Sự thay đổi ở làng mạc - Ở tỉnh thành – Nhà máy – Thương mại – Nghiệp đoàn công nhân – Tiền lương – Tổ chức chính quyền mới – Chủ nghĩa quốc gia và sự Âu hoá – Hạ bệ Khổng tử - Chống tôn giáo – Luân lí mới – Sự tiến triển của hôn nhân – Hạn chế sinh dục – Văn hoá mới – Hồ Thích – Yếu tố phá hoại – Yếu tố hồi sinh
Trước kia cái gì cũng thay đổi không ngừng, trừ phương Đông, ngày nay cái gì cũng thay đổi ở phương Đông. Dân tộc thủ cựu nhất trong lịch sử bỗng nhiên trở thành dân tộc cấp tiến nhất sau Nga, và phá huỷ hoàn toàn những chế độ, tục lệ xưa cho là bất di bất dịch. Không phải chỉ là sự cáo chung của một triều đại như năm 1644 [nhà Thanh thay nhà Minh], mà là sự biến đổi của cả một nền văn minh. Thường thường thôn quê biến đổi sau hơn cả và ít nhất; ruộng đất không thích hợp với những sự canh tân mau lẹ mà các thế hệ mới cũng phải cày cấy rồi mới gặt được. Nhưng gần 12.000 cây số đường xe lửa chạy ngang dọc trên các cánh đồng, và mặc dầu mười năm bị bỏ bê, không được sửa chữa, lại thường bị nhà binh trưng dụng, những đường xe lửa ấy vẫn nối các làng mạc xa xôi với bờ biển và mỗi ngày trút vào nông thôn tất cả các sản phẩm tạp nhạp xấu xí của châu Âu. Ngày nay, khắp cõi Trung Hoa, đâu đâu người ta cũng thấy dầu lửa, đèn dầu lửa, hộp quẹt, thuốc lá, cả bột Mĩ nữa vì các phương tiện vận chuyển ở Trung Hoa còn kém quá, nên tại các thị trấn ở bờ biển mua một số sản phẩm của Mĩ, Úc còn lợi hơn là chở từ trong nội địa ra. Ai cũng biết rằng sự phát triển kinh tế tuỳ thuộc sự tiến bộ về phương tiện chuyên chở. Cho nên người Trung Hoa đã làm trên 30.000 cây số đường sá còn lầy lội hoặc bụi bặm, trên đó sáu ngàn chiếc xe “ca” chạy không đúng giờ - ở phương Đông đâu đâu cũng vậy – nhưng lúc nào cũng đầy nhóc hành khách và hàng hoá. Máy nổ nối làng nọ với làng kia đã thực hiện được một trong số những sự thay đổi lớn nhất ở Trung Hoa: làm cho mất nạn đói kém. Tại thị trấn, các tư tưởng Âu Tây còn truyền bá mau hơn nữa. Sản phẩm ngoại quốc chế tạo bằng máy nên rẻ hơn, cạnh tranh mạnh với đồ nội địa, và các tiểu công nghệ phải dẹp lần lần, hàng triệu thợ thủ công nghệ phải đi làm cho các nhà máy mà người ngoại quốc và người Trung Hoa xây cất trong các thị trấn trên bờ biển. Tiếng khung dệt bằng tay thỉnh thoảng còn được nghe thấy ở thôn quê, ở thị trấn bặt hẳn; đồ vải nhập cảng tràn ngập khắp nước; người Trung Hoa nghèo đói phải chịu làm nô lệ trong các nhà máy dệt. Các lò luyện sắt mọc lên ở Hàng Châu, coi xấu xí, đáng ghét như ở phương Tây. Các xưởng chế đồ hộp, làm bánh bích-qui, các nhà máy xi măng, xưởng đóng giày, xưởng chế tạo sản phẩm hóa học, nhà nấu rượu, nhà