Một thiếu nữ được nhiều nho sĩ đương thời cảm mến, ắt là có tài lỗi lạc đã đành, nhưng ai cũng nghĩ, và cũng muốn, cô có dung nhan cá lặn nhạn sa nữa, cho lương toàn hương sắc. Hay đâu tạo hóa thường ghét chư toàn nên ai được chỗ này lại hỏng chỗ kia!Theo tục truyền thì Xuân Hương có nước da ngăm ngăm, má điểm đây đó vài nụ rỗ hoa. Tính nàng ngay thẳng, gặp ai ăn ý thì nói năng duyên dáng mặn mà, nhưng lại không thể không diễu cợt đôi khi sỗ sàng đối với những anh hay chữ lỏng mà vênh vang tự đắc.Thiên tư dĩnh ngộ, học một hiểu mười, nên được thầy yêu bạn nể, nàng lại rộng xem những sách sử ông đồ Nghệ để lại nên mới 13, 14 tuổi đầu mà vốn học uẩn súc ít ai bì kịp. Điều làm cho người ta kính dị là nàng xuất khẩu thành chương, khó có người dám cùng nàng xướng họa.Một buổi trưa nóng bức nàng ngồi chơi ở hàng hiên trường học, ngọn gió hiu hiu làm cho thiêm thiếp ngủ quên, khăn áo có hơi xốc xếch. Ba bốn cậu học sinh xúm lại, chỉ trỏ cười đùa làm nàng chợt tỉnh. Thế là không chút thẹn thò, cũng không hờn dỗi, nàngđọc ngay tám câu chỉnh chện luật Đường:Trưa hè, hây hẩy gió nồm đôngThiếu nữ nằm chơi, giải giấc nồngLược trúc biếng cài trên mái tócYếm đào trễ xuống dưới nương longĐôi gò bồng đảo sương còn ngậmMột lạch Đào nguyên suối chửa thôngQuân tử dùng dằng đi chẳng dứtĐi thì cũng dở, ở không xong...Mà ở không xong thật, vì Xuân Hương thừa biết mây anh này chỉ hay quấy phá chứ không có tài họa thơ. Có tài họa thơ là mấy anh học giỏi nói năng hoạt bát, thường tụ hội với Xuân Hương để bàn luận văn chương ở sân trường, những khi thầy nghỉ trưa hay đi vắng.Họ thường kháo nhau các chuyện thời sự ở đó đây để gợi hứng cùng nhau ngâm vịnh, và đều đồng ý là dùng tiếng nôm trước hết để đỡ mệt óc sau những giờ nghiền chữ Hán, và để nuôi cái cao vọng phát huy những trạng từ linh động để tỏ rằng tiếng ta hay hơn chữ tàu.Vế quan điểm này, một anh phát biểu:- Nhất định hay hơn. Không phải "dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn" mà ao nhà nhất định là trong. Tôi thử đọc anh em nghe bài thơ vịnh cảnh tát nước mà chị Hương làm hôm nọ:Đang khi nắng cực chửa mưa tèRủ chị em ra tát nước kheLẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụmLênh đênh một ruộng bốn bờ beXì xòm đáy nước đầu nghiêng ngửaNhấp nhổm bên ghềnh đít vắt veHam việc làm ăn quên cả nhọcDạng hang một lúc đã đầy phè...Không nói đến nhưng ẩn ý nằm trong các chữnắngcực, tè, khe, ba góc, dạng hang, đầy phè thử hỏi có chữ Hán nào dịch nổilẽo đẽo, lênh đênh, xì xòm, nhấp nhổm, nghiêng ngửa, vắt ve không nào?Được anh em tán đồng, Xuân Hương cao hứng nói:- Các anh quá khen đấy chứ, mấy câu tục tằn ấy có đáng gì!- Đố tục mà giảng thanh mới thú chứ!