Dịch giả: Bảo Sơn
Chương II

    
ùa xuân lần lần tới. Lòng tôi đã hết ưu phiền và sinh ra nhớ nhung mơ mộng, đầy ao ước và hy vọng. Tôi trông nom em Xuyến, chơi đàn, đọc sách, tuy tôi không sống như trong hồi mùa đông nữa, nhưng thường khi tôi thích ở một mình trong vườn, đi thơ thẩn hay ngồi rất lâu trên một cái ghế và có Trời biết tôi nghĩ gì, ao ước hay hy vọng cái gì. Có những khi suốt đêm trường, nhất là những đêm sáng trăng, tôi ngồi tựa cửa sổ cho đến sáng, hay tôi trốn Dì Cát ra vườn, mặc phong phanh có một cái áo; tôi chạy ở trên cỏ ướt đẫm sương ra tận ao, và có lần tôi ra giữa cánh đồng, một mình đi vòng quanh vườn.
Bây giờ tôi khó lòng mà nhớ lại và hiểu được những giấc mơ nó đã nuôi trí tưởng tượng của tôi. Ngay nếu tôi có nhớ lại được, tôi cũng không thể tin rằng tôi đã có thể mơ mộng đến thế; thực là lạ lùng và không thể có thực được.
Đúng như Sách đã hứa, vào khoảng cuối tháng Năm thì Sách trở lại.
Sách đến lần thứ nhất vào một buổi chiều, trong lúc chúng tôi không ngờ Sách đến. Chúng tôi vừa kéo nhau ra sân sắp sửa uống nước trà. Vườn đã xanh dờn, chim họa mi đã kéo nhau đến làm tổ. Những cây xoan rườm rà lấm tấm đầy hoa trắng và tím. Hoa đương hàm tiếu. Lá non của những cây dương liễu hai bên đường, hiện ra trong suốt dưới ánh hoàng hôn. Bóng cây che mát rợp cả sân. Sương chiều đã sắp xuống. Từ sân sau vườn vang lại những tiếng xôn xao của ngày tàn lẫn tiếng chân trâu bò ở ngoài đồng về. Anh Nịch xách một thùng nước ra trước sân, đặt trên một lối đi nhỏ và lấy thùng tưới, tưới những tia nước lạnh vào những chỗ đất mới xới lên ở những gốc thược dược vẽ thành những hình tròn và đen đen. Trên cái bàn kê ở sân trải một cái khăn trắng tinh, một ấm nước sôi bằng đồng bóng loáng đặt giữa những bình kem và hộp bánh. Dì Cát thì rửa chén, hai bàn tay Dì trông thực mũm mĩm. Còn tôi vừa tắm xong đói bụng, không kịp đợi nước trà, vớ ngay một mẩu bánh ăn ngấu nghiến. Trên đầu tóc còn ướt, tôi buộc một cái “mùi soa”, và mình mặc một cái áo vải cụt tay. Dì Cát trông thấy Sách trước tiên, qua một cái cửa sổ ngỏ, Dì kêu lên:
- A! Ông Sách. Chúng tôi đương nhắc đến ông.
Tôi đứng dậy định đi thay áo, nhưng vừa đi tới cửa thì Sách đã vào đến sân. Thấy đầu tôi buộc khăn, Sách cười nói:
- Ở nhà quê mà kiểu cách à?
Ngay lúc ấy, tôi thấy Sách nhìn tôi lạ lắm, tôi đâm ra luống cuống. Tôi vừa đi vừa nói:
- Cháu sẽ ra ngay.
Sách kêu lên:
- Cháu cứ mặc cái áo ấy thì đã sao? Trông rõ là một cô gái nhà quê!
Tôi vừa vội vàng thay áo vừa nghĩ: “Sách nhìn mình lạ quá. Nhưng thôi, cám ơn Thượng Đế, Sách đã ở đây rồi, không còn lo buồn gì nữa!”. Tôi soi nhanh vào gương một cái rồi xuống thang, vừa chạy vừa thở; tôi trở ra sân hấp ta hấp tấp không còn giấu diếm nữa. Sách đương ngồi ở trước bàn nói chuyện về công việc với Dì Cát. Thấy tôi, Sách cười nhưng vẫn không ngừng câu chuyện. Theo Sách thì công việc của chúng tôi khá lắm. Chúng tôi chỉ phải ở nhà quê hết mùa hè thôi, rồi có thể đi Bắc-tơ-bua, [1] cho em Xuyến học hay đi ngoại quốc cũng được.
