ây là câu hỏi chờ đợi. Lưu cứ buồn mà tưởng rằng Liễu không thích chàng nên không hề hỏi về chàng. Sự thật thì sự sơ sót ấy chỉ do Liễu thiếu kinh nghiệm sống và xã giao mà thôi. Ngay ở phút đầu, không hiểu sao, nàng cứ đinh ninh rằng Lưu là học trò. Không có dấu hiệu gì chỉ hoạt động của chàng cả, nhưng nàng lại ngỡ như vậy. Nàng lại đinh ninh rằng Lưu chưa có gia đình nên mới nói rằng nàng nghĩ đến ngày Lưu lập gia đình nên thương xót Bích lắm. Nhận một thanh niên là bạn mà chưa biết gì hết về người ta, chỉ tưởng tượng không mà thôi, là khuyết điểm thông thường của những cô gái ngây thơ. - Anh là Lưu. Anh học năm thứ hai trường Luật. - Ông thầy cãi tương lai! Hèn gì mà anh tò mò quá. - Tò mò hồi nào đâu? - Cứ muốn biết chuyện nhà em, không tò mò là gì? Lưu cười xòa, Liễu nói: - Nhưng anh khiêm tốn lắm thì tha tội tò mò cho anh vậy. - Em thấy rằng anh khiêm tốn? - Anh nói “trường” Luật một cách giản dị, chớ không nói “Ðại học” Luật khoa. Nhiều người cứ muốn trường của họ là Đại học, để nghe cho oai, cả đến trong trường của em mà nhiều anh, nhiều chị cứ ước ao nhà nước sửa tên trường lại là Ðại học Mỹ thuật. - Ðó cái bịnh ở xứ ta hiện nay. Họ cứ tưởng hễ trường nào mà sinh viên phải có bằng Tú tài mới vào được, là được quyền xưng là Ðại học. Họ đâu có dè hai chế độ Cao Đẳng và Ðại học rất khác nhau. - Mà trường của em không có buộc bằng Tú tài mới chết chớ. - Vậy à? - Ừ, trong lớp, mà dễ thường cả trường nữa, chỉ một mình em là có Tú tài I mà thôi. - Nhưng sao em bỏ học văn hóa để... - Là tại em mê nghệ thuật hội họa. Ba má em ngăn thế nào cũng không nghe. - Em là nghệ sĩ đứt đuôi rồi đó. - Em chỉ mong được như thế thôi. - Còn anh mê chuyện trường Cao Đẳng Mỹ thuật của em. - Cũng chẳng còn gì lạ để mà nói. - Sao lại không! Các anh, các chị ấy đi học ăn mặc thế nào? Anh nghe nói đến đám khói thuốc anh tưởng tượng đến những mái tóc Beatles, những đôi giày Santiago. - Tưởng tượng của anh không sai sự thật bao nhiêu. - Còn em, em ăn mặc thế nào? - Em mặc bơ-lu-din.. [8]. cho gọn. Liễu đáp xong, cười giòn lên để tự chế diễu mình, ngăn bạn nàng nhạo báng nàng, bởi vì nàng đã tự chế rồi thì chàng hẳn phải thôi. Nhưng Lưu thôi chỉ vì bận suy nghĩ về chỗ do dự mấy giây của Liễu trước mấy tiếng “cho gọn”. Có lẽ phải thú rằng mình ăn mặc như nữ cao-bồi, nàng bị mặc cảm trước một anh con trai nghiêm trang chăng? Bỗng Lưu cũng bị mặc cảm luôn. Chàng thấy mình quá nghiêm trang, có vẻ khô khan quá, nhứt là trước một cô gái có thể có tâm hồn đẹp của một nghệ sĩ, nên chàng pha trò: - Em cũng là một cây xanh dờn. Đôi bạn cười xòa với nhau. Liễu lại kể thêm chuyện trường nàng, không phải vì thích kể, mà vì một liên tưởng kia: - Nếu anh nghe các anh ấy nói chuyện, làm ồn, và chạy nhảy trong lớp học thì anh sẽ thấy rằng ở ngoài đời người ta điên nhiều hơn trong nhà thương điên Biên Hòa. Cả hai lại cười xòa. Liễu đã nghiêm trang trở lại và hỏi: - Tuần rồi anh có đi thăm chị ấy không, à chị gì đó anh? - Nó tên là Bích. Má anh đi thăm nó mỗi tuần, anh bận học nên ít đi lắm. Chúa nhật lại cần nghỉ ngơi. - Chị ấy mắc bịnh từ bao lâu rồi? - Hơn ba tháng nay. - Lạ quá, anh. Sao mà y học, cả Đông y lẫn Tây y đều chữa bịnh tâm trí dỡ quá, em ít nghe có người khỏi bịnh quá. - Sự thật thì từ ba mươi năm nay Tây y tiến rất nhiều ở địa hạt đó. Nhưng số người lành bịnh vẫn ít hơn số người lành các bịnh thường, vì bịnh tâm trí là bịnh của bản ngã chớ không phải của cơ thể, mà bản ngã là cái gì vô hình, trừu tượng, nên rất khó trght:10px;'>
Và chàng ngủ quên được khi chương trình nầy được nghiên cứu gần xong. ° ° ° ° ° Lưu bấm chuông điện theo ước lệ đã giao kết với Liễu tối hôm qua, hai tiếng đầu thật ngắn rồi tiếng sau dài. Chàng rình cửa chánh và cứ chờ nó mở banh ra. Nhưng con chó đã sủa lên mấy tiếng rồi mà chưa thấy gì cả, rồi thì chị người nhà xuất hiện ở sân bên hông. Chị ta thấy dạng chàng, nhận diện được ngay, cúi đầu chào chàng rồi trở bước liền. Năm phút sau, cửa mới mở và chị ấy mới ra sân để mở cổng. Chàng có cảm giác rằng mình tới một nhà xa lạ, hay chỉ mới lần đầu, chỉ khác lần đầu là chị người nhà không hỏi chàng là ai. Chàng theo chị ấy vào nhà và thấy phòng khách trống trơn. Năm phút sau nữa, cô bé hờn dỗi mới xuất hiện, trong chiếc áo dài ta trắng mà chàng thấy nàng mặc lần đầu. Lưu buồn cười quá. Cô bé thay áo mà quên thay quần và chiếc quần bi-da-ma ngắn may bằng vải bông đang chửi nhau với hai cái vạt áo quá dài của cô ta. Không chắc gì mà cô gái nhà giàu nầy lại không có kimono. Nếu muốn lịch sự với một người khác không thân mà khỏi bắt người ta đợi lâu, thì người tiếp khách cứ tròng chiếc kimono vào là tiện lợi nhứt, đã kín đáo lại không tốn thì giờ. Có lẽ Liễu đã cố ý làm thế cho chàng thấy rõ ràng nàng khách sáo tức không thèm thân mật nữa. Lưu không lo sợ lắm vì chàng lớn tuổi hơn Liễu nhiều, có kinh nghiệm về lòng người rồi, các em bé dễ giận hờn dai, nhưng trái lại cũng mau nguôi và rất dễ dỗ, em nhỏ mà! Không có reo mừng, không có tiếng “Anh!” thương mến nữa, và tất cả chào hỏi được tóm tắt lại trong một cái gật đầu lặng lẽ. Lưu lầm lì, không thèm đợi chủ nhà mời, cứ ngồi xuống và đặt cái gói lên bàn. Cái gói nầy làm cho chủ nhà ngạc nhiên 1ắm. Nàng cũng làm thinh, ngồi lại trước mặt Lưu, rồi chị người nhà bưng ra hai ly nước lạnh. Lưu lên tiếng trước: - Anh tới mãi, em có bực mình hay không? - Cũng tùy, Liễu đáp. Không hòa mà cũng không chiến. Nàng thấu cấy, hễ địch sợ mà bỏ cuộc thì thôi cũng xong, bằng hắn không sợ thì nàng thua vậy. Hòa ngay thì tự ái của nàng bị tổn thương1ắm, còn khai chiến, liệu đổ vỡ rồi phải tiếc chăng? - Ừ, cũng tùy anh làm bực mình Liễu hay không. Nhưng anh sẽ về ngay, Liễu khỏi phải tiếp anh lâu. Liễu còn hờn, nhưng lại sợ hắn về ngay. Nàng chỉ muốn hắn gỡ tội thôi để cho nàng tha thứ. Thế nên nàng mỉm cười nói: - Ðừng tưởng về ngay là em khỏi bực mình. Hăm he đó! Nhưng dầu sao, nàng đã chịu nói cái gì, và sự chịu tiếp sứ giả vẫn hơn là một cuộc cắt đứt ngoại giao. - Vâng, về ngay không đủ, còn phải tránh làm gì, nói gì không đẹp nữa chớ! Điều anh nói ra đây, không công mà cũng không phạt. Số là đêm qua anh có mua quà cho em mà quên mang đến, đêm nay anh đem vô cho em chớ không có gì. Chỉ có bấy nhiêu đó mà thôi. - Và anh sẽ về, sau câu ấy? - Ơ... hơ... ừ. - Nếu vậy, anh không có mục đích thăm em? - Anh không đám thăm thường. - Như vậy anh trao gói quà nầy cho chị Năm không được hay sao? Giọng Liễu không mỉa mai mà hóm hỉnh lắm. Nhứt là đôi mắt nàng nó ranh mãnh một cách rất dễ mê. - Ơ... hơ... đáng lý gì thì như vậy, nhưng anh cũng hy vọng được em tiếp. Nếu em không tỏ ra bực mình lắm thì anh ở lại hơi lâu một tí để uống miếng nước. Chàng đã đầu hàng rồi. Cái lý do mà chàng đưa ra để cắt nghĩa chuyến đi Bà Chiểu đêm nay là lý do láo, vì món quà chàng chỉ mới mua hồi chiều nầy thôi. Nhưng lời thú nhận sau là thành thật. Nếu Liễu không tống cổ chàng ra ngay thì chàng rất sung sướng mà ở lại. Chàng đầu hàng bằng lời thú nhận thành thật đó. Liễu bật cười rồi thì không khí tức thì hết căng thẳng liền. Nàng đưa tay ra vịn lấy gói quà mà Lưu đã đổi giấy gói, giấy trên ấy có in nhãn hiệu của tiệm bán quà, rồi hỏi: - Gì đây anh? - Em đã sờ tới nó rồi, chắc em đã đoán được. - Sách hử? - Ừ, sách dễ biết lắm. Nhưng sách gì mới được chớ? Ðố em biết. - Tiểu thuyết trinh thám? - Tới phiên em bị trinh thám ám ảnh rồi đó hả? - Sách dạy nấu ăn? - Không phải, nhưng vẫn có lý hơn là lời đoán trước, tiểu thuyết đâu có lớn khổ dữ vậy, mà cũng đâu có bìa cứng như vậy. Liễu không chịu đựng nổi lâu hơn, khúc