Chương 1
Hai thế giới

     ga một mình lững thững ra vườn chơi. Hai bên lối đi, đầu cỏ còn ướt đẫm, nặng trĩu những nước. Trên mạng nhện, hạt sương đọng, nổi lên trăm nghìn vẻ óng ánh như kim cương.
Cảnh vật buổi sáng mùa xuân bâng khuâng như mộng. Sương sa mù trời. Dãy núi đá cằn, mọi khi rắn rỏi ở màu áo xám, uốn lưng ở rìa cánh đồng, bây giờ uể oải như lờ mờ chưa tỉnh giấc trong màn, mà đầu thì lẩn kín vào chiếc khăn trắng.
Đứng dưới gốc đào, Nga thấy tâm hồn man mác. Làn gió hiu hiu thổi, làm tha thướt tà áo nhẹ nhàng. Mấy cánh hoa tơi tả, lăn tăn bay xuống đầu, xuống vai nàng, rồi xuống đất. Nhìn màu đào rải rác trên tấm thảm xanh, Nga nhớ lại xác pháo đỏ ngòm trong sân mấy hôm trước, nàng mỉm cười khoan khoái.
Nga ngắm rặng đào mãi không mỏi mắt. Hoa đua nhau nở to, rung rinh, như hớn hở cười với gió đông. Nàng cho rằng chỉ sáng nay, đầy trời trắng xóa sương mù, thì màu phớt của vườn đào mới tăng vẻ đẹp. Nhưng mà chính Nga, một thiếu nữ lộng lẫy mơn mởn, tha thướt trong rặng đào, mới càng làm cho cảnh thêm tươi đậm. Má ánh màu hoa, áo xen sắc lá, món tóc mây quấn rối, lả tả xuống trán, xuống tai, Nga phảng phất như Chúa Xuân hiện hình vậy.
Ngắm nghía một cành hoa đẹp nhất, Nga cố kiễng chân, giơ tay để với, định bẻ, đem về cắm vào lọ trong buồng, nhưng cao quá, không sao lấy được. Nàng thất vọng. Nhưng nàng tưởng tượng, so sánh cái địa vị cao quý của mình với cụm hoa đào nọ, nàng lấy làm hãnh diện.
Nga, con ông phủ họ Lê. Họ Lê này là dòng dõi thế phiệt. Cha Nga vừa đổi đến đây dạo tháng mười năm ngoái. Nga học trường Sư phạm, nên nhân dịp nghỉ Tết, mới về Phủ với cha lần này là lần đầu.
Nga quen ở đất thị thành đông đúc vui vẻ. Bây giờ về nơi nhà quê tịch mịch, nàng thấy buồn quá. Cả ngày, trừ với cha mẹ, nàng chẳng nói chuyện được với ai. Thỉnh thoảng có cô Thừa, cô Lục vào chơi, nhưng họ đều là hạng nhiều tuổi, và họ tự coi như bậc dưới, nên câu chuyện chỉ toàn giọng giao thiệp đón đưa.
Cho nên, suốt từ hôm về, tới nay là mồng năm Tết, nàng chưa hề bước chân ra khỏi cổng. Từ sáng đến tối, nàng chỉ loanh quanh dưới gối mẹ cha, rồi khi quyển sách, khi tờ báo, khi xem xét công việc cửa nhà, Nga chưa phải giải trí bằng cách khác. Vả ở đây, còn có cách gì giải trí cho hợp tính tình nàng. Bởi vậy, nàng tự thấy nàng cao quá, cả hình thức lẫn tinh thần.
Nhưng từ sớm, cha mẹ Nga đi vắng, nên nàng buồn, mới dạo khắp đó đây trong dinh cho tiêu khiển.
Ở vườn đào, Nga trèo lên bờ thành, dẻo bước đi mãi cho tới mé gần cổng chòi, sau trại lệ. Nga vơ vẩn đứng nhìn ra phố, mà mắt chẳng để vào một cái gì.
Mấy dãy nhà lá, tối tăm, ẩm thấp, sắp hàng xộc xệch, trông rõ ra cách cẩu thả, quê mùa, lặng lẽ trên mái rơm, những tia khói đùn lên, ẻo lả uốn quanh co rồi biến mất.