Dì Cát nói:
- Giá ông có thể cùng đi ra ngoại quốc với chúng tôi. Chúng tôi thân cô thế cô, chẳng khác gì lạc vào rừng cả.
Sách nửa đùa nửa thực đáp:
- A! Nếu được đi vòng quanh thế giới với Dì Cát và các cháu thì còn gì thú bằng.
Tôi reo lên:
- Phải đấy, chúng mình đi vòng quanh thế giới đi.
Sách lắc đầu:
- Thế còn mẹ chú?... Còn công việc? Thôi không được đâu, cháu hãy kể cho chú nghe cháu đã làm những gì thì hơn, cháu có còn buồn nữa không?
Nghe tôi kể trong khi vắng Sách, tôi đã làm việc và không buồn nữa lại thêm. Dì Cát cũng công nhận như vậy, Sách nhìn tôi và khen ngọi tôi như đối với một đứa trẻ con, và nhoacute; mạnh không?
Đáp lại cái chào của tôi, Sách lại tiếp luôn:
- Ồ thích quá! Hôm nay chú mười ba tuổi, chú muốn chơi nhảy lò cò.
Tôi như bị lây cái “say cuồng” của Sách, tôi nhìn vào đôi mắt tươi cười của Sách, nói:
- Chú bị say cuồng, phải không?
Sách nháy một mắt, và giữ một nụ cười, đáp:
- Vâng, nhưng sao lại cứ đập vào mũi Dì Cát thế kia?
Tôi không biết là trong lúc nói chuyện tôi vẫn cầm cành cây khua lên vào cả mặt Dì Cát, làm rơi cả chiếc mùi soa của Dì Cát xuống đất.
Tôi bật cười lên.
- Ấy thế mà chốc nữa lại bảo không ngủ được cho mà xem.
Tôi nói khe khẽ như có ý không muốn làm dì thức dậy, nhưng thực ra có phải thế đầu; tôi chỉ thích nói thầm với Sách thôi.
Sách mấp máy môi nhại tôi như người nói khẽ quá không ai nghe thấy nói gì. Rồi, trông thấy đĩa anh đào, Sách vội vồ lấy, xong chạy ra chỗ em Xuyến nghịch vờ ngồi lên búp bê của nó. Xuyến sắp sửa cáu, thì Sách đổi ngay điệu bộ vui vẻ và bịa ra một trò chơi là thi xem hai người ai ăn được nhiều anh đào nhất một lúc.
Tôi bảo Sách:
- Chú có muốn cháu bảo người lấy thêm anh đào ra không? Hay ta đi lấy lấy?
Sách cầm cái đĩa, bày mấy con búp bê lên trên, rồi cả ba chúng tôi cùng ra nơi vườn cây ăn quả. Em Xuyến vui cười chạy theo sau chúng tôi, nắm lấy vạt áo của Sách đòi búp bê. Sách phải trả lại rồi quay nhìn tôi, vẻ mặt nghiêm trang vẫn nói khe khẽ, mặc dầu chẳng sợ làm mất giấc ngủ của ai cả:
- Cháu thật là bông hoa tím; sau cả một ngày nóng bức bụi bặm mệt nhọc như hôm nay, chú cứ đến gần cháu là y như ngửi thấy hương thơm của hoa tím; nhưng không phải của thứ hoa tím thơm ngát mà là của thứ hoa tím đầu mùa nở trong lúc tuyết vừa tan và cỏ xuân vừa chớm mọc.
Tôi lảng sang chuyện khác để giấu sự thẹn thùng sung sướng vì những lời nói của Sách:
- Thế nào, công việc đó có chạy theo ý muốn của chú không?
- Chạy lắm! Dân quê ở chỗ nào cũng tốt. Mình càng hiểu họ bao nhiêu, càng mến họ bấy nhiêu.
- Vâng, lúc nãy cháu ngồi trong vườn nhìn ra xem họ làm việc, đột nhiên cháu thấy xấu hổ, thấy họ vất vả, mà cháu thì sung sưởng quá, đến đỗi...
Sách ngắt lời tôi, vừa nhìn tôi một cách nghiêm trang và hiền hậu:
- Thôi cháu bỏ cái lối kiểu cách ấy đi.
- Chỉ có chú thì cháu mới nói chứ...
- Vâng, vâng, chú biết. Nhưng này! Anh đào đâu?
Cửa vườn thì khóa, mà chẳng thấy bóng một người làm vườn nào, vì Sách đã sai họ ra đồng làm tất cả. Xuyến chạy đi tìm chìa khóa, nhưng Sách không đợi Xuyến, trèo lên một góc tường rồi nhảy vào.
