ặc dù họ nói hỏ hổng cho tui tiền, một tên trong đám có cho tui mượn một đồng trước khi tui rời khách sạng. Việc đầu tiên tui muốn làm là gọi điện thọi tới nhà tế bần nơi mà má tui ở để nói cho Má biếc là tui bình an. Nhưng một trong mấy bà sơ nói, “Chúng tui hổng có bà Ngô bà Bắp nào ở đây nửa.” Khi tui hỏi má tui đang ở đâu, bà sơ đó nói, “Hổng biết – bả đả trốn theo một tên đạo Tin Lành rồi.” Tui cám ơn bà sơ đó rồi gác máy. Dìa phương diện nào đó, tui cảm thấy bớt lo. Ít ra là má đã chạy trốn dới một người nào đó, và hổng còn ở nhà tế bần nửa. Tui nghỉ là tui phải đi tìm Má nhưng, nói thiệc, tui hổng gấp gáp lắm trong chiện này lắm, bởi dì tui chắc chắng như trời mưa là Má tui sẻ tru lên, và than phiền than thở dìa tui bởi dì tui đả bỏ gia đình mà đi. Và trời đả mưa thiệc. Mưa lớn như ết dới nhái, như chó dới mèo, mưa như người mẹ cầm súng đái qua cỏ, và tui kiếm được một cái mái hiên để đứng trốn mưa cho tới khi có một tên tới đuổi tui đi chổ khác. Tui đả ước nhẹp và lạnh khi tui đi ngan goa mấy cái bin đinh của chính phủ ở Hoa Thịnh Đốn, và tui thấy một cái bịch đựng rác bằng mủ thiệc bự ở ngay dửa lối đi. Khi mà tui tới gần thì cái bịt bắc đầu nhích dô chúc xíu, như là có cái dì ở trỏng! Tui đứng lại rồi đi tới cái bịch rồi lấy ngón chân cái của tui khiều nó. Bấc thình lìn, cái bịt đó nhảy ngược lại ra phía sau chừng 1 thước, rồi có một tiếng nói phác ra từ phía dưới, “Đ.M., tránh ra chổ khác được hông!” “Ai ở bên trong đó dậy?” tui hỏi, và bên trong bịch rác có tiếng trả lời, “Đây là cái vỉ của tao – mày tự đi kiếm cái vỉ của mày đi.” “Ông nói dìa cái gì dậy?” tui hỏi. “Cái vỉ sắc của tao,” giọng nói phát ra. “Tránh xa cái vỉ sắc của tao!” “Cái vỉ gì?” tui hỏi. Bấc thìn lình, cái bọc rác dở lên một chúc, và một cái đầu lú ra, nhìn soi mói dô tui dống như tui là một tên khùng. “Chú mày mới tới cái xó này lần đầu hả?” cái ông trong bọc rác nói. “Dống dậy,” tui trả lời. “Tui chỉ ráng trốn mưa thui.” Cái ông dưới cái bịch rác có một khuôn mặc hết sức là thảm hại, cái đầu thì trụi lủi hết phân nửa, và thằng chả chắc là hổng cạo râu cả năm rồi, con mắc thì đỏ lòm kiểu bị nhiểm trùng, dà răng cỏ thì mất tiêu hết rồi. “Như vậy thì,” ổng nói, “tao nghỉ là trong hoàng cảnh này, chú mày có thể ở tạm ở đây một chúc – đây nè.” Ổng dới tới đưa tui một cái bịch rác khác được xiếp rấc gọn gàng. “Ông đưa tui cái này để làm chi dậy?” tui hỏi. “Mở nó ra rồi chui xuống dưới, chú mày ngu thiệc – hổng phải chú mày nói chú mày muốn trốn mưa xao?” Rồi ổng kéo cái bịch của ổng xuống để che cho ổng. Rồi thì tui làm như ổng nói, dà nói thiệc cho bạn nge, núp dưới cái bịch này thiệc là hổng có tệ. Có chúc hơi nóng thổi lên từ cái vỉ sắt trên lối đi và nó làm cho cái bịch thiệt ấm cúng và ấm áp và che mưa