CHƯƠNG 17

    
ỏi anh sao không bỏ về đi
Đã nửa đời bị giam buộc nơi cát bụi rồi.
Giàu sang đến muôn chung chín đỉnh mà được cái gì?
Uống nước suối, ăn cơm rau theo phận mình là đủ.
Ta vẫn nhớ buổi tiệc cuối cùng chia tay giữa ba anh em chúng ta tại phủ quan Đại tư đồ, ta đã đọc đoạn thơ này cho Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn như là để bày tỏ một lời tâm sự trước tình thế còn biết bao lao lung trước mắt. Những kẻ sĩ chúng ta đã đem hết sức lực, tài ba và trí tuệ của cả một thời trai trẻ đi đánh giặc cứu nước và nay lại bị đối xử tàn tệ. Xem ra, kẻ sĩ luôn luôn là những kẻ ngây thơ dễị lợi dụng, vắt kiệt sức cho niềm tin để rồi bị vứt bỏ không thương tiếc. Nhớ ngày đầu chiến thắng giặc Minh, trong khi mọi người ồn ào mừng vui, có một người lính già rưng rưng nước mắt. Thấy sự ngạc nhiên của ta, ông nghẹn ngào: Thưa quan lớn, khi theo Bình Định vương đi đánh giặc, tóc còn xanh nay đã bạc mà ngạc nhiên thay vẫn còn sống. Thế nên tôi không dám đòi hỏi gì cho mình. Còn sống là may lắm rồi, may lắm rồi. Thế nhưng sự thật thì bao giờ cũng đau lòng dù cho không muốn nói, muốn kể nữa."
Lấy lý do có việc nhà, ta đã thông báo cho Hữu tướng quốc Quận vương Tư Tề biết ý định của nhà vua và lẳng lặng thu xếp để về Côn Sơn. Trước đó ít lâu, Trần Nguyên Hãn và gia đình cũng đã thu dọn để về nhà cũ ở trang Sơn Đông, Sơn Tây.
Hôm tiễn đưa, Nguyên Hãn nắm tay ta bùi ngùi:
- Nguyễn huynh nếu rảnh rỗi, mời anh lên trang Sơn Đông chơi với đệ vài hôm.
Ta gật đầu.
- Đệ cứ về đi, ít hôm nữa huynh cũng về Côn Sơn. Có gì huynh sẽ lên thăm đệ.
Nhìn quanh, Phạm Văn Xảo ghé sát tai Nguyên Hãn nói nhỏ:
- Theo huynh được biết thì sự nghi kỵ của triều đình đối với đệ vẫn chưa hết đâu. Dù hưu trí rồi nhưng đệ cũng cần phải cẩn thận.
- Dạ đệ biết rồi.
- Nguyên Hãn... - Ta băn khoăn - Lơi Phạm huynh đúng lắm, đệ phải hết sức cẩn thận và giữ gìn. Dù nhà vua đã hứa với huynh rồi, nhưng tình hình hiện nay theo huynh đư̖ết có những việc vượt ra ngoài ý muốn của ngài. Vì vậy đệ cần cẩn thận từ việc làm lẫn lời ăn tiếng nói.
Đại tư đồ Trần Nguyên Hãn siết chặt tay hai anh em ta lắc lắc một lần nữa, trước khi bước xuống thuyền.
Nhìn viên võ tướng tóc đã bắt đầu hoa râm, dáng đi hơi khụy xuống, ta thấy mắt cay sè. Nguyên Hãn đệ ơi, mới ngày nào thôi mà nay cũng dã mấy chục năm rồi! Huynh đâu có ngờ về cuối đời đệ lại gặp tai ách như vậy, thôi thì mong đệ được nghỉ ngơi trong yên lành là tốt lắm rồi. Chỉ sợ không được như vậy.
Tuy không nói ra nhưng trong lòng ta và huynh Phạm Văn Xảo vẫn thấy dấy lên những nỗi lo ngại mơ hồ. Dường như quanh quẩn quanh Nguyên Hãn lẫn anh em ta vẫn là một vòng vây nguy hiểm lờ mờ, luẩn quất. Nó là gì, lúc đó chính ta cũng không rõ, nhưng ta linh cảm thấy sự hiểm nguy ấy đang rình rập, vẫn có những kẻ đang muốn hại chúng ta.
Và lòng nghi ngờ ấy đã nhanh chóng được chứng minh bằng những sự kiện đẫm máu và nước mắt mà suốt đời ta không bao giờ quên được.
Tháng 11 năm Thuận Thiên thứ nhất, 1428, ta xin với vua cho về Côn Sơn nghỉ ngơi và được chấp thuận. Khi về quê gặp vợ con ra đón, ta đã ngậm ngùi tự trào với chính mình:
Trót hẹn với rừng suối đâu nỡ phụ tình
Cúi đầu trong cát bụi, nghĩ mà thương thân.
Tuy xa triều đình nhưng trong lòng ta vẫn ngóng về chốn kinh thành và mong nhận được chiếu gọi của vua về Kinh để làm việc. Ta còn có nhiều dự định ấp ủ mà chưa có dịp thi th
Đột ngột vào đầu tháng 1 năm Thuận Thiên thứ hai, ta nhận được chiếu Hoàng thượng vời về Kinh. Rất mừng vui, ta vội vã lên đường đi ngay mặc dù vợ con muốn ta hãy ở lại ăn tết xong rồi hãy đi. Ta hứa là lên trên ấy, nếu công việc không có gì nhiều thì ta lại sẽ xin về quê ăn tết với gia đình.
"Hoàng đế chiếu rằng..."
Những lời đọc sang sảng của quan Đại tổng quản phụ trách Cẩm y vệ nghe rõ mồn một. Lúc đầu ta ngỡ mình nghe lầm nên xin ông ta đọc lại một lần nữa. Dường như thương hại quan Đại tổng quản đưa luôn tờ chiếu chỉ của Vua cho ta xem. Mới nhìn lướt qua ta đã thấy hoa mắt và trời đất xung quanh quay cuồng. Ta khụy xuống mặc cho mấy tên cẩm y vệ đến xốc nách lôi đi.
Năm đó, vừa tròn 49 tuổi, ta, Nguyễn Trãi, bị bắt.
Trong ngục tối, mấy ngày đầu ta sống trong bàng hoàng vì cứ ngỡ là đang mơ. Có thể có sự nhầm lẫn nào chăng, ta liên tục viết biểu để cầu xin được gặp nhà Vua. Sau đó ta van nài mấy tên lính nhắn ra ngoài cho ta được gặp Quận vương Lê Tư Tề hoặc Khu mật viện Đại sứ Phạm Văn Xảo, Thứ Thủ vệ, Đại tướng quân Thiết đột Đinh Liệt... hoặc bất kỳ ai cũng được. Chỉ cần gặp một người trong bọn họ thôi và nhờ họ thưa lên với Vua rằng, Nguyễn Trãi, trung thần của Vua đã bị bắt vì một sự nhầm lẫn nào đó. Thế nhưng tất cả là một sự im lặng đáng sợ, như một viên đá ném xuống vực sâu mà không một tiếng vọng lại.
Cứ thế tháng ngày lặng lẽ trôi qua, ta đã sống trong u mê vật vờ, xung quanh ta là một bầu không khí ngục tù u ám như đặc quánh lại. Ánh lửa bập bùng suốt ngày đêm và gương mặt của những tên lính gác vô hồn lạnh lẽo. Ta cũng được ngày hai bữa cm ăn chu đáo và cũng nhờ những lúc đổi cơm như thế mà ta biết được ngày tháng trôi qua.
Dần dần rồi ta cũng quen đi với cuộc sống của ngục tù. Ta bắt đầu nhẫn nại với chính bản thân mình, và cho đến một ngày kia ta vui mừng phát hiện có những tia nắng hiếm hoi thỉnh thoảng lại lọt được qua khe cửa. Nhìn giọt nắng nhảy nhót thật vui mắt. Và lâu lâu, ta lại đếm được tiếng mưa rơi tí tách trên mái ngói, hiểu rằng sự sống quanh ta vẫn dều đặn trôi qua. Ôi chính lúc này ta mới thấm thìa giá trị của tự do, hiểu được nỗi khát khao mong được làm cánh chim trời tung bay của người xưa.
Ta thường ngồi bó gối mơ màng nhớ lại thời oanh liệt của mười năm kháng Minh. Lạ thật, lúc này bất kể ỉà những chuyện gì của quá khứ ta đều nhớ rõ mồn một, cứ tưởng như đó mới là chuyện của ngày hôm qua. Ta ôn lại quá khứ thật chậm rãi, ta ngắm nhìn, thậm chí là ta sờ mó được vào quá khứ và tự lật đi lật lại để đánh giá và suy gẫm.
Buồn quá, ta dành ngẫm lời dạy của Thánh Khổng nói về đời mình để mà so sánh. Ngài 15 tuổi đang học tập, ta cũng vậy. Ngài 30 lập thân, còn ta 20 tuổi đã làm quan đỗ dạt. Ngài 40 tuổi thông thấu hết việc trong thiên hạ, còn ta 40 tuổi đang phò chúa Lam Sơn đánh giặc cứu nước. Ngài 50 tuổi thấu đạt chân lý của tạo hóa, còn ta trớ trêu thay vào tuổi 50 lại đang ở trong ngục tù. Ngồi trong tù, ta không thể lý giải nổi mọi chuyện. Tuổi 60, 70 ta chưa đến nên ta không thể so sánh.
Cứ thế thời gian lặng lẽ qua đi.
Và rồi ta nhận thấy dường như mọi người đã quên ta, và những khái niệm về thời gian trong ta cũng dần dần biến mất. Giờ đây ta chẳng còn có thể biết được lúc nào là ngày, lúc nào là đêm nữa. Và ta nghĩ rằng nếu còn kéo dài tình trạng này ít lâu nữa có lẽ ta sẽ hóa điên mất. Mà có lẽ ta cũng sắp điên thật rồidạo này ta không thấy buồn ngủ và cũng chẳng thấy thèm ăn. Ta chỉ thấy mình hay rơi vào một trạng thái lâng lâng chao đảo, lúc nào ta cũng thấy mình đang bồng bềnh như sắp được bay hoặc sắp bơi vậy.
K... é... e... et...
Tiếng cửa gỗ kéo rít lên nặng nề. Quan Đại tổng quản đi vào. Đây là lần đầu tiên có người vào thăm kể từ ngày ta bị bắt. Quan Đại tổng quan nhìn ta chép miệng lắc đầu và ra hiệu cho mấy tên lính gác mở cửa, đưa ta ra ngoài.
Ta ngồi hững hờ một góc ngục, không buồn ngẩng đầu lên, không nhìn và chào, bởi ta kiệt sức rồi.
- Quan Hành khiển, Bệ hạ có chiếu thả ngài ra.
Ta lặng thinh. Lúc này hình như đầu óc ta hoàn toàn trống rỗng, không có một ý niệm gì cho cụ thể. Chính vì vậy ta cũng chẳng hiểu Đại tổng quản đã nói điều gì. Thấy vậy, bọn họ xốc nách đưa ta ra ngoài.
Nắng, ánh nắng chói gay gắt chiếu thẳng vào mặt làm cho mắt ta cay xè và nước mắt trào ra. Ta bất giác thét lên và ôm mặt, nhắm nghiền mắt lại. Bọn lính vội dìu ta vào một góc nhà, phải một lúc lâu mắt mới dịu đau bởi vì lâu ngày không tiếp xúc với ánh nắng. Ta ngập ngừng hé mắt nhìn và chợt phát hiện ra bầu trời mới trong xanh làm sao.
