bình và sáng sủa. Một đu đưa nhanh có thể là nhanh và khít khao, biểu thị sự làm việc quá sức, căng thẳng và thúc bách trong khu vực. Như vậy là do phát triển được thêm nhiều cảm giác nhạy bén đối với đặc tính của năng lượng chảy qua luân xa, thầy thuốc có thể biết được nhiều hơn về tình trạng bệnh nhân. Thầy thuốc có thể nói luân xa ổn định như thế nào, đã ổn định như vâỵ khoảng bao lâu, nó có thay đổi lui tới giữa hai trạng thái không và thêm nữa. Một luân xa có thể khai mở trong 20% hoặc 80% thời gian. Điều đó, người thầy thuốc có rèn luyện về cảm giác có thể “nắm bắt được” Dĩ nhiên, muốn được như vậy phải thực hành kèm theo xác minh.
Các luân xa trải qua những giai đoạn khác nhau khi thay đổi từ bị bịt thành khai mở qua thao tác tích cực trong điêù trị. Quá trình thay đôỉ hệ thống niềm tin của con người lại chi phối lần nữa chuyển động của luân xa Một luân xa liên tục bị bít tại một đường kính lớn (Ng6) qua một thời gian sẽ có những lần giảm đường kính, xoay vòng lại rồi tăng đường kính theo hướng hài hòa cho đến khi trở thành Th6. Hoặc, hay gặp hơn, một luân xa Ng6, ví dụ ở luân xa tim hay luân xa đám rối thái dương trong vòng chừng dăm phút cá thể khóc nức nở, có thể xoay vòng lại thành Th6. Kiểu thay đổi này sẽ không giữ được lâu bởi vì khi người đó tiếp tục thao tác một thời gian dài thì luân xa có khuynh hướng cử “bỏ ngỏ” lâu hơn là mỗi lần nó khai mở. Điều này nâng cao tổng thời gian phần trăm của hoạt động hài hòa, và người đó tự cảm thấy vui vẻ trong những khoảng thời gian dài hơn. Lâu ngày, luân xa sẽ ổn định về tư thế khai mở và sẽ hiếm khi bị bít. Bấy giờ cá thể thường tiến lên thao tác trên luân xa bên cạnh đang hoạt động kèm hài hòa quấy rầy hạnh phúc thường ngày của mình.
Tôi đã thấy rằng khi một luân xa bị bít mãn tính nay được khai mở trong buổi chữa thì một luân xa khác ngày thường vẫn khai mở bổng nhiên bít lại để bù trừ. Tính cách con người không thể chịu được trạng thái “bỏ ngỏ” mới mà không có một vài mức độ “bảo vệ” tưởng tượng nào đó vào lúc mới bắt đầu.
Nghiên cứu một trường hợp tái chữa trị tích cực.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét các dung mạo luân xa được đo đạc thực sự trong trong một trường hợp. Đó là một phụ nữ tới Trung tâm Phoenicia Pathwork ở Phoenicia, New York, hai lần cách xa nhau để được tái chữa trị hằng tuần, bao gồm thao tác rất mạnh. Lần đầu vào năm 1979, lần thứ hai vào năm 1981. Lần sau chị đến cùng với người chồng mới, và cả hai được thao tác rất mạnh theo cặp. Các số đo của luân xa được lấy trước khi thao tác và sau khi hoàn tất tuần chữa trị. Mọi số đo đều được lấy khi bệnh nhân ở trạng thái rất thanh thản, và trước đó một thời gian cũng đã thanh thản như vậy cho tới ngày đo. Số liệu được trình bày trên Hình 10-3. Để hiểu được các số đo này, bạn cần sử dụng Hình 7-3, Hình 9-1 và Hình 10-2 trong chương này về chú giải của từng luân xa.
Như bạn có thể thấy qua các số đo, các trung tâm hoạt động hài hòa nhất là trung tâm lý trí, rồi đến trung tâm cảm giác, kém nhất là trung tâm ý chí. điều đó có nghĩa là chị ta có trí tuệ tốt, đặc biệt trong các khái niệm về thực tại (6A) và trong sự hợp nhất nhân cách và tâm linh (7)
Hình 10-3
 
Trung tâm ý chí thừa hành tâm thần (6B) có phân tách phải/trái trong phần lớn thời gian điều này có nghĩa là chị có khuynh hướng trở nên hung hăng đúng vào thời điểm mà nếu chị trở nên dễ tiếp thu thì sẽ thích hợp hơn trước các tình huống liên quan đến việc thực hiện từng bước những ý đồ của chị. Chị sẽ quyết định làm gì và sẽ tiếp tục làm gì đó từng bước, mà chẳng cần biết đã đúng lúc bắt đầu hay chưa. Khi chị tới chữa trị lần đầu, trung tâm này rất hung hăng. Đợt chữa thứ nhất kết thúc, trung tâm này dịu xuống, không còn hung hăng và phần nào im ắng. Dạng hình im ắng này không duy trì được hoặc không chuyển được sang trạng thái hài hòa như vẫn thường có trước đó. Hai năm sau, khi chị trở lại, trung tâm đó lại hung hăng; và tình hình này không thay đổi trong suốt đợt chữa trị thứ hai. Vào thời gian đọc luân xa lần cuối, chị vẫn hung hăng quá mức khi thực hiện các ý đồ. Đây là trường hợp duy nhất không có thay đổi gì trong các luân xa. Mọi luân xa ở người khác thì đến cuối đợt chữa thứ nhì là cân bằng.