cho tui nửa. Tụi tui ngồi chồm hổm kế bên nhau trên cái vỉ sắc, dới cái bịch plastic che bên trên, và sau một hồi, cái ông già này quay goa tui hỏi, “Ờ mà, chú mày tên dì dậy?” “Lâm,” tui nói. “Dậy hả? Tao có biết một chú tên là Lâm. Chiện lâu lắm rồi.” “Ông tên dì dậy?” tui hỏi. “Dân,” ổng nói. “Dân? Ông Dân? – nè, chờ chúc coi,” tui nói. Tui quăng cái bịch rác của tui rồi đi tới dở cái bịch đang che cái ông này lên, và đúng là ổng! Hổng có cẳng, và ổng ngồi trên một cái thùng cây có bánh xe ở dưới đít. Ổng đả dà đi tới hơn 20 năm, tui gần như hổng nhận diện ra ổng nổi. Nhưng đúng là ổng. Trung Úy Dân đây mà! Sau khi ổng ra khỏi bệnh diện quân y, ông Dân trở lại Con-nít-tí-cút để ráng xin lại nhiệm sở củ là dạy học môn lịch xử. Nhưng đả hổng còn chổ trống cho cái môn này nửa, và ngừi ta bắc ổng dạy toán. Ổng ghét môn toán, và hơn nửa, cái lớp toán thì ở tầng hai, và vì ổng hổng có chưn cẳng dì hết, đi lên lầu hai mổi ngày thì củng dống như là đi xuống địa ngục. Thiêm dào đó, bà vợ ổng bỏ ổng để theo một tên là nhà sản suất chương trình TV ở Nủ Ướt, bả nộp đơn ly dị ông Dân trên cơ sở là hai người “hổng hạp nhau.” Ổng bắc đầu mượn rượu giải xầu, rồi ổng bị mất việc làm, ổng hổng có làm cái gì hết trong một thời dan. Ăn trộm dô nhà ổng lấy hết mọi thứ mà ổng có, rồi cái chưng giả mà bịnh diện cựu chiến binh cho ổng thì hổng đúng kít thước. Ổng nói là vài năm sau, ổng đơn giản là “đầu hàng”, rồi bắc đầu sống như một hằnh khất. Ổng có chúc tiền mổi tháng từ quỷ hưu trí cho người tàng tật nhưng gần như hết số tiền này ông Dân điều cho mấy cái tay hành khất khác. “Tui hổng còn biết dì hết, chú Lâm à,” ổng nói, “Tui nghỉ là tui chỉ đang chờ chết hay đại loại như vậy.” Ông Dân đưa tui ít tiền rồi kiêu tui tới gần góc đường mua vài chai rượu “Dao Găm Đỏ”. Dù dậy, tui chỉ mua có một chai, rồi dùng tiền của tui để mua một trong mấy ổ bén mì đả làm sẳn, bởi dì nguyên ngày hôm đó tui chưa ăn dì hết. “Nè anh bạn,” Ông Dân nói sau khi ổng nốc cạn nửa chai rựu của ổng, “kể cho tui nghe đi, chú đả làm cái gì kể từ khi tui gặp chú lần chót.” Và bởi dậy, tui kể cho ổng nghe. Tui kể cho ổng dìa chiến đi Trung Cộng chơi ping pong, rồi gặp Mỹ Duyên lần nửa, rồi chơi nhạc trong ban nhạc Trứng Nứt, rồi dìa cuộc biểu tình cho hòa bình, nơi mà tui quăng cái huân chương của tui, rồi bị bắt dô tù. “Ờ, tui nhớ cái vụ đó rồi. Tui nghỉ là lúc đó tui vẩn còn ở trong bịnh diện. Tui củng định xuống chổ biểu tình, nhưng tui nghỉ là tui sẻ hông có dục mấy cái huân chương của tui. Chú coi nè,” ổng nói. Ổng mở nút áo khoát của ổng, và bên trong, trên áo sơ mi của ổng, là toàn bộ huân chương – Trái Tim Tím, Ngôi Sao Bạc – có lẻ có từ 10 tới 20 cái huân chương tấc cả. “Mấy cái đó nhắc nhở tui ít chiện.” ổng nói. “Tui hổng