Sách gọi tôi:
- Cháu đưa cho chú cái đĩa.
- Không, cháu muốn hái lấy kia. Cháu đi lấy chìa khóa đã, chắc Xuyến không tìm được đâu...
Nhưng ngay lúc ấy tôi muốn xem Sách làm gì ở trong ấy, tưởng không có ai rình thì Sách nhìn ra làm sao, cử động ra làm sao.
Phải, tôi không muốn rời Sách một phút nào cả. Tôi nhón chân chạy vòng ra đàng kia vườn và đến một chỗ tường thấp nhất, tôi trèo lên một cái thùng, thành thử tường chỉ thấp đến ngực tôi; tôi cúi xuống, đưa mắt nhìn một lượt cái vườn đầy những cây cổ thụ gốc xoắn lại, lá lớn và có răng cưa chĩa ra những quả tươi mọng, nặng trĩu. Cúi thấp xuống chút nữa, tôi thấy Sách ở dưới cánh một cây anh đào già. Chắc Sách nghĩ rằng tôi đã đi khỏi, và không ai nhìn thấy mình. Sách đã bỏ mũ rồi, nhắm mắt lại, ngồi trên một thân cây mới bị hạ, và tẩn mẩn lấy nhựa anh đào vê thành một viên tròn. Bỗng Sách nhún vai, mở mắt ra, cười và nói một câu gì. Lời nói và cái cười khác hẳn lúc thường khiến tôi thấy xấu hổ đã rình mò như vậy. Tôi thấy hình như Sách gọi: “Em Mai”. Tôi cho là vô lý, thì Sách lại nhắc lại, khẽ hơn và âu yếm hơn: “Em Mai yêu quý”. Lần này thì tôi nghe rõ ràng cả bốn tiếng. Tim tôi đập đổ hồi, lòng tôi rộn ràng vui sướng đến nỗi tôi phải víu chặt hai tay vào tường cho khỏi ngã và bị lộ. Nhưng Sách đã thấy động, nhìn lên thấy tôi, bỗng cúi xuống hổ thẹn như một đứa trẻ con. Sách muốn nói gì với tôi, như không nói được, và càng đỏ mặt thêm.
Nhưng khi thoạt trông thấy tôi, Sách đã cười. Tôi cũng vậy. Vẻ vui mừng hiện ra mặt. Sách không còn là một ông chú già hiền hậu và hay khuyên bảo cháu nữa, nhưng là một người ngang hàng với tôi, một người yêu tôi và sợ tôi, mà tôi cũng sợ và cũng yêu. Chúng tôi nhìn nhau không nói. Nhưng Sách bỗng cau mày lại, nụ cười và ánh mắt biến đi, và nói với tôi bằng một giọng lạnh lùng, bề trên, y như là chúng tôi đương làm một điều gì không tốt, mà Sách chợt nhận ra và khuyên cả tôi đừng làm thế:
- Cháu đi xuống đi, không có ngã bây giờ đấy. Và vuốt tóc lại cho gọn đi. Trông hay chưa!
Tôi bực mình nghĩ thầm: “Tại sao lại phải vờ vĩnh như thế? Tại sao Sách lại xúc phạm đến mình?”. Đồng thời, tôi không thể ngăn giữ được ý định làm cho Sách mắc cỡ thêm, và thí nghiệm xem thế lực của tôi đối vời Sách ra sao. Tôi nói:
- Không. Cháu muốn tự hái lấy anh đào mà.
Rồi tôi víu hai tay vào một cành cây gần, nhảy lên tường. Sách không kịp đỡ tôi thì tôi đã nhảy vào bên trong vườn rồi.
- Cháu liều thực. Có khi thì khốn đấy. Rồi làm sao mà ra khỏi đây?
Sách nói xong rồi lại đỏ mặt lên và làm bộ tức giận để che giấu sự bối rối đi, nhưng thành ra lại bối rối hơn; tuy vậy ngay lúc bấy giờ tôi cũng chẳng thấy thích gì cả; trái lại tôi lại thấy sợ nữa, và tôi cũng đâm ra ngượng, tôi đỏ mặt lên, không biết nói gì thêm, tôi xoay ra hái anh đào, nhưng lại chẳng có cái gì để đựng cả. Tôi thành ra bực mình, đâm hối và lo sợ, nghĩ thầm chắc từ nay Sách chẳng còn coi tôi ra gì nữa. Chúng tôi hình như bị tắc họng chẳng ai nói gì cả. Đương lúc khó chịu ấy thì vừa may em Xuyến đã tìm được chìa khóa mang đến. Tuy vậy một lúc lâu về sau chúng tôi cũng vẫn còn ngượng không nói chuyện thẳng với nhau, mà chỉ nói với em Xuyến thôi. Mãi khi trở lại gặp Dì Cát, dì cam đoan rằng dì không ngủ mà cũng nghe không sót một tiếng nào, lúc bấy giờ tôi mới bình tĩnh lại; còn Sách thì cố lấy lại cái giọng bề trên che chở chúng tôi, nhưng không được và cũng không đánh lừa được tôi nữa. Tôi nhớ lại một câu chuyện chúng tôi mới nói với nhau mấy hôm trước.