gây rượu la-ve, nhà máy điện, các xưởng chế tạo thuỷ tinh, làm giấy, làm xà bông, làm nến, làm đường bây giờ mọc lên ở khắp nơi, biến người thợ thủ công làm việc ở nhà thành thợ nhà máy. Nhưng sự phát triển kĩ nghệ hơi chậm vì các nhà tư bản ngoại quốc ngại các cuộc cách mạng, các hỗn loạn xã hội, nối tiếp nhau hoài; lại thêm mỗi việc chuyên chở vừa khó khăn, vừa đắt tiền; các nguyên liệu kiếm được tại chỗ không luôn luôn thích hợp với nhu cầu chế tạo; mà người Trung Hoa lại có thói quen khả ái này là đặt tình gia tộc lên trên cả, đưa bà con họ hàng vô làm trong xưởng, trong phòng giấy, mà bọn đó thường không đủ năng lực. Sau cùng, thương mại bị tê liệt vì các thứ thuế nội địa, thuế đoan, và tục hối lộ, tham nhũng; mặc dầu vậy thương mại vẫn phát triển mau hơn kĩ nghệ và hiện nay đóng một vai trò cốt yếu trong sự biến đổi nền kinh tế Trung Hoa[1]. Kĩ nghệ mới đã tiêu diệt các phường và gây sự xáo trộn trong các tương quan giữa chủ và người làm công. Xưa kia phường định số lượng và giá cả sau khi có sự thoả thuận giữa chủ và thợ, mà không ai sợ có sự cạnh tranh trong miền; nhưng từ khi sự chuyên chở tiện lợi hơn, thương mại phát triển hơn, mà đâu đâu các hoá phẩm trong miền cũng bị đồ ngoại hoá cạnh tranh thì không thể kiểm soát giá cả, qui định tiền lương được nữa nếu không chịu phục tòng các nhà tư bản và các hãng cạnh tranh ngoại quốc. Các phường do đó suy sụp, và bị thay thế bằng các phòng thương mại và các nghiệp đoàn công nhân. Phòng thương mại viện ra những qui tắc trật tự, trung tín, kinh tế tự do, còn nghiệp đoàn thì viện lẽ đói. Các vụ đình công và tẩy chay ngoại hoá thường xảy ra nhưng những phong trào ấy bắt ngoại nhân phải nhượng bộ chính quyền Trung Hoa hơn là phải tăng lương cho thợ. Năm 1928, Sở Xã hội Trung Hoa ở Thượng Hải tính rằng tiền công trung bình mỗi tuần của thợ dệt vào khoảng từ 26 tới 42 quan Pháp (cũ) đối với đàn ông và từ 17 tới 27 quan đối với đàn bà. Trong các xưởng xay bột đàn ông lãnh 29 quan mỗi tuần; trong xưởng xi măng, họ lãnh 26 quan; nhà máy thuỷ tinh: 27,6 quan; nhà máy làm hộp quẹt: 32 quan; thợ giỏi lãnh 47 quan trong các nhà máy điện, 49 quan trong các xưởng chế tạo máy công cụ; thợ in: 68 quan. Thợ in ăn lương cao nhất vì họ có tổ chức chặt chẽ hơn và cũng vì khó kiếm được người thay họ. Các nghiệp đoàn đầu tiên được thành lập năm 1919; từ đó phát triển nhanh chóng và sứ mạnh tăng lên tới nỗi, thời Borodine[2], thợ thuyền đã tính nắm chính quyền; nhưng sau khi tuyệt giao với Nga, Tưởng Giới Thạch đàn áp họ tàn nhẫn. Ngày nay có những luật nghiêm khắc cấm đoán, nhưng nghiệp đoàn vẫn tăng lên, vì thợ thuyền không còn cách