Bỗng một cảnh hoạt động đập vào mắt Nga. Ngay dưới chán thành, trong sân cái nhà có cây bàng trước cửa, có một người ở trong bước ra. Nga lánh sau lần hàng rào xương rồng chú ý nhìn xuống.
Nga trông thấy rõ một người con trai, bằng trạc tuổi nàng, nách cắp quyển vở dày, tay cầm khúc giò, nhồm nhoàm nhai, ngon lành lắm. Rồi con chó vện vẫy đuôi đến gần. Người thiếu niên nhăn mặt, co dúm chân tay, pha trò với nó.
Nga bật buồn cười, càng mải nhìn tấn kịch ngộ nghĩnh. Rồi người thiếu niên đặt vở xuống đất, dậm dọa con chó, rồi sừng sộ, nói tiếng Tây với nó, đến nỗi nó kêu rầm, quắp đuôi chạy mất. Một nhịp cười vang, hai mối tách ra, làm hé hai hàm răng trắng nuột. Nga vui vẻ chăm chắp ngắm người thiếu niên. Nàng lấy làm lạ, không ngờ nhà ấy lại có con người như thế ấy. Nhà ấy rất tiều tụy. Mái lợp rơm lâu ngày, đã dẹp bết dính với nhau, mà nước mưa làm lún nhiều chỗ như lòng máng. Vách thì không dính với cột nhà đã xiêu. Trong sân chật hẹp, có bày vài cóng nước, thừa một chỗ con để phơi, rồi đến bếp, dựa vào thành, cũng lụp xụp, yếu ớt.
Nhưng người ấy lại khác hẳn. Tóc rẽ bên chải mượt. Dưới cái trán vuông rộng, hai con mắt có vẻ tinh nhanh. Toàn thể, trông ra một người học trò cẩn thận, thông minh, vui vẻ.
Nga đương luẩn quẩn nghĩ ngợi, thì một luồng gió thổi lật tung bìa quyển vở ở sân, rồi phần phật giở mấy tờ giấy. Nga thoáng trông thấy các hình vẽ, biết ngay là những bài hóa học ở chương trình lớp năm thứ tư. Nàng nghĩ thầm:
“Anh chàng này cũng một tâm lý như mình, nên mới đùa với chó. Ở Hà Nội quen, về nhà mới chán làm sao!”
Rồi từ đó, Nga không thể rời mắt được con người lạ lùng ấy nữa. Nàng cứ lẳng lặng nấp chỗ kín để dòm sang.
Bỗng con Sen đứng dưới chân thành, gọi:
- Mời cô về xơi cơm.
Nga như chợt tỉnh cơn mơ màng, quay nhìn xuống mỉm cười:
- Sao mày biết tao ở đây?
- Con phải tìm cô mãi đấy ạ.
Nga đưa cổ tay lên xem chiếc đồng hồ vàng, rồi giật mình, nói:
- Ồ, thế mà đã mười một giờ rồi nhỉ. Vú em cho cậu xơi cơm chưa?
- Đã ạ, có lẽ bây giờ cậu sắp đi ngủ rồi còn gì.
Nga ở trên mặt thành, dang hai tay, chạy sầm xuống, ôm chầm vào con Sen cho khỏi ngã, rồi cười sằng sặc. Nga cũng muốn đùa, đùa vui vẻ như người thiếu niên ở trong túp nhà tranh tiều tụy nọ.
- Ở đây buồn lắm, Sen t.
Nga nhăn nhó, thưa:
- Bẩm thầy, me con bao giờ về ạ?
Ông Phủ nhắm mắt, không đáp.
- Bẩm thầy, me con bao giờ về ạ?
Bỗng ông nhổm phắt dậy, trừng trừng nhìn Nga, và nghiến răng:
- Nga, mày bêu riếu cha mẹ, làm nhục ông bà ông vải!
Nga cúi mặt. Hai dòng nước mắt giàn giụa như mưa.
- Chú Tham giết tao, giết cả thanh giá của gia đình. Mày làm đến nỗi tao không mặt mũi nào dám trông thấy người khác nữa. Bây giờ mày nghĩ thế nào?