Dì Cát cho rằng bao giờ người đàn ông cũng yêu và ngỏ tình ra với người yêu dễ hơn người đàn bà. Dì nói:
- Người đàn ông có thể thú thực rằng mình yêu, chứ người đàn bà thì không dám.
Sách trả lời:
- Theo tôi thì có lẽ người đàn ông không nên mà cũng lại không thể thú thật tình yêu của mình.
Tôi hỏi:
- Thưa sao vậy?
- Vì chỉ là giả dối mà thôi. Yêu! Ghê chưa? Làm như tình yêu ấy chỉ hơi ngỏ ra một chút là có một cái gì bật tung ra: băng! Chàng kia yêu. Làm như một lời đã nói ra, thì thế nào cũng xảy ra một việc gì, những điềm, những triệu, một loạt súng đại bác nổ. Tôi thấy những người nói ra miệng câu: “Anh yêu em” là những ngườũ tự lừa dối mình, hay là tệ hơn nữa, lừa gạt những người khác.
Dì Cát hỏi:
- Nếu người ta không nói ra thì người đàn bà làm thế nào mà biết được là người ta yêu mình?
- Tôi không biết. Mỗi người, mỗi vật có một tiếng nói riêng của người ấy, vật ấy. Nếu họ có tình, họ tất biết diễn đạt tình yêu của họ. Khi tôi đọc tiểu thuyết, bao giờ tôi cũng tưởng tượng thấy cái vẻ mặt bối rối của các nhân vật khi họ nói: “Anh yêu em!” và họ tưởng sẽ xảy ra những việc tày trời; nhưng ở chàng hay ở nàng cũng vậy, chẳng có gì là lạ cả; cặp mắt, cái mũi hay cái gì khác vẫn thế, không thay đổi gì cả.
Lúc ấy tôi nhận ngay thấy trong cái hóm hỉnh ấy có ý nói bóng gió tôi, nhưng Dì Cát không chịu rằng người ta lại có thể phê bình các nhân vật tiểu thuyết một cách nông nổi như vậy. Dì nói:
- Bao giờ ông cũng chỉ lập dị. Thôi, ông thú thực đi, đã lần nào ông nói với một người đàn bà là ông yêu người ta chưa?
Sách vừa cười vừa đáp:
- Chẳng bao giờ cả, mà cũng chưa bao giờ tôi quỳ một gối xuống đất cả. Tôi lại nói thêm rằng tôi sẽ không bao giờ nói câu ấy cả.
Hôm nay nhớ lại câu chuyện ấy, tôi nghĩ thầm: “Ừ phải. Sách chẳng cần phải nói với ta là Sách yêu ta. Ta biết Sách yêu ta, và Sách có làm ra vô tình đi chăng nữa, cũng không giấu nổi ta”.
Suốt buổi chiều hôm ấy, Sách ít nói với tôi, nhưng trong mỗi cử chỉ, mỗi cái nhìn của Sách, tôi đều nhận thấy tình yêu của Sách đối với tôi, và tôi không còn nghi ngờ điều gì nữa. Tôi bối rối và bực mình vì Sách còn cứ muốn giấu và làm ra bộ lạnh lùng mãi. Tôi cứ nghĩ đến việc táo bạo vừa xảy ra mà áy náy, y như một người phạm tội vậy. Tôi thấy hình như Sách không còn kính nể tôi nữa và Sách giận tôi.
Sau khi dùng trà rồi, tôi lại bên chiếc dương cầm. Sách đi theo tôi, khi theo kịp bước tôi, Sách nói:
- Cháu đánh đàn đi, đã lâu lắm rồi chú không được nghe đấy.
Tôi nhìn thẳng vào mắt Sách đáp:
- Cháu cũng định thế... chú Sách ạ! Chú hết giận rồi chứ?
- Sao chú lại giận?
Tôi thẹn đỏ mặt lên nói:
- Vì ban nãy cháu không nghe lời chú.