nào khác để chống một chế độ kĩ nghệ đặt ra hết qui chế nọ đến qui chế kia mà không áp dụng nổi. Ở các thị trấn, thợ thuyền làm việc mười hai giờ mỗi ngày mà lương chỉ vừa đủ sống, nếu thất nghiệp thì chết đói; tình cảnh họ còn khốn khổ hơn nông dân hồi xưa nhiều, vì nông dân khỏi phải thấy đời sống xa hoa của người khác và coi thân phận mình là bình thường, từ thời nào tới giờ vẫn vậy. Có lẽ rằng vài tệ hại trong xã hội ấy có thể tránh được nếu sự chuyển biến về chính trị không mạnh quá, mau quá. Giới quí phái làm quan, mặc dầu mất nhiều uy quyền rồi, bị khinh vì tham nhũng, vẫn có thể kìm chế những lực lượng kĩ nghệ cho tới khi chúng có thể thích nghi với phong tục Trung Hoa mà không gây rối, không gây ra cảnh nô lệ; cứ tuần tự phát triển thì kĩ nghệ có thể đào tạo một giai cấp mới ôn hoà lên cầm quyền mà không đổ máu, như các nhà công nghệ Anh thời trước đã lần lần thay thế giới quí tộc điền chủ cũ. Nhưng ở Trung Hoa, chính quyền mới thiếu cả quân đội, tiền bạc lẫn nhà lãnh đạo có kinh nghiệm. Quốc Dân Đảng thành lập để giải phóng quốc gia, phải cố gắng tồn tại mặc dầu bị bọn tư bản Trung Hoa và ngoại quốc tìm cách chế ngự; được hoài thai theo những qui tắc dân chủ, được làm tẩy lễ bằng máu cộng sản, Quốc Dân Đảng bị bọn chủ ngân hàng ở Thượng Hải chi phối, bỏ dân chủ để dùng chính sách độc tài, tìm mọi cách tiêu diệt các nghiệp đoàn[3]. Vì đảng đứng vững được nhờ quân đội, quân đội lại phải tựa vào tiền bạc, mà muốn có tiền thì phải vay; quân đội mà không đủ mạnh để chiếm hết Trung Hoa thì chính quyền không thể thu thuế, không thu thuế được thì bắt buộc phải tuân lời những kẻ đã bỏ tiền ra. Mặc dầu gặp nỗi khó khăn ấy, người ta cũng đã thực hiện được nhiều điều. Trung Hoa đã giành lại được quyền kiểm soát thuế suất và kĩ nghệ (trừ vấn đề đầu tư); đã thành lập, huấn luyện và cung cấp quân nhu cho một đạo quân sau này có thể dùng để diệt những kẻ thù ngoại quốc; quyền uy của chính phủ mỗi ngày một lan rộng, còn khu vực bị bọn ăn cướp làm tê liệt kinh tế thì mỗi ngày một thu hẹp lại. Chỉ một ngày là làm xong một cuộc cách mạng, nhưng phải cả một thế hệ để tạo nên một chính quyền thực sự với một nền hành chánh hữu hiệu. Trung Hoa lúc này sở dĩ thiếu thống nhất là do những mâu thuẫn trong tâm hồn con người. Họ oán ghét người ngoại quốc không gì bằng, mà về chính trị, họ lại bắt chước ngoại quốc. Họ biết rõ rằng thực ra Tây phương không đáng cho họ trọng như vậy, nhưng vì tinh thần thời đại; vì phong trào tư tưởng trên thế giới, họ bắt buộc phải bắt chước phương Tây: các quốc gia bấy giờ một là phải kĩ nghệ hoá, hai là mất chủ quyền, chứ không còn đường nào