phim treo hơi thở nầy, nên nàng mở gói ra liền. Sách khổ lớn bằng hai khổ tập học trò, bìa cứng bọc vải màu xám, chữ lõm mạ vàng. Nàng đọc tên sách: Les Non-figuratifs - À, sách hội họa. Hay quá! - Anh không rõ em thạo ngoại ngữ hay không, nhưng đây là sách hình, chữ rất ít. Ðây là sưu tập những bản ấn bản sao lại các bức họa danh tiếng của các phái. -... Trừu tượng. - Đúng. Em, cũng không dốt ngoại ngữ lắm đấy. Chắc các vị giáo sư của em sẽ cho là em đọc quyển nầy quá sớm. Nhưng không sao. Cứ xem chơi vậy thôi. Khó lòng mà bị ảnh hưởng vì những cái mà ta không thích, bằng như mà ta thích thì không có gì quá sớm cả. - Em thích tranh trừu tượng lắm! Lưu không hiểu gì về hội họa cho nhiều. Chàng thấy những học sĩ phái trừu tượng là những anh chàng loạn trí, và rất hơi hơi lo rằng Liễu không thăng bằng lắm ở tâm trí. “Nó thừa tự cái “tốc-tốc” [27] ấy của bà nội nó chăng?” Chàng tự hỏi như vậy rồi bật cười, khi nhớ ra bà nội ruột của Liễu không có điên, bà cụ trên Biên Hòa thì không liên hệ gì với nàng cả. Em nhỏ đã hết hờn rồi, không phải nhờ quà, mà tại hễ em nhỏ thì mau nguôi giận vậy thôi. - Ðêm rồi anh an giấc chớ? - Liễu hỏi. - An giấc làm sao cho được mà an. Nếu không có giới nghiêm anh đã ngồi đó tới sáng. Mà hễ thích ngồi đó thì không thích nằm trong buồng bịt bùng. - Không tin. Coi bộ anh không hoan nghinh chị Hằng lắm. - Em lầm. Ðể mùa trăng tới rồi em xem. - Ừ, em đợi xem. Chỉ có đêm nay, Lưu mới biết rõ hết phòng khách nầy. Bên phải, có một khu, bàn ghế tủ gì cũng đều là gỗ xưa. Bàn tròn cẩn ốc xa cừ, ghế ngồi cao. Một tủ sách bằng cây mun cũng cẩn ốc xa-cừ, tuy xưa mà đẹp lắm, trong ấy nhiều quyển sách lớn đóng bìa da màu, dựng đứng, quyển nầy cạnh quyển khác trong ba ngăn. Trên vách treo hai nhạc khí ta mà một có vẻ cổ kính lắm. Đó là một cây tỳ bà, còn cây đờn tranh thì chắc chỉ đồng tuổi với bàn ghế thôi, và cũng cẩn ốc xa-cừ. - Ai chơi cổ nhạc trong nhà nầy? - Lưu hỏi. - Ấy, đó là những kỷ niệm của bà nội em. Bà nội em chơi đờn tranh và tỳ bà giỏi lắm. - Vậy à? - Bà nội em rất tài tử, danh từ tài tử phải hiểu là nghệ sĩ đó nghen anh... - Ừ, anh hiểu như vậy. - Anh hiểu ngay như vậy à? Tại sao... - Danh từ tài tử có ba nghĩa, tùy theo câu chuyện mà hiểu, và anh theo dõi câu chuyện em nên anh hiểu. - Ừ, bà nội rất nghệ sĩ, bà làm thơ, bà biết vẽ nữa. - Bà nội làm thơ chữ nôm phải không em? Liễu cười rũ rượi một hơi rồi hỏi: - Bộ anh tưởng bà nội sống vào thời cụ Đồ Chiểu sao chớ! Em đã nói nếu bà nội còn sống thì năm nay bà nội sáu mươi sáu. Không đời xưa lắm như anh tưởng đâu. Tuy nhiên cũng đặc biệt vì bà nội có bằng sơ học Pháp-Việt mà thuở đó, phụ nữ mà có cái bằng ấy là trí thức rồi, hiếm hoi lắm đó. Bà nội làm giáo viên. À, mà bà nội lớn cũng vậy, hai người là bạn đồng lớp, nhưng bà nội lớn giàu có lắm nên không đi làm việc. - À... Tiếng “À” của Lưu mang một nghĩa mà chỉ có một mình chàng hiểu mà thôi. Nếu Liễu có đoán gì, thì nàng sẽ tưởng bạn nàng muốn nói: “À, té ra là bà nội là người phụ nữ theo Tây học đầu tiên” hay cái gì na ná như vậy. Nhưng không. “À” của Lưu nghĩa là: “À, thì ra mình biết thêm được nhiều chi tiết có thể rất là quan trọng, có dính líu với những gì mình định khám phá”. Bên cạnh tủ sắt là một cái tủ Bahut [28] kiểu Tàu cổ thời, cũng đóng bằng cây mun, chạm trổ tỉ mỉ, trông như là một bức màn ren với những “rua” [29] lẳn mẳn. Liễu nói: - Tất cả đều là dấu tích của một thời, trong Bahut có nhiều lọ sứ cổ lắm. Tuy tẩt cả những thứ ấy không dùng được việc gì hết, đến chiếc ghế ngồi cũng làm mỏi chơn, dựa lại rất đau lưng, vậy mà ông nội quý lắm, để dành cho các món ấy một chỗ sang trọng trong nhà. - Còn sách? Sách của ba hả? - Không phải sách đâu. Ông nội làm Đốc Phủ sứ và đó là công báo mà ông nội đóng lại kỹ lưỡng bằng bìa da. Chỉ có bà nội là đọc sách thôi, còn ông nội thì chỉ mê công văn. Lưu toan đứng lên bước lại xem nhãn sách chơi, nghe vậy thì không buồn nhúc nhích nữa. Lưu hỏi: - Tối mốt anh đến thăm em, để xem sáng hôm sau đó em có thể đi Biên Hòa với anh được hay không nhé? - Hay! Liễu reo lên. Sao lại không được? - Biết đâu em lại sẽ chẳng bận chuyện gì. - Bận gì em cũng bỏ hết, vậy nhứt định chúa nhựt đi Biên Hòa để thăm chị Bích. Mà đi với anh hả? - Cố nhiên. - Vậy anh khỏi phải hỏi lại lần chót. - Nhưng cấm anh vào thăm em tối mốt à? - Ðâu có, vu khống đi! Vào thì vào, mà không cần hỏi gì hết em sẽ bỏ hết được để đi với anh. Có chương trình gì đặc biệt không? - Thăm bà nội, thăm con Bích rồi thì về. Ta ghé dọc đường ăn trưa, ăn đỡ bánh mì thịt quay, cũng như đi cắm trại vậy mà. - Hay vô cùng. - Đi thật sớm để tránh được một chuyến nắng. Bận về thì chạy trời không khỏi nắng đó, nhưng biết sao. - Ô-kê. Vậy anh vào đây ăn sáng hồi bảy giờ nhá! - Ðồng ý! Và bây giờ anh xin về đây. - Con trai ngoan dữ! Ði lâu sợ má đánh đòn hả. - Không, là việc một ông cụ đã lẫn lụ còn đi thăm vợ, mà lại là một người điên nữa, để rồi cả con bịnh lẫn người thăm, không ai nhận ra ai hết, hai bí mật ấy hợp lại làm cho trí tưởng tượng phong phú của tuổi trẻ thoáng thấy một tấn bi kịch gia đình nào, thu hút hắn vào người mới quen còn mạnh gắp mười nhan sắc trung bình của thiếu nữ nữa. Lẽo đẽo theo sau nàng, mà đi thụt ra đằng sau hai ông cháu, chớ không dám đi hàng ba như khi nãy nữa, và bước được vài mươi bước, Lưu thỏ thẻ nói: - Cô ơi, xin cô tha tội cho tôi! Thiếu nữ đã dịu được cơn giận dữ, vì cảm tình với người con trai nầy cũng có, mà vì thấy rằng sự hiểu lầm của hắn cũng không có gì là cố ý, bởi tình trạng gia đình của nàng quá đặc biệt, ai mà hiểu rõ cho được, qua thố lộ kỳ lạ của nàng, thế nên nàng đáp: - Không hề gì, miễn ông bỏ ngộ nhận của ông. Lưu chưa lấy lại được trọn vẹn cảm tình của người thiếu nữ nầy, vì lối xưng hô nước lã vẫn còn được cô ta dùng. Mặc dầu vậy, chàng cũng tiến lên để đi hàng ba như khi nãy. Chàng thấy cô ta châu mày, nhưng không nói gì, không phản đối, và mặt cô ta buồn dàu dàu. Chàng lại nói lên một câu mà nếu ai nghe được, chắc họ buồn cười lắm, vì đó không phải là một lối xin lỗi khôn khéo, câu ấy không ăn nhằm gì với cuộc xung đột nhỏ vừa mới xảy ra giữa hai người. Câu đó là thế nầy: - Cô ơi, em gái tôi, tôi thương nó lắm. Vậy mà đó là một thủ đoạn rất giảo quyệt của thanh niên nầy. Chàng đã tin chắc rằng thiếu nữ nầy thương xót em chàng một cách thành thật, nghĩa là nàng nhiều tình cảm lắm, nên chàng mới đánh vào nhược điểm ấy của nàng. Chàng đánh trúng ngay bon, vì quả nhiên thiếu nữ đổi giọng rồi nói, nói khẽ như nói một mình:le='height:10px;'>