Bấy giờ ta mới tỉnh hẳn và nhận ra quan Đại tổng quản đang dìu một bên vai mình, nên vội chào ông ta.
- Quan Hành khiển, tôi đã cho xe chờ ngài ngoài kia. - Đại tổng quản nói chuyên với ta vẻ ngượng nghịu ngắc ngứ. Hình như ông cảm thấy như mình có lỗi trong việc ta bị giam cầm vừa qua.
Chúng ta cùng nhau rời nhà lao. đến ngoài cửa, đột nhiên ta nghe tiếng nức nở.
- Tướng công.
Phía bên kia đường, Thị Lộ, người thiếp yêu của ta lao tới, nước mắt ràn rụa.
Nàng khụy xuống ôm chầm lấy ta khóc thảm thiết. Con trai trưởng của ta cũng chạy lại nắm chặt tay ta nghẹn ngào, ngoài ra còn lố nhố là con cháu cùng đám gia nhân. Bọn họ vây xung quanh ta kẻ cười, người khóc, thật nhốn nháo.
Phải một lúc lâu ta mới dãn bọn họ ra được để hỏi quan Đại tổng quản xem nhà vua định xử lý ta như thế nào. Quan Đại tổng quản lắc đầu, ông chỉ cho biết rằng, ta có chiếu của Vua tha, còn những việc tiếp theo như thế nào ông không rõ. Đại tổng quản đề nghị ta cứ về dinh của mình nghỉ ngơi, có thể vài ngày nữa nhà vua cho triệu lên thì sẽ biết số phận của mình.
"Ngay sau khi tướng công bị bắt, Khu mật viện Đại sứ Phạm Văn Xảo đã cho người về quê báo tin cho gia đình biết. Vì phu nhân bệnh tật, nên thiếp và Nguyễn Khuê lập tức lên đường đến kinh thành để tìm hiểu tình hình. Trong thời gian này dinh của tướng công đã bị niêm lại nên thiếp phải tá túc bên dinh của quan Khu mật viện Đại sứ, ngày nào Quận vương Lê Tư Tề cũng cùng một số đại thần khác cũng đến nhà huynh Phạm Văn Xảo để hỏi thăm và an ủi thiếp. Bọn họ rất lo lắng cho tình hình của huynh, nhưng vì nhà vua đang rất giận dữ nên không ai dám có lời xin cho huynh cả. Cho đến khi... cho đến... khi quan Đại tư đồ Trần Nguyên Hãn chết..."
- Cái gì?
Ta thét lên đau đớn và ngất lịm đi.
Con thuyền rẽ sóng lướt vùn vụt. Đại tự đồ Trần Nguyên Hãn cởi trần, ngồi xếp bằng giữa lòng thuyền, vây xung quanh là đám lính cẩm y vệ. Đội trưởng cẩm y vệ cung kính nâng bát rượu ngang mày:
- Thưa quan Đại tư đồ, con kính mời ngài một chén.
- Ừ...
Đại tư đồ gật gù và cầm chén rượu nốc sạch. Mấy ngày nay thuyền lênh đênh trên sông từ vùng Sơn Đông về, ngày nào bọn họ cũng rượu chè say sưa. Không khí nghi kỵ e dè ban đầu dần dần đã tan biến, đám cẩm y vệ nhanh chóng tìm thấy sự gần gũi thân thiết đối với quan Đại tư đồ. Một con người tiếng tăm lừng lẫy với những chiến công đánh giặc hiển hách, té ra lại là một người rất hào sảng. Khi nhận được lệnh vua đưa quan Đại tư đồ về kinh cho vua hỏi chuyện, lúc đầu đám cẩm y vệ giữ đúng lễ nghĩa, vừa xa cách và vừa trông chừng. Dù sao ông cũng là một võ tướng, một vị quan nhất phẩm của triều đình, một con người tên tuổi và nay đang ở trong tình thế gần như bị giam lỏng để đưa về triều cho vua hỏi tội. Do vậy đám Cẩm y vệ ngại gần gũi ông. Thế nhưng chỉ một ngày trên thuyền, quan Đại tư đồ đã nhanh chóng xua tan những e ngại đấy. Ông đối xử với những cẩm y vệ như con cháu mình. Tấm lòng chân thật và rộng lượng của ông đã nhanh chóng chinh phục được những lính cẩm y vệ. Và nay không phải là chuyện họ giải ông về kinh nữa, mà là hộ tống ông về kinh. Là lính cẩm y vệ trong nội cung nên gã đội trưởng cũng biết được ít nhiều chuyện. Và vì vậy gã thành thật kể cho Đại tư đồ biết việc ông bị một số kẻ xấu dèm pha. Cũng chính vì vậy nhà vua buộc phải cho kêu ông về kinh để làm rõ mọi chuyện. "Hoàng thượng là người anh minh, sáng suốt, con nghĩ rằng sau khi hỏi cho rõ chuyện thì cũng sẽ thả ngài ra thôi, thưa Đại tư dồ." Quan Đại tư đồ Trần Nguyên Hãn cũng tin là vậy, cho nên trên đường về kinh ông thây rất thoải mái. Ông tin rằng tấm ỉòng thành thật của mình, Vua sẽ hiểu. Chẳng qua có kẻ xấu dèm pha thì ngi phải làm vậy.
Chỉ còn nửa ngày nữa là thuyền sẽ vào đến kinh thành. Hôm nay đám lính cẩm y vệ vừa mới câu được một con cá ỉớn nên lại làm một bữa rượu với quan Đại tư đồ.
- Ta đến đâu rồi?
- Dạ thưa thuyền đang đi qua xã Sơn Đông.
-... Dừng lại... dừng lại... Có tiếng kêu vang vọng trên sông. Gã đội trưởng thấy vậy lệnh cho lính hạ buồm, chậm lại. Từ phía xa một chiếc thuyền lá nhỏ vun vút lao tới như tên bắn. Khi chiếc thuyền lá cặp mạn, một võ tướng nhún người nhảy lên thuyền lớn. Đội trưởng cẩm y vệ nhận ra dó là quan Đô tri của Nội thị sảnh, cơ quan có nhiệm vụ trông coi, đôn dốc các công việc trong cung và ban bố các chế, lệnh của Vua đến các quan võ và người đứng đầu các sảnh.
Đội trưởng vội chắp tay:
- Tham kiến quan Đô tri.
Viên võ quan nét mặt vẻ nghiêm trọng, khoát tay thay câu chào với gã đội trưởng và tiến đến chỗ quan Đại tư đồ.
Lúc này Đại tư đồ đang đứng khoanh tay ngắm sông, không quay lại nhìn bọn lính.
Quan Đô tri khom lưng.
- Thưa quan Đại tư đồ, có chiếu chỉ.
Nghe vậy quan Đại tư đồ bèn quay lại và quỳ xuống. Đám lính quỳ xếp hàng dài phía sau. Tuy nhiên, tất cả đều rất ngạc nhiên khi không nghe quan Đô tri đọc chiế
Quan Đô tri tiến lại gần Đại tư đồ, đặt vào tay ông tờ chiếu chỉ, rồi lẳng lặng quay lưng bỏ xuống xuồng nhỏ đi mất.
Tất cả đám Cẩm y vệ cúi gằm đầu một lúc lâu, rồi chợt nghe tiếng cười như sấm động bên tai của quan Đại tư đồ Trần Nguyên Hãn.
- Ha... ha... h... ha....
Gã đội trưởng lấy bạo dạn đến gần Đại tư đồ rụt rè:
- Thưa quan Đại tư dồ, chiếu chỉ nói gì?
- Bệ hạ ôi... người anh minh lắm, chỉ có Nguyên Hãn này là dại dột thôi... hà... hà...
Gã đội trưởng không tin vào mắt mình. Tấm chiếu chỉ có vỏn vẹn một chữ "Tử" đỏ rực như máu mà thôi. Gã lắp bắp:
- Thưa quan Đại tư đồ... lẽ nào... lẽ nào... Hoàng thượng lại làm vậy? Chắc có nhầm lẫn gì đây chăng?
- Con trai của ta ơi, - Quan Đại tư đồ bất ngờ ôm choàng gã dội trưởng vào lòng mình, vỗ vai, thân mật - Ta đã đi quá nửa đời người trong chinh chiến, sống chết khinh thường từ thời trẻ. Và ta cũng hiểu hơn con về sự bội bạc của người đời. Không có nhầm lẫn gì đâu con trai ạ.
- Không... Không... - Gã đội trưởng cẩm y vệ nức nở
- Thưa quan Đại tư đồ, con tin là có sự nhầm lẫn. Không thể nào nhà vua lại có thể đố với ngài như vậy được, không thể... con không tin.
- Con trai ơi, tội nghiệp cho con quá. Và tất cả các con nữa, những chàng trai đáng thương. Các con phải hiểu rằng đây chính là máu, là cái giá bội bạc của lòng người. Là những âm mưu và thủ đoạn nham hiểm của con người khi tranh giành quyền lực.
Quan Đại tư đồ bình thản ngồi xuống ghế giữa lòng thuyền, ông với tay cầm bình rượu đưa lên tu một hơi và khà một tiếng, gật gù khen ngon.
Giờ đây tất cả đám cẩm y vệ đều đã hiểu chuyện gì và bọn họ vây quanh quan Đại tư đồ, khóc lóc ầm ĩ. Chợt quan Đại tư đồ dựng mày, quát to:
- Là kẻ anh hùng không thể rơi lệ như đàn bà được. Sống chết đã có số trời định. Nay trước khi ta ra đi vào cõi vĩnh hằng, các con hãy uống với ta một ly rượu vĩnh biệt.
- Tất cả anh em chúng ta hãy nâng chén cùng quan Đại tư đồ.
Gã đội trưởng cẩm y vệ đứng dậy, đến trước mặt quan Đại tư đồ, hai tay nâng chén rượu, cung kính:
- Thưa quan Đại tư đồ. Ngài là một người anh hùng mà chúng con rất ngưỡng mộ. Công lao của ngài, của dòng họ Trần đối với người dân nước Nam này không thể kể hết được. Nay vì Vua nghe kẻ xấu gièm pha mà buộc ngài phải chết, chúng con xin tình nguyện cùng ngài đi xuống suối vàng.
- Không được... - Quan Đại tư đồ quát lên - Các con không được dại dột làm như vậy. Chuyện này suy cho cùng là chuyện riêng giữa ta và Vua. Hãy để cho chúng ta tự giải quyết. Các con còn trẻ, cần phải sống.
- Không... không... chúng con quyết định rồi.
- Đức vua ôi... tôi với Vua cùng mưu việc cứu dân. Việc lớn đã hoàn tất mà Vua lại muốn giết tôi. Hoàng thiên có biết thì xin soi xét?
Những tiếng sấm động giữa trưa hè làm rung chuyển trời đất. Mặt nước hiền hòa của sông Nhị Hà bỗng nhiên gầm thét nổi sóng, chất chứa cả tiếng thét của một trung thần bị hàm oan vang vọng đến tận trời xanh.
Con thuyền xoay tròn trong cơn sóng dữ, chòng chành, những vết thủng do đám cẩm y vệ dùng búa đục đã toác ra và nước ộc vào nhanh chóng. Tất cả bọn họ nắm chặt tay nhau và chìm xuống dòng nước xanh thăm thẳm.
Viên võ quan Đô tri đứng ở trên bờ đờ người ra sợ hãi. Ông ta đứng chết điếng cả giờ đồng hồ không nhúc nhích. Mãi đến khi trời đã nhạt nắng, mặt nước đã trở nên phẩng lặng không còn vết tích gì nữa, ông ta mới chợt choàng tỉnh, uể oải run rẩy trèo lên ngựa ra về.