Các trung tâm ý chí khác của chị cũng cho thấy có vấn đề, với một trung tâm không hoạt động ở thời điển này hay thời điểm khác trong suốt nhiều tuần. Khi chị tới vào năm 1979, các luân xa 5B, 3B và 2 B đều không hoạt động chính xác. Điều đó có nghĩa là chị hung hăng một cách tiêu cực trong giới hạn của kiêu hãnh (luân xa 3B), và làm nhụt sức mạnh tình dục của mình. Chị làm nhụt sức mạnh tình dục của chị bằng cách tách dòng chảy năng lượng ở luân xa 2B thành bốn phần (con lắc cho thấy 4 vòng tròn rõ rệt và riêng rẽ) và sử dụng dòng chảy năng lượng theo những cung cách tiêu cực, như mâu thuẫn với chồng cũ chẳng hạn. Sau đợt chữa thứ nhất, tiến bộ duy nhất trong hoạt động ý chí của chị nằm trong khu vực kiêu hãnh bấy giờ đã giảm bớt và trở thành hoạt động tích cực trong khu vực nghề nghiệp (5B). Nó vẫn còn có một thành phần quá nhanh nhảu lúc đó thay cho kiêu hãnh để bù đắp vào cảm giác hụt hẩng trong khu vực đó. Khi chị trở lại chữa đợt thứ nhì sau hai năm, chị vẫn còn mang theo mình những vấn đề tương tự về ý chí. Trong thời gian điều trị đợt thứ nhì này, các vấn đề đó đã được giải quyết và tất cả các trung tâm ý chí bắt đâù hoạt động bình thường.
Các trung tâm cảm giác cho thấy một số khó khăn, nhưng không nhiều như ở các trung tâm ý chí. Trung tâm tim (4A) vẫn khai mở suốt cả hai năm (chị này tốt bụng khi yêu thương). Trung tâm họng (5A) cho thấy có rối loạn kèm theo hạn chế dinh dưỡng và khăng khăng phủ nhận các nhu cầu. Tình hình này dịu đi khi kết thúc đợt điều trị thứ nhất, và hai năm sau khi chị trở lại thì đã được giải quyết, phần lớn qua việc xây dựng mối quan hệ rất tử tế với người đàn ông mà chị yêu. Mặt khác, trung tâm đám rối thái dương (3A), liên quan đến con người thực sự của ta trong vũ trụ, bị bít khi chị đến lần đầu. Trong đợt chữa thứ nhất, luân xa này khai mở, nhưng sau đó, sang năm thứ hai thì lại bị bít. Cuối đợt chữa thứ hai, luân xa này lại khai mở và chuyển hóa nhiều năng lượng hơn.
Bạn có thể thấy rằng trung tâm sức mạnh tình dục của chị trở nên sáng sủa khi mối quan hệ của chị với bạn tình ổn định và được xác định rõ ràng qua thao tác chữa trị theo cặp.
Trong đợt điều trị đâù tiên, chị đã khai mở các trung tâm cảm giác của mình và bắt đâù thấy an toàn trong thế giới cảm giác của vũ trụ. Trong đợt điều trị thứ hai, khi thao tác nhiều lên các trung tâm cảm giác vốn không bị bít nhiêù như các trung tâm ý chí, chị đã có thể đương đâù với sự lạm dụng ý chí của mình và làm cho nó cân bằng lại. Như bạn đã thấy trên các số đo, phần nhiều các luân xa cho thấy những đường kính lớn, nghĩa là người có hệ thống năng lượng này rất có năng lực.
Thật thú vị ghi nhận rằng các trung tâm đỉnh đâù, con mắt thứ ba và tim đều vẫn khai mở trong thời gian hai năm liền. Điều này có nghĩa là chị liên kết chặt chẽ với thế giớ tâm linh, với thực tại nhậnthức và có khả năng yêu thương. Đây, bức tranh toàn bộ nhân cách chị. Chức năng sáng suốt chủ yếu của chị là lý trí và là cái mà chị bù đắp cho cũng như bảo vệ chống lại các cảm giác dễ tổn thương bằng ý chí quá hung hăng.
Như tôi đã nói ở trên, vào cuối đợt điều trị thứ hai, toàn bộ các trung tâm, ngoại trừ trung tâm thừa hành ý chí, đã hoạt động tốt. Chừng nào mà chúng giữ được như thế thì chị còn được cần bằng về lý trí, ý chí, về các chức năng cảm xúc, sẽ dẫn tới một cuộc sống hạnh phúc và cân bằng hơn.
Điểm lại Chương 10
1. Số đo Th6 của con lắc có ý nghĩa gì đối với tiền diện mạo của luân xa 4?
2. Số đo Ng5 của con lắc có ý nghĩa gì đối với hậu diện mạo của luân xa 3?
3. Số đo Đ6 của con lắc có ý nghĩa gì đối với tiền diện mạo của luân xa 2?
4. Số đó Ng4 của con lắc có ý nghĩa gì đối với luân xa 5 phía trước về thể chất cũng như về tâm lý.
5. Số đo N5 của con lắc có ý nghĩa gì với hậu diện mạo của luân xa 2?
Để làm động não.
6. Nếu bạn thao tác với ai đó để khai mở các trung tâm tim và sinh dục và bạn thành công, tại sao có thể họ bít luân xa đám rối thái dương lại? Như vậy có tốt không?