Sách hiểu, lắc đầu và cười. Sách nhìn như muốn nói đáng lẽ ra Sách mắng tôi kia, nhưng lại không đủ can đảm.
Tôi vừa ngồi vào đàn vừa nói:
- Thôi hết giận rồi nhé.
- Hết rồi.
Trong phòng khách trần cao, chỉ có hai ngọn nến thắp trên chiếc dương cầm còn cả phòng đều mờ tối. Ánh trăng trong chiếu qua cửa sổ. Mọi vật đều yên lặng; thỉnh thoảng mới có tiếng chân Dì Cát bước nhè nhẹ, và con ngựa dậm chân cồm cộp. Sách ngồi ở đằng sau khiến tôi không trông được thấy, nhưng khắp mọi nơi, trong bóng tranh sáng tranh tối của chiếc phòng, trong tiếng đàn, trong chính mình tôi, đâu đâu tôi cũng thấy Sách. Tôi không trông thấy, nhưng mỗi cái nhìn, mỗi cử động của Sách đều có dư âm trong lòng tôi. Tôi chơi bản đờn của Mozart mà Sách đã đem đến cho tôi, mà tôi đã cố tập để rồi đánh cho Sách nghe.
Tôi không để ý chơi ra làm sao, nhưng hình như hay và Sách lấy làm thích lắm. Chắc Sách hài lòng lắm, và không cần phải nhìn Sách, tôi cũng biết Sách nhìn tôi ra làm sao. Tự nhiên, vô tình tôi vừa đánh đàn, vừa quay lại nhìn Sách. Đầu Sách nổi bật hẳn lên nền trời sáng lợt. Sách ngồi chống hai tay vào trán, mắt long lanh nhìn tôi. Bốn mắt gặp nhau, tôi mỉm cười và ngừng tay đờn. Sách cũng cười, rồi lắc đầu ra vẻ trách tôi, tay chỉ vào bản đờn, ý bảo tôi chơi tiếp nữa đi. Khi tôi chơi xong, thì trăng đã lên cao và ngoài cái ánh sáng yếu ớt của hai ngọn nến lại thêm một nguồn ánh bạc chiếu vào trong phòng soi xuống sàn ván. Dì Cát quả quyết bảo rằng tôi đương chơi đến chỗ hay nhất mà ngưng lại thì chẳng ra nghĩa lý gì và tôi chơi xoàng lắm; nhưng Sách, trái lại, cho là tôi từ trước chưa từng hôm nào chơi hay như hôm ấy; Sách đi đi lại lại suốt các phòng, hết phòng khách lớn đến phòng khách nhỏ, rồi lại quay trở lại; mỗi lần lại liếc nhìn tôi và cười. Tôi cũng cười, mà lại muốn phá lên cười nữa, không hiểu tại sao, việc xảy ra đã làm cho tôi vui sướng không cùng. Khi Sách đi khuất, tôi ôm chầm lấy Dì Cát, hôn lấy hôn để vào cổ, vào cằm; khi Sách quay lại, tôi lại làm điệu nghiêm trang, và cố giữ cho khỏi bật lên cười.
Dì Cát hỏi:
- Hôm nay cô ấy có chuyện gì thế không biết?
Nhưng Sách không đáp, và cứ nhìn tôi cười hoài. Sách đã biết tôi có chuyện gì rồi.
Sách bỗng đứng dừng lại ở trong phòng khách nhỏ, trước mặt cái cửa sổ ngỏ trông ra vườn và nói:
- Này coi đêm đẹp quá chừng!
Chúng tôi theo sang; đêm quả đẹp thực, tôi chưa từng thấy thế bao giờ. Trăng ở giữa trời nhưng hơi ngả về phía sau nhà một chút, thành thử chúng tôi không trông thấy; một nửa bóng mái nhà, cột và mái hiên in chênh chếch và thu ngắn lại trên mặt cỏ và lối đi trải cát. Ngoài ra mọi vật đều tắm trong ánh trăng và trong làn sương bạc. Giữa những bụi hoa, một con đường nhỏ trắng xóa và lạnh lẽo chạy dài ẩn vào trong đám sương mù xa tít. Mái vườn kính nổi bật sáng lên giữa những cây cao lớn, và từ dưới con đường trũng bốc lên một làn hơi nhẹ. Hoa đều ướt đẫm sương và có thể phân biệt rõ được từng bông một. Trên các lối đi, bóng tối trộn lẫn với ánh sáng, ánh sáng trộn lẫn với bóng tối, thành ra không trông rõ mọi vật, mà chỉ thấy những vòm cây mơ hồ như những nhà cửa trong suốt, rung rung động động. Ở bên phải, dưới bóng nhà tối om mọi vật đều đen ngòm, lạnh lẽo, trông rợn cả người: nhưng ngọn cây bạch dương thì nhô ra khỏi bóng tối ấy, nhiễm một vẻ kỳ ảo rõ ràng, nó đứng yên kia, không động đậy ở ngay bên cạnh nhà, dãi dưới ánh trăng, thế mà hình như nó có thể bay bổng lên tận bầu trời xanh bao la bát ngát.
