---~~~mucluc~~~---


Phần 1 (5)

    
hời nay con gái nhà giàu cũng vẫn cứ còn lãng mạn nhưng họ lãng mạn cách khác, sự lãng mạn tiến theo nhịp bước của thời gian, theo nhịp nhạc Rốc [41], nhưng thỉnh thoảng, trong vài trường hợp, một cô gái mặc đầm có lối tóc kiểu Sylvie Vartan lại lãng mạn y theo thời Tuyết Hồng lệ sữ của những cô má phấn răng đen.
Ðó là trường hợp của Liễu trong giây phút nầy.
Chỉ có khác là thời xưa họ dám bỏ cả, còn thời nay thì họ chừa lại một món, không thích hy sinh bao nhiêu. Món đó là tiện nghi sống. Mà chìa khóa của tiện nghi sống là tiền bạc. Và tiền bạc thì cha mẹ họ còn nắm trong tay, thế nên vấn đề thoát ly gia đình lại không thành vấn đề nghiêm trọng được.
Nhà giàu thời xưa lắm của nhiều tiền mà không hưởng thụ được cái gì cả. Họ chưa biết dùng máy lạnh, tủ lạnh xe Huê Kỳ, chưa thèm du lịch Nhựt Bổn, Ý Ðại Lợi, con gái của họ chưa xức nước hoa Chanel số năm, chưa biết may chiếc áo đầm hai ngàn bạc, chưa nghiện bồn tắm tráng men hường hai trăm ngàn đồng một cái. Họ có của mà đời sống vật chất của họ chỉ hơn nhà nghèo ở các bữa ăn cá thịt ê hề mà thôi, ngoài ra thì không hưởng gì hơn nhà nghèo cả.
Như vậy thì con gái nhà giàu thuở đó lìa lầu son gác tía, đâu có khổ bằng các cô bây giờ phải lìa cái buồng lạnh.
Thế nên cuộc hồi dương của cái mộng chết nơi Liễu, chỉ xảy ra trong khoảnh khắc mà thôi, rồi nó hấp hối trở lại để rồi chết luôn.
Liễu tự an ủi mình rằng chưa chắc Lưu đã vì ngại giàu sang của cha mẹ nàng mà không bước tới. Vả, nàng có bắt Lưu cưới hỏi gì đâu. Ấy đó cũng là một điểm khác nhau giữa con gái thời xưa và con gái thời nay. Con gái thời xưa, hễ yêu là nghĩ tới hôn nhơn trước hết. Nay thì yêu, đối với họ là yêu, chỉ giản dị có thế, hoặc rắc rối thì rắc rối vì những lý lẽ tế nhị nào, những khúc mắc nào trên con đường tiến triển yêu đương của họ, chớ không hề cho hôn nhơn một địa vị tối quan trọng như ngày trước.
Họ cho, sẵn lòng cho tất cả, không đắn đo, không giữ thế, cho người mà họ yêu tất cả những gì quý báu của họ, mà không đòi hỏi sự đền bù nào, hay ít lắm sự bảo đảm nào.
Liễu cũng không khác bạn đồng lứa của nàng bao nhiêu. Nếu cái đêm ngồi trên đầu bức tường song sứ thưa mà Lưu tỏ tình, chắc nàng đã nhận ngay. Không, sau đó nàng không có giựt mình sợ hãi những phút chờ đợi mà nàng suýt làm xằng. Nàng có hối hận thật đó, nhưng hối hận đã không đủ can đảm khuyến khích Lưu mà thôi chớ không phải hối hận vì mong đợi chuyện xằng.
Chưa chắc vì Lưu sợ giàu sang. Nàng chỉ đoán vậy thôi, không có căn cứ, mà trái lại, còn có nhiều bằng cớ chứng tỏ rằng đời nay, con trai cũng ham của y như đời xưa, mà còn trắng trợn hơn xưa nhiều, họ chạy chọt một đám vợ, như ngày xưa thanh niên chạy chọt làm quan, họ ra giá, họ đặt điều kiện không úp mở, không che đậy bằng bức khăn nhiễu điều nào đó cho nó ra vẻ một chút.
Nàng chỉ đoán như vậy thôi và hơi sợ hãi khi nghĩ về phía cha mẹ nàng. Không, Lưu không hy vọng gì đâu, chắc một trăm phần trăm như vậy, nếu chàng đã đỗ đạt đi nữa. Thiếu gì ông cử nhà giàu, hay tệ lắm cũng ông cử con cháu của gia đình tăm tiếng nào đó.
