ầu đuôi câu chuyện chỉ có thế mà thôi ư?- Vâng, bẩm tất cả chỉ có thế.- Anh không giấu tôi điều gì đấy chứ?- Dạ! Không!Ông phán Hòa cứ lắc đầu, mỉm cười. Liêm ngơ ngác... Ông phán Hòa vẫn cứ cười hoài nghi. Rồi ông trỏ tay lên tường mà rằng:- Không phải chỉ có thế. Nhưng mà vì bốn chữ kia kìa!Liêm vội quay lại sau lưng. Đó là bức câu đối trên vóc đỏ mà một người bạn đã mừng lúc chàng cưới vợ. Sao lại vì bốn chữ ấy? Lá thắm chỉ hồng... Bốn chữ mà bạn chàng đã mừng, khốn nạn nào nó có ngụ ý cái gì khác cái ý ngợi khen! Tuy nhiên, Liêm cũng còn cúi đầu ngẫm nghĩ đã, chứ chưa hỏi lại ông cậu họ rất khó chịu ấy vội.Trước mắt Liêm, xưa nay ông phán Hòa chỉ là một người rất tầm thường, một viên chức không có gì lỗi lạc, tính nết không có gì đáng ghét cũng như chẳng có gì đáng trọng, một con người vô lợi và vô hại cho đời mà thôi. Nếu có lỗi lạc thì họa chăng ở chỗ mỗi ngày bốn buổi xách ô đi rất đúng giờ, đem lương tháng về cho vợ rất đúng hẹn, buổi trưa nào cũng đọc một tờ báo tin vặt trước khi đi ngủ tạm 15 phút, tối thứ bảy nào cũng dắt con đi xem chiếu phim... Ông ít bạn, sống một cuộc đời lề lối, bó buộc mình bằng một thời biểu bất di bất dịch và vô vị, thỉnh thoảng mới đánh dăm ba hội tổ tôm, luôn luôn tính sổ và đặt hàng tạp hóa bên Tây hộ vợ và cháu vợ, không cãi nhau với ai bao giờ cả, cũng không trai gái lãng mạn một chút, dẫu là một chút thôi... bao giờ! Một người như thế gọi là đáng yêu với vợ con mà thôi, nhưng có thể gọi là đáng ghét, có khi đáng khinh nữa, trước mặt thiên hạ. Cho nên, tuy không dám nói ra miệng, xưa nay, Liêm vẫn có bụng hơi khinh bỉ ông phán Hòa. Nhất là khi nghe thấy ông nói một lần: “Cứ nuôi vợ nuôi con cho tử tế, thế cũng đủ là người có ích rồi!”. Liêm lại càng cho ông là tầm thường, không có gì đáng đếm xỉa. Cũng như đa số thiếu niên khác, Liêm vốn cực đoan, cho rằng một người rất có thể có nhiều tật xấu, miễn sao đã có một tính nết gì phi thường, và do thế, đáng yêu. Đằng này... ông phán Hòa chỉ là kẻ vô vị.Vốn vẫn khinh thường ông cậu như thế cho nên bây giờ bị ông cậu bất kỳ làm cho phải lúng túng, Liêm vừa kinh ngạc vừa bực mình. Nhưng chàng không dám lộ sự bực dọc, đành phải ngoan ngoãn hỏi:- Cậu nói đến bốn chữ lá thắm chỉ hồng ấy à? Cháu xin chịu không hiểu cậu muốn nói gì cả đấy!Ông phán Hòa vẫn ôn tồn:- Nói ra chắc anh giận lắm, nhưng tôi cứ phải nói... Anh biết bốn chữ ấy có một ý nghĩa xỏ xiên mát mẻ rất kín đáo hay không? Ngay hôm đầu, trông thấy bức câu đối tôi đã đoán ra ngay, và cũng chắc rằng anh chỉ có Tây học thôi thì không hiểu được.Dù khi lá thắm chỉ hồngNên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.Ông phán Hòa vừa ngâm hai câu ấy một cách tinh quái xong thì Liêm nói ngay:- Cháu không hiểu vì lẽ gì bốn chữ trong hai câu Kiều ấy mà lại dính dáng đến... sự phẫn uất của vợ cháu, nhất là trong việc, cháu đã nhận lỗi là cháu quá ghen...