Tôi nói:
- Chúng ta đi dạo quanh một chút đi.
Dì Cát nhận lời, nhưng muốn bắt tôi phải đi giày cao su. Tôi bảo:
- Không cần, dì g nói gì sau khi nghe những lời của Sách, tôi thấy ngượng, nhưng tôi không biết làm thế nào để phá tan được sự yên lặng ấy. Tôi nhìn Sách. Trong bóng tranh tối tranh sáng đôi mắt long lanh của Sách chăm chú nhìn tôi; Sách nói:
- Đời đáng sống lắm!
Tôi chẳng hiểu sao cả, thở dài một cái. Sách hỏi:
- Sao thế?
Tôi nhắc lại:
- Đời đáng sống lắm!
Rồi chúng tôi im bặt, và tôi lại thấy bối rối. Tôi nghĩ ân hận mãi về câu tôi lỡ lời nói Sách đối với tôi hơi già; tôi chắc đã làm Sách buồn và muốn tìm câu an ủi, nhưng tôi không biết nói gì cả.
Sách đứng dậy nói:
- Thôi; đến giờ rồi, chú về đây. Chắc mẹ chú đang chờ cơm. Suốt ngày hôm nay chú chưa gặp mẹ chú đấy.
- Nhưng cháu muốn đánh một bản đờn mới để chú nghe.
Sách lạnh lùng đáp:
- Để lần khác.
- Lạy chú ạ.
Không bao giờ tôi lại thấy tôi làm buồn lòng Sách hơn bây giờ, tôi hối hận quá. Tôi với Dì Cát tiễn Sách ra đến cửa thềm, và chúng tôi đứng ở ngoài sân một lúc lâu nhìn theo con đường Sách đi. Khi không nghe thấy tiếng chân ngựa của Sách nữa, tôi quay về chỗ cũ đứng nhìn ra cánh đồng; trong làn sương mờ những tiếng động ban đêm đều ngừng cả lại, tôi vẫn còn trông thấy, nghe thấy mãi những cái tôi muốn trông và muốn nghe.
Sách trở lại một lần thứ hai, rồi lại một lần thứ ba nữa, và cái ngượng ngùng vì câu chuyện lạ lùng bữa trước mất hẳn đi, không ai nghĩ tới nữa. Suốt mùa hè, mỗi tuần Sách đến thăm chúng tôi hai lần; và tôi thành ra quen lệ đến nỗi lâu lâu Sách không tới thì tôi thấy khó chịu và giận Sách để tôi lẻ loi. Sách cư xử với tôi như một người bạn trẻ thân mật, hỏi han tôi, thành ra tôi đối với Sách rất thành thực; Sách khuyên bảo tôi, khuyến khích tôi, hoặc có khi rầy la tôi, có khi bảo cho tôi biết giữ gìn ý tứ. Mặc dầu Sách cố hết sức tự hạ thấp mình xuống ngang hàng với tôi, tôi cũng đoán thấy ở Sach có cả một thế giới mà Sách không muốn cho tôi biết tới; chắc Sách cho là giá tôi có biết tới cũng chẳng có có ích gì, như vậy thành ra tôi lại càng tôn kính Sách, và càng thấy mến Sách hơn. Nghe Dì Cát và một vài người láng giềng nói, tôi biết rằng ngoài bà mẹ cùng ở với Sách, và Sách phụng dưỡng rất ân cần châu đáo ra, ngoài những công việc riêng của Sách và công việc đỡ đầu chúng tôi ra, Sách còn giữ cả việc quản trị quý tộc hàng hạt và gặp rất nhiều vấn đề khó khăn, nhưng quan niệm của Sách đối với vấn đề ấy thế nào, lòng tin tưởng hay những kế hoạch của Sách ra làm sao thì không bao giờ tôi có thể hiểu biết được. Mỗi khi tôi đả động đến công việc của Sách, thì Sách lại bĩu môi ra, Sách có cái lối bĩu môi riêng như có ý bảo tôi: “Tôi xin cô, có cái gì đâu mà xem kia chứ!” rồi Sách nói lảng sang chuyện khác. Lúc đầu tôi thấy phật ý, nhưng về sau cũng quen đi; tôi thấy tự nhiên chỉ nên nói đến những việc có liên quan đến tôi thôi.