Nga vẫn cúi mặt, không đáp. Vì Nga không dám trả lời thật điều Nga nghĩ.
- Mày nghĩ thế nào? Con bất hiếu kia... Mày không trả lời phải không? Đáng lẽ tao đem mày trôi sông. Đáng lẽ tao cho mày một phát đạn...
Nga nức lên, ôm mặt thổn thức khóc.
- Bẩm thầy, con tưởng con đã trót đi như thế này thì...
- Phải, mày trót! Giá mày có mang với những đứa con nhà sang trọng, thôi thì tao cũng nhắm mắt nhắm mũi gả tống gả tháo mày để che mắt thế gian. Nhưng mày đổ đốn với con con mẹ hàng xôi chè ở phố phủ? Xôi chè! Phố phủ!
Ông dằn bốn tiếng sau cùng, rồi hu hu lên khóc, và nằm vật xuống. Rồi ông hổn hển nói:
- Nếu tao biết tao đẻ ra mày để tao thấy cái nhục nhã này, thì thà tao bóp mũi mày chết ngay từ ngày lọt lòng cho xong!
Nga cảm động quá, đến nỗi rợn tóc gáy. Ông Phủ lại tiếp:
- Mày rồi khổ suốt đời con ạ. Cá không ăn muối cá ươn. Phương ngôn nói chẳng câu nào sai cả. Rồi mày chỉ suốt đời lấy lẽ người ta mà thôi, chứ đứa nào dại mà rước đến cái thứ mày nữa!
Nghe đến tiếng lấy lẽ, Nga ngẩng phắt đầu nhìn cha, vì nàng không hiểu cha nghĩ thế nào. Ông Phủ bảo:
- Rồi chiều nay, me mày về, thì tao bảo gì mày không được trái lời.
- Dạ.
Đáp xong, Nga phân vân. Có lẽ đó là một việc quan trọng. Nàng lo sợ lắm.
Chiều hôm ấy, quả nhiên bà Phủ về. Nga ra đón chào, mà không vui vẻ được. Nga nhận vẻ mặt mẹ thấy tươi tỉnh, chứ khỏng tiều tụy quá như hôm nọ thì mừng thầm. Nhưng mà Nga không được hỏi chuyện riêng mẹ câu gì, vì cha nàng đã đuổi nàng vào trong buồng. Nàng cố ý tò mò, lắng tai nghe, thì thấy cha mẹ thì thào với nhau những gì lâu lắm. Rồi một lúc, trong nhà có mùi khói củi. Nàng ngó ra, thấy mẹ đương lúi húi dóm cái hỏa lò, mà bên cạnh đặt một siêu thuốc. Nàng yên chí rằng thuốc bổ của cha. Nàng đắn đo, rồi chạy ra, làm đỡ mẹ, nhưng cha nàng quắc mắt lên, trỏ tay quát:
- Đi vào! Không việc gì đến mày.
Len lén, Nga thở dài đi vào. Rồi cảm vì nỗi bị cha mẹ ruồng bỏ, nàng nằm trên giường, thút thít khóc.
Một lát sau, Nga nghe tiếng giày lại gần, nàng ngẩng đầu dậy, thì mẹ nàng đã ngồi bên cạnh. Nàng biết chắc mẹ sắp nói cho nghe việc gì đây. Quả vậy.
- Thầy me tuy giận con, nhưng vẫn thương con lắm, con ạ. Con trẻ người non dạ, chỉ tại chú Tham xui dại, nên mới bị lầm lẫn như thế này, đến nỗi con khổ một đời.
Nga thở dài:
- Bẩm me, chỉ tại con, chứ chú con vô tội. Me đừng đổ oan cho chú con.
- Lấy nó, thì không đời nào thầy me cho phép con đâu. Con đừng mong hão huyền nữa.
Như bị sét đánh ngang tai, Nga phải chống tay xuống chiếu cho khỏi ngã. Bà Phủ tiếp:
- Thế này thì con còn thể nào lấy được người tử tế. Ai người ta lấy con làm vợ cái con cột nữa. Mà cái đời làm lẽ, khổ nhục trăm phần, con ạ. Nhưng mà...