- Thưa... Đại tư đồ Trần Nguyên Hãn cùng 42 xá nhân, võ sĩ, Cẩm y vệ đã cùng tự vẫn một lượt tại khúc sông của Đông Sơn rồi ạ.
- Tất cả chết hết rồi ư... tại sao lại có thể như vậy?
- Dạ thưa tất cả bọn họ đã chết hết.
- Đại tư đồ có nói gì không?
- Ông ấy kêu trời làm chứng cho mình.
Kêu trời ư?... hừm... Trần Nguyên Hãn, khanh kêu trời thế còn trẫm kêu ai? Trời ư... Ta không sợ trời mà ta chỉ sợ rồi đây con cháu ta sẽ nghĩ và nói gì về những điều mà ta đã làm ngày hôm nay. Đấy mới là điều đáng sợ, dù đúng hay sai thì rồi mai đây hậu thế cũng không tha thứ cho việc làm của ta. Ta chỉ hy vọng mọi người sẽ hiểu cho hoàn cảnh khó khăn của ta mà thôi.
- Nguyễn đệ, đệ dừng dau lòng nữa. Mọi sự đã an bài rồi, biết nói làm sao bây giờ.
Khu mật viện Đại sứ Phạm Văn Xảo an ủi ta mà mắt rưng rưng lệ.
- Tại sao chỉ vì một tấu thư của bọn Trình Hoàng Bá, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư... vu cho Nguyên Hãn xây dựng phủ đệ lớn và có mưu đồ làm phản mà nhà vua đã tin ngay, cho triệu Nguyên Hãn về và buộc đệ ấy phải, chết trong oan ức. Há Vua không biết đến lòng trung thành bao nhiêu năm nay của Trần Nguyên Hãn, kẻ mà chính Vua cũng từng thừa nhận công thần bậc nhất? Đệ thực tình không hiểu! - Ta kêu lên, Phạm huynh cười gằn, trả lời.
- Trình Hoàng Bá, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư vốn là môn khách của Nhập nội Kiểm hiệu Tư khấu Bình chương Quân quốc trọng sự, Suy trung Tán trị, Hiệp trung Mưu quốc Công thần Lê Sát.
- Ý huynh muốn nói là... - Ta lắp bắp.
- Kẻ viết tấu thư tố cáo đệ bao che cho Nguyên Hãn, để đến nỗi đệ bị bỏ tù không lý do mất mấy tháng nay, chính là bọn Đinh Bang Bản và Lê Quốc Khí. Chúng vốn lại là những kẻ có bà con với Vua.
-
- Hừ... đệ ơi. Sao đệ ngây thơ quá. Ta nhớ năm xưa đệ đã từng có nói "Họa phúc có manh mối đâu phải có một buổi". Tại sao bây giờ đệ không chịu nhớ?
-...
- Đáng thương thay cho Trần Nguyên Hãn lẫn đệ và cả ta nữa. Anh em chúng ta đã đem hết sức lực ra để phò Vua đánh giặc Minh và khi chiến thắng, thì té ra chúng ta lại trở thành những kẻ cần phải loại trừ đầu tiên. Đôi lúc huynh cũng không hiểu đâu là họa và đâu và phúc của anh em ta như đệ thường nói nữa.
- Lòng ganh hét, sự đố kỵ và lòng tham lam tàn bạo của quyền lực. - Ta thì thầm trong nghẹn ngào với chính mình như vậy.
Khu mật viện Đại sứ Phạm Văn Xảo đứng dậy nói trong u uất:
- Tất cả chỉ vì chúng ta đều là con cháu nhà Trần. Vì chúng ta được người đời kính trọng, ngưỡng mộ và cũng chính vì vậy mà làm nảy sinh lòng nghi ngờ ở nhà vua và sự ghen ghét đố kỵ của một số đại thần trong triều. Bọn họ đã rắp tâm xúm vào hại chúng ta, việc tấu thư của bọn Trình Hoàng Bá, Lê Quốc Khí kia vốn chỉ là một cái cớ mà thôi. Bởi đệ phải hiểu rằng, dù cho không có bọn này thì trước sau gì cả đệ lẫn Nguyên Hãn cũng sẽ bị như ngày hôm nay. Huynh chỉ ngạc nhiên là đệ còn được sống sót tha về, thời gian đầu huynh nghĩ rằng đệ cũng sẽ bị giết cùng một lượt với Trần Nguyên Hãn.
Ta khóc nức nở.
- Nguyên Hãn, tội nghiệp cho đệ. Ta tin rằng đệ chết mà không được nhắm mắ
Chợt Phạm Văn Xảo nhìn ta cười khan.
- Nguyễn đệ, ta hiểu sự dày vò đau lòng của đệ về cái chết của Trần Nguyên Hãn. Đệ áy náy vì chính đệ đưa Nguyên Hãn đến với Vua mà đệ lại không cứu Nguyên Hãn có phải không? Và một điều quan trọng mà đệ không muốn nói ra, chính là đệ đã dự cảm trước chuyện này nhưng bất lực?
- Đệ xin huynh, huynh đừng nói nữa.
Ta ngồi bệt xuống bên khung cửa, gục đầu.
Đúng vậy, huynh Phạm Văn Xảo đã nói rất đúng, ta đã hiểu rất rõ số phận của Nguyên Hãn nhưng không cứu được đệ ấy.
Sau khi Vua ra lệnh giết chết Trần Cảo, ngay tức khắc lúc đó ta đã linh cảm thấy số phận chẳng lành cho bản thân Trần Nguyên Hãn lẫn anh em ta. Tiếp theo sau đó là sự kiện phong tước "trễ" cho ba anh em đúng một tháng. Sự việc ta từng là một mưu thần đệ nhất trong kháng Minh nhưng lại bị "giáng tước" xuống hàng thứ 27. Mặc dù cho việc này là do ta có chủ ý xin với nhà vua. Rồi việc nhà vua xin phong vương với Minh triều không được, việc trong kinh thành rộ lên tin về công lao giữa ta, Nguyễn Chích với Vua trong cuộc kháng Minh vừa qua... Rồi những tấu biểu nói xấu anh em chúng ta của một số đại thần liên tục được tâu lên. Tất cả đã làm cho ta hiểu rằng số phận của anh em ta đã được quyết định. Nhà vua chưa xuống tay, nấn ná, dù sao ngài cũng còn những tình cảm trong lòng, không nỡ. Tuy nhiên ta hiểu rằng trước sau gì nhà vua cũng phải hành động, vì tình thế buộc ngài phải làm vậy, và bản thân con người ngài thì ta hiểu quá rõ.
Ngay từ những ngày còn đánh giặc Minh, trong thâm tâm nhà vua đã luôn luôn canh cánh nỗi lo về con cháu nhà Trần. Dường như trong tâm hồn của ngàiấp thỏm những lo âu vì sợ rằng một ngày nào đó con cháu nhà Trần sẽ nổi lên cướp mất ngai vàng của mình. Việc phải sử dụng con cháu nhà Trần là bất đắc dĩ. Và khi nhà Minh đòi tìm con cháu nhà Trần chứ không chịu gia phong cho nhà vua tức là chúng đã làm cho giọt nước tràn ly, buộc ngài phải hành động. Nhà vua hiểu rằng, còn con cháu nhà Trần tức là việc phong vương của mình sẽ mãi mãi không được, chưa kể biết đâu thời cuộc có lúc này, lúc khác. Nên hành dộng trước là thượng sách.
Từ ngày ngồi trên ngai vàng, ta nhận thấy ngài trở nên đa nghi, thậm chí là ghen ghét với bất kỳ ai, nếu như ngài cảm thấy người đó có thể nổi bật hơn mình. Khi có quyền bính trong tay, nhà vua lại luôn luôn sống trong hoảng sợ, sợ một ngày kia có kẻ nào dó sẽ cướp ngôi của mình. Và đến bây giờ ta mới nghiệm ra một điều rằng té ra khi có quyền lực trong tay, nhà vua lại sống khổ hơn trước. Đấy là điều bất hạnh cho nhà vua. Trong tất cả các công thần đang phò vua Lê, chỉ có ba anh em chúng ta là đứng một khoảng riêng tách biệt và điều này làm cho ngài nghi kỵ, đi đến lo sợ. Nhà vua sợ cho quyền lực của mình, của con cháu mình một mai có thể sẽ bị anh em chúng ta lấn lướt, thậm chí là chiếm lấy. Và ngài thấy cần phải hành động trước.
Ta hiểu những điều này, cho nên ngay sau cuộc kháng Minh thành công ta đã có ý muốn xin nghỉ và khuyên Nguyên Hãn nên rút lui, riêng huynh Phạm Văn Xảo thì huynh ấy đủ thông minh để hiểu. Thế nhưng, tuy chúng ta đã rút lui rồi, nhưng nhà vua vẫn không tha và cái chết oan ức của Trần Nguyên Hãn là một minh chứng. Việc ngài đột ngột cho bắt giam ta một cách vô cớ, ta tin rằng vì nhà vua muốn né tránh, không muốn gặp mặt ta. Nhà vua hiểu rằng khi gặp ta, ngài không biết phải thanh minh như thế nào về hành động tàn bạo của mình, vì ngài vẫn còn nhớ đến lời hứa khi xưa với ta.
Bệ hạ ôi, thần theo Bệ hạ mười năm, mười năm chúng ta ăn chung mâm, thậm chí là ngủ chung gường. Đã có lúc phải ăn tro cháy thay muối, nhai da ngựa thay cơm, ăn củ mài qua bữa... Gian khổ từng ấy nhưng chúng ta vui vì trong lòng sốngản, tin cậy nhau, vì chúng ta có cùng một mục đích đó là giải phóng đất nước này khỏi tay quân thù. Còn nay, khi Bệ hạ đã ngồi trên ngôi cửu trùng, cả thiên hạ này trong tay Bệ hạ. Chiến tranh khói lửa còn chưa kịp tan hẳn, nấm mồ lạnh của quân sĩ chết vì nước chưa kịp mọc cỏ thì chỉ trong vòng một năm đầu tiên của chiến thắng là hình như những tình nghĩa xưa đã nhanh chóng rơi vào quên lãng. Tất cả đã nhảy bổ vào để chém giết lẫn nhau, để tranh giành quyền lực, địa vị. Bệ hạ đã từng nói lấy nghĩa vua tôi mà đối xử với nhau như ruột thịt. Thế nhưng chính Bệ hạ lại dùng lưỡi gươm sắc để giết bầy tôi trung của mình. Anh em thần một mực hết lòng trung thành với Bệ hạ, thế nhưng đã bị Bệ hạ nghi ngờ và cuối cùng là giết chết. Thật đau đớn.
Nhìn khuôn mặt đờ đẫn đau khổ của ta, huynh Phạm Văn Xảo thở dài, nắm lấy tay ta.
- Đệ phải hiểu mọi chuyện chưa yên đâu. Ta nghĩ rằng đây chỉ mới là bước đầu, đệ cứ chờ mà xem.
- Phạm huynh, huynh đã lo liệu gì cho gia đình chưa?
- Ta ư?... Đệ yên tâm.
- Phạm huynh, dù sao đệ cũng chỉ muốn nói với huynh một điều. Dù cho nhà vua có đối xử tàn tệ như thế nào với chúng ta, thì chúng ta vẫn là bầy tôi trung thành của vua. Không thể làm bất kỳ điều gì sai trái với lương tâm.
- Ta hiểu ý Nguyễn đệ. Nhưng đệ có biết rằng giờ đây nhà vua đang dồn chúng ta vào bước đường cùng hay không?