biết chắc chắn là chiện dì – chiến tranh, đương nhiên rồi, nhưng chiến tranh chỉ là một phần thôi. Chú Lâm à, tui đả chịu đựng một sự mất mát lớn hơn là mấy cái chưng của tui. Đó là nhiệt huyết của tui, linh hồn của tui, chú có thể nói như dậy. Bây giờ thì tất cả là khoản trống – huân chương là nơi linh hồn của tui đả từng trú ngụ.” “Nhưng mà mấy cái ‘luật tự nhiên’ điều khiển mọi sự diệc thì sao?” tui hỏi ổng. “Cái luật chi phối mọi thứ mà chúng ta đả áp dụng cho hoàn cảnh của chúng ta trước đây đó?” “Điệt mẹ mấy cái luật đó,” ổng nói. “Mấy cái đó chỉ là một đống triết lý rác rưởi thúi goắc.” “Nhưng mà kể từ lúc ông nói cho tui nghe về cái lực tự nhiên đó, tui đả bám dô nó để sống. Tui đả để cho ‘thủy triều’ đưa tui đi và đả ráng làm hết sức mình. Tui đả ráng làm theo lẻ phải.” “Hừmmm, có lẻ cái triết lý đó hiệu nghiệm cho chú, chú Lâm à. Tui củng đả nghỉ tui áp dụng nó được cho tui – nhưng mà chú nhìn tui coi. Chú nhìn thử tui coi,” ổng nói. “Tui làm được cái khỉ gì? Tui là một quái dật khốn nạn và hổng có chưng. Một tên dô da cư. Một tên say rượu. Một tên hành khất 35 tuổi.” “Như dậy có thể chưa phải là tệ nhức đâu,” tui nói. “Ồ, thiệt dậy sao? Chú nói đi, thế nào mới là tệ hơn?” ổng nói, và tui nghỉ là tui đả bị bí ở đây, dì dậy mà cuối cùng tui kể cho ổng nge dìa tui – tui đả bị quăng dô cái thùng rác điên điên khùng khùng rồi bị bắn lên dủ trụ trong cái hỏa tiển, rồi đáp xuống chổ tụi mọi ăn thịt người, rồi tui kể dìa Thu Sương, dìa Thiếu Tá Thu và cái đám Bích Mi. “Trời đất quỷ thần ơi, Lâm, chú đúng là có mấy cuộc phiêu lưu kinh khủng thiệc,” ông Dân nói. “Nhưng mà tại sao bây dờ chú ngồi ở đây dới tui, dưới là cái vỉ sắt và ở trên là cái bịch rác?” “Tui hổng biết,” tui nói, “nhưng mà tui hổng có tính ở đây lâu đâu.” “Chú có ý định dì trong đầu dậy?” “Ngay sau khi cơn mưa này chấm dứt,” tui nói, “tui sẻ hổng có dán cái đít mập của tui ở đây nửa mà sẻ đi kiếm Mỹ Duyên.” “Cô ta đang ở đâu dậy?” “Tui củng hổng biếc luôn,” tui nói, “nhưng mà tui sẻ kiếm ra mà.” “Có vẻ như chú đang cần giúp đở đó,” ổng nói. Tui nhìn qua ông Dân, và mắt ổng đang tỏa xáng trên khuôn mặc râu tóc bù xù. Điều dì đó cho tui thấy là ổng đang cần được dúp đở, nhưng mà tui hổng có ngại chiện này đâu. Điêm đó, ông Dân dới tui, tụi tui dô một cái quán trọ rẻ tiền của một hội từ thiện bởi dì trời vẩn mưa hổng dức, rồi ông Dân, ổng trả cho người ta một đồng cắc 50 xu cho bửa ăn tối, và 25 xu cho giường ngủ. Tụi tui có thể ăn miển phí niếu tụi tui chịu khó ngồi nghe ngừi ta dảng đạo hay đại lọi như dậy, nhưng mà ông Dân nói là ổng thà ngủ ngoài mưa chứ hổng thèm mất thì giờ gúy báu để nghe cái bọn tục tằng cầm kinh thánh kể dìa quan điểm của họ dìa cái thế giới này. Sáng hôm sau, ông Dân cho tui mượn một đồng