Không! Nghĩ tới đây Liễu càng không dám để cho ý nghĩ hôn nhơn lởn vởn nơi trí nàng. Nàng chỉ yêu và đợi được yêu. Nàng đâu có dè Lưu ở trong một trường hợp “đặc biệt của chim phải ná” nó ngăn chàng dám yêu ngoài vòng lễ giáo như bao nhiêu con trai khác.
Liễu bật cười và hột chùm ruột mà nàng lùa tới bên trong môi, toan nhả nó xuống một bàn tay xòe của nàng, bị bắn ra xa.
- Chị cười gì?
Bích hỏi và cũng cười, mặc dầu nàng chưa thấy gì làm cho Liễu vui.
- Tôi cười loài người kỳ dị.
- Ở chỗ nào?
- Tại sao ta không ăn đường lại biến trái chùm ruột thành đường rồi mới ăn.
- Ừ, tôi cũng nghĩ như chị, nên có lần tôi định làm mứt chùm ruột không ngọt lắm, để chừa một chút ít cái vị chua của nó. Nhưng ai cũng nói như vậy là bậy, nên tôi đàute;m vô đó.
- Ăn thua ở điểm quen hay không. Có lẽ nó thường vào đó với bạn hữu nó, hoặc với cha mẹ nó. Em sẽ dám khi nào em quen.
- Như vậy mới xứng đáng là vợ của ông luật sư.
Lưu cười ha hả rồi chế giễu em:
- Vợ một ông luật sư phải dám vô Givral?
- Phải dám tự ý, khỏi phải đợi ai hướng dẫn, vào những nơi công cộng sang trọng.
- Ai cũng dám hết, miễn là quen vô ra các nơi đó, như anh đã nói.
- À, anh nghĩ sao?
- Anh nghĩ rằng hồi chiều nầy chắc Liễu trả tiền.
- Hổng phải vậy! Anh nghĩ sao về những điều... về nỗi lòng của chị Liễu đối với anh?
- Anh rất hãnh diện.
- Chỉ có thế thôi à?
- Còn nữa chớ! Anh muốn biết tại sao em lại băn khoăn hơi quá về nỗi lòng của Liễu, và anh muốn hỏi em xem nó có yêu cầu em điều gì hay không?
- Không, tuyệt nhiên không! Con gái, ai người ta lại yêu cầu như vậy. Nếu chỉ yêu cầu, em đã coi chỉ ra gì đâu và đâu có nói với anh cái gì từ nãy đến giờ. Vậy anh hãnh diện theo kiểu mấy thằng 1ấc khấc, chúng nó khoe rùm trời là được con nầy mê, con kia si?
- Đâu có. Em dư biết tánh anh chớ.
- Ừ, anh không khoe, như anh chỉ hãnh diện rồi thôi, thì cũng hơn gì lũ nó.
- Chớ em muốn bắt phải thế nào?
- Phải nói rõ tình cảm của anh đối với chị ấy.
- Nói với ai? Nói với nó à?
- Không, nói với em.
- Con nhỏ nầy độc tài thật. Mầy muốn làm quyền trong nhà nầy hả?
- Không, nhưng em có quyền, vì chị Liễu cũng là bạn của em.
- Quyền gì?
- Quyền buộc anh dứt khoát. Bộ anh tưởng khi khổng khi không người ta yêu anh hay sao? Hẳn anh đã có lời nào, hoặc cử chỉ gì...
Lưu giựt mình, sợ hãi. Trách nhiệm của chàng đã rõ rệt, không chối cãi được qua luận điệu của em gái chàng. Ðúng là khi khổng khi không, không cô gái nào, cho đến cả những cô gái xấu xí nhứt thế gian, lại đi yêu chàng.
“Chưa chi mà đã có trách nhiệm rồi đó! Lưu than thầm. Mình dè dặt, thật là đúng lý trí. Khổ lắm, cái chuyện lòng... thòng của loài người. Cho đến em gái của mình mà còn gài mình vào cái rọ trách nhiệm như vầy, huống chi là Liễu, là dư luận!”
Bị đẩy vào chơn tường, chàng làm lành lại với Bích:
- Ừ, em có quyền biết, và anh nói đây. Anh cảm tình với Liễu rất nhiều, và hơi hơi yêu Liễu nữa.
- Hoan hô! Vậy anh còn đợi gi?
- Đợi cho tánh cách hơi “hơi” trở thành “rất”.
- Nếu nó không thành “rất” được?
- Thì thật là phiền.
- Ừ, phiền. Bởi chỉ đã yêu anh nhiều lắm rồi đó.