- Đệ biết, nhưng đệ vẫn nguyện trung thành đến củng với Vua. Hy vọng một ngày nào đấy, tấm lòng mình vua sẽ hiểu
- "Khi chỉnh đốn xong càn khôn thì thế gian mấy ai còn nghĩ đến bậc anh hùng." Đệ có còn nhớ hai câu Đề kiếm mà đệ đã tặng ta hay không?
Ta lắc lư đầu.
- Phạm huynh, đệ đã đi quá nửa đời người. Đau đớn hay ngọt bùi, đệ đều đã nếm trải qua, đệ chỉ xin huynh làm gì cũng phải suy nghĩ thật kỹ, đừng để có ngày hối hận thì không kịp.
- Đúng vậy... - Huynh Phạm Văn Xảo ngập ngừng - Ta chỉ e rằng những lời đệ khuyên đến với ta muộn mất rồi.
Muộn, tại sao? Trước ánh mắt ngạc nhiên của ta, huynh không trả lời mà lắc lư đầu đứng dậy giã biệt ra về.
Mấy ngày liền sau đó ta xin vào chầu để được gặp Vua nhưng đều nghe các nội quan cho biết là ngài không muốn gặp ta. Ta kiệt sức, gục ngã bệnh. Những ngày này Thị Lộ và con trai trưởng Nguyễn Khuê cùng gia nhân liên tục thuốc thang cho ta, bởi mấy tháng trong tù sức khỏe của ta đã giảm sút mạnh.
Cho đến đầu tháng tư năm Thuận Thiên thứ hai, Quận vương Lê Tư Tề và Thứ thủ vệ quân Thiết đột, Đại tướng quân Đinh Liệt cùng một số quan đến gặp ta. Gặp nhau mừng tủi, mọi người đều lờ đi không nhắc đến chuyện đau thương vừa qua mà chỉ khuyên ta nên tĩnh dưỡng chữa bệnh. Khí mọi người ra về, Quận vương Lê Tư Tề và Đại tướng quân Đinh Liệt còn nán lại sau. Lê Tư Tề nắm bày tay gầy gò của ta than thở:
- Quan Hành khiển, thật tội nghiệp cho ông quá.
- Cảm ơn Quận vương và Đại tướng quân. Tôi biết trong triều những ngày qua nếu hai vị không có lời bênh vực, e rằng ngày hôm nay chưa chắc gì Nguyễn Trãi này còn được ngồi đây.
- Ông dừng nói vậy. - Đinh Liệt lắc dầu - Tấm lòng trung của ông ai chẳng biết. Bệ hạ trong lúc giận dữ thì giáng phạt như vậy, tuy nhiên Bệ hạ cũng biết phân biệt phải trái. Bọn tôi nói giúp cho ông chẳng qua chỉ là mong Bệ hạ nghĩ kỹ lại mà thôi.
Ta cười buồn. Tự nhiên sao nghe vô vị quá. Quận vương Tư Tề nói nhỏ:
- Lời Đại tướng quân Đinh Liệt là hoàn toàn sự thật. Sau khi Đại tư đồ Trần Nguyên Hãn tự tử chết, có một lần tôi vào chầu Vua, tình cờ nghe được bọn Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí cùng một số đại thần, - Lê Tư Tề lảng tránh ánh mắt của ta. Và ta hiểu điều ấy. Ông ta không muốn nhắc đến tên những đại thần nào vì biết rằng ta cũng rõ bọn họ là ai, nhưng không tiện nêu tên - bọn họ tiếp tục dâng tấu thư để vu cho ngài, đòi phải xử ngài thật nặng, tuy nhiên nhà vua không chịu. Cuối cùng Lê Quốc Khí kèo nài đòi lấy hết quan chức, tước phẩm của ngài, cho đuổi về làm dân vì ngài là đồng bọn cũng có ý làm phản như Trần Nguyên Hãn. Khi nghe Đinh Bang Bản nói vậy, đột nhiên nhà vua nổi giận. Vua chỉ mặt tất cả bọn họ và thét rằng: "Từ nay trở đi nếu kẻ nào còn nói rằng Nguyễn Trãi có lòng làm phản thì trẫm sẽ chém đầu không tha." Cả bọn khiếp sợ, ngỡ ngàng. Vua nói tiếp: "Trẫm rất hiểu Nguyễn Trãi. Các ngươi đừng tưởng vừa qua vì tin vào mấy tấu biểu của các ngươi mà trẫm hạ ngục Nguyễn Trãi. Việc làm này là bất đắc dĩ, Nguyễn Trãi chắc sẽ hiểu nỗi khổ tâm của trẫm. Thôi các ngươi hãy về đi và trẫm cấm chỉ không kẻ nào còn được tấu biểu nói xấu Nguyễn Trãi nữa." Bọn họ hoảng sợ, vội vã ra về, và ngay ngày hôm sau thì ngài được thả.
Ta im lặng tựa như hóa đá vì không bit phải nói gì.
Quận vương Tư Tề lấy trong túi ra một tấm biểu và đặt vào tay ta.
- Quan Hành khiển, hôm qua nhà vua có cho triệu tôi vào cung. Người đưa cho tôi tờ biểu này và nói là trả lại cho ông. Hoàng thượng có nói là khi xưa ông đã từng xin nghỉ hưu, nay ngài đồng ý phê chuẩn. Ngài bảo ông cứ yên tâm về Côn Sơn nghỉ ngơi đi, khi nào cần thì sẽ cho gọi về. Tước phẩm của ông vẫn giữ nguyên như cũ.
Bọn họ ra về đã lâu mà ta vẫn còn ngồi ngây người. Bệ hạ ôi, thần không biết là nên vui hay nên buồn nữa. Hiểu người ư, thần rất hiểu. Nhưng đâu có thể vì vậy mà ngài lại có thể nỡ xuống tay đối xử tàn nhẫn với anh em thần đến như vậy. Trách, thần muốn trách ngài lắm chứ. Trách cho cái thói đời bạc bẽo vô nhân, trách cho lòng tham quyền lực mà phải trả giá bằng máu của biết bao nhiêu con người vô tội. Và đột nhiên thần hiểu rằng, té ra khi vươn đến đỉnh cao nhất của quyền lực con người ta sẽ trở nên cô đơn và khốn khổ hơn bao giờ hết. Bởi ở trên đỉnh cao ấy, con người sẽ chẳng còn có ai là bạn bè, người thân, mà chỉ còn sống trong bầu không khí nghị kỵ và sợ hãi. Vì vậy khi quyền lực càng cao thì con người càng trở nên đa nghi và tàn bạo hơn bao giờ hết. Đấy chính là sự trả giá rất đắt cho quyền lực của chính những người đang nắm quyền lực nếu thiếu đi nhân tâm.
Ta và gia đình về Côn Sơn.

*

Vào mùa hè Kỷ Dậu năm Thuận Thiên thứ hai. Tù trưởng xứ Hào Châu thuộc trấn Gia Hưng là Đèo Cát Hãn nguyên trước kia có theo vua Lê chống giặc Minh, lập được nhiều chiến công. Sau khi hòa bình được tưởng thưởng, thế nhưng Đèo Cát Hãn vẫn không bằng lòng và đòi hỏi phải được gia phong chức tước lớn hơn, nhưng không được chấp nhận. Đèo Cát Hãn đã nuôi lòng ấm ức, quyết định làm phản. Hắn dấy binh chống lại triều đình, kêu gọi dân xứ mường Hòa Châu, Phục Lễ làm loạn. Nhà vua định cho người lên phủ dụ, sau đó ngài được tin Minh triều đang bí mật cung cấp tiền của và người cho Đèo Cát Hãn với ý đồ sẽ quấy phá đất nước lâu dài. Nhằm để triệt ngay tận gốc loạn Đèo Cát Hãn, không để cho nhà Minh lợi dụng, đích thân nhà vua thân chinh dẫn quân đi dẹp loạn, bắt được Đèo Cát Hãn và giất chết.
Sau đó, trong một lần lên thăm ta, bất ngờ Quận vương Tư Tề tiết lộ: "Quan Hành khiển, tôi nghe nói trong số của cải thu dược của tên phản loạn Đèo Cát Hãn, hình như Bệ hạ có giữ được một vài thư từ có vẻ như có liên quan đến một vài mệnh quan trong triều, tuy nhiên nội dung các thư này nói gì Bệ hạ giữ rất kín, đến tôi cũng không biết nội dung."
- Liên quan đến các mệnh quan trong triều ư?
- Đúng vậy. - Lê Tư Tề thở dài sườn sượt - Ngài lạ gì tâm tính của nhà vua. Tuy không nói ra nhưng rõ ràng tôi đã linh cảm thấy dường như sấm sét sắp giáng xuống ai đó.
Lúc đấy tự nhiên trong lòng ta đã dấy lên những nỗi lo ngại mơ hồ. Ta muốn thu xếp làm một chuyến về kinh để thăm Khu mật viện Đại sứ Phạm Văn Xảo xem huynh ấy dạo này sống thế nào. Tuy nhiên, dù cho bây giờ ta vẫn là mệnh quan của triều đình, nhưng đang trong tình thế giam lỏng ở Côn Sơn, nếu về kinh mà không có lệnh triệu của Vua thì không ổn. Thế nhưng không đi thì ta hết sức sốt ruột, nên ta quyết định viết một lá thư dài để hỏi thăm huynh Phạm Văn Xảo và trong thư ta đã bí mật tường thuật lại nội dung buổi nói chuyện với Quận vương Tư Tề cho huynh ấy biết để liệu. Ta linh cảmện Đèo Cát Hãn nhất định có liên quan đến Phạm huynh. Nếu ta nhớ không lầm thì khi xưa Phạm huynh và Đèo Cát Hãn quan hệ rất thân với nhau. Đèo Cát Hãn đã từng tuyên bố, trong các mệnh quan của triều đình hắn chỉ phục nhất là Phạm huynh. Ngoài ra khi nhà vua khởi binh đi đánh Đèo Cát Hãn thì chính Phạm huynh đã mấy lần thuyết phục Vua là nên phủ dụ trước, không được thì hãy trừng phạt. Do vậy, nay qua thông tin của Quận vương Lê Tư Tề, ta hiểu ngay rằng Lê Tư Tề đã ngấm ngầm thông báo tình hình nguy hiểm của Phạm huynh cho ta biết. Bởi dứt khoát là nhà vua đã có ý nghi ngờ Phạm huynh rồi, huống gì trong triều lúc này không thiếu gì kẻ sẽ nhân dịp để đục khoét thêm lòng nghi ngờ của Vua với Phạm huynh.
Thư đi nhưng không nhận được tin trả lời.
Mùa hè năm Thuận Thiên thứ ba, lại xảy ra loạn Bế Khắc Triệu và Nông Đắc Thái ở châu Thạch Lâm, trấn Thái Nguyên. Một lần nữa nhà vua lại phải thân chinh đem quân đi dẹp loạn. Cuộc dẹp loạn thành công và do biết quy phục đầu hàng nên Vua đã tha chết cho Bế Khắc Triệu, không những vậy còn cho về giữ chức Quản lĩnh trấn Thái Nguyên. Khi ngài về đến triều, một số đại thần đã bí mật gặp Vua để tâu chuyện. Chỉ liên tiếp trong thời gian ngắn mà đã xảy ra hai vụ phản loạn, chưa kể phía bên kia biên giới Minh triều vẫn không muốn để cho chúng ta được yên. Nếu cứ để trong ngoài cùng tiếp tục nổi loạn như thế này thì dất nước lâm nguy. Rõ ràng trong chuyên này có lièn quan đến một vài mệnh quan trong triều. Những lời tâu ấy đã tác động mạnh đến nhà vua, cả đêm ngài không ngủ được, trằn trọc không yên. Gần sáng nhà vua một mình ra ngồi ngoài vườn thượng uyển ngắm sao.