- Em chỉ muốn nói rằng nếu ta định dùng nôm thay chữ, thì ta phải học hỏi lẫn nhau để dùng tiếng nôm cho đúng cách. Em đọc thử câu này để phiền các anh họa cho:Lượng cả xin anh chớ hẹp hòiKhông nói anh cũng rõlà trong câu họa cấm dùng chữ hẹp trước vần hòi đấy nhé!Thì làm gì có tiếng nào khác đi với hòi?Một anh bèn gỡ bí bàng cách nói lái:Xích lại gần đây tớ thẩm hòi!Và thách Xuân Hương hạ được trót lọt một cău vần uông.Lại không có chữ nào đi với uông cho có nghĩa.Xuân Hương tìm ra lối thoát:Một đàn thằng ngọng đứng xem chuôngNó bảo nhau rằng ấy ái uông!Kể ra xuôi đấy, nhưng có người chê: đứng trước cái chuông mà không nói được câu gì hay ho hơn làđấy cái chuông, thì ra đã ngọng còn thêm đần độn...Một hôm, trong buổi họp, có anh nhắc lại câu chuyện thầy vừa mới kể. Khi cụ trạng Mạc Đĩnh Chi sang sứ Trung Hoa, vua Tàu thử tài, cho thị vệ cầm chiếc quạt giơ lên và đánh một tiếng trống, tức là ra đầu đề vịnh cái quạt. Cụ trạng viết:chảy vàng nung đá, trời đất như lò lửa, ngươi vào lúc ấy đắc dụng như Y, Chu; Gió bắc lạnh lùng, mưa tuyết đầy đường, người vào lúc ấy, chết đói như Di, Tề – Thêm câu trong luận ngữ:ai dùng thì làm, không thì để đó, chỉ ngươi với ta có như thế ư?Và phê bình- Luận về cái quạt như thế thật là thấu đáo: hành tàng là thái độ quân tử của nhà nho.- Nhưng đấy là về triết lý. Còn về phần tà thực tưởng cũng nên nói ra cho rành rẽ, cách vật mà...- Phần này dành cho chị Hương nhé! Chỉ có chị mới làm được ra trò...Xuân Hương mĩm cười:- Các anh chớ quá khen...Ngừng giây tát, nàng nói:- Cấm cười đấy!Rồi chậm rãi ngâm:Một lỗ sâu, xâu mấy cũng vừaDuyên em dính dán tự ngày xưaVành ra ba góc khuôn còn méoKhép lại đôi bên thịt vẫn thừaMắt mặt anh hùng khi tắt gióChe đầu quân tử lúc sa mưaNâng niu ướm hỏi người trong trướngPhành phạch đêm ngày đã sướng chưa?Mấy anh bàn tán:- Hay, hay quá! Lại đúng nữa! Hai chữ sâu, xâu, thật tuyệt, vừa là sâu hoắm lại vừa xâu cái nan quạt. Khép lại thì giữa là cái nan hai bên giấy chả thừa ra là gì! Có điều ê cho mặt anh hùng với đầu quân tử... Nhưng đến lúc phành phạch thì quên hết!Xuân Hương cười:- Để em làm bài khác tạ lỗi với anh hùng quân tử vậy:Mười bảy hay là mười tám đây?Cho ta yêu dấu chẳng rời tayMỏng dầy chừng ấy trành ba gócRộng hẹp nhường nào cắm một câyLúc nóng bao nhiêu bù lúc mátBan đêm chưa phỉ lại ban ngàyHồng hồng má phấn duyên vì cậyChúa dấu vua yêu một cái này...Mấy anh lại trầm trồ:- Mỏng, dầy, rộng, hẹp, những ước lượng thật lý thú. Nhưng hay nhất trong bài là chữ cậy. Vừa là nhựa quả cậy để phất cho giấy dính vào nan quạt, lại vừa là cậy có cái để vua yêu. Cái quạt của chị ghê gớm thật...Xuân Hương thường vui vẻ khiêm nhường với những bạn văn thơ, nhưng lại ghét cay ghét đắng những anh chàng hay chữ lỏng mà hay khoe mã. Mỗi lần gặp mặt là xỉ vả hết lời:Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơLại đây cho chị dạy làm thơOng non ngứa nọc châm hoa rữaDê cỏn buồn sừng húc giậu thưa...Có lần đi dạo cảnh chùa Chấn Quốc ở đường Cổ Ngư ven Hô Tây, nàng thấy mấy thanh niêm cầm bút viết một bài thơ lên vách chùa, ra bộ ngông nghênh tự đắc, liền dừng chân, liếc mắt, tủm tỉm cười, rồi ngâm:Dắt díu nhau lên đến cửa chiềnCũng đòi học nói, nói không nênAi về nhắn bảo phường lòi tóiMuốn sống đem vôi quét trả đền!Tiếng ngâm vừa dứt, quay lại nhìn, thì mấy ông thi sĩ non đã biến đâu mất dạng...