- Tại nó vội yêu quá. Anh chưa hề tỏ tình, hoặc nói cái gì cho nó hiểu rõ là anh hơi hơi yêu nó.
- Em nhứt định không tin anh.
- Nhưng cũng chưa có gì đổ vỡ. Trời chưa sập, sao em vội làm rầy.
- Đợi trời sập rồi, thì em còn làm rầy sao cho kịp nữa.
Cả hai anh em nhà nầy đều bị con ngáo ộp “Lỡ duyên” dọa nạt thường xuyên nhưng phản ứng của họ lại trái ngược nhau: người anh thì dè dặt còn cô em lại nóng nảy, tựu trung cũng do thiện căn của họ chi phối thái độ họ.
° ° ° ° °
“Ông giăng” thứ nhì lên cao lắm rồi. Ðây là mùa trăng “tới”, cái mùa trăng mà Lưu đã đưa ra để an ủi Liễu khi Liễu trách chàng không đến chơi để hai người cùng thưởng trăng với nhau.
Mùa trăng đã tới, đã gần tàn mà người con trai ấy cũng vẫn chưa đến thêm bước nào cả.
Liễu ngắm trăng suông để nhai mối tình suông của mình, nó không đắng một vị đắng dễ ưa như vị đắng của trái khổ qua, không cay vị cay thú vị như vị cay của mứt gừng, nó làn lạt làm sao ấy, nhai mãi rồi không muốn nuốt nữa mà nhả đi thì lại cứ tiếc.
Yêu đơn phương không thể được. Có thể yêu trong sạch, trong tinh thần, nhưng vẫn phải song phương. Cái đối tượng của tình yêu không thể là mặt gỗ sơn đen đặt dưới ánh nắng. Nó phản chiếu lại những tia của thứ tình cảm đặc biệt ấy, nếu đối tượng ấy không được là mặt gương, một mảng nước, thì tệ lắm cũng phải là một món đồ màu trắng có tánh cách cho dội lại phần nào tình yêu mà nó bị tạt, chớ không dám nói là nó thu nhận nữa.
Liễu bắt đầu dậy thì không sớm lắm như nơi vài cô bé khác và mãi cho tới giữa năm nàng mười bốn tuổi, nàng mới có kinh lần đầu.
Nhưng thời kỳ dậy th;nh phải làm y theo mọi người.
- Sợ họ hiểu lẩm, ngỡ rằng mình không biết làm?
- Ừ.
Đôi bạn cười xòa.
Liễu vui cười với bạn mà vẫn không quên buồn cười cho ý nghĩ ngông cuồng của nàng khi nãy: “cuốn gói” theo về với Lưu.
“Có bằng cớ gì chắc chắn là người ta đã yêu mình đâu! Lại không có gì trở ngại, nếu người ta yêu mình. Thật là mình điên!”
Liễu không tự nói ra với nàng, chớ nàng còn thấy rằng nàng điên ở nhiều điểm khác nữa. Lưu học luật, hẳn chàng dè dặt về khoản “dụ dỗ” gái thơ lắm, chàng đâu có để cho nàng “cuốn gói” theo chàng, nếu tình thế bắt buộc phải như thế.
Và chưa chắc nàng sẽ sống được trong gia đình nầy. Lưu chưa có công ăn việc làm, mà cở có, sự ra riêng chắc chưa thực hiện được với đồng lương tập sự của chàng. Nếu không phải làm dâu như thời xưa, nàng vẫn ké né, vào ra e sợ, mà nàng thì đã quen được nhiều tự do.
Đôi bạn gái nầy, tuy thích nhau lắm, mừng, vui thật sự khi gặp lại nhau, nhưng cả hai đều rình nhau, cố dò biết sự thật qua một lời hớ nào của người kia. Bích thì tự hỏi không rõ anh nàng đã tỏ tình với Liễu chưa, còn Liễu thì muốn biết xem Lưu có nói gì về nàng với Bích hay không, có hỏi ý kiến Bích để biết cô em gái chàng chấm “đậu” hay chấm “rớt”.
Nàng bất cần ý kiến của Bích, nhưng nếu Lưu có hỏi thì tức là Lưu đã yêu nàng. Thiếu kinh nghiệm, lời nói và cử chỉ của Lưu hổm nay không đủ hùng biện đối với nàng. Một cô gái vừa vỡ lòng yêu, phải nghe được cái gì đích xác hơn kia.
Liễu liếc nhìn lên gác xép mà nàng đoán là của Lưu, rất muốn trần nhà bếp biến thành pha lê trong suốt để nàng được thấy những gì ở bên trong buồng của bạn.