Cuối cùng ngài đi đến một quyết định quan trọng.
Vua bãi triều rất sớm và cho triệu riêng Thái bảo Khu mật viện Đại sứ Phạm Văn Xảo vào bàn chuyện riêng.
Thái bảo, Khu mật viện Đại sứ Phạm Văn xảo mặc triều phục màu đỏ tía, đầu đội mũ kim sa, nét mặt bình tĩnh lạ thường, vào chầu Vua.
Không rõ nhà vua nói gì, chỉ thây Thái bảo lạy tạ rồi ra về. về đến nhà, dinh thự thật vắng vẻ, Thái bảo Phạm Văn Xảo lặng lẽ đi từ phòng này sang phòng kia ngắm nghía, cuối cùng đến nhà từ đường. Nơi này Tôn phu nhân đang ngồi đợi sẵn. Thái bảo hỏi: "Tất cả con cháu đã đi hết rồi phải không?" phu nhân gật đầu. Thái bảo bình tĩnh thắp hương cắm đều lên các bát hương và sau đó rầm rì khấn khứa. Hai vợ chồng đồng lạy trước bàn thờ tổ tiên. Cuối cùng Thái bảo lấy trong túi ra một bầu rượu nhỏ, nhìn phu nhân của mình và cười âu yếm: "Ta với nàng có đến gần bốn mươi năm chung sống. Buồn vui đủ cả, nay Vua ban cho rượu uống để ra đi gặp tổ tiên, ta cũng vui lòng vì xét thấy mình không làm gì dể thẹn với tổ tiên cả. Đây là số trời định, đành phải chịu vậy." Hai vợ chồng cùng uống cạn rượu độc và chết ngay sau đó.
Ngày hôm sau triều đình xuống chiếu tịch thu gia sản của Đại tư đồ Trần Nguyên Hãn và Khu mật viện Đại sứ Phạm Văn Xảo. Có cáo thị cho dân chúng biết vì hai vị đại thần có liên quan đến các phản loạn Đèo Cát Hãn, Bế Khắc Triệu, nên bị trừng phạt. Ngoài ra còn khá nhiều bạn bè, người thân quen của hai vị đại thần này cũng bị bè đảng Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Trình Hoàng Bá... nhân dịp này lợi dụng để vu oan, bắt nhốt, tịch thu gia sản. Tất cả có đến mấy trăm người.
Nhân dân trăm họ nhốn nháo, các quan trong triều kinh sợ.
Hôm đấy trời đang sáng, giữa trưa bỗng nhiên tối sầm u ám đến tận chiều tối. Dường như trong gió, người ta nghe có tiếng khóc ai oán của những trung thần chết oan ức.
Từ đó cho đến khi chết sau đó ba năm, đêm nào vua Lê được ngủ ngon giấc, ngài thường mộng thấy các đại thần của mình về réo gọi, kêu oan và đòi đưa Vua đi đối chất. Khá nhiều đạo sĩ được mời về lập dàn cúng bái trừ tà, nhưng cũng chẳng ăn thua. Cứ vậy sức khỏe của Vua suy sụp dần, từ một tráng niên mạnh khỏe, nhà vua nhanh chóng biến thành một ông già và chết vào tuổi 49. Thật đáng tiếc cho một vị minh quân của nước Nam. Một con người đầy hào khí tinh anh, bậc chân chúa của nước Nam, chỉ vì vào quá lo sợ cho ngai vàng, quyền lực của mình và con cháu mà xuống tay giết hại các công thần một cách không tiếc tay. Để rồi cuối đời chết trong dày vò, hối hận.
Tháng 11 cùng năm ấy, sứ nhà Minh là Chương Xưởng và Từ Kỳ tới kinh đô, mang theo ấn của vua Minh phong cho nhà vua là Quyền thự An Nam Quốc sự. Ở Côn Sơn nghe tin, ta có bày hương án hướng về triều bái tạ mừng cho Vua.
Chính vào lúc này đây ta chợt nhớ đến chữ Nhân. Phải rồi, khi đã đi qua quá nửa đời người chịu nhiều nỗi cay đắng trong lòng, hôm nay tự nhiên ta thấy thấm thía trong lòng khi nghĩ về chữ Nhân của Thánh Khổng. Ta nhớ, cách đây gần 40 năm, khi đó cha con chúng ta có bàn với nhau về việc có nên ra làm việc cho nhà Hồ hay không. Ta với cha không tranh luận về chữ Nhân mà chỉ tranh luận về chữ Trung, và lúc đó cha có nhắc ta về Quản Trọng với lời khen của Thánh Khổng "Như kỳ Nhân, như kỳ Nhân." Bởi ông ta biết vượt qua chữ ngu trung tầm thường của Nho gia, vượt qua nỗi đau mất chủ để phục vụ chủ mới, chịu nhiều tiếng khen chê ở đời để giúp cho Tề Hoàn Công hoàn thành nghiệp bá, thống nhất thiên hạ, dẹp yên nạn binh đao, cứu vớt biết bao nhiêu sinh linh hết khổ. Yên nước, yên dân, ông rất xứng đáng với lời khen của Thánh Khổng. Khi đó chúng ta đều nghĩ như bao nhiêu Nho gia trên đời này đã từng cho rằng Quản Trọng là một người có Nhân. Thế nhưng nay suy gẫm lại ta chợt phát giác ra rằng chữ Nhân mà Thánh Khổng giành cho Quản Trọng ngày nào dường như trong đó còn có ẩn ý khác.
Từ bé Quản Trọng đã biết tranh giành hơn khi đi buôn với người bạn thân là Bao Thúc Nha. Ông có lý do của ông khi đó, là vì mẹ già. Phục vụ cho công tử Củ đánh lại công tử Bạch, đều là con vua Tề. Ông ta hết lòng phục vụ công tử Củ, có lần suýt giết chết công tử Bạch, thế nhưng trời lại phù hộ cho công tử Bạch lên ngôi vua, còn Quản Trọng và chủ của mình phải long đong chạy trốn sang nước khác để rồi chủ chết trong uất hận. Được Bao Thúc Nha tiến cử, ông ta vui vẻ về phục vụ Tề Hoàn Công và được gia phong làm Tể tướng. Ông bất chấp và cũng có thể là phớt lời khen chê của thiên hạ về việc bỏ chủ cũ theo chủ mới, đấy chính là ông đã biết vượt qua chữ ngu trung tầm thường. Thế nhưng sau này ỷ công lao mình to lớn, đã giúp cho Hoàn Công thống nhất thiên hạ cho nên Quản Trọng nhiều lúc coi Vua chẳng ra gì, tự ý làm nhiều việc chẳng cần biết Vua có chấp thuận hay không. Vua phải gọi ông ta bằng chú, cho nên nhiều lúc ông ta đã đối xử không đúng lễ nghĩa với Vua như các quân thần khác. Chưa kể ông ta cũng có lúc tự coi mình là "vua" không ngai, Vua có gì thì ông ta cũng phải có cái đấy, và vì thế trong hành xử cũng như vua, đối xử với bề dưới nhiều lúc rất khắc nghiệt, với bạn bè không trọn tình... Chẳng thế thiên hạ từng kết Quản Trọng vào ba tội: bất trung vì không chết theo chủ cũ, bất nghĩa vì đi làm cho kẻ thù, bất kính vì không biết giữ đúng đạo vua tôi. Đúng là Quản Trọng đã biết vượt qua chữ ngu trung tầm thường để làm được nhiều việc lớn mà bản thân Thánh Khổng cũng thừa nhận và khen ngợi. Tuy nhiên nếu khẳng định ông ta là người có Nhân thì cần phải suy nghĩ cho kỹ, bởi những yêu cầu đặt ra cho chữ Nhân của Thánh Khổng thì dường như khác hẳn những gì mà Quản Trọng đã làm trong cuộc đời mình. "Như kỳ Nhân, như kỳ Nhân" tức là "Nhân ấy à, Nhân ấy à?", nó là một câu trả lời không rõ ý, thậm chí là rất mập mờ của Thánh Khổng khi có người hỏi Quản Trọng phải là người có Nhân hay không. Ngài đã phân vân, lưỡng lự thậm chí tỏ ra hồ nghi và nói nước đôi về chữ Nhân. Đến đây ta chợt hiểu nỗi do dự của Thánh Khổng là tại sao.
Thế mới hiểu, làm việc lớn trong thiên hạ, xét ra xưa nay có nhiều bậc anh hùng làm ược. Trong thế gian này, vương quyền giòng họ này xuống thì ắt có giòng họ khác lên. Cũng như cây xanh lá vàng rụng ắt có chồi non lá xanh. Đấy là sự sinh tử bất diệt của cuộc đời. Bao giờ cũng vậy, vào thời tao loạn ắt xuất hiện anh hùng cứu thế và đã là người anh hùng, dĩ nhiên phải làm nên nghiệp lớn. Tuy nhiên để xứng đáng với chữ Nhân thì xem ra khó lắm thay. Đâu cứ phải tạo nên nghiệp lớn có nghĩa là có nhân, là chính nhân quân tử? Thậm chí thiếu gì kẻ làm nên nghiệp lớn mà lại bất nhân dể cho người đời phải phỉ nhổ, nguyền rủa. Chính vì thế, khi xưa lúc đang còn là mưu thần của Vua trong cuộc đánh giặc Minh, không phải ta không biết có nhiều võ tướng Lam Sơn tỏ ý không hài lòng về việc ta quá đề cao việc nhân nghĩa. Nhiều kẻ cho rằng ta chỉ là một tên Nho sinh trói gà không chặt, lúc nào cũng chỉ biết nói leo lẻo đến nhân nghĩa, chưa bao giờ xông pha trận mạc thì làm gì biết đến nỗi đau của mọi người. Ta hiểu, ta cho rằng đối với kẻ thù thì phải thẳng tay, tuy nhiên lúc chúng sa cơ thất thế thì chúng ta phải biết đối xử cách khác. Đánh mà dồn con người ta vào đường cùng phải tử chiến thì dứt khoát dù cho có giết được giặc, chúng ta cũng phải hy sinh rất nhiều. Tại sao cứ phải gọi là ngẩng cao đầu ngạo nghễ chiến thắng, trong khi nước mắt của biết bao người khác tuôn rơi? Vì vậy, ta luôn chủ trương phải diệt giặc để giải phóng đất nước, nhưng cũng đề cao việc nhân nghĩa trong những trường hợp có thể được. Ta có quyền tự hào quân Lam Sơn có những trường hợp đã đổ ít máu xương ở những trận công thành và lấy được thành không tốn một mũi tên hòn đạn. Đó là vì kế sách tâm công của ta dược Vua chấp nhận, nhưng ngoài kế sách tâm công ra thì đó là vì Lam Sơn chúng ta có lòng nhân thuyết phục được kẻ địch tin tưởng đầu hàng. Chẳng vậy tại sao hơn mây chục vạn quân nhà Minh đã tay không rời khỏi thành Đông Quan một cách nhục nhã, nhưng lại êm đẹp, không có đổ máu, không thêm ai chết chóc. Nếu lúc đó, chiều lòng quân sĩ, thỏa nỗi căm hờn mà tiến công đánh thành như các tướng đã từng đề nghị, thử nghĩ xem nước mắt và nỗi đau của những bà mẹ mất con chảy cho đến biết bao giờ nguôi? Quý lắm thay cho chữ Nhân của Lam Sơn ngày đó đ̍n nay vẫn còn tỏa sáng.