Bà thứ nhứt, bà vợ ồng, mà ngày kia thì anh sẽ lập gia hì cần giao thiệp. Bà mẹ của Liễu rất ng thăm chị ấy! Bịnh tâm trí kéo d&ag biết khiêu vũ, thạo nghi lễ với xã giao qười, như trường hợp của bà nội 1ớn của ee; Long thật sự, không có gì lạ cả.<ời điên giống như người chết, tệ hơn ngườợc trọng nể, vì bà có con trai, ngưgười chết mà không hề có bắt buộcu nầy được cha mẹ cho đi Pháp để trốn lính, ngay hồi cậu ta mới mười bốn tuổi. Nghe đâu cậu ta đã điên hết hai năm. Các y sĩ cho rằng đó là một trường hợp rất thường xảy ra. Khi mà một thiếu niên đi du học xa gia đình quá sớm, hắn bị lạc hướng, và sự thiếu tình thương làm cho hắn mất thăng bằng về tâm trí. Nhưng rồi hắn khỏi, học hành như thường trong mấy năm, cho đến lúc hắn trưởng thành mới đậu cái bằng Tú tài I thì hắn đổ đốn ra, ăn chơi không can được. Những điều ấy, Lưu cũng đã tự nhiên mà biết chớ chàng chưa hề điều tra về gia đình Liễu, trừ vụ bà nội lớn của nàng. Những người danh tiếng không còn đời tư nữa. Bất kỳ chuyện gì thuộc về họ cũng là quốc gia đại sự cả, mà người ta tò mò để biết, và để phổ biến ra cho đỡ ngứa miệng. Nhứt là chuyện xấu. Đó cũng là một lối trả thù của quần chúng, tò mò không ác ý, nhưng một khi biết được rồi, mà nếu có chuyện không hay là họ không tha cho đâu. Chẳng hạn như vụ cậu bé đi du hrave;ng tiếp, như anh thấy, cũng không còn bao lâu nữa sẽ về núi. Ba em, chú, cô em đều bận sống, mà rồi ngày kia chắc em cũng không còn rảnh rang. Như vậy bà nội lớn của em sẽ bị bỏ rơi. Em không thương sao được. Em đâu có thể nhờ người thứ nhì nào khác lên đây thăm bà. Thiếu nữ cũng nói ra ý nghĩ của Lưu trên đây, Lưu ngạc nhiên vì không hiểu tình thương của gia đình đối với con bịnh, còn thiếu nữ thì cắt nghĩa tình thương ấy, tuy ổn nhưng không hữu lý cho lắm. Ổn! Ổn vì con bịnh bị bỏ rơi nên chàng thương. Nhưng tại sao kẻ không dính líu đến con bịnh lại thương con bịnh? Ổn mà không hữu lý là vì thế. - Bà nội ruột của cô đã kể gì? - À, em nói không có đầu có đuôi. Ông nội của em chỉ mới lẫn lụ từ một năm nay thôi... - Cụ đã thọ được bao nhiêu rồi cô? - Dạ bảy mươi mốt. Còn bà nội ruột của em với bà nội 1ớn của em đồng niên với nhau là sáu mươi sáu. - Tôi cứ ngắt lời cô mãi, xin cô miễn phiền. - Không hề gì. Cho tới năm ngoái đây, mặc dầu chưa lẫn, ông nội em cũng đã quá yếu lắm rồi, nhưng tới kỳ thì cứ đòi đi thăm bà nội lớn của em, và dĩ nhiên là bắt em đưa đi. Em còn một người anh nhưng anh ấy đã đi du học hơn bốn năm rồi. Lắm khi em bực mình, hỏi sao em lại phải làm cái phận sự không phải là phận sự ấy. Bà nội ruột của em, còn sanh tiền năm kia, đã giải thích rằng bà nội với bà nội lớn của em là một đôi bạn gái rất thân, thì đó là phận sự của bà, mà bà cũng đã yếu lắm thì nhờ con, nhờ cháu vậy. Vả lại, bà lại giải thích thêm, em đi là để bảo vệ ông nội em, không dám giao phó cho người tài xế không đáng tin cậy lắm, chớ không phải để thăm viếng ai. Thăm viếng là công việc của ông nội em. Ban đầu thì như vậy. Nhưng mà đi một lần rồi thì em đâm ra thương bà nội lớn em quá, vì vậy mà giờ ông nội em đã lẫn lụ rồi mà em vẫn đưa ông nội em đi, đây là một cuộc hành hương đó anh à. - Nhưng tôi mới gặp cô tuần trước đây, cô có nhớ ra hay không? - Vâng, em nhớ, và em đã nhận diện được anh ngay khi nãy. - Cám ơn cô. - Vâng, tuần trước em đã đi... một mình, định rằng từ đây em cứ đi một mình thôi, nhưng rồi em lại đau xót quá nên tuần nầy em phải đưa ông nội em lên đây. Mấy năm trước lần nào bà nội ruột của em cũng cố ngăn ông nội em đi, vì thấy ông đã yếu, sợ ông mệt, chớ không phải vì ghen tương đâu, vì ông nội em đi thăm bà nội lớn của em như vậy đã bốn mươi lăm năm rồi, hồi ba em chưa ra đời lận. - Bốn mươi lăm năm? - Ừ. - Trời ơi, ngót nửa thế kỷ! Thuở cả hai chúng ta còn ở trong cỏi u minh nào không rõ! - Ừ, thuở ba má em còn chưa sanh ra lận kia mà! - Trời ơi, tôi thật không dè trên đời nầy lại có được một tình thương dai dẳng đến như thế. - Cứ theo 1ời bà nội ruột của em thì ông nội em cưới bà nội lớn của em được một năm rồi thì bà mất trí. Ông nội em đợi hai năm, nghe nhà thương nói rằng không hy vọng gì, nên ông nội em mới cưới bà nội ruột của em đó anh à. - Vậy à? Hèn chi! Bây giờ tôi mới hiểu tại sao mà bà nội nhỏ lại không phải là vợ thứ của ông cụ. Vâng, bà nội ruột cô là vợ kế chớ không phải vợ thứ. - Đúng như vậy. - Một lần nữa tôi xin cô thứ lỗi cho tôi. - Chuyện đó đã qua rồi, còn trở lại làm gì! Bà nội lớn của em còn khỏe ghê lắm anh à, bà ắt còn sống nhiều năm nữa. Bác sĩ bảo rằng sức khỏe về thể chất đôi khi không đi đôi với sức khỏe tâm trí, và bà nội lớn của em mặc dầu đã hết hy vọng trở về thế giới tri giác, vẫn có thể rất trường thọ. Em nghĩ đến ngày em không còn rảnh rang nữa, chẳng hạn như em đi lấy chồng rồi đùm đề con dại, em thương xót bà nội lớn của em quá. Bà sẽ bơ vơ ở đây một mình, như là xác chết dưới mồ hoang, mả lạnh, bị cả thế gian quên mất rằng trên đời có bà. Phía bên bà, bà còn có cháu kêu bằng bà dì, bằng bà cô, nhưng họ xa lạ với bà quá... Cô gái nghẹn ngào ở câu cuối cùng nầy, có lẽ còn dài nữa. Lưu nói cho có chuyện để mà nói: - Họ hẳn không xa lạ bằng cô. - Anh lầm. Em mời anh đi theo em vào buồng của bà nội 1ớn của em. Anh sẽ thấy rằng chẳng những em gần bà mà thôi, mà cả anh cũng sẽ gần nữa. Ai mà chứng kiến một lần cuộc thăm viếng kỳ lạ của ông nội em thì nghe mình không thể quên con bịnh được nữa. Lưu mừng không thể tả. Đó là mục đích của ch&agi họ, vì còn biết nói gì với nhau nữa bây giờ. Ông Long hỏi con: - Con học hành như thường chớ? - Dạ, như thường ba à. - Tối mai, má con định rước con về ngoài ấy ăn cơm rồi đi xi-nê. Nhưng nhà ông Nhâm lại có tiếp tân. Má con bỏ chương trình trước, nhưng vẫn rước con đi. Ba với má thấy rằng con phải bắt đầu giao thiệp nên cuộc tiếp tân ấy sẽ có con. - Dạ. Ðoạn quay qua Lưu, ông hỏi, mà vẫn hỏi con ông: - Còn cậu em đây là bạn học của con hả? - Dạ không, anh Lưu là sinh viên Luật-khoa Đại-học. Con mới quen anh Lưu trên Biên-Hòa, hôm con thăm bà nội lớn kỳ rồi. Ông Long đang tươi cười với khách bỗng sa sầm nét mặt lại rồi châu mày. Ông nhìn gạch vài giây, đoạn đưa tay ra bắt tay Lưu: - Cậu ở chơi. Rồi ông nói với Liễu: - Con nhớ, tối mai phải sẵn sàng hồi tám giờ kém mười. - Dạ. Ông Long đi ra khỏi phòng khách và Lưu nghe nhẹ cả người. Suốt thời gian ngắn ngủi mà ông ấy cau mặt, chàng nghe khó thở vô cùng. Chàng nói với Liễu: - Em thấy không? Có chuyện bất ngờ là mai em bận. - Ðâu có. Ði với má là tối mai lận kia chớ. Sáng mai em vẫn đi với anh như thường. - Không để dành sức khỏe để đi đến cái đám tiếp tân ấy à? - Em đâu có phải là bà già. - Sợ có khiêu vũ rồi em ở khuya. - Không, em không biết nhảy. - Nhưng thôi anh cũng về, để em nghỉ sớm. - Sáng mai, bảy giờ, ăn sáng ở đây nhé. - Ô-kê. Đôi bạn ra sân thì không thấy xe ông Long còn đậu nơi đó nữa. Lần nầy Liễu cũng tiễn bạn ra tới lề cỏ, cũng vịn ghi-đông như trước, nhưng Lưu không vui. Không, chàng không buồn vì sự lạt lẽo của thân phụ của Liễu. Chàng biết rằng một ông cha gần năm mươi xem bạn của con gái thứ của ông chỉ là một trẻ con thôi, mặc dầu chàng đã hăm ba rồi. Họ quen xem con họ trẻ con thì bạn của con họ cũng bị bỏ chung vào một bị với con họ. Nhiều người, nhứt là những bà mẹ, đến khi con họ có chồng có vợ rồi mà họ vẫn cứ xem chúng là trẻ con mãi, huống hồ gì cô bé Liễu nầy chỉ vừa mới thôi khóc vòi tiền chừng một năm nay thôi. Nhưng chàng không thể không nghĩ ngợi nhiều quá về sự sa sầm nét mặt của ông Long, khi con ông cho ông biết trong trường hợp nào mà nàng quen với chàng. Rõ ràng là ông ấy không hài lòng bị người khác biết chuyện nhà ông. Đó là điều dĩ nhiên, ai cũng thế cả. Nhưng người ta không đến nỗi bất mãn ra mặt như vậy đâu. Có lẽ con người lịch thiệp nầy sợ hãi quá đến đỗi quên mất việc giấu giếm tình cảm ông, để lộ nó ra ngoài, đó là một sơ hở mà những kẻ thạo đời ít khi phạm và họ chỉ phạm khi nào họ quá bối rối mà thôi. Nhưng tại sao ông ấy lại quá bối rối? Cái bà cụ điên trên Biên Hòa không dính líu gì tới gia đình bên ông cả, mà mẹ của ông cũng không phải là vợ bé của ông cụ trong buồng kia nữa. Nếu nói không đẹp bao nhiêu thì hẳn là không đẹp. Nhưng cũng không phải là chuyện xấu xa. Hẳn ông phải biết rằng đời tư của ông hiện giờ không còn là bí mật đối với ai cả, mà cái đời tư nầy, sánh với bịnh tâm trí của bà cụ xa lạ kia, sánh với gia đạo của cha ông, cũ gần nửa thế kỷ, cái đời tư nầy còn bẩn thỉu gấp mười lần hơn. Nếu ông biết xấu hổ thì ông đã lì rồi, không thể cuống cuồng lên vì một chuyện không đâu như vậy. Một lẫn nữa, Lưu1ại nghĩ đến cái giả thuyết của chàng mà ban