khác. Vì vậy mà ở miền Đông, người Trung Hoa đã Âu hoá nhiều; từ đồng quê ra làm trong các xưởng ở thị trấn, bỏ áo dài mặc quần hẹp, bỏ các điệu nhạc bình dị du dương thời xưa mà dùng thứ nhạc ồn ào hơn chơi bằng kèn đồng (saxophone) của phương Tây, bỏ lối thẩm mĩ cổ truyền về y phục, đồ đạc trong nhà hay nghệ thuật mà treo những bức tranh của châu Âu, đóng những bàn giấy theo kiểu Mĩ xấu nhất. Đàn bà bỏ tục bó chân từ Bắc tới
Trong sách, tác giả Will Durant có dẫn khá nhiều bài thơ, bài nào cụ Nguyễn Hiến Lê tìm được nguyên tác chữ Hán thì cụ dịch theo nguyên tác, bài nào không tìm được thì cụ đành phải dịch theo bản tiếng Pháp, dịch như vậy (từ tiếng Hán dịch ra tiếng Anh, từ tiếng Anh dịch ra tiếng Pháp, rồi cụ lại dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Việt), theo lời cụ bảo, “nếu không phản nghĩa là may mắn lắm rồi, không còn chút gì là thơ nữa”. Trong số các bài thơ cụ Nguyễn Hiến Lê không tìm ra được nguyên tác đó, tôi đã tìm một số bài (trong chú thích, tôi chỉ chép lại nguyên văn và tạm phiên âm); và bác Vvn tìm giúp tôi được hai bài mà tôi chép lại dưới đây: bài Bảo Vũ trong Kinh Thi và bài Tân An lại (W. Durant trích sáu câu) của Đỗ Phủ. Để tiện tham khảo, tôi chép thêm bản dịch ra tiếng Anh và bản dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê. BẢO VŨ Bản dịch ra tiếng Anh How free are the wild geese on their wings,And the rest they find on the bushy Yu trees!But we, ceaseless toilers in the king's services,Cannot even plant our millet and rice.What will our parents have to rely on?O thou distant and azure Heaven!When shall all this end?Bản dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê Những con ngỗng trời đậu trên rừng Yu kia,Được tự do bay lượn, sung sướng làm sao!Còn chúng tôi phải phục vụ nhà vua, không lúc nào được nghỉ,Ngay đến kê chúng tôi cũng không được gieo, lúa cũng không được cấy nữa.Cha mẹ chúng tôi rồi đây biết nương tựa vào ai,Hỡi trời xanh thăm thẳm!... Nguyên văn: 鴇羽 肅肅鴇羽, 集于苞栩. 王事靡盬, 不能蓺稷黍. 父母何怙? 悠悠蒼天, 曷其有所! 肅肅鴇翼, 集于苞棘. 王事靡盬, 不能蓺黍稷. 父母何食? 悠悠蒼天, 曷其有極!肅肅鴇行, 集于苞桑. 王事靡盬, 不能蓺稻粱. 父母何嘗? 悠悠蒼天, 曷其有常. Phiên âm: Bảo vũTúc túc bảo vũ. Tập vu bao hủ. Vương sự mỹ cổ, Bất năng nghệ tắc thử. Phụ mẫu hà hộ? Du du thương thiên, Hạt kỳ hữu sở? Túc túc bảo dực. Tập vu bao cức. Vương sự mỹ cổ, Bất năng nghệ thử tắc. Phụ mẫu hà thực? Du du thương thiên, Hạt kỳ hữu cực? Túc túc bảo hàng. Tập vu bao tang. Vương sự mỹ cổ, Bất năng nghệ đạo lương. Phụ mẫu hà thường? Du du thương thiên, Hạt kỳ hữu thường? Chú giải của Chu Hy: túc túc: tiếng cánh đập. bảo: tên chim, giống chim nhạn mà to hơn, chân không có ngón ở phía sau. tập: đậu lại. bao: mọc thành bụi. hủ: cây tạc lịch trái gọi là tạo đẩu, vỏ có thể dùng để nhuộm màu đen. cổ: không, hoàn hảo, tinh mật. nghệ: trồng cây. hộ: cậy trông vào. cực: xong, hết.hàng: hàng liệt. đạo: tức là đạo mễ (lúa dé) của người phương nam ăn ngày nay, mọc trong nước, sắc trắng. lương: lúa mạch, một thứ thóc để ăn, có nhiều màu khác nhau. thường: ăn. thường: trở lại bình thường. Dịch nghĩa: Dân chúng phải đi tùng chinh, không được nuôi dưỡng cha mẹ, cho nên làm bài thơ này. Nói tính chim bảo không hay đậu trên bụi cây, mà nay lại bay đậu trên bụi cây hủ, như tính của nhân dân vốn không tiện ở việc lao khổ, nay lại đi đánh giặc đã lâu mà không được cày ruộng để tròn bổn phận làm con. Trời xanh xa vời kia, lúc nào khiến cho ta được nơi yên ổn (để phụng dưỡng cha mẹ)? Dịch thơ (Người dịch: Tạ Quang Phát)Cánh chim bảoCánh chim bảo vỗ nghe sầm sập, Bụi hủ kia tụ tập đậu cùng. Việc vua tròn vẹn làm xong, Cho nên kê nếp chẳng trồng được chi. Ôi cha mẹ lấy gì trông cậy? Trời xanh kia chi thấy xa vời. Lúc nào ta đặng yên nơi? Nghe sầm sập bảo kia vỗ cánh, Rồi đậu liền trên nhánh bụi gai. Lo tròn việc của vua sai. Cho nên kê nếp chẳng ai cấy trồng. Lấy gì ăn bực song thân hỡi! Trời xanh kia diệu vợi xa mờ. Nhọc nhằn dứt được bao giờ? Kết thành hàng nghe bay chim bảo, Trên bụi dâu cùng đậu sai đầy. Việc vua hoàn hảo lo ngay, Cấy trồng dé mạch nào ai rảnh gì. Ôi cha mẹ lấy chi ăn hỡi? Trời xanh kia diệu vợi mờ cao. Bình thường trở lại chừng nào? TÂN AN LẠI Bản dịch ra tiếng Anh Last night a government order came To enlist boys who had reached eighteen. They must help defend the capital.... O Mother! O Children, do not weep so! Shedding such tears will injure you. When tears stop flowing then bones come through, Nor Heaven nor Earth has compassion then.... Bản dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê Hôm qua triều đình đã ra lệnhBắt lính những thanh niên mười tám tuổi Để bảo vệ kinh đô…Thôi, mẹ và con, nín đi!Khóc lóc chỉ thêm đau khổ.Lệ mà cạn rồi thì xương sẽ tan tành,Trời đất không thương gì chúng ta đâu… Nguyên văn 新安吏 客行新安道, 喧呼聞點兵, 借間新安吏, 縣小更無丁? 府帖昨夜下, 次選中男行. 中男絕短小, 何以守王城? 肥男有母送, 瘦男獨伶俜, 白水暮東流, 青山猶哭聲. 莫自使眼枯, 收汝淚縱橫. 眼枯即見骨, 天地終無情. 我軍取相州, 日夕望其平. 豈意賊難料, 歸軍星散營. 就糧近故壘, 練卒依舊京. 掘壕不到水, 牧馬役亦輕. 況乃王師順, 撫養甚分明. 