Có lẽ, muốn đáng gọi là một bậc chính nhân quân tử, xét ra không chỉ đơn giản là có làm nên nghiệp lớn mà con người ấy phải biết sống có nhân nữa. Khi xưa ta luôn chỉ nghĩ đến tấm lòng trung với nước, với dân, với vua, và ta đã sống trọn đời với ý nghĩ đấy. Nay ta chợt nhận thấy hạnh phúc biết bao cho con dân một nước nếu người trị vì ngôi báu lại là con người sống cho có nhân, nhưng e rằng đó cũng chỉ là những điều viễn vông mà như khi còn sống Thánh Khổng đã buồn bã thừa nhận. Vương quyền và Nhân nghĩa, đó là ước mơ ngàn xưa đến nay, cổ nhân cũng từng nói rồi.

*

Về Côn Sơn dạy học, ta đã sống những tháng ngày đầy bi thương trong lòng. Nếu không có Thị Lộ cũng như các con cháu giúp dỡ, có lẽ ta đã khó sống. Trong bài thơ tổng kết cuộc "Đời làm quan" của mình, ta đã tâm sự:
Nổi chìm trong cõi tục trải đã năm nnươi năm
Trót phụ tình duyên với suối, đá nơi núi cũ
Danh suông mà vạ thực, thật đáng buồn cười
Bao kẻ gièm pha, người trung bị cô lập, thật đáng thương
Số phận có khi khó tránh, biết là do mệnh
Đạo học thánh hiền nếu chưa mất hẳn, thì cũng bởi trời
Ở trong ngục, xem lưng tờ giấy luống chịu nhục
Biết làm thế nào gửi bức thư tiên lên cửa vàng...
Thế đấy, cuộc đời long đong, lận đận làm quan của ta là như thế đấy.
Trong 3 năm sau đó, từ khi ta bị bắt và được tha về giam lỏng ở Côn Sơn, vua Lê đã không một lần triệu ta về kinh như đã hứa. Nhà vua cũng không thèm giao cho ta bất kỳ một công việc nào nữa.
Trong những năm cuối đời, nhà vua ngày càng bị rối trí trước việc tranh giành quyền lực của các đại thần và bị những lời sàm tấu của bọn xu nịnh lung lạc, để đi đến những quyết đinh không thể hiểu nổi. Sau khi Đại tư đồ, Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn bị giết chết, nhà vua đã phong chức Đại tư đồ cho Lê Sát, phong Quận vương Lê Tư Tề lên làm Quốc vương để thay mình lãnh đạo trăm họ, lập Lương Quận công Lê Nguyên Long lên làm Hoàng thái tử. Sau đó lại giết Thái bảo, Khu mật viện Đại sứ Phạm Văn Xảo, bắt giam và đuổi về quê Nhập nội Hành khiển, Quan phục hầu Nguyễn Trãi, đuổi võ tướng Nguyễn Chích về làm dân thường. Năm cuối cùng của đời mình, trước sức ép của một số đại thần, nhà vua dã bất ngờ giáng Quốc vương Lê Tư Tề xuống trở lại làm Quận vương, đưa Thái tử Nguyên Long lên ngôi như lời hứa.
Ở Côn Sơn nghe những chuyện này ta lấy làm kinh sợ và tự hỏi không hiểu khi làm những việc này ngài có còn đủ minh mẫn nữa không?

*

Năm Thuận Thiên thứ sáu, 1433.
Côn Sơn trời đã vào thu, lá vàng rơi lác đác. Mỗi sáng, ta thường đứng ngắm nhìn những lá vàng rơi rụng đầy lối đi, trông xa như một thảm hoa lốm đốm, thật đẹp. Trời đã se se lạnh, gió đông bắt đầu về, ta thấy trong người lành lạnh, phu nhân bắt ta phải choàng thêm áo ấm. Càng về già, mùa thu càng ám ảnh tâm can ta với những nỗi buồn da diết, và ta nhiều lúc tự hỏi mình phải chăng đã quá già, quá ủy mỵ mất rồi?
Vào mùa thu năm ấy, không hiểu sao ta lại nghe thấy trong tiếng gió thu những lời than thở ảo não, và trong lòng ta thấy thảng thốt không yên. Ta đã linh cảm có điều gì đó không lành sắp xảy ra, ta không hiểu tai họa này sẽ xảy ra cho mình hay cho ai, tâm dạ bồi hồi, kinh sợ và ta quyết định chay tịnh ba ngày để gieo quẻ xin cổ nhân lời dạy bảo.
Hỏa trạch khuê, trên lửa dưới đoái. Ta toát mồ hôi kinh sợ khi được quẻ này. Lời cổ nhân xưa đã nói, gia đạo lúc cùng thì có sự chia lìa chống đối. Chằm (đoái) thấm xuống và (ly) lửa thì lại bốc lên, không thông với nhau và ngày càng xa cách nhau. Phàm là những kẻ học Dịch, há ai chẳng biết đây là quẻ xấu nhất trong 64 quẻ Dịch. Hai chữ chia lìa đang vang lên trong đầu làm cho ta thấy choáng váng, dường như ta đã bắt đầu cảm thấy có một sự chia lìa sắp xảy ra và thấy kinh sợ trong lòng. Ngẫm ý người xưa luận theo Dịch, ta tự an ủi, quẻ Khuê được xem như là một quẻ xấu nhất trong Dịch, tuy nhiên với sáu hào thì có ba hào "vô cữu", một hào "hối vong", một hào "hữu chung", xem như là hòa hợp với nhau. Đặc biệt hào cuối lại "cát", như vậy chưa hẳn đã xấu. Tinh thần của Dịch là gì, là âm dương không bao giờ tách rời nhau, đời người hay vũ trụ vạn vật đều một vòng quay tiếp nối nhau mãi mãi, không có điểm đầu và cũng không có điểm cuối, không có điểm dừng. Luôn luôn có sự hoán chuyển qua lại, cũng phúc hay họa là vậy. Vì thế quẻ Khuê tuy xấu nhưng ta hy vọng trong họa ắt có phúc.
Cuối thu tháng 8. Một hôm, đột nhiên có nội quan trong triều đi ngựa đến gặp ta thái độ rất vội vã. "Quanượng muốn gặp ngài gấp, có việc cần." Việc gì, ông ta không trả lời, thế nhưng nhìn thái độ lo âu của ông, ta cũng hiểu rằng đây phải là một việc rất hệ trọng. Mấy năm nay Hoàng thượng khồng buồn nhớ đến ta, nay đột nhiên ngài cho triệu gấp để triều kiến, hẳn phải là một việc vô cùng hệ trọng, ta biết tính Hoàng thượng.
Ta lập tức lên đường để lại cho vợ con nỗi thấp thỏm lo âu.
"Quan Hành khiển, dạo này khanh vẫn khỏe đấy chứ?"
Những lời nói phều phào vang lên như từ trong cõi u minh, nghe như gió thoảng qua, đầy tử khí. Ta không thể tin ở tai và mắt mình nữa, không lẽ đây là vị danh tướng Lam Sơn tiếng tăm lừng lẫy, quan Phụ đạo khỏe mạnh ngày nào mà ta đã từng gần gũi hay sao? Trước mắt ta là một thần người vàng vọt, yếu đuối, khuôn mặt khô quắt và một thân thể bủng beo. Có lẽ duy nhất chỉ còn lại đôi mắt là vẫn tinh anh, sáng rõ.
Điều gì đã làm cho nhà vua trở nên suy kiệt đến mức không thể tin nổi như vậy? Ta bàng hoàng đau đớn, mắt rướm lệ. Ta thoáng rùng mình, không ngờ con quái vật quyền lực đã hút kiệt sức lực và tinh thần của ngài một cách tàn bạo.
Ta đã trào nước mắt khóc trong xót xa.
Nhìn ta quỳ dưới chân mình, nhà vua nhếch mép:
- Dường như khanh thấy trẫm lạ lắm phải không?
- Thưa Bệ hạ... thần... - Ta ấp úng.
- Trẫm mệt mỏi lắm. - Nhà vua nằm ngửa, hai tay khoanh trên bụng, mắt nhìn lên trần, miệng lẩm thưa - Giờ đây một sự cô đơn giá lạ đang bao vây chung quanh và trẫm bắt đầu cảm thấy mình không thể sống được nữa.
- Không, Bệ hạ, ngài đừng nói vậy. Ngài là linh hồn của đất nước này, nếu ngài có mệnh hệ gì, thì muôn dân nước Việt còn biết trông cậy vào ai?
- Hừ... tinh hoa... hà... hà... Nguyễn khanh, khanh lại muốn nói ngạo với trẫm nữa rồi. - Nhà vua lắc đầu - Bao nhiêu năm nay trẫm làm bất kỳ điều gì thì cũng đều lấy đất nước, nhân dân làm trọng, và sau đó là vì quyền lực của dòng họ. Cũng chính vì vậy mà đôi lúc trẫm đã phải nhắm mắt, bịt tai, rơi nước mắt trước những quyết định tàn nhẫn của chính mình. Trẫm đã khóc thật đấy, khanh có hiểu không?
- Thưa thần hiểu.
- Khanh hiểu, vậy khanh có oán trách trẫm không?
- Dạ thưa...
- Phải rồi, khanh đừng nói, trẫm hiểu mà. Nếu khanh nói rằng khanh không oán trách thì trẫm hiểu ngay là khanh nói dối. Còn nếu nói có, khanh lại không nỡ. Có hay không có, trẫm hiểu, đó là cả một sự mâu thuẫn, dày vò trong tâm hồn khanh. Nhưng Nguyễn Trãi ơi, thôi thì hãy cứ trách trẫm đi. Bởi nay, khi sắp gần đất xa trời rồi, nghĩ lại trẫm thây vô cùng hối hận về việc làm của mình đã đối xử tàn bạo với một số đại thần vừa qua. Nhất là đối với anh em khanh.
- Bệ hạ...
Bất chợt Hoàng thượng ngẩng cao đầu nhìn ta, mở to mắt sáng quắc tỏ vẻ giận dữ khi thấy ta đang khóc.
- Khanh đừng thương hại trẫm, Lê Lợi này không phải kẻ áo yếm quần thoa hèn hạ. Không phải rằng trước khi chết, ta sợ mình phải đối chất với Diêm Vương về tội lỗi của mình đã gây ra để mà nay phải van xin kẻ khác tha tội. Không bao giờ... hừ, trẫm không sự và không việc gì phải xin lỗi ai cả, khanh có hiểu không?
- Bệ hạ, thần với Bệ hạ đã trải qua hơn mười năm vào sinh ra tử, như Bệ hạ đã có lần nói hiểu Bệ hạ nhất chỉ có thần, vậy thần xin ngài đừng nói như vậy, đau lòng lắm.
Nhà vua thở dài ảo não, phẩy tay.
- Hừm, không hiểu sao đêm nào trẫm cũng thấy hai đại thần Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo cùng đông đảo con cháu nhà Trần đến kêu khóc. Họ hỏi hà cớ gì mà trẫm lại đối xử với bọn họ như vậy. Cứ thế, cứ thế, đã mấy năm liền, khanh có biết không?
- Thưa... chắc Bệ hạ mệt mỏi nên tưởng thấy vậy thôi.
- Thế theo khanh họ có dáng đến để hờn trách trẫm không?
Nhà vua yếu ớt ngồi dậy và ta phải lại gần ghé vai dìu đưa ngài đến ngồi trên ghế. Chỉ đi một quãng ngắn mà ta đã thấy ngài thở hổn hển, khuôn mặt tái hẳn, mồ hôi vã ra hai bên thái dương. Ta tính gọi thái giám, nhưng ngài xua tay, hiệu cho ta lấy hộ cái khăn để lau mặt. Nhà vua không muốn có ngựời lạ đến để nghe câu chuyện riêng của mình.
Cầm chén sâm lên định uống và rồi lại bỏ xuống, nhà vua ôm ngực, nhăn mặt một lúc lâu.