Đến đây, bà Phủ động lòng, lấy vạt áo lau nước mắt.
- Bẩm me, thế thì con quyết xin cô độc suốt đời.
- Không ở vậy được. Vả nói vậy thôi... chứ con không đến nỗi phải làm lẽ đâu. Thầy me phải tính cho con được bằng người mới được. Rồi có ông Huyện, ông Phủ nào góa vợ, thì thầy me cùng cố đánh tiếng để người ta biết mà hỏi con làm kế. Vậy thì con cũng có thể làm nên được bà nọ bà kia, danh giá, con ạ.
Nga lắc đầu, như ghê sợ những câu nói của mẹ.
- Thế nhưng mà, úi chà! Khổ quá! Nếu người ta thấy con có con riêng, thì khó lòng!...
Rồi bà để cho Nga ngẫm nghĩ một lúc. Trong khi ấy, Nga chẳng ngẫm nghĩ gì, nàng chỉ có mong cho mẹ nói nốt.
- Cho nên thầy me định bịt hẳn chuyện này đi. Chốc nữa, me cho con uống thuốc thì con uống nhé.
Nga sửng sốt, hỏi:
- Bẩm me, thuốc gì?
Bà Phủ ghé tai, nói nhỏ:
- Cho cái thai nó ra, con ạ.
Nga rùng mình, nhìn mẹ, kinh ngạc. Nga run lên, không ngờ đâu cha mẹ mình lại đang tay làm một việc đại ác, vì không muốn cho con kết hôn với một người chẳng được đăng đối về gia thế.
Đánh liều, Nga nói:
- Bẩm me, con tưởng thế thì không hợp với nhân đạo.
Bà Phủ giằn dỗi:
- Thế thì mặc xác cô! Cô không muốn hay thì cô liệu hồn. Tôi bảo cô thì cô phải nghe. Cô phải biết cha mẹ cô khổ nhục về cô, tôi phải thân hành đi lấy thuốc cho cô, lại thân hành sắc cho cô. Cô không nghe, đã có thầy cô trị tội.
- Bẩm me...
Nói đến đây, Nga nghẹn lời, bật khóc. Bà Phủ đay nghiến.
- Đó là một chén thuốc rửa nhục, nghe chưa? Rồi mày ễnh ruột ra! Mày bêu riếu cha mẹ họ hàng. Mày báo hiếu thế à? Rồi người ngoài người ta đào bới xới trộn mả ông mả cha lên có hiểu không? Nhân đạo với chả nhân đức gì!
Nga lau nước mắt, nằm vật xuống giường. Bà Phủ giận quá, đi ra.
Từ lúc ấy, Nga thấy lạnh toát người, như bị sốt rét. Trời ơi! Chén thuốc rửa nhục! Nàng không hiểu sao cha mẹ lại bắt nàng làm những việc ghê gớm đến thế. Có nên nghe hay không? Nàng lo sợ và thương hại cha mẹ. Rồi, bị bao nhiêu nỗi thất vọng giày vò, nàng lấy bút giấy, nhất quyết viết thư cho Chi:
Anh Chi,
Em lấy làm đau đớn mà nói với anh rằng quyết em không thể nào trọn kiếp với anh được. Chẳng hay anh có thể tưởng tượng được cái cảnh thương tâm trong gia đình em từ khi thầy me em biết tin em có mang với anh không?
Bụng thầy me em như sắt đá không thể lay chuyển được, anh ạ.
Đã ngót một tuần lễ nay, em không dám dàn mặt thầy em lâu. Mà thầy em thì như bị ốm, suốt ngày nằm gí.
Bây giờ me em bắt em uống thuốc thôi thai! Có khổ nhục không, anh?
Trời đất ơi! Mấy ngày hôm nay, em chỉ sống bằng nước mắt, em chắc anh nghe thấy tin này, cũng phải rùng mình kinh sợ như em! Thì ra thầy em muốn dắt em vào vòng luân lý, lại phải mưu làm một việc vô nhân đạo.