Ông phán Hòa giơ tay ngăn:- Ấy anh hãy khoan đã!Sốt ruột, Liêm nói bằng giọng hơi vô lễ:- Gớm, cậu cũng bí mật lắm! Thì cậu cứ nói phăng ngay ra có hơn không!Nhưng ông phán Hòa vẫn nói khẽ rất ôn tồn:- Phiền anh hãy ra đẩy cái cửa buồng lại đã. Tôi rất không muốn để chị ấy nghe lỏm được câu chuyện này.Liêm ra đẩy cửa. Lúc ấy 8 giờ tối, vào ngày thứ ba sau hôm Quỳnh chết hụt, cho nên Quỳnh vẫn nằm trên giường ở buồng bên cạnh để dưỡng sức... Liêm quay vào, nói:- Vợ cháu không nghe thấy gì đâu, cậu cắt nghĩa đi.- Dù khi lá thắm chỉ hồng, nên chăng... Ấy đó, lá thắm chỉ hồng có cái ngụ ý chế giễu rằng hai anh chị đã bờm xơm nhau từ trước khi có lời ưng thuận của hai cha mẹ. Trước mắt người cổ, lấy nhau vì phải lòng, vì có tình ý với nhau, thế là rất c gái ngây thơ ấy suy tính về tương lai như một người đứng tuổi rồi. Óc Quỳnh không phải là một óc lãng mạn, cho nên sự mơ mộng của nàng, bảo là tầm thường cũng được, mà khen là bình dị cũng vẫn có lý. Nói cho đúng, Quỳnh tuy không còn là một cô gái hủ lậu hoàn toàn, nhưng cũng không có những tư tưởng cấp tiến đến bậc tương phản với cái luân lý cũ. Nàng chính là người trung dung, và chỉ phải lẽ ở sự dung hòa cái mới với cái cũ. Cho nên nàng vẫn yên trí rằng mình là người ngoan ngoãn mặc dầu sau khi đã hẹn hò với Liêm, lẻn nhà đi chơi với Liêm, làm cái việc mà nền luân lý nghiệt ngã kết án là hư hỏng, vì đã “đi với trai”. Không, dẫu sao Quỳnh cũng phải yêu, phải nếm trải cái gì là ái tình, miễn cái ái tình ấy nàng vẫn giữ được sự trong sạch và dắt đến hôn sự. Nàng cho rằng giá có lăng nhăng “nay thằng này mai thằng khác” như một số chị em bạn của nàng, ấy đó mới là hư hỏng. Nàng cho rằng người con gái phải được có quyền yêu, trước khi lấy. Do ý nghĩ ấy Quỳnh không hiểu vì những lẽ bí mật gì mà cô với chú nàng, chỉ là “chồng cha vợ mẹ” thôi, mà lại được hưởng hạnh phúc như thế, và không thể được sung sướng như thế.Quỳnh nhìn lên đầu phố lại nhìn xuống cuối phố. Nàng muốn Liêm đến chơi lắm, tuy rằng nàng đã dặn Liêm không nên lui tới nhiều quá e lộ mất chuyện. Nàng tự hỏi rằng “Lúc này Liêm làm gì, bận gì mà lại không đến ngay!”. Quỳnh lại bắt đầu giận nữa, cho rằng đối với mình mà chưa chi Liêm đã lãnh đạm như thế thì thật không thể tha thứ được! Mới cách nhau có một ngày mà sao nàng thấy hình như đã lâu lắm, lâu quá đi mất! Nàng rất cần gặp mặt người yêu. Đó là ái tình, thứ ái tình rất nồng nàn của buổi đầu, của một người thiếu nữ giàu tình cảm, với tất cả những sự ỏe họe của thứ ái tình ấy trong cái thời kỳ mà những người tùng trải gọi là “phải lòng mặt”. Xưa kia, khi còn ở lúc yêu vụng dấu thầm Liêm, nàng đã đau khổ lắm, tưởng chừng như được Liêm ngỏ ý yêu mình, nàng mãn nguyện lắm và sẽ không bao giờ dám giận Liêm, dẫu là Liêm làm một việc gì đáng giận hết sức nữa. Nhưng bây giờ, trái hẳn lại, Quỳnh thấy mình mà giận người yêu là cái quyền rất chính đáng nữa. “Thật thế, nếu yêu ta, Liêm lại bẵng đi như thế à? Yêu thế à!”.Giữa lúc bồn chồn bâng khuâng, nóng ruột ấy, Quỳnh không còn cách gì khác là quay vào với tờ nhật báo. Nàng thấy rằng nếu cứ đứng mãi ở bậu cửa, thiên hạ sẽ bảo nàng là “ngóng trai”. Có tật giật mình, từ khi được Liêm yêu, thỉnh thoảng nàng lại lo sợ vu vơ, tưởng chừng như cuộc tình duyên vụng trộm kia dễ đã lộ chuyện.