(Viết về nữ sĩ Hồ Xuân Hương)
VÀI NHẬN XÉT VỀ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG

Đặc tính thơ Hồ Xuân Hương là khêu gợi nhục thể, một sự khêu gợi không pha màu lý trí hay thần bí như ta từng gặp trong tác phẩm của những thi nhân được gọi là ướt át. Khêu gợi ở đây là đề cập đến khoái cảm nhục dục một cách tha thiết, mà nhà phân tâm học có thể cho là một trạng thái thần kinh bị ám ảnh, hay một sự bất mãn khiến cho thèm khát thỏa mãn. Dùng những hình ảnh táo bạo, những lời nói bóng gió, nữ sĩ đã không kiêng nể gì các điều cấm kỵ của Khổng giáo đương được tôn sùng, và như vậy là đã vượt xa ra ngoài khuôn khổ của thời đại. Nhưng ngùôn cảm hứng, thì lại gần gũi với gốc gác bình dân của nàng. Những phụ nữ nghèo và cô đơn hay có thái độđánh liều hoặc/àm già nhiều khi đến trơ trẽn cũng không ngại. Nàng thì hơn các bạn này nhờ thông minh và học thức. Khiếu làm thơ của nàng vốn đã kiệt xuất lại được hỗ trợ bằng những từ ngữ vừa giản dị, vừa tự nhiên, vừa có âm điệu êm ái như ca dao, làm cho câu thơ dễ ngâm nga, dễ nhớ, do đó mà lan rộng mau lẹ ra quảng đại quần chúng. Nói đến âm điệu thì tiếng Việt ta vốn là do hài âm mà thành nên bằng trắc hòa hợp cốt sao cho thuận tai, vì thế: thượng bình thanh đi với dấu sắc dấu hỏi, bình thanh với dấu nặng dấu ngã, thí dụ: đo đó - đo đỏ - đò đõ, đò đọ. Những chữ đôi cũng như hai chữ đi liền nhau, nếu chữ trên thượng bình thì chữ sau phải dấu sắc dấu hỏi, mà bình thanh thì dấu nặng dấu ngã. Nhiều bài thơ rất hay và đúng niêm luật nhưng không đúng với bằng trắc riêng của tiếng ta, thành ra mang bệnh khổ độc, khó ngâm, thành ra khó nhớ. Luật bằng trắc này sẵn có trong lời nói tự nhiên. Thơ Xuân Hương phần nhiều ứng khẩu mà ra, nên cũng tự nhiên mà bằng trắc tiếp nhau đúng điệu.
Bản tính của Xuân Hương là luôn luôn chống đối. Các nhà nho đương thời động nói hay viết là dùng chữ Hán cho ra vẻ thông thái. Thế là nàng dùng tiếng ta đối lại để diễn tả những điều tế nhị bóng bảy chẳng kém gì chữ Hán: do đó nàng đã nâng tiếng nôm nàng của ta lên hàng thể thức văn chương. Hành động chối bỏ lề lối của phần đông, cũng là một cử chỉ đáng trọng.
Thế thôi, chứ cho Xuân Hương là một nhà cách mạng, e rằng quá lạm. Vì rằng sống trong buổi loạn ly (cuối Hậu Lê 1786- 1789, Tây Sơn 1778-1801) qua cuộc chiến thắng vĩ đại của Nguyễn Huệ, nàng không một câu về thời cục, chỉ đả động phớt qua về Sầm Nghi Đống sau khi hắn đã chết.
Suốt đời nàng chỉ loanh quanh trong cuộc nhân sinh tầm thường: khổ tâm về cảnh lẽ mọn, nàng không chống chế độ đa thê; buộc phải lấy chồng vì lẽ sống, nàng đành dẹp bỏ sự đòi hỏi của lòng riêng. Trước sau nàng chỉ một chữdành. Tuy có quẫy mình nhưng không hăng hái, không quyết liệt, nàng phản kháng bằng nhạo báng, gây tai tiếng bằng những từ ngữ phô bày lấp ló hoặc nói trại nói lái.
Như vậy, tưởng chẳng nên gán cho nàng những cao vọng mà nàng không có, mà chỉ coi nàng là một nữ sĩ bất phục tòng, đã trả thù xã hội quanh mình bằng thứ khí giới văn chương thật đặc sắc. Nàng đã yêu thương, đã đau khổ như bao người khác, song chỉ riêng nàng để lại cho chúng ta nụ cười chế diễu vừa ngạo nghễ và thác loạn.
Chỉ bấy nhiêu cũng đủ cho chúng ta cảm mến và tán thưởng.

Lãng Nhân

-----------------
[1]Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ: một tấm lòng băng trong ngọc hồ
[2]Con vồ: mèo hay khỉ hay vồ thức ăn - băng tâm cái con vồ: không còn băng tâm gì nữa
[3]Sạch nước cản: trong phép đánh cờ thế, mã đi ô chữ nhật, tượng đi ô chữ điền, xe đi liền, pháo đi cách, không đi được như thế tất là bị cản. Sạch nước cản là biết những điều chính trong phép đánh cờ, chứ chưa nói đến cao thấp. Đây có nghĩa là người hiểu biết đại khái, có thể nói chuyện được.
[4]Bánh trôi nước: bột gạo giã thật mịn, bọc viên đường nhỏ, thả vào nồi nước đun thật sôi cho chín, vớt bày ra đĩa nước lạnh, làm món ăn ngày Hàn thực.
[5]Chiêu: tiếng tôn xưng con nhà quan.
[6]Dịch đình dương xa: xe dê trong cung vua (xem cung oán: xe dê lọ rắc lá dâu mới vào!)
[7]Phố Lý Quốc Sư, thời Pháp gọi là đường Lamblol, có đền thờ Lý Quốc sư tức là Nguyễn Minh Không. 24 - Đền thiết lập ở trong một ngõ, sau này gọi là Ngõ Sầm Công.
[8]Hom: những thanh tre buộc chụm lại một đầu, đầu kia để lỏng, tỏa rộng ra để úp xuống nước bắt cá. Nếu để ngược lên thì khó biết là hình gì... (hình tam giác mà đầu ở dưới)
[9]Phạm Đình Hổ bấy giờ làm chức hành tẩu trong viện Hàn Lâm. Đến đời Minh Mạng, được vời làm Tế tửu - Quốc tử giám, vì có tác phong đạo đức!
 

Xem Tiếp: ----