送行勿泣血, 僕射如父兄.Phiên âm Tân An lại Khách hành Tân An đạo Huyện hô ao điểm binh Tá vấn Tân An lại Huyện tiểu cánh vô đinh Phủ thiếp tạc dạ há Thứ tuyển trung nam hành Trung nam tuyệt đoản tiểu Hà dĩ thủ vương thành? Phì nam hữu mẫu tống Sấu nam độc linh bình Bạch thủy mộ đông lưu Thanh sơn do khốc thanh Mạc tự sử nhãn khô Thu nhữ lệ tung hoành Nhãn khô tức kiến cốt Thiên địa chung vô tình! Ngã quân thủ Tương Châu Nhật tịch vọng kỳ bình Khởi ý tặc nan liệu Qui quân tinh tản doanh Tựu lương cận cố lũy Luyện tốt y cựu kinh Quật hào bất đáo thủy Mục mã dịch diệc khinh Huống nãi vương sư thuận Phủ dưỡng thậm phân minh Tống hành vật khấp huyết Bộc dịch như phụ huynh! Dịch thơ (Người dịch: Nhượng Tống)Tên lại huyện Tân An Khách qua đường Tân An Nhộn nhịp nghe điểm binh Hỏi thăm, thầy thông bảo: - Huyện nhỏ không còn đinh Hôm qua trát phủ xuống Sung số tuyển cho nhanh Số tuyển thấp bé quá Giữ sao nổi đô thành? Anh béo, mẹ đưa chân Anh gầy nhìn loanh hoanh Nước bạc chiều chảy xuôi Tiếng khóc vang non xanh! Khóc chi cho hốc mắt? Nín đi thôi các anh! Dẫu cho khóc rũ xương Trời đất vẫn vô tình Quân ta lấy Tương châu Hôm sớm mong thanh bình Lính chạy, trại tan vỡ Liệu giặc, ai người tinh! Vận lương tới trước trận Rèn lính ngay miền kinh Đào hào chưa tới nước Chăn ngựa việc cũng lành Nuôi nấng rất phân minh Quan tướng như mẹ cha Khóc chi khi tiễn hành?
[1] Trước kia Anh đứng đầu về số lượng nhập cảng vào Trung Hoa, ngày nay Anh chỉ còn nhập cảng 14%, Mĩ 17%, Nhật 27% và thương mại Nhật mỗi năm mỗi tăng. Từ 1910 đến 1930, thương mại Trung Hoa tăng được 600%. [2] Thời Borodine: Có lẽ tác giả muốn nói khoảng thời gian 1923-1927 Mikhail Markovich Borodin là đại diện tại chính phủ Trung Hoa Dân quốc ở Quảng Châu. (Goldfish).[3] Riêng năm 1927, mấy ngàn người thợ đã bị xử tử chỉ vì họ có chân trong một nghiệp đoàn.[4] Phong trào “Tân sinh hoạt” do Tưởng Giới Thạch phát động rán phục hồi lại đạo Khổng mà không thành công. [5] Trong gia đình nông nghiệp, vì sống chung nên kẻ yếu, vụng được bao bọc, nuôi nấng, săn sóc như kẻ mạnh, khéo. (ND).[6] Luật cách mạng cho phép li dị nếu hai bên đều xin, nhưng khi chồng dưới ba mươi tuổi, vợ dưới hai mươi lăm tuổi thì vẫn phải có sự thoả thuận của cha mẹ. Nhưng cớ để vợ theo tục cũ vẫn còn được áp dụng: không con, dâm, nhác không thờ cha mẹ chồng, lắm lời, trộm cắp, ghen tuông, có ác tật [gọi là “thất xuất”: bảy cớ để vợ]; nhưng khi người vợ đã để tang cha mẹ chồng ba năm, khi người vợ không còn gia đình, họ hàng để trông cậy, khi chồng nghèo mà vợ trung thành với chồng rồi bây giờ chồng giàu sang, thì chồng không được phép để vợ nữa dù vợ mắc những tội kể trên. [7] Hạn chế sinh dục ở đây nên hiểu là hạn chế sinh sản hoặc sinh sản có kiểm soát (birth control). (Goldfish).[8] Châu Âu đỡ lo một phần nào về “hoàng hoạ” (hoạ người da vàng) vì các tiệm thuốc Trung Hoa quảng cáo mạnh các phương pháp và thuốc ngừa thai.[9] Năm 1932, nhờ John D. Rockerfeller con tặng 75 triệu quan Pháp mà trường Y khoa