Lại còn một điều này nữa, lúc đầu tôi thấy khó chịu, nhưng rồi sau lại thấy thích, là đối với sắc đẹp của tôi, Sách hoàn toàn thờ ơ có ý khinh khỉnh nữa. Chẳng có bao giờ Sách để ý ngắm hay tỏ một lời khen ngợi tôi cả; trái lại, thấy ai khen tôi đẹp lại còn bĩu môi cười. Sách lại hay thích vạch những cái xấu của tôi ra để trêu chọc nữa. Nhũng quần áo trang sức đúng thời trang của tôi mà nhân một dịp nào đó Dì Cát thích cho tôi đeo mặc đều bị Sách chế riễu, khiến Dì buồn, mà tôi cũng ngơ ngác không biết tại sao Sách lại thế. Riêng phần Dì Cát thì dì đã chắc chắn rằng tôi rất vừa ý Sách, thế mà Dì cùng chịu không hiểu được tại sao mà người ta lại không thích thấy người đàn bà mình yêu khéo trang sức. Về phần tôi, thì tôi đoán ngay được ý Sách. Sách không muốn tôi làm dáng một chút nào. Và từ đấy tôi bỏ hẳn cái tính ấy; dù là ở quần áo, mũ nón, hay cử chỉ của tôi cũng không còn một vết tích làm đỏm nào nữa; nhưng thật ra tôi vẫn làm dáng, song làm dáng một cách giản dị kín đáo hơn; cũng tại lúc bấy giờ tôi chưa tập được tính giản dị hẳn. Tôi biết rằng Sách yêu tôi, - lúc ấy tôi cũng chưa tự hỏi xem Sách yêu tôi như một đứa trẻ con hay như một người lớn - tôi thích lắm, cảm thấy Sách coi tôi là một thiếu nữ nhất đời; tôi chỉ ước ao có một điều, là cái ảo tưởng ấy được bền mãi mãi, rồi vô tình tôi lừa dối Sách. Nhưng vì lừa dối Sách mà tôi hóa ra tốt hơn lên, khá hơn lên. Tôi nhận thấy tôi phô những cái hay cái đẹp về tinh thần của tôi ra với Sách thì có giá trị hơn là phô ra những cái hay cái đẹp về hình thức. Tóc tôi, tay tôi, mặt tôi ngay đến những thói quen của tôi, hay hay dở, hình như Sách đã nhận biết và đánh giá ngay từ buổi đầu kia rồi, tôi có thêm bớt gì vào cái bộ tịch bề ngoài của tôi thì cũng chỉ là giả dối mà thôi. Còn như tâm hồn tôi thì Sách không biết rõ, và Sách yêu tâm hồn đó, vì độ ấy nó mới cởi mở ra, vậy tôi có thể đánh lừa được Sách và tôi không bỏ lỡ dịp. Sau khi tôi đã hiểu Sách rồi thì sự giao thiệp giữa chúng tôi dễ dàng quá! Những cái ngượng nghịu vô lý, những cử chỉ bối rối của tôi đều biến đi hết. Tôi biết rằng Sách có nhìn tôi thẳng hay nghiêng, ngồi hay đứng, tóc vấn lên hay bỏ xõa xuống, Sách đều biết rõ rồi, dù dáng dấp của tôi có thế nào đi nữa Sách cũng vẫn ưa thích như thường. Tôi tin rằng cho dẫu Sách tự nhiên có trái tính đi khen tôi có khuôn mặt đẹp, tôi cũng sẽ không thấy thích. Trái lại tôi không để đâu cho hết vui nếu tôi nói được điều gì mà Sách nhìn tôi và khen bằng giọng cảm động mà Sách cố làm ra vẻ khôi hài:
- Ừ, ừ, có thế chứ... cháu là một thiếu nữ hoàn toàn lắm, chú nói để cho cháu biết vậy.