đầu chàng buồn cười cho chàng, thấy rằng chẳng qua là óc tưởng tượng quá phong phú của tuổi trẻ đã dựng đứng lên mà thôi. Ðó là một tấn bi kịch trong gia đình Liễu, thế hệ người thứ ba không biết gì cả, nhưng thế hệ thứ nhì đã biết về bí mật của thế hệ thứ nhứt là thế hệ ông cụ lẫn lụ và bà cụ mất trí. Liễu ngộ nhân, ngỡ bạn nàng buồn vì không được cha nàng đón tiếp niềm nở lắm, nên nàng cố giải thích một cách kín đáo và gián tiếp: - Ba em bận lo nghĩ về công việc làm ăn quá, không có thì giờ nhiều cho con cái, mọi lần ổng không ra về sớm như vậy. Chắc ổng muốn cho tụi mình tự do và anh được thoải mái. Vô tình, Liễu làm cho Lưu phải nghĩ ngợi nhiều hơn nữa: “Mọi lần ổng không có ra về sớm như vậy”. Thế nghĩa là lần nầy ổng chạy trốn đó. Ổng trốn một cái gì ổng sợ, ổng trốn người mà ổng sợ. - Thôrave;ng, chàng 1ẽo đẽo theo thiếu nữ vì mong mỏi được biết thêm cái gì, cái đó có thể là ở tại buồng của bịnh nhân cũng nên, nhưng chàng đã bươi trí từ nãy giờ mà không tìm được cớ gì chánh đáng để xin cái ơn huệ nầy mà đến phút chót chàng lại nhận được một cách bất ngờ. Vâng, đây là phút chót và thiếu nữ đang xoay trở để giúp ông nàng bước lên thềm của trại bịnh. Lưu giành lấy công việc ấy để giúp cô gái, và chàng rất lo rằng lần sau không có chàng, ông cụ có thể ngã lắm, bởi ông thì như đứa trẻ mới biết đi lững chững mà lại nặng cân quá thì cô gái yếu đuối nầy làm thế nào mà đỡ nổi ông nếu ông rủi ro vấp chân khi leo mấy bực tam cấp nầy. Lưu lắng nghe xem bây giờ lòng chàng thế nào, nhìn người bạn đi bên cạnh chàng. Thật là khác trước nhiều lắm. Bây giờ chàng đã quen thân với nàng, đã thầm yêu nàng và cảm nghe chắc chắn rằng nàng cũng thầm yêu chàng. Vậy mà sao không được êm dịu như trước nữa. Trước thì ban đầu, nàng là một bí mật dễ thương gợi tò mò. Chàng bị xúc động ngày gặp nàng lần đầu, rồi về nhà, buồn một nỗi bùi ngùi rất là dễ chịu. Lần thứ nhì, chàng nghĩ đến “duyên trời định” vì cuộc tái ngộ hi hữu đó. Rồi chàng tò mò hơn khi biết lõm bõm về nàng. Chứng kiến buổi giáp mặt câm lặng của hai người già mất trí, chàng tò mò hơn nữa. Đồng thời chàng cũng đã nghe yêu người thiếu nữ mà chàng vừa được biết tên mặc dầu chàng nói láo với mình rằng nàng thu hút chàng chỉ vì bí mật gia đình của nàng mà thôi. Tình yêu chớm nở ấy không sâu đậm như bây giờ, nhưng sao mà nghe nó thơ mộng quá, nhứt là bây giờ đây, khi mà buổi ban đầu không còn nữa. Khi đôi bạn bước qua cầu gỗ, và nhìn nước suối chảy dưới cầu, Lưu ngậm ngùi lắm mà nghĩ đến cái triết lý vặt nầy là kiếp phù du của con người. Con người phù du lắm, và dĩ nhiên tình cảm của họ cũng phù du còn hơn là kiếp sống của họ nữa. Chàng đã chợt thấy cái chết của hiện tại, của cái hiện tại của mấy tuần lễ trước, lòng chàng như không còn như hôm ấy nữa, lòng chàng giống hệt dòng suối chảy dưới cầu nầy, nước của giây phút nầy đi luôn, không bao giờ trở lại nữa cả. Cái chết của hiện tại? Vâng, hiện tại chỉ sống được có một giây thôi, và mỗi ngày, những kẻ thích suy tư hẳn đã chứng kiến không biết bao nhiêu là đám ma của bao nhiêu hiện tại. Những hiện tại của buổi sáng nầy, nãy giờ chúng đã lăn đùng ra mà chết không biết bao nhiêu là đứa rồi, thì hiện tại của nửa thế kỷ trước có dính líu gì đến đời ta? Nếu có tấn bi kịch nào trong gia đình Liễu thì mồ của bi kịch ấy đã xanh cỏ năm mươi mùa rồi, đào lên chưa chắc đã tìm được tro tàn! Thì nó còn dính líu gì với đời Liễu, với mối tình của chàng? Thì thắc mắc về chuyện cũ làm gì? Hiện tại nối tiếp nhau mà chết, chính ta, khi nãy cảm nghĩ khác, ý tìde;ng đau thương nào bỗng sống dậy. Và Liễu vẫn của ông nội em thì nghe mình khô tiên nàng có làm gì khô'height:10px;'>
Chàng day lại nhìn thiếucirc;y một lát nghen em? - Ừ, em rất thèm đứng trên cầu nầy, nhưng lần nào cũng bận dìu ông nội nên em không có dịp. Ðôi bạn tỳ tay lên lan can cầu, nhìn dòng nước rồi Liễu nói: - Một con suối chảy trong sân nhà, thật là thơ. Nhưng trong nước chắc chỉ có nhà thương nầy là được cái ưu thế nầy thôi. - Không, anh đã thấy có nhà người khác, người tư nhơn, được một con suối chảy trong sân. Nhưng điều kiện là đất cất nhà phải thật lớn. - Cái ông nào cất nhà thương nầy ngày xưa hẳn là có tâm hồn thi sĩ lắm. - Chưa chắc đâu. Mà anh tin là trái lại nữa là khác. - Bằng cớ? - Nơi nầy, ngày xưa hẳn là hoang địa, bằng cớ 1à con suối nầy. - Ừ. - Mà hoang địa hẳn phải có cây cối. - Ừ. - Nhưng trong mà thương, em nhìn khắp nơi xem có cây cổ thụ nào hay không? - Em đã nhìn rồi, chỉ có cây mới trồng thôi, vài mươi năm là cao niên lắm. - Thế nghĩa là ông ấy đã đốn tất cả cây ở đây. - Anh nói có lý. - Mà cây rừng hoặc cây chồi ở miền Đông, lắm thứ đẹp lắm. - Ừ. - Thế là ông ta không thi sĩ chút nào hết. Sở dĩ con suối nầy mà còn, thì chỉ vì lấp con suối tốn tiền lắm, và nhà nước cũng cấm nữa. - Nhà nước cấm lấp suối? - Chớ sao, bất kỳ sông ngòi, mạch nước nào dầu nhỏ dầu lớn cũng không ai được lấp, trừ nhà nước thôi, các dòng nước lớn nhỏ ấy có liên hệ tới đời sống kinh tế trong nước, tới công nghiệp, tới an ninh của vùng khác có thể bị ngập nếu có một đòng nước nào đó ứ dọng lại. Em không thấy hay sao là có những cái cầu đáng giá mấy chục muôn bạc mà chỉ để dùng đi qua một con suối nhỏ bằng bàn tay? - Ừ, em quên mất điều đó. Thình lình Liễu vụt cười khan lên: - Gì mà vui dữ vậy người lớn? Hôm nay Liễu quả có vẻ người lớn. Nàng mặc duýp [31] xám rộng, sơ-mi đỏ, hết trẻ con như là mặc camisole, hay din [32]. - Anh có thấy xưởng vẽ của mẩy người bịnh ở đây hay không? - Ở đây có xưởng vẽ nữa sao? - Có. - Chắc để cho mấy ông họa sĩ bịnh họ giải trí? - Ðâu phải. Nghe các ông ấy nói thì môn vẽ là một lối thám hiểm mới và trị liệu mới và y khoa dùng những bức họa của người điên để thăm dò tiềm thức của họ, để biết uất khí, biết sự nén tâm của con bịnh. Ðồng thời sự nén tâm ấy cũng có thể do ngòi bút mà xì ra và tiềm thức bị đè nén của con bịnh được tháo cũi sổ lồng. Thành ra con bịnh nào cũng phải biết vẽ hết. Em cười vì em nhớ đã xem một bức họa. Ông họa sĩ ấy vẽ cái cầu nầy mà ra một cánh cửa ngục. - Ngộ lắm. Có họa sĩ thứ chánh hiệu hay không? - Có chớ! - Họ vẽ thế nào? - Họ vẽ điên loạn lên, còn bí hiểm hơn Braque [33] nữa. Lưu nhìn trừng trừng vào mắt bạn. Chàng đã ngỡ các họa sĩ trừu tượng, anh nào cũng rối loạn tâm trí cả mà cái điều Liễu vừa nói, làm cho chàng càng tin như vậy hơn. Và chàng bất giác muốn tìm biết tâm trí của Liễu coi có vững hay không, qua đôi mắt nàng. - Gì mà anh nhìn em trân trối vậy? Cái miệng cười của Liễu, Lưu thấy rất muốn cắn vào đó một cái. Thành thử chàng trở về với thực tại ngay và đáp trớ đi: - Anh thấy em đẹp lắm. - Em ce;nh phố mà nói. Bên nầy tức là bên trung ương thành phố Gia Ðịnh. - Chắc cô ở đó đã lâu lắm rồi chớ không phải mới tới? - Đúng. Nhưng gì làm cho anh đoán như vậy? - Cô dùng toàn địa danh cũ. Chẳng hạn Gia Ðịnh, cô gọi bằng Bà Chiểu, đại lộ Bạch Đằng, cô kêu bằng đường Hàng Thị, còn cái Hàng Sanh ấy nữa. Liễu cười giòn lên mà rằng: - Em đã quen miệng rồi. Thuở em còn bé, người trong vùng kêu như vậy. Anh thật có tài trinh thám. Lưu cũng cười, và nói: - Tôi rất muốn có tài đó, chỉ lo rơi vào câu lạc bộ bảy người mà thôi. - Câu lạc bộ bảy người là gì? - Chuyện dài lắm, và buồn cười lắm, để hôm nào tôi kể cô nghe. - Em chỉ nhà chưa trọn. Hay là để em thử tài trinh thám của anh chơi. Anh cứ tìm, mà không giao hỏi thăm ai hết. - Tôi sẽ tìm ra cho cô coi. - À, anh có đến thì đến ban đêm, sau 8 giờ rưỡi, vì ban ngày em bận đi học. - Nhưng đường Hàng Sanh hay Hàng Xanh?