Đến lần này, giở tờ báo nàng để ý đến cái phụ trương về văn chương. Trang giấy có bài phê bình một cuốn tiểu thuyết, một bài truyện ngắn, vô số bài thơ, thơ mới, thơ cũ, thơ dịch. Quỳnh đọc một bài mà người ta nhũn nhặn để dưới cái mục văn vần. Đó là một bài phong dao, của một cô thôn nữ vô danh. Một cô gái nhà quê? Lại không thèm ký tên? Chà! Sao mà thời buổi này lại có người nhũn nhặn đến thế nữa! Quỳnh sốt sắng đọc:ILá này gọi lá xoan đàoTương tư gọi nó thế nào hỡi anh!Lá khoai em nghĩ lá senBóng giăng em nghĩ bóng đèn em khêuIILàm quen mà chả nên quen,Làm bạn mất bạn ai đền công cho?Bây giờ tờ ấp lấy mo,Mo ấp lấy bẹ mà mo chả rời!Bây giờ... tờ rã mo rơi,Đôi ta chểnh mảng, mỗi người mỗi phương!Quỳnh ngừng đọc để hưởng cái thú vị của những câu văn mộc mạc ấy, thấy nó tự nhiên biết bao, hay biết bao? Một cô gái quê mà có tài đến thế? “Thôi đi! Chắc lại ông văn sĩ nào tinh quái đội lốt gái quê đấy chứ gì!”. Nàng lại đọc tiếp:IIIKhăn thương nhớ ai?Khăn rơi xuống đất?Khăn thương nhớ ai?Khăn vắt trên vai?Khăn thương nhớ ai?Khăn chùi nước mắt,Đèn thương nhớ ai?Mà đèn không tắt?Mắt thương nhớ ai?Mắt ngủ không yên!Đêm qua em những lo phiền.Lo vì một nỗi chưa yên một bề.IVLàm quen mà chả nên quen,Một thương, hai nhớ, ba sầu,Cơm ăn chẳng được - ăn trầu ngậm hơi,Thương chàng lắm lắm, chàng ơi!Biết đâu thanh vắng mà ngồi thở than!Đương đọc, Quỳnh bỗng phải dừng lại agrave; tôi có quyền ghen, rồi tôi mắng nó mấy câu thế là nó đi tự tử ngay tức khắc!Đáng lẽ xin lỗi, Thanh chỉ nói:- Ồ, thế thì ra cái tờ nhật báo ấy đăng tin nhảm cả.Hồi lâu mới lại nói chữa:- Đến thế nữa thì thật rõ cái nẩy sẩy cái ung! Mà... rõ khổ! Cái thư chị ấy viết cho tôi thì tôi đánh mất ngay lập tức chứ nào tôi có kịp được dùng đến nó đâu, mà bảo hay là tôi còn đưa cho ai làm bậy nữa!Tuy đã biết chuyện mất thư từ mấy hôm trước, Quỳnh cũng dại dột hỏi lại một cách, giá vào trường hợp khác, thì là gian dối, đáng nghi, rất nguy hiểm:- Thế ra lại đánh mất ngay!Thanh không dám đáp thế nào cả. Sau cùng cô bạn gái vô tích sự thấy hổ thẹn, bèn bẽn lẽn đứng lên:- Thôi, xin phép hai bác. Chị không việc gì thế là tôi mừng rồi. Thật tôi không ngờ vì vô ý mà lại hại đến hai bác như thế! Nếu mà tôi chưa khám phá ra thằng phải gió, cái thằng chết băm chết vằm này cho bác, thì thật chưa biết bao giờ tôi mới ăn ngon ngủ yên. Thôi, chào hai bác.Liêm không giữ khách; trong lòng cũng muốn tống khứ đi cho xong.Chàng tiễn Thanh ra cửa bằng một nét mặt nghiêm nghị có ngụ ý khinh bỉ.Đến lúc khép cửa quay vào, chàng mắng vợ:- Ấy đấy! Rõ có phải nhàn cư vi bất thiện mà, lắm chị em bạn vào thời buổi này thì chỉ có hại mà thôi, hay không!Quỳnh khẽ cãi:- Nếu biết thế thì còn đâu có chuyện.Vài phút sau, nàng lại trách:- Còn anh nữa! Đã ghen sao không nói phăng ngay ra? Sao anh không lục tội ngay để em được cãi có được không? Sao lại không nói ngay đến cái thư ấy?Liêm đáp:- Nào ai biết đâu! Người ta yên trí cả mươi phần mười là hư hỏng, là có nhân tình rồi, nên người ta mới hành hạ chứ? Nếu nghĩ xa xôi, có đâu đến nỗi này! Đấy, thế là em đã hiểu: vì có lẽ gì, anh mới tệ với em như thế, chứ chẳng phải anh say mê người nào khác mà xử bạc với em.