Tôi nhận lấy những phần thưởng ấy của Sách và tôi thấy trong lòng tràn ngập vui sướng và kiêu hãnh. Tôi lấy làm ngạc nhiên thấy mình có cái linh tính lạ lùng đoán biết cái gì là hay, cái gì nên thích. Thực ra, từ trước tôi hoàn toàn không biết thế nào là hay là đáng chú trọng cả. Phần nhiều những sở thích hay thói quen cũ của tôi, Sách không ưa và Sách chỉ khẽ cau mày, đưa mắt hay bĩu môi một cái tỏ ý không tán thảnh điều tôi sắp nói, là đủ để cho tôi hết thích những cái trước kia tôi rất thích. Có khi có những điều Sách chưa nói kịp ra mà hình như tôi hiểu biết Sách định nói gì rồi. Nếu Sách có hỏi tôi câu gì và nhìn vào mắt tôi thì hình như cái nhìn ấy sẽ gợi cho tôi câu trả lời đúng với ý Sách. Thành thử mọi ý kiến, mọi cảm tình của tôi không còn hẳn là của tôi nữa, mà là những ý kiến, những cảm tình của Sách, nó thâm nhập vào cuộc đời của tôi và soi sáng cho cuộc đời của tôi. Thành thử tự tôi, tôi cũng không biết, tôi đâm ra nhận định mọi việc theo một lối khác, dù là về Dì Cát, người nhà, em Xuyến, hay về chính tôi và các công việc riêng của tôi. Những sách vở trước tôi đọc để giải trí cho đỡ buồn, bỗng thành ra những nguồn vui nhất cho tôi cũng chỉ vì chúng tôi đã trao đổi với nhau mọt vài ý kiến về sách vở, chúng tôi đã chung nhau đọc, hay Sách đã đem lại cho tôi coi. Trước kia dạy em Xuyến học là một việc khó chịu vì bổn phận mà tôi phải làm; nhưng có một lần Sách ngồi xem và để ý đến trình độ học của Xuyến, thế là từ đấy tôi coi nó là một việc vui thích. Tôi không thể nào học thuộc được một bản đờn, nhưng thấy Sách để ý nghe và có khi khen tôi thế là tôi tập, có khi đánh đi đánh lại một quãng đến ba bốn mươi lượt mà không biết chán, khiến Dì Cát phải lấy bông đút nút lỗ tai lại; cũng vẫn những bản đàn cũ nhưng bây giờ có một âm hưởng khác hẳn, tôi chơi cũng khác đi, hay hơn trước nhiều. Ngay chính Dì Cát mà tôi đã hiểu, và đã yêu như là yêu chính bản thân tôi, bây giờ đối với tôi cũng đổi khác hẳn trước. Mãi đến lúc đó tôi mới hiểu rằng không cái sức chi bó buộc dì phải nhận lấy cái trách nhiệm làm mẹ, làm bạn, làm tôi tớ chúng tôi cả. Tôi hiểu hết những sự hy sinh, và lòng tận tâm của người đàn bà đáng mến ấy, tôi hiểu hết những ân tình của dì đối với tôi; tôi càng yêu Dì hơn. Chính Sách đã luôn luôn dạy tôi biết cư xử một cách khác với người nhà, người làng và kẻ hầu người hạ của chúng tôi. Nói ra thì cũng buồn cười, tôi sống giữa những người ấy, đến nay tôi đã mười bảy tuổi đầu rồi mà tôi đối với họ xa lạ hơn là đối với những người tôi chưa từng gặp bao giờ; tôi chưa hề có lần nào nghĩ rằng những người ấy cũng biết thương yêu, ham muốn hay đau khổ như tôi. Đồng cỏ, rừng cây, ruộng nương của chúng tôi, tôi đã quen biết từ bao lâu, đối với tôi hình như cũng mới mẻ, huy hoàng. Sách có nói một câu không phải là vô bổ, Sách quả quyết rằng ở trên đời chỉ có mỗi một điều làm cho người ta sung sướng, là sống vì người khác. Câu nói ấy lúc bấy giờ tôi thấy lạ lùng lắm, tôi không hiểu gì cả; nhưng tôi chẳng nghĩ gì đến, thế mà nó cứ thâm nhập dần vào tâm tôi. Sách mở cho tôi thấy cả một thế giới vui vẻ ở ngay hiện tại, mà không thay ģng ngùng khi tôi nhảy qua tường vào trong vườn mà tôi não lòng. Nước mắt tôi dưng lên, tôi liền quỳ xuống cầu nguyện. Tôi lại thấy có hy vọng và được an ủi. Tôi quyết định sửa soạn lễ ban thánh thể của tôi, ăn sinh nhật tôi vào ngày hôm chịu lễ ấy, và làm vị hôn thê Sách cũng luôn một ngày hôm ấy.
Nhưng làm thế nào? Tại làm sao thế? Tôi thực không rõ, nhưng bắt đầu từ phút ấy, tôi tin tưởng, tôi biết chắc chắn rằng công việc sẽ như vậy. Khi tôi về phòng thì trời đã sàng rõ và mọi người đã dậy rồi.