° ° °
Chùa Chấn Quốc là một cảnh chùa ở nơi hẻo lánh xa chốn phồn hoa, sư cụ với sư thầy đều cao tuổi, có học vấn lại có đạo hạnh, nên Xuân Hương rất kính trọng, thường lui tới vàng hương. Còn nàng không ưa những vị sư trẻ ở kinh đô vì phần nhiều thuộc thành phần trốn việc quan đi ở chùa, ít chữ nghĩa mà nhiều tham vọng, chỉ khéo luồn lọt nơi cửa quyền để chiếm những ngôi chùa đẹp, đông khách thập phương, cho dễ no cơm ấm áo. Trông bọn họ múa may, nàng có thơ diễu:Chẳng phải Ngô mà chẳng phải TaĐầu thì trọc lóc, áo không tàOản dâng trước mặt dăm ba phẩmVãi nấp sau lưng sáu bảy bàKhi cảnh, khi tiu, khi chũm chọeGiọng hì, giọng hỉ, giọng hi haTu lâu có lẽ lên sư cụNgất nghểu tòa sen nọ đó mà!Diễu cợt, bóng gió, nằm trong bốn câu sau. Rõ rệt nhất là câu ví: Ngất nghểu không cùng hình dáng với ngất ngưởng và tòa sen nọ khác với tòa sen kia?° ° °
Đầu sư cạo nhẵn mà vô ý bị ong đốt, cũng là đầu đề cho bài thơ chế nhạo không nề thô tục:Nào nón tu lờ, nào mũ thâmĐi đâu chẳng đội, để ong châmĐầu sư há phải gì bà cốtBá ngọ con ong bé cái lầm!° ° °
Cái trò no ấm cật dễ khiến một vài vị đeo tiếng hổ mang khiến Xuân Hương trổ tài nói lái:Cái kiếp tu hành nặng đá đeoVị gì một chút tẻo tèo teoBè từ muốn ghé về Tây TrúcTrái gió cho nên phải lộn lèo!° ° °
Chùa Quán sứ nguyên là nơi công quán để đón tiếp sứ thần nước ngoài. Công quán sau thiên đi một nơi đẹp đẽ hơn, ngôi nhà cũ được sửa sang lại thành chùa trông cũng khang trang, song gặp buổi loạn ly, ít ai săn sóc đến, nên Xuân Hương có hai bài cảm hoài:IQuán sứ sao mà cảnh vắng teo!Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?Chày kình, tiểu để xuông không đấmTràng hạt, vãi lần, đếm lại đeoIISáng banh không kẻ khua tang mítTrưa trật nào ai móc kẽ rêuCha kiếp đường tu sao lắt léo?Cảnh buồn thêm ngán nợ tình đeo...Xuân Hương thường ngày, tùy cảnh, tùy người, tùy hứng, xuất khẩu thành thơ, bài nào cũng một giọng đùa ý nhị, trôi chảy như một lèo mà vẫn đóng khung trong niêm luật nghiêm chỉnh, là điều khó khăn ít ai vượt được Những bài đắc ý được các bạn ưa ngâm nga trong lúc quần tam tụ ngũ, người nọ truyền tai người kia, thành ra chẳng bao lâu nhà quê kẻ chợ, không đâu không thuộc. Đám trung niên rất tán thưởng lời thơ bóng gió tài tình. Người lớn tuổi ở chỗ đông thì chê là lẳng lơ, đồi trụy, nhưng khi vắng lại thích thú khen thầm. Dù sao, khen hay chê cũng gây nên tiếng tăm hay tai tiếng, đi xa về gần, rốt cuộc rồi đến tai bà đồ. Bà đâm lo ngại, nhất là khi thấy con trong tuổi dậy thì, mỗi ngày thêm phần duyên dáng nên nghĩ rằng cho theo đòi chữ nghĩa để giữ nếp nhà thế cũng là đủ và bảo nàng nghỉ học. Nhiều người thấy nàng thướt tha óng ả cũng muốn tới làm quen nhưng đều ngán cái tính nàng đanh đá và khẩu khí mẫn tiệp.Thật ra, lời thơ tuy có vẻ buông thả và tỏ ra sự thấy biết rành rẽ về những oái ăm của tình cảm, song hình như phẩm hạnh giai nhân không chệch ra ngoài gia huấn, vì nàng giữ giá nên đủng đỉnh làm cao. Thái độ ấy đối với con nhà văn tự là một khiêu khích đáng yêu, nhưng với kẻ phàm phu lại làm họ bất mãn rồi hằn học đến nỗi phao vu là ái nam ái nữ, khiến nàng bực mình, thảo ra bài sau đây:Tự Tình CaKhi canh cửa, lúc ngồi thư thảNgẫm sự đời buồn bã gớm ghêÂm dương lấy đó mà suyCôn trùng còn thế, huống chi là ngườiNghĩ chán thay những lời đặt đểĐặt nên lời nói kể những câuNguồn đào khe đỏ có đâuKhóa bưng lấp cửa công hầu bấy nayKhi thong thả mặt mày ngắm lạiLúc buồn tình tay gãi đã quenRành rành múi mít hai bênLùm lùm trai úp, là miền hạ thônCỏ rêu mọc xanh rờn cửa tíaLá cờ bay đỏ khé song đàoMôi dầy, miệng rộng trán caoĐúng trong tướng pháp: anh hào nghi dung.Ấy rõ thật lá vông dầy đấyBằng lương nhân trông thấy cũng ghêHá như lá trúc lá treMà cười, mà ngắm, mà kề, mà hônCủa trời cho xinh dòn là thếNgười sao còn bẻ họe rằng khôngNín thì tức, nói thẹn thùngPhải đô bán chợ mà hòng phô trươngMà giá thử như phường tơ kénVén màn quay bày biện đồ raĐể cho những khách gần xaThử xem cho biết rằng là có khôngNhưng mà thuộc vào dòng quý tướngBộ râu xồm quai nón phất phơMàn mùng phủ sớm che trưaTuyết sương chẳng nhuốm, nắng mưa chưa đànhHoặc có lúc hớ hênh hôm sớmChỉ những người nhìn trộm mới hayVí bằng đem để sánh bàyThất kinh vía quỷ, xa bay hồn phàmNay nhân buổi an nhàn thư tháiChép vài hàng gắm gửi nước nonCậy ai nhắn nhủ ôn tồnHãy tin rằng có, chớ ồn rằng khôngĐời đã thiêú anh hùng cát sĩCửa phòng the dễ hé cho ai!Tự tình ta viết ta chơiKhông không có có, miệng đời xá chi...