rồi tui kiếm được một cái điện thoại công cộng, và tui gọi tới Bót Tân gặp thằng Mưu, cái thằng từng chơi trống cho bang nhạc Trứng Nức. Quả thiệc như dậy, thằng khỉ đó dẩn ở chổ củ, và ngạc nhiên hết sức khi được điện thọi của tui. “Lâm – tao hổng thể tin nổi!” Thằng Mưu nói. “Tụi tao đả chấp nhận là cái đích của chú mày đả xuống âm phủ từ lâu rồi!” Thằng Mưu nói bang nhạc Trứng Nứt đả rả bầy. Toàn bộ số tiền mà ông Phi Bình Tiên đả hứa cho bang nhạc đả bị xực bởi những phí tổn, chi phí hay cái khỉ dì đó, và sau khi ra được hai băng nhạc, họ hổng kiếm thiêm được giao kèo nào nửa. Thằng Mưu nói bây dờ người ta đả nghe loại nhạc mới rồi, nhạc lăng đá hay Rô-lìn xì-ton hay đại lọi như dậy – và hầu hết thành diên của bang nhạc Trứng Nứt đả đi chổ khác và đả kiếm được việc làm đàng hoàn. Thằng Mưu nói là lâu rồi hổng ai biết dì dìa Duyên nửa. Sau khi cổ xuống Hoa Thịnh Đốn để biểu tình cho Hòa Bình, nơi mà tui bị bắt, cổ trở dìa ban nhạc Trứng Nức vài tháng, nhưng mà thằng Mưu nói là Duyên hổng có vẻ bình thường như trước nửa. Nó nói là có lần, cổ bậc khóc trên sân khấu và bang nhạc phải hòa tấu đủ thứ để cho goa cái màng đó. Rồi cổ bắc đầu uống rượu, Vốt Cà, rồi bắc đầu tới chổ trình diển trể, và ban nhạc mới chửng bị nói chiện dới cổ dìa cái dụ này thì cổ cuốn gói và bỏ ban nhạc. Thằng Mưu nói, theo nó, tính tình kỳ cục của Duyên có thể là liên quang đến tui, nhưng mà Duyên hổng bao giờ nói dìa chiện đó. Cổ rời Bót Tân khoản một hai tuần sau, và nói là cổ sẻ đi Chi Ca Gô, và đó là lần chót mà thằng Mưu thấy Duyên cách đây gần 5 năm. Tui hỏi nó có biếc cách nào kiếm ra Duyên hông, thì thằng Mưu nói là có thể hắn còn một số điện thoại mà Duyên cho nó trước khi bỏ đi. Nó kiêu tui chờ, rồi mấy phúc sau nó mới tới điện thoại rồi cho tui một con số. Ngoài ra, thằng Mưu nói là nó “hổng còn biết cách nào khác.” Tui nói lời tạm biệt thằng Mưu và nói là niếu tui có lên Bót Tân, tui sẻ đi kiếm nó. “Mày vẩn còn chơi ác-mô-ni-ca chớ?” thằng Mưu hỏi. “Ờ, thỉnh thoản thui,” tui nói. Tui đi tới ông Dân rồi mượn thiêm một đồng nửa, rồi tui điện thoại cho cái số ở Chi-ca-gô. “Duyên – Mỷ Duyên?” một dọng nói đàn ông nói ở đầu giây. “Ờ, đúng rùi – tui nhớ con nhỏ đó rùi. Một cái lìn be bé xinh xinh. Nhưng mà đả lâu lắm rồi.” “Ông có biết cổ đang ở đâu hông?” “Lúc cổ chửng bị rời chổ này, cổ nói cổ sẻ tới Ấn Thành. Hổng ai biết cổ ở đâu. Cổ tìm được được diệc làm ở Nhồi Trộn.” “Ở cái gì?” “Nhồi Trộn – cái xưởng chế vỏ xe đó. Ông hổng biết sao, chổ đó chế dỏ xe cho xe hơi.” Tui cám ơn tay đó rồi tới ông Dân và kể cho ổng nghe sự tình. “Thôi thì, tui chưa bao giờ tới Ấn Thành,” ông Dân nói. “Tui nghe nói mùa thu chổ đó đẹp lắm.” Tụi tui bắc đầu ngoắc mấy chiếc xe để xin quá dang ra khỏi Hoa Thịnh Đốn, nhưng