Em hiện nay bất lực. Đành bó tay chịu chết một bề, không biết làm thế nào được. Viết thư cho anh, mà hở những lời oán trách cha mẹ, em biết đã làm một điều lỗi, nhưng đến lúc này, em than thở cùng ai?
Vậy thì gặp anh, em quyết không thể được nữa. Một là em sống, hai là em chết. Song em sống cũng như chết. Vì sống, tất thầy me em lại tìm những nơi quyền quý mà gả cho xứng đáng với con cháu nhà.
Cho nên thư này, anh coi như bức thư cuối cùng, như bức thư tuyệt mệnh. Coi đời ái tình của đôi ta, không ngờ nó chết yểu. Thì em xin anh cũng coi em như đã chết với ái tình. Nhưng mà anh Chi của em ơi! Đời em như thế là đủ. Em được anh yêu quý, em được là vợ anh bấy nhiêu ngày, dù em có chết cũng không ăn hận tí nào nữa.
Em không muốn gợi lòng thương của anh, mà khóc lóc, hoặc dùng những lời thảm thương trong thư này, vì em đã sai ước cùng anh. Vậy em chúc anh cứ sống vui vẻ, mà quên hẳn em đi.
Còn như em, em quả quyết đến tận cuối cùng để đạt hy vọng riêng được chút nào hay chút nấy. Anh đọc thư này, nếu không thấy cảm động, thì anh nên yên chí rằng em anh vẫn còn can đảm. Em anh can đảm để chịu cái khổ nhục của một nạn nhân của tư tưởng giai cấp trong gia đình chuyên chế, của một người lênh đênh giữa bể mà biết bao phong trào mạnh mẽ đã gây nên những ngọn sóng cồn.
Vĩnh quyết anh,
Nga
Viết xong, Nga gọi Sen, cho một hào, và khẽ bảo:
- Mày giấu diếm bức thư này cho kỹ, rồi có lúc nào ra phố, thì đưa cho anh Chi con bác đồ Sơn nhé.
Sen vâng. Nhưng nó vừa ra khỏi buồng, thì một tiếng quát làm Nga rụng rời:
- Sen!
Nga run như cầy sấy. Bà Phủ hỏi:
- Cô bảo gì mày?
- Dạ bẩm bà lớn, không ạ.
Nhưng đã biết rõ cả, bà lấy phất trần vụt nó một cái, quắc mắt nói:
- Con này man trá, muốn sống thì đưa cái thư đây.
Nga lạnh toát cả người. Sen đưa thư cho mẹ Nga rồi sợ hãi đi ra. Bà Phủ chạy thốc đến giường ông Phủ chu chéo:
- Trời đất ơi! Ông thử đọc xem nó nói với nhau những gì! Ra con Nga nhà này ghê gớm thực!
Nga rụng rời chân tay, mê lên. Nang ôm đầu, trống ngực thình thình, rồi lên giường nằm thẳng cẳng như chết...

Truyện Lá Ngọc Cành Vàng Lời nhà xuất bản Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII y khó chịu lắm, gọi:
- Vú em!
- Dạ.
- Sao vú cứ hát nhảm thế? Ru bài khác không được à?
- Ạ ời ời! Thưa cô bài ấy hay chứ!
- Bảo thì vú phải nghe, không được hát bài ấy nữa.
Ngước mắt lên, Nga thấy con Sen tủm tỉm. Nàng bèn nghiêm nét mặt, bảo:
- Vú ấy chỉ hát nhảm. Có đời nào con quan Thừa tướng lại thèm phải lòng anh lái đò bao giờ!
Sở dĩ nàng phát ra những giọng đài các như thế, vì vụt nàng nghĩ nàng với anh học trò nghèo lúc nãy, tự nhiên nàng chệnh lòng, mà có tư tưởng phân biệt giai cấp, nàng cho là vô lý, không bao giờ hạng đê hèn mình rơm chất cỏ, lại có thể theo gót được với bậc cao quý lá ngọc cành vàng...
Chú thích:
[1] Trong truyền khẩu, còn gọi là Trương Chi.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: casau
Nguồn: VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 22 tháng 8 năm 2014

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--