- Mặc dù bọn thái y giấu nhưng trẫm cũng biết mạch đã tán hết rồi. Chắc chẳng còn bao lâu nữa là trẫm phải về với tổ tiên họ Lê. Trước lúc đi xa, cho gọi khanh đến để muốn có vài lời nói cùng khanh. Chắc chắn những việc làm của trẫm vừa qua, khanh rất đau lòng. Nguyễn Trãi, chúng ta biết nhau đến hơn mười năm có dư. Khanh đã cùng trẫm chia sẻ biết bao nhiệu ngọt bùi, cay đắng lẫn vinh quanh, nhưng khanh phải hiểu, có những việc trẫm làm vì bất đắc dĩ, vì tình thế bắt buộc. Đôi lúc trẫm không muốn, nhưng cũng không thể. - Vua ôm ngực ho húng hắng và đột nhiên khạc nhổ ra cả một búng máu tươi. Ta hốt hoảng kêu lên: - Bệ hạ, ngài ói ra máu... Thái y đâu... - Nghe ta kêu, nhà vua khoát tay
- Khanh đừng sợ, đừng kêu thái y làm gì. Bọn họ bất lực cả rồi, cứ mặc trẫm. Ngày nào trẫm chẳng ho ra máu như thế này.
- Bệ hạ - Ta quỳ xuống - Thần hiểu Bệ hạ cho vời thần về đây chắc để nói lại những việc làm của Bệ hạ đối với anh em thần vừa qua. Chuyện cũ, dù sao cũng đã qua rồi, nhắc lại chỉ thêm đau lòng. Thần xin Bệ hạ đừng nói nữa.
- Không - Nhà vua lắc đầu nhìn thẳng ta và nói thật lòng - Trẫm phải nói cho khanh hiểu, để cho trẫm có ra đi cũng dược thanh thản, nhẹ nhàng trong lòng.
Ngay lúc đó ta bỗng hiểu một điều rằng rõ ràng từ rất lâu nhà vua đã bị dằn vặt trong tâm hồn, nay trước lúc đi xa, ngài muốn có lời nói lại. Là một bậc anh hùng, ngài không hề sợ những việc mình đã làm, không phải van xin hay kể lể với ai, nhưng với ta, một bầy tôi chí cốt thì ngài lại muốn có những lời tâm sự, có lẽ bởi vì ngài yêu quý ta và dường như ngài đã luôn có cảm giác rằng như đang mắc một món nợ với ta. Bệ hạ, thần bỗng cảm nhận ra rằng ngài thật sự là một con người và có một trái tim nóng như biết bao con người khác, vậy mà có lúc thần lầm tưởng rằng ngài không có.
- Trẫm đã mất hai mươi năm ròng trong cuộc kháng Minh để đi đến thắng lợi. trẫm đã phải trả giá rất nhiều. Vì thế khi yên vị, việc đầu tiên trẫm nghĩ, đó là bằng mọi giá phải bảo vệ cho được độc lập của đất nước. Sau nữa phải là vì ngai vàng của mình và cho con cháu mình sau này. Cho dân, cho nước thì đương nhiên rồi, còn riêng cho dòng họ Lê thì dường như trẫm có vẻ nhỏ nhen quá. Thế nhưng trẫm phải làm điều đó, bởi khanh cũng phải hiểu rằng, trẫm đã trả giá quá nhiều rồi, nên trẫm có quyền đòi hỏi và gìn giữ những gì mình có cho dòng họ con cháu của mình.
- Vâng, thần hiểu - Ta cúi đầu buồn bã trả lời vua -Nhưng thưa Bệ hạ chỉ có điều máu đã chảy và tiếng than oán nhiều quá.
- Nguyễn khanh, khanh dám nói với trẫm điều ấy ư? - Nhà vua đột nhiên trừng mắt.
Ta lặng lẽ:
- Thưa Bệ hạ, khi nhận lệnh của Bệ hạ gọi về, thần đã làm cơm cúng tổ tiên và chia tay với gia đình rồi.
Trước lời nói của ta, nhà vua sững sờ trong giây lát. Cuối cùng Vua rên lên:
- Đến như Nguyễn Trãi, người vẫn xưng là mưu thần của ta, tự cho là kẻ hiểu ta nhiều nhất thế mà còn nói vậy, trẫm biết bày tỏ cùng ai bây giờ.
- Bệ hạ, xin tha lỗi vì lời nói dại dột vừa rồi của thần.
Nhà vua ngây người ra một lát, nét mặt có vẻ đau đớn về thái độ phũ phàng bất kính vừa rồi của ta với ngài, và rồi ngài thở dài thật nặng nhọc, nhìn ta và nói tiếp:
- Khi ngồi được trên ngai vàng, trẫm ngày càng thấm thía nỗi cô đơn của kẻ cóền lực. Xung quanh trẫm giờ đây chỉ toàn là những kẻ xu nịnh. Chúng đeo bám trẫm hàng ngày để xin xỏ. Trẫm cô đơn vì không ai hiểu trẫm và trẫm không tìm thấy được niềm tin vào bất kỳ ai. Lúc nào trẫm cũng có cảm giác như là sắp có một kẻ nào đó sẵn sàng bán đứng trẫm ngay tức khắc nếu cần. Bọn chúng gần gũi trẫm vì quyền lợi và quyền lực. Và bọn chúng cũng sẵn sàng phản lại trẫm cũng vì quyền lợi và quyền lực. Vì vậy, trẫm không thể tin bất kỳ ai.
Ta lắc đầu khi nghe Vua nói vậy. Đây có thể là lý do dể biện minh cho những việc làm tàn bạo vừa qua của ngài chăng?
- Trẫm cũng là người, khanh hiểu không. Trong trẫm cũng có những tình cảm của một con người bình thường. Cũng có yêu, có ghét, cũng có những lúc có sự yếu đuối tầm thường như biết bao người khác. - Nhà vua xoè bàn tay khẳng khiu của mình ra cho ta nhìn, nói - Đừng đặt ữẫm lên cao quá để rồi đòi hỏi trẫm phải làm như thế này, thế kia. Đừng biến trẫm thành pho tượng vàng thờ trong khán để mà tung hô tán tụng. - Hốt nhiên ngài nhếch mép cười - Anh hùng trong thiên hạ ư? Thiên hạ đòi hỏi trẫm nhiều quá đấy. Hai chữ anh hùng, có lúc trẫm thấy thích thú và tự hào lắm. Nhưng cũng hai chữ anh hùng này mà nó đã giết trẫm, biến trẫm thành con người khác hẳn. Từ ngày trẫm ngự trên ngai vàng, trẫm đâu có còn là vị quan Phụ đạo hay ngày nào nữa. Trẫm đã là vua, và thế là trong mọi lời nói, cử chỉ, hành động, làm gì trẫm cũng phải tuân theo những phép tắc và làm gì cũng phải đặt hai chữ quốc gia lên trên hết. Ôi có ai hiểu, có những lúc trẫm thèm trở lại một con người bình dị. Vứt hết những ràng buộc, hào quang mà thiên hạ đang đeo vào người, để trẫm được đi lang thang trong trời mưa lạnh, để cho mưa rơi thấm ướt hai vai, ngửa miệng uống hạt mưa trời trong lành. Được ca hát hoặc hò hét cho thỏa thích, thế thôi, nhưng ai có hiểu cho trẫm đâu. Không ai cho trẫm làm như thế cả, tất nhiên, nếu muốn trẫm vẫn có thể làm theo ý thích của mình. Nhưng không đơn giản vậy đâu, Nguyễn Trãi à.
Ta sững sờ khi nghe những lời tâm sự thật lòng của bậc quân chủ, tự nhiên ta thấy xấu hể về niềm tự hào kín đáo xưa nay vì vẫn cho rằng mình là bầy tôi gần gũi, thân cận và hiểu biết nhất về nhà vua. Những tâm sự chân thật của ngài làm cho ta ngơ ngác. Phải rồi, chúng ta đã quá đề cao bậc anh hùng và rồi chúng ta dã biến họ thành những hình tượng cao cả, vĩ đại theo ý thích của chính chúng ta và buộc họ phải sống, thậm chí là phải nghĩ như chúng ta đã đòi hỏi, thật sai lầm. Chúng ta đã quên mất một điều rất đơn giản, họ cũng là người như chính chúng ta.
- Vì vậy trong những việc làm của mình, trẫm cũng có đúng sai. Sự việc Trần Nguyên Hãn là bất đắc dĩ, thật ra trẫm rất thương Nguyên Hãn, một võ tướng tài ba của trẫm. Nếu là khanh khi bị đặt vào tình thế buộc phải lựa chọn hoặc là ngai vàng và quyền lực của dòng họ cùng muôn dân nước Việt, một bên là Nguyên Hãn thì khanh sẽ lựa chọn ai?
- Thế còn Khu mật viện Đại sứ Phạm Văn Xảo, thưa Bệ hạ?
- Phạm Văn Xảo ư? - Nhà vua ôm đầu - Hắn khôn ngoan quá, hắn như một con thần long lúc thấy đầu thì lại không thấy đuôi. Danh tiếng của hắn ở đất kinh thành này lớn quá. Chưa kể hắn toan tính nhiều quá, dường như các đại thần trong triều chẳng ai là có thể qua được Thái bảo Phạm Văn Xảo. Có lẽ người duy nhất còn có thể kềm chế được hắn chính là trẫm. Như vậy nếu sau khi trẫm nhắm mắt liệu Lê Tư Tề hay Lê Nguyên Long có nói được hắn nghe hay không. Chưa kể tại sao hắn lại bênh vực cho Đèo Cát Hãn, thư từ quan hệ với Bế Khắc Triệu... Hắn làm vậy là có ý gì?
- Như vậy, thưa Bệ hạ..., Phạm Văn Xảo thực sự có liên quan đến bọn phản loạn?
Không hẳn là như vậy... Tuy nhiên. - Nhà vua hé mắt nhìn ta - khanh thực sự không hiểu điều trẫm nói à?
- Bệ hạ...
- Về vụ Nguyễn Chích thì trẫm sai, chỉ vì quá tin bọn nịnh thần. Trẫm đã phục nguyên chức cho Nguyễn Chích rồi.
Nhìn ta đang đứng lặng im, đột nhiên nhà vua hỏi:
- Hình như khanh vẫn không hài lòng về vụ việc các anh em của khanh thì phải?
Thú thật lúc đó ta khó có thể nói một điều gì ngài là vua, việc ngài đã làm đúng hay sai ngài cũng đã hiểu. Bây giờ hỏi ta có hài lòng hay không, ta biết trả lời làm sao.
Nhà vua thở nặng nhọc.
- Thật ra trong chuyện xử hai đại thần Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, thời gian gần đây trẫm đã suy nghĩ rất kỹ và đã bí mật cho người tra xét lại việc này. Này Nguyễn khanh...
- Có thần...
- Trẫm đã sai đấy.
Nghe những lời ấy, ta đờ người ra hoảng kinh. Lẽ nào Hoàng thượng bắt đầu mê sảng. Hiểu ý nghi trong đầu ta, nhà vua cười có vẻ thú vị.
- Thế theo khanh khi mình đã đứng trên thiên hạ thì có nghĩa mình làm việc gì cũng đúng hay sao?
- Thưa... - Ta ấp úng.
- Hừ..ệnh tật, rồi ngày nào cũng có lời tâu xàm của bọn nịnh thần, đầu óc thì rối trí trước trăm nghìn việc phải làm, và thật ra nhiều lúc chính trẫm cũng có những nghi ngờ không giải tỏa được. - Nhà vua ngả người lên ghế - Và thế là trẫm đã có quyết định sai, để nay nghĩ lại thì cảm thấy hối hận trong lòng. Theo khanh không lẽ giờ đây trẫm phải xuống chiếu nhận lỗi với bá quan văn võ và trăm họ trong nước.