mà tụi tui hổng được may mắng lắm. Một tài xế chịu cho tụi tui quá giang tới đường ranh của thành phố trên một chiếc xe tải chở gạch, nhưng mà sau đó thì hổng có ai muốn rước tụi tui dô hết. Tui đoán là tụi tui nhìn thiệc quái đảng hay đại lọi như dậy – ông Dân thì ngồi trên cái thùng có bánh xe kế bên cái đích mập địch của tui. Dù xao đi nửa, ông Dân nói tại sao tụi tui hổng đón xe đò, bởi dì ổng có đủ tiền đi xe đò mà. Thiệc tình mà nói, tui hổng thấy dui khi phải sài tiền của ông Dân, nhưng mà, dù sao, tui đoán ra được là ổng củng muốn đi tới Ấn Thành, nên có tui đưa ổng ra khỏi Hoa Thịnh Đốn củng là điều tốt. Và dì dậy, tụi tui đón se đò đi Ấn Thành, tui để ông Dân ngồi kế bên tui, còn chiếc xe cây của ổng thì tui nhét dô cái học trên cao. Suốc chiến đi, ổng đả nốc xạch chai Dăo Găm Đỏ và nói là cái cỏi Ta Bà này toàn là kức dới kức. Có lẻ ổng nói đúng. Tui hổng biếc. Dù sao đi nửa, tui chỉ là một tên ngố mà thôi. Chiếc xe đò thả tụi tui xuống giửa Ấn Thành, ông Dân và tui đứng trên đường đang si nghỉ xem phải làm cái gì thì một cảnh xát viên đi tới rồi nói, “Hổng được đứng lửng quẩn ngoài đường ở chổ này,” và vì dậy, tụi tui phải dời đi. Ông Dân hỏi một ông bộ hằnh công ty vỏ xe Nhồi Trộn ở đâu, và ông này nói là nó ở tận ngoại ô, dà tụi tui cuốc bộ theo hướng ổng chỉ. Đi bộ một hồi thì hổng còn lối đi bộ đàng hoàn để đẩy cái xe cây của ông Dân nửa nên tui khiêng ổng lên kẹp ở một tay, còn tay kia thì tui kẹp cái xe cây, và tụi tui tiếp tục đi. Khoản giửa trưa, tụi tui thấy một cái bản bự ghi chử “Vỏ Xe Nhồi Trộn,” và tụi tui nghỉ là đây là chổ tụi tui đang kiếm. Ông Dân nói là ổng sẻ chờ ở bên ngoài, còn tui thì dô văng phòng để hỏi, có một bà đang ngồi trong văng phòng, và tui nói tui muốn gặp Mỹ Duyên. Bà này nhìn dô một cái danh sách rồi nói Duyên làm trong bộ phận “đắp vỏ,” nhưng mà hổng có ai được phép dô đó hết nếu hổng có làm trong cái bộ phận này. Bởi dậy, tui chỉ đứng đó, ráng suy nghỉ phải làm cái gì, lúc đó bà này nói, “thôi nè, cục kưng, cái đám đắp vỏ đó sắp xửa được nghỉ để ăn trưa, chỉ một dài phúc nửa thui, tại sao cục cưng hổng chịu đi dòng ra bên hông của nhà máy. Biết đâu Mỹ Duyên sẻ đi ra ngoài đó đó,” và bởi dậy, tui làm theo lời bà này. Có rất đông công nhân đi ra ngoài, dà rồi tui thấy Duyên đi ra một mình, tui thấy Duyên đi bộ qua một cái cửa rùi đi tới một chổ dưới một gốc cây rồi cô nàng móc ra một ổ bén mì từ trong một cái bịch dấy. Tui đi tới đó rồi len lén bò từ phía sau lưng của Duyên, cổ đang ngồi dưới đất, và tui nói, “Cái ổ bén mì đó nhìn thấy ngon quá hén.” Cổ dẩn hổng nhìn lên. Cổ vẩn nhìn thẳng dìa phía trước, rồi cổ nói, “Lâm, anh chứ hổng ai khác hết.” Chú Thích: Ấn Thành = Indianapolis, thành phố ở Hoa Kỳ, thủ đô của bang Indiana “Ấn Bang”.