- Nghĩ cho cùng, anh cũng có lỗi, mà em cũng có lỗi. Không cắt nghĩa ngay cho nhau nên mói hiểu lầm nhau... Thôi, chúng ta cũng phải tha thứ lẫn cho nhau cả. Vả lại, sự cũng đã rồi... Thật phiền cho thầy đẻ quá!Liêm vội nói:- Mà thật cũng là một bài học cho anh!Đến đây, lại có tiếng gõ cửa! Liêm nhăn mặt đi ra. Nhưng may, đó không phải là khách, mà chỉ là người đưa thư của nhà Bưu Điện, cầm lá thư quay vào, chàng lầm bầm: “Hẳn lại thư hỏi thăm của ai đấy! Chóng thật”. Nhưng đó chẳng phải là thư hỏi thăm. Nét mặt chàng luôn luôn thay đổi, vừa thích lại vừa giận...Thưa ông,Tôi là một thằng khốn nạn. Đáng lẽ chính tôi đến xin lỗi ông mới phải. Nhưng tôi không dám, tôi sợ lắm. Thật thế, khi đã làm một việc như tôi làm rồi, thì người ta không nên vác mặt đến xin lỗi ai nữa, có phải thế không?Tôi không hiểu việc vợ ông tự tử có dính dáng gì đến sự càn dữ với tôi không, nhưng tôi cứ viết thư này để ông rõ, vì tôi thấy hình như chỉ vì một sự điên cuồng của tôi mà gia đình ông đã tai biến... Được tin vợ ông thoát chết; tôi sung sướng vô cùng, thấy tội mình nhẹ đi. Tuy nhiên, tôi vẫn cần được ông tha thứ, và xin ông rộng lòng tha thứ.Tôi xin nói ngay: một lần tôi có gửi cho ông một lá thư ký tên Vô Danh, trong đó có kèm một lá thư của vợ ông mà tôi đã nhặt được ở cửa hiệu của cô Quỳnh khi cô ta chưa lấy ông. Tôi vốn là người rất say mê cô Quỳnh, tuy vẫn bị cô ta cự tuyệt. Tôi vẫn là người biết mặt, biết tên ông, ghét ông, tuy ông không biết tôi là ai. Vì hay vào mua hàng, tôi nhận biết mặt chữ cô Quỳnh. Vì tình cờ nhặt được thư ấy (có lẽ để gửi cho ông) tôi bèn nghĩ ra cách ranh mãnh là gửi cho ông để ông ghen tuông, phân vân. Trong một phút điên rồ, tôi tưởng đó là sự bông đùa vô hại, vì chưng không bao giờ tôi dám có hy vọng lấy được cô Quỳnh. Tuy nhiên, thói đời là: không ăn được thì đạp đổ.Sau khi bịa ra cái thư mà gửi cho ông, tôi chỉ thích chí được có một hôm thôi, về sau, tôi lo ngày lo đêm, sợ rằng hành vi đê mạt của tôi có thể làm cho vợ chồng nhà ông bất hòa, mất hạnh phúc. Tôi đã toan gửi cải chính, vậy mà không hiểu sao cứ trù trừ mãi... Đến khi biết vợ ông tự tử, tôi mới hối hận vô cùng, chắc rằng có một phần lỗi là ở tôi. Bây giờ, được tin vợ ông khỏi chết, tôi mới có can đảm viết thư này cắt nghĩa, và xin lỗi.Thưa ông, tuy vậy tôi vẫn say mê cô Quỳnh nhưng cô ta là người đoan chính, tôi rất kính phục. Tôi xin lấy danh dự mà cam đoan. Xin ông đừng ngờ vực vợ ông, nếu ông đã vì cái thư khốn nạn của tôi mà ngờ vực. Tôi lại xin ông tha lỗi cho tôi và lại cho phép tôi ký tên là:Vô DanhĐọc xong, Liêm đưa lá thư cho vợ, so vai nói:- Nó nghịch đến như thế này thì thật chó má vô cùng!Chàng không biết rằng chàng rất sung sướng mà chửi kẻ vô danh như thế.