- Tôi xin lỗi chị, tôi cứ ngỡ chị đi thăm cô gái chung buồng với tôi. Lưu giới thiệu: - Liễu, bạn của anh. Liễu bước tới cầm cánh tay ở không của Bích, Bích hạ giỏ xuống gạch rồi vịn lấy vai Liễu mà nói: - Tôi không tin rằng tôi nhớ hết chuyện cũ. Hình như chị mới quen với anh tôi đây? - Ðúng như vậy, và chị đã khỏi hẳn rồi đó. Trông chị y như là tôi. - Đây chị ngồi đây. Bích kéo chiếc ghế độc nhứt của giường nàng mà mời khách, nhưng Liễu kéo bạn lại ngồi ở mép giường rồi nói: - Ðể ghế cho anh ấy, hai chị em mình ngồi đây. Sao, nhớ má hôn? Chắc vài bữa chị về? - Nhớ lắm! Ừ, chắc vài bữa tôi về. Chị tới chơi thường nhá! - Cố nhiên. Liễu rất muốn tới nhà Lưu, nhưng chàng cứ ngăn mãi vì chàng lo rằng tình yêu chưa sâu của Liễu có thể bị cảnh lụm thụm của gia đình chàng làm cho lợt đi. Con của một tỷ phú chắc không hoan nghinh lắm một hiệu ba-da ngoại ô. Trong khi đó thì Liễu hồ nghi đủ thứ. Nàng hồ nghi LưLiễu hay là không. Nơi người con trai nầy rất nhiều mâu thuẫn xung đột ngấm ngầm với nhau. Hắn bị Âu hóa rất đậm ở vài điểm nhưng trái lại, nơi vài điểm khác, hắn rất là Việt Nam, rất là Á Đông. Chẳng bạn như vấn đề trai gái đánh bạn với nhau. Chàng không quan niệm có tình bạn suông giữa trai gái được. Người ta đánh bạn với nhau luôn luôn có hậu ý. Rồi sau một thời gian tìm biết nhau, không yêu nhau được, người ta bắt buộc phải tiếp tục tình bạn một cách chán phèo trong giả dối. Vì quan niệm như vậy nên chàng chưa hề có bạn gái bởi cái lẽ rất giản dị là chàng không buồn tìm bạn gái. Chàng định làm quen với Liễu chỉ vì bí mật mà chàng thoáng thấy, với lại chàng ngỡ rằng chàng đã hơi yêu Liễu. Nhưng rồi chàng không dám tin lắm là mình yêu. Nhứt định là trọn đời, chàng sẽ không qua đường với ai cả, từ ngày mà em gái chàng bắt đầu đau khổ vì tình. Đó là một kinh nghiệm gần như là bản thân. Chàng đã đau niềm đau của em gái chàng thì không thể nào chàng bắt người khác đau như vậy. “Mình có thật yêu Liễu hay không?” Ðó là câu hỏi hằng ngày hằng đêm của người con trai nầy, câu hỏi nó ám ảnh chàng cả khi chàng ngồi nghe giảng trong giảng đường Luật Khoa nữa. “Đành rằng mình phải biết rõ nó hơn, mới nói chuyện yêu đương một cách nghiêm trang, nhưng đó 1à giai đoạn của lý trí. Giai đoạn đầu, riêng biệt của tình cảm, mình có yêu nó hay không từ lúc mới gặp gỡ lần đầu?”. “Mình tin rằng có tiếng sét ái tình và phải nghe yêu ngay ai thì mới thật là yêu, còn tìm hiểu nhau để đi đến hôn nhơn hay không, thì đó là chuyện khác nữa. Nếu không nghe yêu tức khắc thì không nên tìm biết ai cho mất thì giờ”. Hằng đêm, người sinh viên nầy cứ cố thử “thấy lại” người thiếu nữ ấy xem sao. Cả hai lần, nàng đều mặc camisole [2] màu mỡ gà, có lẽ may bằng một thứ vải gì như là tussor-shantung [3], nhưng lần đầu chiếc camisole của nàng là thứ camisole tối tân, có lằn xếp lớn nơi cái eo và dưới trôn không có bó lắm. Lần sau, nàng mặc camisole xưa, chỉ mới xưa có một năm thôi, nhưng trong giới theo mốt, xưa một năm là xưa lắm rồi đó. Tuy nhiên nhờ xưa nên rất hợp với cảnh. Lần sau là một đứa cháu bé gái dìu ông nó đi, mà chiếc camisole xưa rất là ngây thơ, cho người mặc áo ấy một phong cách học trò rất là dễ thương. Hình dung ra chiếc áo camisole của thiếu nữ, nghĩ đến tên của chiếc áo. Lưu bỗng bật cười. Hồi Pháp thuộc, nhà thương điên Biên Hòa, cấm các ký giả viết phóng sự về nhà thương vì thuở ấy y học tâm bệnh chỉ biết có hai trị liệu dã man, xịt nước và bắt con bịnh mặc một thứ áo tên là camisole de force [4] mà ta dịch rất đúng là “áo bó”. “A... ha... ha... mặc camisole để đến một nơi mà ngày xưa người ta chuyên mặc camiso1e de force!” Liễu mặc camisole rất đẹp. Ấy, mỗi loại áo chỉ có một số người là mặc nó vào trông đẹp mà thôi, chớ không phải bất cứ ai cũng có thể mặc bất cứ kiểu áo nào hết đâu. Nhiều cô gái thô kệch, đen đúa, mặc đầm thì đỡ xấu xí hơn là mặc áo dài ta. Trái lại những cô gái quá mình hạc xương mai, chỉ có thể coi được khi mặc ta mà thôi. Muốn mặc camisole cho đẹp, không được gầy lắm, mà cũng không được béo lắm, bé nhỏ quá cũng không xong, mà cao lỏng khỏng lại càng dị kỳ hơn. Đã gọi là áo bó thì nó bó thật đấy. Mà hễ nó bó thì không giấu được cái gì hết, và nếu thân thể của cô gái nào mà suông như chiếc gối thì không làm sao mà độn nó có eo được. Nhiều thiếu nữ người mình, mặc camisole, lại mang dép. Cho dẫu là dép mắc tiền đến đâu, trông cũng cứ như là họ mặc bi-da-ma ở nhà. Có cô lại đi giày y ta-lông [5]. Đâu có được. Camisole là áo thiếu nữ, mà thiếu nữ thì chỉ đi giày đơ-mi ta-lông thôi. Liễu đã ăn mặc đúng điệu nên phục sức của nàng không chỗ chê. Nàng không có đánh phấn và chắc mộ thể thao nên hơi đen. Ðó là nước da đen “duyên” mà trời cho nàng, nước da mà nhiều cô phải giả tạo bằng thuốc, vì con trai bây giờ rất mê cái đen duyên ấy! Chắc là Liễu sẽ còn lớn nữa, và chừng ấy, nàng sẽ thanh lịch kinh hồn. Chỉ có người phụ nữ nào cao lớn mới thanh lịch được. Chàng đoán rằng Liễu sẽ còn lớn nữa vì giờ nàng đã trung bình rồi, đối với tầm vóc một phụ nữ Việt Nam, mà nàng thì mới có mười tám thôi. Vả lại ông nội của nàng lớn người lắm. Bà nội lớn cũng cao lớn, và chắc bà nội ruột, cha mẹ nàng cũng thế, vì thường thường người ta hay tìm vợ tìm chồng cho xứng với nhau về vóc dáng. Liễu chỉ ngây thơ vì còn quá trẻ thôi, chớ đó là một gương mặt láu lỉnh và thông minh, không cười cũng cứ thấy là nàng vui vẻ mà cả cho đến khi nàng xụ mặt giận dữ, cũng không thấy nét nào ác hiểm lẩn lút trên đó. “Mình có bị tiếng sét hay không? Nếu không, sao mình lại nhận diện được nó khi gặp nhau lần thứ nhì? Nếu không sao một trăng rồi, mình cứ nghĩ mãi đến nó, không giờ phút nào mà cô bé ấy không lởn vởn trong tâm trí của mình!” Lưu quyết định đi thăm Liễu trưa mai nầy. Bỗng chợt nhớ ra lời dặn của nàng, chàng dời buổi thăm viếng lại tối mai. Tuy nhiên, sáng mai không có buổi học, chàng sẽ đi vào trong ấy. Chàng phải trổ tài trinh thám thì không thể trổ tài ban đêm được vì chỗ ấy không được sáng đèn lắm. Phải tìm nhà ban ngày trước để có đi thăm bạn ban đêm thì biết nơi mà đến cho đúng chỗ ngay. Nhớ lại cuộc thử thách của cô bé, Lưu buồn cười và thích chí lắm. Nàng rắn mắc một cách rất dễ ưa, trẻ con một cách ngộ nghĩnh quá. Người sinh viên Luật khoa nầy ra đi hồi chín giờ cho chắc ăn. Liễu có thể đi học trễ mà chàng thì không thích bị nàng bắt gặp đang ngơ ngác tìm nhà. Bà Chiểu với Sàigòn, chỉ cách nhau một cuốc Taxi mười hai đồng thế mà ở đây có không khí tỉnh rõ rệt. Lưu nhớ ra rằng Liễu không cho chàng được phép hỏi thăm ai. Hỏi thăm ai? Vâng đó là một điều chỉ có thể làm được ở tỉnh thôi, chớ ở đô thành thì không mong hỏi thăm ai về nhà của người nào cả. Người trinh thám hạng bét của một nước thái bình yên ổn nhứt cũng tìm được nhà Liễu, nếu người ấy thông minh. Nàng đã nói rằng nàng ở đây từ bé đến lớn thì ngôi nhà hẳn phải cũ. Mà ở đây chỉ có một ngôi biệt thự cũ thôi. Đó là một ngôi nhà cất bằng gạch, nhưng lối kiến trúc lại nhại lối châlet bằng gỗ của xứ Thụy Sĩ. Nhưng châlet Thụy Sĩ luôn luôn cất trên núi mà ngôi biệt thự nầy lại xây trên một đám đất nê địa, nên trông hơi dị kỳ. Phải, ở đây là nê địa vì đó là đất bờ rạch. Và phải biết rằng rạch Sàigòn giống rạch Hậu Giang, bờ rạch là đà mặt nước chớ không phải rất cao như các bờ rạch miền Đông. Tuy nhiên, địa thế nầy giúp cho ngôi nhà rất nên thơ, khi nước lớn, bùn non ở mé rạch bị nước che lấp hết trông như nhà cất dựa bờ hồ nào. Một cây phượng vĩ tàng xanh đang nhuộm máu và soi bóng trên mặt rạch phẳng lì. Chỉ khi nào nước ròng, chảy mau, thì mặt rạch mới bị xao xuyến mà thôi. Đó là cảnh bên hông trái của ngôi nhà, tức bên phải của