Khám phá về đời sống riêng tư thân mật của người yêu là sở thích của cả trai lẫn gái, họ tìm thấy rất nhiều thú vị trong sự tò mò của họ, nhứt là trong sự phát kiến lần hồi những chỉ tiết nhỏ nhặt nó giúp họ biết rõ người bạn của họ hơn. Lưu cũng đã tò mò về nàng y như vậy, hắn lại còn tò mò hơn, tò mò cả về cuộc đời của thế hệ ông bà của nàng nữa là khác.
- Anh Lưu ở trên nầy hả chị? Liễu hỏi.
- Ừ, gác nầy mới làm sau đây, hồi anh Lưu học thi tú tài 2, cần ở riêng biệt để được vắng vẻ mà học.
Nhà bếp được phá nóc, làm trần bằng bê tông, trần nầy là nền của căn gác ấy. Nhưng vì gác nhỏ, không làm cho đủ cao được, nên trần của gác có lẽ thấp lắm. Liễu chỉ đoán thế thôi, và tin chắc là mình đoán đúng. Nói cho đúng ra thì không phải là trần thấp, vì trần thấp quá, chắc Lưu không chịu nổi đâu, mà chính cái khối không khí giữa nóc gác và trần, khối ấy nhỏ quá. Nó phải nhỏ vì gác không cao, nóc thấp! Nóc lại thấp mà trần lại cao, thì khối không khí ấy phải bị thu hẹp.
Nhà có trần, mát hay nóng gì đều do cả sự lớn hay nhỏ của khối không khí nói trên. Ðó là một thứ nệm vô hình, nó ngăn sức nóng từ nóc nhà truyền xuống trần.
Liễu tưởng tượng rằng nếu nàng về làm dâu ở đây, hẳn phải ở trong căn gác đó, và không biết nàng sẽ chịu đựng nổi hay không cái lò bát quái ấy, vì đã quen sống rộng rãi, mát mẻ từ thuở còn bé.
Không, nàng không mơ hôn nhơn nữa, và trước đây nàng cũng chỉ nghĩ sơ qua về hôn nhơn mà thôi. Nhưng tình yêu vẫn còn nguyên vẹn trong lòng nàng, đời sống tương đối lụm thụm của gia đình nầy hoàn toàn không ảnh hưởng đến tình cảm của nàng.
- Anh Lưu có thức khuya không chị?
- Cái đó cũng tùy. Thường thì ảnh thức khuya, không phải để học, mà để đọc sách, hoặc để đi chơi.
- Ảnh ưa đi chơi đêm lắm hả?
Bích giựt mình, lo 1ắng nhưng suy bụng ta ra bụng người, nàng an tâm trở lại. Người vị hôn phu của nàng cũng là kẻ đi chơi đêm, cặp bài trùng của Lưu, vậy mà nàng không thấy là hại lắm, và tin là Liễu cũng đồng quan niệm với nàng, nên thành thật đáp:
- Thì cũng thỉnh thoảng thôi, nhưng khi nào có bạn hữu rủ kìa, chớ ảnh không hề đi một mình.
Liễu yên dạ được. Như vậy là Lưu có thể đi trác táng với bạn, chớ chàng không có nhơn tình đâu.
Liễu không muốn Lưu bắt gặp nàng ở đây, nên ăn vài trái mứt chùm ruột xong, nàng uống nước rồi xin phép về. Nàng sẽ bối rối lắm nếu gặp Lưu ở đây. Lạnh lạt thì không lạnh lạt được, mà nồng ấm quá, không biết bà cụ sẽ nghĩ sao.
Lạ quá! Nàde; lợt cả rồi, nhưng lần thứ nhì thì sự thần tiên mới thật là thần tiên.
Ðây là lần mà đôi bạn có đủ thì giờ để nhìn nhau say đắm, mắt trong mắt, hồn trong hồn bởi nhu cầu thèm muốn đã lắng dịu lại phần nào rồi.
Ðây là lần mà người ta có đủ bản lĩnh để nghe mùi vị của một cái hôn cho biết nó ngon, nó ngọt đến mức độ nào.
Ðây là lần mà người ta yêu với tất cả cái nghĩa trong sạch của tiếng yêu, lần mà tình yêu không vẩn đục vì ý nghĩa bẩn thỉu nào cả, ít lắm cũng trong giờ đầu. Ðôi bạn nhìn nhau. Ðêm nay Liễu không mặc bi-da-ma vải nữa mà mặc một chiếc sơ mi ngắn tay bằng lụa mỏng, cổ bà lai, vậy mà Lưu không hề phiêu lưu xuống hai cánh tay của nàng, xuống ngực nàng, chỉ ngắm đôi mắt của Liễu thôi.