- Bệ hạ... - Ta vội vã quỳ xuống - Thần đâu dám có ý nghĩ như vậy. Chỉ cần Bệ hạ nghĩ được như thế này thì thần tin rằng anh em của thần ở nơi chín suối ắt cũng hả dạ lắm rồi.
- Lê Quốc Khí là cháu ruột của trẫm, theo trẫm ngay từ những ngày đầu Lam Sơn tụ nghĩa. Trước khi chưa có khanh đến, nó là kẻ luôn theo sát bên để ghi chép những lời phán truyền của trẫm. Nó là một đứa sáng dạ, có học hành, trẫm thương quý nó như con ruột của mình. Làm Thái giám Thừa tụng, sau này là Hộ bộ Công trung, là một trong những bậc khai quốc công thần của triều Lê. Sau khi Trần Cảo chết, nó đã phụng chỉ của trẫm làm chánh sứ sang triều Minh báo tang và xin gia phong thành công cho trẫm. Công lao của Lê Quốc Khí không thể kể hết. Cũng như Thái giám Thừa tụng Lê Đức Dư, cũng là con cháu họ Lê và là bậc khai quốc công thần. Thế nhưng bọn chúng đã phụ lòng tin yêu của trẫm, đã câu kết với Trình Hoàng Bá, Nguyễn Tông Chí, Đinh Bang Bản dâng biểu nói các quan đại thần Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn có âm mưu câu kết với bọn phản loạn Bế Khắc Triệu, Nông Đắc Thái, Đèo Cát Hãn. Ngoài ra chúng nó còn tung tin nói xấu các đại thần này với nhiều bá quan văn võ trong triều, làm chộn rộn chốn triều chính, gây không khí nghi ngờ giữa các đại thần với nhau. Lúc đó trẫm đang rối trí nhiều chuyên, lại bệnh tật đau đớn ngày đêm, các đại thần thì vì nghiệp lớn nhà Lê và sự yên ổn của đất nước, không hiểu hết mưu sâu của bọn này, tin thật nên đã liên tục thưa báo cầu xin trẫm hạ thánh chỉ. Cuối cùng trẫm đã hạ chỉ và ngày nay nghĩ lại rất hối hận.
Nhà vua nhìn ta.
- Nếu xét tội thì đó là tội của bọn bầy tôi bất trung, nịnh thần xảo trá, dù sao trẫm cũng có một phần trách nhiệm lớn, nhưng thử hỏi khanh việc lỡ rồi, không lẽ phải hạch trẫm?
- Trẫm đã hạ chỉ, từ nay cấm không được sử dụng bọn Lê Quốc Khí, Lê Đức Dư, Trình Hoàng Bá... nữa. Thú thật, khi buộc phải đuổi đứa cháu ruột thương yêu Lê Quốc Khí về làm dân, trẫm đau lòng lắm, chẳng khác nào cầm dao chém vào tay của mình. Nhưng biết làm sao được, tội lỗi của nó làm thì nó phải gánh chịu. Trẫm cũng hiểu đáng lẽ bọn nịnh thần ấy phải đem đi chém đầu mới phải, nhưng vì có họ hàng với trẫm và vài đại thần, nên trẫm tha mạng. Tuy thế trẫm cũng đã hạ chỉ "Bọn Bang Bản, Quốc Khí, Hoàng Bá, Tông Chí, Đức Dư, dù tài đến đâu cũng không nên dùng vì chúng là bọn tiểu nhân, xiểm nịnh xảo quyệt." Nguyễn Khanh ơi, trẫm đã sòng phẳng và làm hết sức mình rồi.
- Thần thay mặt những anh em của thần, xin cảm ơn sự minh xét của Bệ hạ.
- Còn chuyện xem phục hồi cho các đại thần này, trẫm đã giao lại cho Nguyên Long xem xét.
Ta lợi dụng lúc này bèn hỏi tiếp:
- Còn Quận vương Tư Tề, thưa Bệ hạ.
Nhà vua thở dài nặng nề.
- Khi xưa có lần trẫm đã từng nói với khanh rồi. Không phải khi trẫm đã là thiên tử, coi sóc trăm họ, có nghĩa là trẫm muốn làm gì cũng được. Có những việc nằm ngoài ý muốn của trẫm, chuyện Tư Tề là vậyrẫm không thể quyết định theo ý mình được. Chưa kể Tư Tề là đứa ngu xuẩn, mới được phong Quốc vương đã lên mặt với các quan trong triều, kết bè cánh, tánh tình ngu muội, điên cuồng... Nếu hắn làm vua chắc rằng họ Lê ta có lẽ chỉ đến đời hắn là chấm dứt.
- Bệ hạ, Quận vương Tư Tề là người trung thành và đã theo Bệ hạ trong cuộc kháng Minh vừa qua, lập rất nhiều công lao, lẽ nào...
- Thôi khanh đừng nói nữa, việc này trẫm hiểu hơn khanh. Đối xử khắc nghiệt với đứa con này để bênh vực đứa con khác trẫm cũng đau lòng lắm chứ. Con, đứa nào chẳng là con. Nhưng chiếu vua đã ban ra rồi, không thể thay đổi được.
Nhìn vẻ mặt cương quyết của Hoàng thượng ta hiểu ngài đã quyết định chắc chắn về việc Lê Tư Tề rồi, có nói nữa cũng vô ích. Ta đành thở dài trong im lặng.
Nhà vua đưa tay run rẩy vẫy ta lại gần và đặt bàn tay gầy gò của mình lên vai ta, thì thầm:
- Nay chỉ còn riêng chuyện của khanh - Ngài mở to mắt nhìn ta chằm chặp - Tại sao khanh không hỏi vì sao trẫm đối xử tàn tệ với khanh?
Nhìn ánh mắt thảng thốt gần như van lơn đang mờ đục dần trên một khuôn mặt ám đầy tử khí của nhà vua, ta hiểu rằng thời gian của ngài đã sắp hết. Mọi dày vò hay trách móc liệu có còn ý nghĩa gì nữa khi mà tất cả chỉ là cát bụi, sự hư vô của thời gian và nụ cười của thần chết đang đắc thắng reo mừng?
Nhìn thây ta cúi đầu lặng thinh, nhà vua hỏi gặng lần nữa:
- Khanh không chịu hỏi vì sao và cũng không trách
Ta im lặng. Đưa tay chặn ngực, nhà vua thở ra mệt mỏi.
- Quả đúng là Nguyễn Trãi. Trẫm nợ khanh nhiều quá. Những món nợ mà không bao giờ trả nổi. Có lẽ phải nói như thế này, kiếp trước khanh nợ trẫm để cho kiếp này trẫm lấy lại, cũng như trong tương lai khanh sẽ lấy lại của trẫm, vậy thôi.
Nghe những lời nói quẩn của Hoàng thượng, ta thấy trong lòng mình se sắt một niềm thương cảm. Cuộc đời con người chúng ta là vậy đấy, âm mưu và thủ đoạn, tranh giành và chém giết, để rồi khi phải đối diện với tử thần mới hoảng hốt và sợ hãi. Sợ những món nợ quá khứ mà ta đã làm, sợ trong âm u địa ngục kia ta sẽ phải trả giá với những lời kêu réo của âm hồn. Nhưng hơn hết đó là nỗi dày vò khôn nguôi của lương tâm và đây mới chính là bản án nghiêm khắc nhất.
Nhà vua ngoẹo đầu nhắm mắt rất lâu. Nhìn khuôn mặt nhợt nhạt và đôi mắt nhắm nghiền của ngài, ta tưởng ngài ngủ, nên không dám nhúc nhích. Thế nhưng một lát sau bất ngờ ngài mở mắt và vẫy tay.
- Khanh hãy đưa trẫm lại giường, trẫm mệt quá.
Ta vội vàng dìu vua lại long sàng. Nằm xuống, tay bấu chặt vào tay ta không rời ra, ngài thở hổn hển.
- Nguyễn khanh, trẫm rất có lỗi với khanh. Nay trước lúc đi xa, trẫm có mấy lời dặn dò và mong khanh hãy nghe.
Ta quỳ xuống.
- Thần xin nghe thánh chỉ.
- Trẫm muốn sau khi trẫm qua đời, phải hết sức phò cho Lê Nguyên Long. Nó còn quá nhỏ, tính tình lại ham chơi, trong các mệnh quan triều đình hiện nay, người có học và hiểu biết chỉ còn duy nhất mình khanh. Vì vậy khanh phải thay trẫm mà bảo ban cho Nguyên Long. Vậy khanh nghĩ thế nào nếu trẫm dự tính dể cho Đại tư đồ Lê Sát và Nhập nội Hành kiểm Đô đốc Phạm Vấn làm Phụ chính, còn khanh sẽ là Tể tướng?
Ta vội vã tâu:
- Thưa Bệ hạ, phận làm tôi trung, dù Bệ hạ không nói thần cũng nguyện mang hết sức mình ra phục vụ triều đình. Tuy nhiên thần chỉ là quan văn, sức mình không thể đảm đương nổi chức Tể tướng. Xin Bệ hạ nghĩ lại.
- Hình như khanh còn điều gì đó e ngại trong lòng?
- Thần vẫn cho rằng chức vụ nào cũng được, miễn là làm hết trách nhiệm của mình, đó là bổn phận của một bề tôi trung với nước, với dân, với vua. - Và ta rùng mình - Bệ hạ cũng biết tinh thần rồi, mang trọng trách Tể tướng có nghĩa là thần sẽ lại phải sa vào những tranh giành, mà điều này thì thần không thể nào làm nổi. Xin Bệ hạ hãy thương thần.
- Ta hiểu... - Vua ngẫm nghĩ một lát và chấp thuận
- Thôi được, chỉ cần khanh chấp thuận hết lòng hết sức giúp đỡ cho Nguyên Long là trẫm cũng tạm yên lòng rồi. Còn mọi chuyện cũ, khanh hãy bỏ qua cho trẫm.
- Tạ ơn Bệ hạ.
- Thôi khanh về đi, trẫm mệt lắm. Kìa Đại tư đồ Trần Nguyễn Hãn và Khu mật viện Đại sứ Phạm Văn Xảo đã đến đón ta rồi. Bọn họ chuẩn bị để đưa trẫm đi, khanh có thấy không? Hừ, một đời chinh chiến ngang dọc, nay chết đi có đại thần đưa đón như vậy, há không phải là một bậc anh hùng trong thiên hạ hay sao? Hà... hà... hà...
- Bệ hạ! - Ta nghẹn ngào khóc mà không giấu giếm.
Lúc đó ta cảm thấy trong lòng đau đớn biết bao. Xét ra sự hy sinh của ta hay bất kỳ ai có còn đáng để nói nữa không khi bậc quân vương đáng kính này đang đi vào cõi chết mà không ai có thể làm gì nổi. Chính lúc này đây mọi oán trách trong lòng ta đối với ngài bỗng tan biến tất cả, chỉ còn lại trong ta nỗi niềm yêu mến vô bờ với bậc quân chủ chi mệnh này.
Ngày 22 tháng 8 năm Thuận Thiên thứ sáu, 1433, vua Lê Thái Tổ, người đã đánh đuổi giặc Minh, cứu đất nước thoát khỏi họa ngoại xâm, người khai sáng ra dòng họ Lê đã từ trần ở chính tẩm. Ngôi sao sáng, bậc minh quân chân chúa nước Nam đã qua đời, để lại biết bao nhiêu tiếc thương trong lòng thần dân trăm họ.