khách đứng ngoài nhìn vào. Bên phải của châlet giả nầy, Lưu thấy nhà xe và chiếc Simca 9 cũ nằm yên trong đó. Ấy, dấu vết ràng ràng như vậy thì họa là có mù mới tìm không được. Nhà vắng hoe. Ngoài vườn cũng không thấy bóng người bóng vật nào cả. Ðó là một ngôi nhà xa lạ, mà có lẽ chàng đã thấy hàng trăm lần rồi, một cách dửng dưng, nhưng hôm nay bỗng nhiên sao mà nó như là có hồn và chàng nghe ngôi nhà nầy thân yêu với chàng không biết bao nhiêu mà nói. ° ° ° ° ° Tám giờ đêm. Dưới nhà, cửa đóng nhưng bên trong sáng đèn. Trên lầu, các cửa sổ đều mở có ánh đèn chong. Chỉ bây giờ, Lưu mới chợt thấy là nhà nầy thật là nhà Tây: cửa sổ không có chấn song sắt, trái với nhà của ta, kể cả những ngôi biệt thự to lớn và tối tân. Xứ ta ngay hồi không có chiến tranh, cũng trộm cướp như rươi [6] nên ta đành phải cất nhà tù mà ở chăng? Cửa sổ không chấn song sắt làm nổi bật lên giá trị của bức màn, và trông sang trọng vô cùng, bức màn sang trọng, khung cửa sang trọng, ngôi nhà cũng hưởng lây vẻ sang trọng ấy. Lưu đẩy xe lên lề cỏ, đạp bàn chống xuống, khóa xe lại rồi bước tới trụ cổng để bấm chuông. Có tiếng chó sủa, nhưng bị bịt câm mồm ngay, rồi một chị người nhà chạy ra. Chị ta lặng lẽ chào khách, do dự giây lát rồi hỏi: - Thưa thầy, thầy tìm nhà ai? Lưu có cảm giác rằng nhà nầy không bao giờ có khách hay sao mà chị người mà nầy hơi ngạc nhiên, hơi sợ hãi và đã do dự khá lâu: - Tôi là bạn của cô Liễu. - Dạ, nhưng tôi báo tên ai? À, thì ra nhà nầy vẫn có khách. Câu hỏi của chị người nhà rất là Tây, chứng tỏ rằng chị ta thạo tiếp khách lắm, mà toàn 1à khách phải được báo tên với chủ nhà hẳn hòi. - Chị cứ nói người ở nhà thương Biên Hòa. - À, ra vậy. Chị ta mở cổng cho khách vào, và khôn ngoan, chị dông đi thật lẹ. Đó là lối bỏ khách khéo léo, hắn đứng chờ mà không tức mình, vì thấy rằng chị kia bận chạy vòng để vào trong báo tin, chớ không phải bỏ bê khách. Nếu chị ta đưa khách thẳng tới cửa, rủi trong nhà không chịu mở vì không biết khách là ai, bởi cái tên lạ hoắc, thì chị ta sẽ phải ngỡ ngàng với khách. Nhưng chàng không phải đợi lâu. Chàng đứng trước cửa chánh chỉ đâu lối một phút thôi thì cửa lớn mở ra và chính chị người nhà khi nãy xuất hiện nơi khung cửa. - Dạ, mới cậu vô. Chị ta đã thay đổi lối xưng hô. Có lẽ vì Liễu đã đoán biết đó là chàng và đã xác nhận với chị rằng chàng là bạn của nàng. Chàng bước qua khỏi ngưỡng cửa thì thấy chị người nhà mở đèn ngoài sân. Dầu sao, người ta vẫn phải đề phòng. Liễu chưa thấy mặt chàng thì chàng còn có thể là một tướng cướp. Khu phố nầy vắng vẻ lắm, chắc nhà nào cũng phải cẩn thận đối với khách lạ như vậy cả. Chị người nhà mở đèn ngoài sân, do cái công-tắc đặt ở tường, cạnh khung cửa chánh. Xong rồi chị mời khách ngồi rồi đi vô buồng. Khách chưa kịp ngồi và chị cũng chưa qua khỏi cửa buồng thì chủ nhà xuất hiện. Chủ nhà? Chỉ là một lối nói vậy thôi, chớ thật ra cô bé Liễu còn lâu lắm mới được làm chủ nhà thật sự. Đã hay tin khách đến mà Liễu vẫn mặc bi-da-ma. Nhưng Lưu thích như vậy hơn. Liễu không khách sáo tức là cho phép chàng thân mật vậy. - A anh! Em cứ tưởng anh xạo rồi không tới. Liễu từ trong buồng vừa đi vừa nhảy vừa reo lên câu trên đây. Vừa đi vừa nhảy là tác phong con gái hư hèn, đối với con mắt của các cụ. Nhưng nó hay vô cùng đối với Lưu. Chàng thấy Liễu là một cô em gái rất dễ thương, tánh trẻ con nầy không gợi ngay tình yêu, nhưng thấy đà thương liền. - Gì làm cho “em” nghĩ vậy? Tự nhiên, Lưu đổi lối xưng hô, đổi xong rồi mới hay là mình đã bất giác mà bước ngay tới chỗ thân mật. - Tại mỏi mòn trông đợi anh chớ gì. Liễu nói câu nầy, nửa đùa, nửa thật, giọng là giọng tuồng. Nửa thật nghĩa là vẫn có sự thật trong đó phần nào, khiến Lưu sung sướng vô cùng. Chàng không buồn cắt nghĩa tại sao mãi cho tới bữa nay chàng mới đến, vì chàng đâu có hẹn đúng ngày nào, với lại không thể giải thích một sự kiện mà lý do sẽ làm mích lòng cô bé: chàng đã không tin rằng chàng yêu Liễu. Chị người nhà lấp ló nơi cửa buồng, tức sau lưng Liễu, nàng ngồi ở chiếc ghế sa-lông [7] phía trong. Có lẽ nàng biết như vậy nên nàng hỏi khách: - Anh uống gì? - Nước lạnh. - Nước lạnh, chị Tư ơi. Câu đó là tiếng vang của Liễu, tiếng vang ấy dội lên cho người sau lưng nàng nghe. Rồi Liễu cười nói với bạn: - Em rất nóng nghe chuyện “câu lạc bộ bảy người”. - Té ra em chỉ mỏi mòn trông đợi câu chuyện đó chớ không phải trông đợi anh? - Em trông đợi cả hai nhưng trông đợi anh hơn vì có anh mới nghe được câu chuyện. Thế nào, nhà thám tử đại tài tìm nhà em có khó lắm không? - Khó như lấy trong túi ra một bao thuốc. - À, thuốc! Chị Tư ơi, cho gói thuốc nữa nha. - Không, anh không có hút thuốc. - Vậy à? Trong lớp học của em, các anh ấy hút thuốc như là un muỗi. - À, em học ở đâu? - Em học lớp dự bị Cao Đẳng Mỹ Thuật. - Vậy là nghệ sĩ rồi. - Đâu có. Người ta chỉ dạy kỹ thuật thôi, còn nghệ sĩ được hay không cũng do tâm hồn mình chớ! Trường Mỹ thuật nước nào cũng vậy. - Nhưng mỗi anh mỗi chị nào học ở đó chắc cũng đều tin rằng mình có tâm hồn nghệ sĩ? - Không biết. Nhưng nếu không tin, họ cũng đến phải tin vì chịu ảnh hưởng của một số giáo sư nghệ sĩ. - Giáo sư nghệ sĩ là thế nào? Chị người nhà đã bưng hai ly nước lạnh ra tới nơi, với lại một gói thuốc, một hộp diêm. Không thấy nước đá trong ly, nhưng thành ly lại rịn mồ hôi, chắc là nước ướp trong tủ lạnh. - Giáo sư nghệ sĩ tác phkẻ chỉ xê dịch bằng loại xe hai bánh? Lưu bị tình yêu và dè dặt chèo kéo nhau đến muốn rách lòng chàng. Chàng đã vô Bà Chiểu nhiều đêm, nhưng lần nào, xe chạy qua khỏi rạp hát Cao Đồng Hưng rồi thì chàng cũng đâm ra hoang mang, sợ hãi, và rốt cuộc cho xe chạy luôn lên dốc cầu, mượn đường Hàng Sanh để về nhà qua ngã Thị Nghè. Với lại chàng bị bịnh điên ám ảnh nữa. Gia đình nào mắc tai họa nào thì họ chỉ thấy tai họa ấy trong bất cứ do dự nào của đời họ. Một nhà có con em lỡ bước phong trần thì họ cứ bị cái họa buôn hương bán phấn đe dọa họ mỗi khi họ nghĩ đến tương lai con em họ. Một nhà có con em tự tử vì tình duyên trắc trở, luôn luôn thấy ống thuốc ngủ, hay cái vòng thắt cổ hiện lên, mỗi bận có xung đột trong gia đình, giữa người lớn và lớp tuổi trẻ. Lưu cứ lo lắng rằng Liễu thành một cô Bích thứ nhì nếu như chàng đi xa quá và rốt cuộc gặp một gãy đổ nào. Nhưng trong địa hạt yêu đương, thường thì lý trí phải chịu lép vế trước tình cảm. Trong một ngàn kẻ đã yêu có đến 999 kẻ liều mà yêu, nhắm mắt đưa chơn mà yêu. Và kẻ ấy tìm cớ để tự gạt gẫm mình trong cái bước liều ấy. Lưu tự nhủ thầm: “Nếu cha mẹ nó không khứng gả nó cho mình thì mình mới hóa điên, chớ đâu phải nó. Phàm những kẻ làm áp lực, họ rất biết cái mức độ tối đa mà áp lực không gây nổ bùng. Họ ép duyên con họ, họ ngăn duyên con họ, tới mức nào đó thôi, liệu khi nào cô bé nổi loạn hoặc khủng hoảng tinh thần thì họ nhượng bộ. Bằng như mà họ không nhượng bộ tức là cô bé cũng xuôi chèo mát mái với họ, và như thế, cô bé đâu có phải hóa điên mà lo. “Chính mình sẽ đi nhà thương Biên Hòa nếu việc không thành, mà như vậy, mình chỉ gây hại cho mình thôi, thì khỏi phải thắc mắc nữa”. Thế nên người nữ nghệ sĩ tập sự suýt biến thành nữ sĩ thơ thẩn, chưa kịp hóa đá vọng phu thì anh chàng thám tử tập sự đã lù lù dẫn xác đến, vào một đêm kia. Chàng bấm chuông điện và chuông mới reo lên tiếng đầu là đèn ngoài sân được thắp lên liền. Người mở đèn có lẽ đang ngồi sẵn nơi phòng khách, cạnh cái cửa chánh hay sao mà đèn đã được bật lên tức khắc và liền đó, cửa cũng mở banh ra liền. Liễu chạy bay ra sân, trước khi cả con chó sau nhà sủa nữa và chị người nhà vừa thấp thoáng ở bên hông thì thụt