Ðôi mắt của Liễu khá to, khá tròn và rất đen, rất sáng. Màu đen huyền của đôi mắt nàng ánh vầng sáng của ngọn đèn đọc sách, ngời lên như là ướt lệ dưới ánh mặt trời, Lưu tự hỏi nếu chàng không liều, chàng sẽ phải tiếc trọn đời, và làm thế nào mà chàng sống được nếu không có Liễu trong đời chàng?
Càng phút, đầu của Lưu càng hạ xuống, cho đến một khi kia, muốn thấy nhau, họ phải cận thị.
Bấy giờ thì họ không nhìn nhau nữa và Liễu đã nhắm mắt lại, Lưu hôn thật nhẹ lên tóc, lên da trán của nàng, chàng thích hít dài cái mùi của Liễu ở những nơi đó.
Lạ quá, họ cứ đinh ninh rằng họ sẽ nói với nhau nhiều lắm khi họ yêu nhau, nhưng giờ họ không nghe cần nói với nhau gì cả, có lẽ càng cần không nói hơn bởi sự im lặng làm cho cô đọng lại tất cả tình yêu của họ mà lời nói sẽ làm loãng tan đi.
Đêm nay là đêm đầu tiên mà Lưu thấy được thân thể của người bạn đời của chàng. Khi bàn tay chàng bắt đầu phiêu lưu thì Liễu đưa tay lên bóp trái boa, trái boa nầy điều khiển cả hai bóng đèn, bóng đèn chong và bóng đèn đọc sách.
Thình lình, cả căn phòng bị dìm trong bóng tối và đến hai phút sau, Lưu mới quen được với ánh sáng rất yếu của bóng đèn chong năm nến, màu xanh. Chàng làm như là không buồn chú ý đến cử chỉ của bạn, và thấy tối hay sáng gì cũng thế thôi.
Nhưng cũng thình lình chiếc giường hiện rõ lên, sau một tiếng “cắc” khẽ. Lưu đã len lén bóp trái boa mà Liễu không hay.
Liễu nghe như bị ai dội nước lạnh vào người nàng một cách bất ngờ, khiến nàng đưa tay ra, co chơn lên một cách bất giác để tự vệ, rồi ý thức được ngay trò chơi tinh nghịch của bạn, nàng lăn đi hai vòng rưỡi để xa lánh vùng ánh sáng và để nằm nghiêng, lưng đưa ra phía Lưu, vừa lăn, nàng vừa cười giòn lên.
Nhưng Lưu không cười, không giỡn, thái độ ấy khiến Liễu chỉ nằm bẽn lẽn chớ không trẻ con được nữa.
Chàng chỉ muốn thưởng thức vẻ đẹp của tấm thân ngà ngọc của bạn chàng, bằng cặp mắt yêu mỹ thuật, chớ đâu có định bụng nô đùa. Và chàng nghiêm trang ngồi khom khom mà nhìn bạn.
Liễu đẹp. Chàng đã đoán được qua y phục rằng nàng có một tấm thân khéo tạc như một pho tượng cẩm thạch, và quả đúng như vậy. Liễu sẽ lâu già ghê lắm vì nàng đẹp thể thao chớ không phải đẹp ẻo lả.
Thình lình, căn buồng lại chìm trở lại trong bóng tối khiến Liễu kinh ngạc vô cùng. Nàng đã nhẫn nại chịu số phận, như bất kỳ người vợ, cô nhơn tình nào cũng phải chịu một lần khổ đó, trong buổi đầu ân ái hay vào lần thứ nhì, như trường hợp của nàng, rồi thì nó quen đi, và đôi bạn tình hoặc đôi vợ chồng bấy giờ mới thân nhau thật là thân, thân mẹ với con, cha với con cũng không bằng, nàng đã chịu số phận rồi thì sao bạn nàng lại không tận hưởng thú thị giác của chàng?
Liễu không biết rằng Lưu đã có kinh nghiệm tình ái rồi, ít lắm là về mặt ái tình xác thịt, và nhận thức được sự quá “dạn đèn” nơi Liễu, có cái gì bất thường nơi một cô gái tân khi nàng sớm dạn đèn như vậy, Lưu cũng không rõ nữa, nhưng chàng nghe khó chịu nên chính tu xỉ của chàng bị xúc phạm một cách ngược đời.
Nhưng rồi Liễu hết thắc mắc vì nàng nghe như thế nầy dễ chịu hơn và vì rồi nàng được bạn nàng yêu và băn khoăn nào cũng tan biến đi cả.