vào ngay vì chị thấy nữ tiểu chủ của chị đã ra cổng trước chị mất rồi. - Dữ hôn, Liễu nói, giọng hờn dỗi, tưởng anh không bao giờ để chơn tới xóm nầy nữa chớ. - Hổm nay anh cúm em à. - Ủa, người lớn mà cũng cúm nữa sao? Em ngỡ chỉ có trẻ con như em mới cúm thôi chớ. Giọng của Liễu bây giờ ranh mãnh và hóm hỉnh rất tức cười. - Thôi mà người lớn, người lớn oán làm chi mà dai lắm vậy. Vả hiện giờ “em” rất giận người lớn mở đèn sân. - Phải tiếp anh long trọng chớ, kẻo anh lại trách là thiếu lễ độ, rồi anh không đến nữa. - Đèn sân sáng quá sức. Anh không ưa làm cái đích cho người qua đường nhìn rõ quá như vậy. Hơn nữa, anh muốn thấy em một lần dưới ánh trăng. - Anh cứ đứng đây, để em vô tắt đèn. Nhưng nếu anh sợ sáng thì từ rày phải có ám hiệu gì chớ ở đây vắng lắm, phải đề phòng mới được. - À, anh quên mất điều đó. Thôi, em tắt đèn sân đi rồi hẵng hay. Liễu chạy bay vào thềm, vói tay vào trong mà tắt đèn, rồi khép cửa chính lại từ bên ngoài. Đôi bạn sánh vai nhau mà đi qua thảm cỏ rồi cả hai không rủ nhau, mà đều thót lên ngồi ở đầu rào, chân thòng ra ngoài phía rạch. Trăng mọc ở hướng đông, tức sau nhà. Nhưng chị Hằng chưa lên cao mà ở hướng ấy cây bần mọc nhiều quá nên mặc dầu đêm nay cũng nước lớn đầy “mà” [24], nhưng họ chỉ thấy “cây lồng bóng” [25] mà không được thưởng thức cảnh “vàng gieo ngấn nước”. - Sao hổm nay hổng vô? Liễu hỏi trống không, không có tiếng xưng hô, khiến Lưu nghe chàng thân với bạn hơn hôm trước nhiều lắm. - Hãy khoan. Nói về ám hiệu cái đã. Em muốn ám hiệu gì? - Em đâu có biết. - Vậy anh sẽ bấm chuông hai tiếng ngắn, tiếng thứ ba rất dài. - Đồng ý. Con chó nó đã quen hơi anh rồi, hôm anh ăn sáng ở đây. Rồi nó sẽ quen với giọng chuông của anh. - Nó quen được với giọng chuông sao? - Ðược chớ. Mỗi người có mỗi lối bấm chuông khác nhau, mình không phân biệt đưqv3m3237nvnvntn0ntn31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=">Gieo gió gặt bão
!!!13864_1.htm!!!c mà nó nghe thì biết ngay. Chẳng hạn nó nghe tiếng chuông của ba, nó ngoắc đuôi lia lịa chớ không hề sủa. Một lần nữa Lưu nghe sung sướng vô cũng. Liễu nói “ba” chớ không nói “ba của em”. Có lẽ nàng ăn nói sai mẹo luật, theo con trẻ, chớ không có ý gì khác, nhưng cái “ba” ngắn ngủn ấy lại có nghĩa là “ba của chúng ta” theo mẹo văn phạm, ít lắm là của riêng miền Nam. - Thế nào, Lưu hỏi đùa, người lớn hổm nay có lớn thêm phân nào hay không? À, em đo bao nhiêu? - Một thước năm mươi lăm. - Năm tới, em sẽ cao một thước sáu. Em mang giày cao gót nguyên ta-lông thì sẽ cao một thước bảy mươi hai, em cao hơn cả đàn ông nữa. - Ừ, nhưng chỉ cao hơn đờn ông lùn thôi, chớ không thể cao hơn anh. - Cao hơn anh chắc ăn, anh chỉ có thước sáu mươi lăm thôi. - Như vậy thì một là anh cũng nên đi giày cao gót, hai là em hy sinh phân nửa ta-lông. Đôi bạn cười xòa với nhau, Liễu trách: - Em tức mình lắm đó nghe hông. - Tức mình cái gì? - Hổm nay trăng mùng mười, trăng mười hai, anh không vô chơi để ta ngồi ở đây được vài lần. Nay đã mười sáu rồi, mai mốt anh có vô nữa, tới lúc anh về trăng cũng chưa mọc. - Em khéo lo, trăng khuyết rồi trăng lại tròn, tháng nầy ta không được hưởng thì tháng sau. - Nhưng cũng mất hết một mùa trăng. - Em nè, hình như em gầy hơn hôm trước, có đúng hay không? - Em không có cân, nhưng chắc là gầy hơn. - Sao vậy? - Vì em thức khuya. - Thức để làm gì? - Tại mất ngủ. - Nguyên nhơn? Liễu đã khỏi được chứng mất ngủ của tuổi dậy thì rồi. Cơ thể nàng trưởng thành sớm hơn các thiếu nữ khác chớ nhiều cô cậu cho đến mười chín vẫn còn mất ngủ. Nàng mất ngủ vì cứ tưởng nhớ tới Lưu, trên giường, sau khi mong ngóng chàng suốt mỗi đầu hôm. Nhưng nàng chỉ có thể giải thích láo thôi, láo nhưng thật phần nào. - Em cứ băn khoăn về hội họa, thao thức hoài. - Sao lại băn khoăn về cái mà em đã làm mỗi ngày bảy tiếng đồng hồ? - Anh không biết đâu. Hay anh biết mà làm bộ hỏi cho vui. Không băn khoăn sao được khi mà hai bức tranh, một bức vẽ giống hịt như ảnh thật, một bức bôi lọ lem lên bố, mà các ông thầy nói cả hai bức đều có giá trị. Cái đó đã điên đầu sơ sơ rồi, điều nầy mới là muốn đi Biên Hòa luôn. Họ chia ra làm ba phe, một phe thì nói như trên, phe thứ nhì nhứt quyết rằng chỉ có bức tranh bôi lọ lem mới có giá trị, phe thứ ba binh vực tới cùng bức tranh vẽ giống cảnh thật như chụp hình. Lộn xộn trí óc em quá. - Thì em thích thứ nào, cứ theo phe ấy là xong chớ gì. - Ác lắm là cả ba phe đều biện luận hữu lý. Lưu cười ngất mà rằng: - Anh không dốt lắm về chuyện ấy đâu. Bây giờ em chỉ mới băn khoăn sơ sơ vậy thôi, vài năm nữa em sẽ phải uống cà-phê đen để thức mà tìm tòi, mà sáng tạo. - Thì em đã uống cà-phê đen rồi. - Sớm dữ vậy? Em mà đã sáng tạo gì đâu. - Sáng tạo chớ. Em biết rằng chưa ra trò trống gì nhưng cứ thích sáng tạo. - Mệt lắm, các anh, các chị nghệ sĩ! - Làm thầy cãi như anh mà khỏe ru hớ? À, trường anh chắc các chị đẹp lắm hả? - Đẹp thua em. - Thôi đi. Em có quen với mấy chị văn khoa, đẹp số dách. - Cũng thua em tuốt. - Nịnh! - Không tin thì thôi. - Anh còn thiếu nợ em tới hai câu hỏi. - Gì với lại gì? - Cái chuyện “Câu lạc bộ bảy người” với lại tại sao hai tuần nay anh không vô chơi. - Anh không vô chơi vì nằm nhà, anh nhớ em. Mà nhớ thú vị lắm, thú vị hơn cả gặp nhau nữa. - Mồm mép thầy cãi nói xuôi cũng được mà nói ngược cũng trôi. Còn chuyện “Câu lạc bộ”... - À, đó là một chuyện trinh thám Ăng-lê trào lộng. - Trinh thám mà lại trào lộng? - Ừ. Câu chuyện như thế nầy. “Có bảy người bạn kia, nam có, nữ có, cả bảy đều có học một khóa trinh thám hàm thụ tốc hành”. Liễu cười rất giòn mà rằng: - Trinh thám mà cũng hàm thụ được? - Cái gì cũng được tuốt. Anh thấy họ quảng cáo dạy đờn, dạy nhảy đầm hàm thụ thì còn cái gì lại không thể hàm thụ? À, họ học trinh thám rồi họ lập một nhóm trinh thám tài tử, lấy tên là “Câu lạc bộ bảy người”. Nhóm vừa lập xong thì một án mạng xảy ra trong thành phố của họ. Đó là một án mạng bí mật cổ điển, nghĩa là thủ phạm để lại những dấu vết rất là mong manh nên các tay thám tử nhà nước không làm sao mà truy ra căn cước của hắn cho được. Bảy người trong bọn đều lăn xả vào vụ đó để thử tài họ. Nghề trinh thám khoa học bây giờ, người ta dùng rất thường hai khoa diễn dịch và qui nạp để tìm ra thủ phạm. Một nhơn viên lỗi lạc nhứt trong nhóm, một người nữ sau nhiều ngày diễn dịch và qui nạp, nàng đi tới nàng, nghĩa là nàng tìm thấy rằng thủ phạm chỉ có thể là nàng mà thôi, bởi hễ diễn dịch thì phải đi tới kết luận đó. - Mà có quả thật như vậy hay không? - Không, truyện đùa mà. - Buồn cười ở chỗ nào? - Truyện nầy hơi khá trí thức, nên hơi khó hiểu. Nguyên diễn dịch và qui nạp là hai khoa suy luận rất khó sử dụng, lơ mơ một tí là sai bét. Tác giả muốn đùa các tay biện luận mà căn cứ trên những yếu tố không vững để rồi đi tới kết luận sai. - Nhưng hôm trên nhà thương thì anh suy luận đúng vì bắt đầu từ những yếu tố đúng. - Chuyện lặt vặt thì như vậy nhưng không biết chuyện lớn ra thế nào. - Nhưng hình như anh có khuynh hướng nói đùa, nói bóng nói gió về những vấn đề trinh thám. - Ừ. Cái ngành của anh phải biết chút ít về các truyện trinh thám, truyện giải trí của người thường, nhưng đôi khi là tài liệu tham khảo của các ông tòa, các vị luật sư. - Em đâu có dè mà ngộ quá như vậy. Em cứ đinh ninh rằng truyện trinh thám là loại tiểu thuyết của chị bếp, con sen. - Cũng đúng phần nào. Nhưng có truyện trinh thám ba xu mà cũng có truyện trinh thám giá trị. Cũng như hội họa của em vậy mà! Có những bức “Sơn thủy” hoa hòe rất khéo tay, bán năm mươi đồng trên vỉa hè, mà cũng có những bức tranh giá bạc triệu. Bây giờ trăng đã lên khỏi ngọn bần, và rời khỏi ngọn cây phượng vĩ mọc gần họ nhứt và vàng đã “gieo ngấn nước” rồi. Không ai bảo ai mà cả hai người bạn trẻ nầy đều im lặng bởi vì ai cũng thích làm thinh và ai cũng thấy rằng sự im lặng là cần. Họ thích vì cảnh thơ mộng nầy hùng biện hơn bất kỳ lời hoa gấm, lời thêu phụng vẽ rồng nào, chớ đừng nói là lời đùa cợt. Nếu đang nói chuyện văn nghệ, chắc họ cũng nín đi, huống chi câu chuyện vừa qua lại chỉ có một một câu chuyện trào lộng. Cả hai đều muốn lòng của bạn mình hòa điệu với cảnh vì họ chợt nhớ ra rằng họ đã yêu, nhưng chưa ai nói điều gì, mà đây là cái cảnh giúp họ dễ nói hơn hết. Có nhiều người, cả nam lẫn nữ, sống tự do một mình, vậy mà không làm sao họ tỏ tình được với nhau trong nhà, giữa một phòng khách, mặc dầu họ không ngại nhơn chứng nào nghe thấy cả. Tình cảm nơi con người luôn luôn có, nhưng loài người đã sống với thiên nhiên hàng triệu năm rồi, nên có gần thiên nhiên, tình cảm của họ mới nhạy được, có lẽ nhờ thiên nhiên có tiết ra hơi khí bí mật nào kích thích tình cảm chăng, chớ ván, gỗ, gạch, xi-măng bê-tông không thuận lợi cho sự biểu lộ tâm hồn chút nào. Ðây, cái mà Lưu nghe còn thiêu thiếu trong cuộc yêu đương là cái nầy, là sự tỏ tình của chàng với bạn của chàng. Yêu đơn phương không còn là yêu nữa. Mạch nước tình cảm ấy phải chảy, và nhứt là phải gặp mạch nước tình cảm của người thứ nhì để rồi hai mạch giao lưu với nhau chớ mạch yêu hễ đọng lại thì khô cạn đi. Cho đến đỗi những mối tình suông, tức là những mối tình mà trong đó người ta yêu trong sạch, yêu trong tinh thần mà thôi, chớ không gần gũi về xác thịt, mà cũng phải song phương chớ không thể đơn phương được. Yêu mà không nói, yêu trong câm lặng, tình yêu hóa ra một niềm tiếc nhớ không nguôi thôi chớ không thể là tình yêu. Vâng, chàng phải nói với Liễu nỗi lòng của chàng mà không lúc nào nói mà hợp cho bằng lúc nầy. Riêng Liễu thì nàng cũng chợt nghe rằng còn thiêu thiếu cái gì, và chợt thấy ngay rằng món thiếu ấy là một lời nói của Lưu, không cần nói thẳng ra một cách trắng trợn nhưng vẫn phải rõ nghĩa hơn những gì mà chàng nói với nàng hổm nay, tuy nàng hiểu, nhưng không dám tin lắm là mình không hiểu lầm, nhứt là nàng không nghe sung sướng bằng được nghe một lời nói không thể ngộ nhận được. Không phải đây là lần đầu tiên mà Liễu ngồi trên đầu rào nầy vào một đêm trăng. Nàng đã chờ trăng lên từ hai năm nay rồi, không biết chờ để làm gì, nhưng lần nào nàng cũng bâng khuâng buồn một nỗi buồn vô căn cứ như là nhớ ai, rất xa, quen thân nhau lắm mà chưa biết mặt. Người quen mà chưa biết ấy, ngày nay nàng đã biết rồi, đã mong đợi hắn, đã nghĩ tới hắn hằng ngày, hằng đêm. Y như Lưu, nàng đã thương, đã nhớ, nhưng cũng đã nghe còn thiêu thiếu cái gì. Và y như Lưu, nàng vụt thấy cái thiêu thiếu ấy là một lời, một câu nói rất ngắn của Lưu. Đã mấy lần Lưu toan nói, nhưng lại thôi. Chàng không nhát gái, vả nếu có nhát bao nhiêu, chàng cũng dám nói, vì chàng cũng tin chắc rằng Liễu đã yêu chàng, chàng không phải nói gì cho nhiều, cho hay mà ngại lời. Nhưng chàng vẫn cứ làm thinh. Không làm sao mà hình ảnh hai người già nhìn nhau câm lặng trong một căn phòng bịnh ở nhà thương điên Biên Hòa bị xóa nhòa trong trí chàng được, và không làm sao mà nỗi hồ nghi về một tấn bi kịch trong gia đình nầy được rứt bỏ khỏi hẳn trí chàng. Nỗi hồ nghi ấy đã trở thành một nốt ruồi, đốt, phá, cắt xong, nó lại mọc trở lại. Nó là một cái đeo, mà cái đeo ấy cắt rồi thì để thẹo, mà thẹo cũng là một dấu vết không phai như cái đeo. Mặt khác, chàng cũng không sao quên được rằng em gái chàng đã điên vì tình. Nếu rủi ro cho đời chàng mà chàng khám phá ra điều gì không hay, chắc chàng phải xa Liễu, mà hễ chàng xa Liễu sau cuộc tỏ tình thì Liễu sẽ nối gót Bích. Đôi bạn ngồi gần nhau, suýt chạm nhau. Chàng nghe được hơi thở của Liễu vì sự im lặng quá hoàn toàn, hơi thở nầy mạnh ra và dồn dập mỗi lần chàng cử động. Có lẽ Liễu vừa sợ hãi mà cũng vừa mong đợi một cử chỉ nào của chàng. Ừ, đôi khi người ta tỏ tình không bằng lời nói, mà bằng cử chỉ, chẳng hạn như một cái cầm tay. Cầm tay? Rất nhiều lần chàng muốn cầm lấy bàn tay Liễu. Liễu mặc áo ngắn tay, bàn tay nàng đặt lên mặt gạch sứ giữa chàng và nàng, bàn tay ấy chỉ cách bàn tay chàng có một phân tây mà thôi. Có lẽ chàng muốn cầm tay Liễu nhiều hơn là muốn nói nữa, bởi vì muốn tỏ tình yêu của mình bằng lời, chỉ là một ý muốn thôi, ý muốn ấy không bị cái gì thúc đẩy quá mạnh như sự thèm muốn cầm tay bạn. Có gì đâu, bàn tay chàng chỉ phải đi phiêu lưu trong một khoảng cách thật là ngắn ngủi, rồi thì khoảng cách ấy không còn là khoảng cách nữa. Hai bàn tay sẽ nói với nhau, nói nhiều lắm, nói rõ và nói mạnh miệng hơn 1à nếu lời được thốt ra. Hai bàn tay ấy sẽ quyện lấy nhau như cây tòng và dây cát đằng, như hai con sam, như một thoi sắt với lại một cục đá nam châm. Lưu rất khổ sở với hai bàn tay của chàng, chớ không yên thân như với cái miệng đâu. Không nói gì, chàng vẫn không nghe sao cả, nhưng không làm gì, chàng đã phải chiến đấu kinh hồn với chính chàng, với một sức mạnh vô hình, mà mạnh mẽ vô biên. Thèm muốn của chính chàng bị những yếu tố khách quan phụ lực vào, chúng nó xô đẩy chàng một cách tàn nhẫn: chàng nghe được hương của Liễu, nàng không xức nước hoa mà vẫn tiết ra mùi hương, đó là mùi hương người, mùi hương của sự trong sạch thu hút gấp mười hương của các loại nước hoa mắc tiền nhứt. Chàng thấy đôi vế no tròn trong hai ống quần bi-da-ma [26] tân thời, ngắn và hẹp của Liễu. Không ai có thể ngờ rằng một cuộc xô xát kinh thiên động địa lại đang diễn ra trong cảnh thơ mộng và im lìm nầy. Lưu đã thắng, chỉ tạm thắng mà thôi. Chàng lo rằng đến một khi kia chàng sẽ ngã, nên chàng thấy chỉ trốn mới thoát được. - Em! - Dạ! Giọng của Liễu run run, mặc đầu nàng cố ý đáp rất khẽ để cho nhỏ nhoi ra, để tỏ rằng nàng phục tùng người bạn trai của nàng ở mọi mặt, hắn cứ ra lịnh là nàng vâng lời ngay. Mặc dầu vậy, Lưu cũng nghe được sự run rẩy ấy: Liễu đã hồi hộp đến cực độ vì nàng cũng đinh ninh rằng bạn trai nàng bắt đầu nói. Cái tiếng “Em” mà hắn kêu lên, êm dịu quá, thương mến quá, thân thật là thân, khác hẳn với những tiếng “Em” vô hồn của mọi lần gặp nhau khác, thì còn ngờ gì nữa, nếu đó không phải là lời giáo đầu cho một câu còn êm dịu hơn, còn thân mật hơn nhiều. - Em! - Dạ! - Đã khuya lắm rồi. Thôi anh về nhé. Không tiếng vang. Liễu chết lặng vì quá thất vọng. Và nghẹn ngào vì tức giận. Trong giây phút, Lưu hối hận và nghe thương yêu bạn hơn trước bội phần. Từ nãy giờ họ ngồi cạnh nhau, cả hai đều nhìn tới trước. Thình lình chàng quay lại nhìn ngây ngất gương mặt của Liễu ở chiều nghiêng và cứ muốn đặt tay lên vai nàng, kéo nàng vào người chàng. Chắc Liễu sẽ ngã đầu vào ngực chàng rồi oà lên mà khóc. “Trời ơi nguy mất rồi”, Lưu tự nói thầm như vậy, rồi lẹ như chớp, chàng rút chơn lên, ngồi chồm hổm trên đầu rào trong nữa giây, đoạn nhảy xuống sân cỏ. Thế là thoát, tuy chàng còn đứng đó, hai bàn tay còn vịn đầu rào và bàn tay gần gũi tay của Liễu vẫn nằm y chỗ cũ, nhưng chàng biết rằng mình đã thoát. Chàng thoát được bởi đã trót dứt khoát rồi, ít lắm là trong đêm nay. Nhảy xuống sân là quyết đi về, quyết đi về mà còn nói cái gì, còn làm cái gì, mười phần chắc thất bại hết chín. Liễu nó đang tức giận, và tánh con gái rắc rối lắm, nó hờn dỗi và sẽ trở mặt mắng cho chàng một trận chàng sẽ vuốt mặt không kịp. Nhưng chàng còn chưa biết tính sao để trở gót, bởi chủ nhà cứ ngồi trơ ra đó, không lẽ chàng cứ bỏ đi, thì may quá, Liễu cũng rút chơn lên, cũng ngồi chồm hổm đoạn nhảy lui xuống sân.