Thế là sau đó khi nhìn đúng địa chỉ đưọc ghi trong thư, Yên ngừng xe, bấm chuông gọi cửa và cùng chị hồi hộp đợi chờ. Từ ô cửa vuông vắn nho nhỏ trên cái cổng dày nặng, một gương mặt phụ nữ đứng tuổi thận trọng ló ra, cất tiếng hỏi: - Cô cậu cần chi? Thùy Dương tiến lại gần, nhỏ nhẹ hỏi: - Tụi cháu đến tìm cô em gái. Cô ở địa chỉ ở đây, phiền dì xem giùm có đúng không? Cô trao mảnh giấy của Bạch Sa cho người phụ nữ xem. Đưa tờ giấy ra trước ánh đèn gắn trên trụ cổng đọc lâm nhẩm, người phụ nữ từ từ mở cổng, vừa đủ cho hai cô em dắt xe vào, rồi đóng sập lại ngay. Vừa đi trước dẫn đường, bà vừa lên tiếng phân bua: - Trời tối, đường lại vắng, tôi phải cẩn thận lắm mới được, không thì- trộm đạo mò vào thì khổ. Thùy Dương tán đồng: - Dì làm thế là phải. "Cẩn tắc vô ưu" mà. Đi hết con đường trải đá sỏi là đến tòa nhà lớn, nhưng họ không đi vào đó, mà lại rẽ trái vào dẫy nhà phụ theo sự hướng dẫn của người phụ nữ. Dừng chân trước một căn phòng khép hờ cửa, người dẫn đường căn dặn: - Cô Bạch Sa ở trong phòng, còn ông chủ của tôi lại đi vắng. Cô cậu vào thăm rồi muốn gặp chủ tôi thì đợi thêm khoảng một tiếng đồng hồ nữa. Bà mau chóng rút lui về phía gian bếp, Yên và Thùy Dương đẩy cửa bước vào phòng. Bạch Sa đang nằm trên gường, bàn tay liên tục thò vào đĩa đậu phộng bên cạnh bỏ vào miệng nhai nhóc nhách, đầu không ngớt lắc lư theo điệu nhạc sôi động chương trình MTV trên tivi, nếu không vì chiếc chân đang băng bột trắng xóa bắt phải nằm yên thì cô nàng đã nhảy phắt xuống đất để nhún nhảy rồi. Thấy hai người bước vào, Bạch Sa nhỏm người dậy, xòa tay ra, hỏi gọn lỏn: - Tiền đâu? Yên khó chịu, gạt phăng: - Tiền gì? Ai rảnh mà hầu chị. Lúc nào cũng chỉ nhắc tiền. Bạch Sa nguýt sắc bén, to tiếng lại: - Tao hỏi bà Hai, chứ có động gì tới mày mà hầm hừ hả? Tiền gì của mày, mà mày bo bo giữ kỹ vậy? Yên không chịu kém, át giọng luôn: - Tiền nào cũng phải mồ hôi, soi nước mắt mới kiếm được, có xài phải đúng chuyện, chứ không vung tay vô tội vạ như bà đâu. Thùy Dương phải dọa để nhanh chóng dàn xếp: - Thôi mà. Mỗi đứa nhịn một chút cho yên chuyện, ở nhà người ta mà cứ ồn ào như nhà mình thì ai chịu nổi. Coi chừng bị đuổi ra đườg hết cả đám bây giờ. Lời đe dọa có hiệu quả ngay tức thời, Bạch Sa tuy ấm ức vẫn phải ngưng chiến, nhưng vẫn nghênh mặt kênh Yên đầy tức tối. Còn cậu em thì cười khẩy, quay mặt nhìn ra sân. Yên không làm sao ưa được bà chị quây siêu cấp tám của mình, dù rằng cùng mẹ cùng cha. Thấy tình hình yên ắng trở lại, Thúy Dương ngồi xuống giường, nhẹ nhàng hỏi Bạch Sa: - Em làm gì mà vừa ra khỏi nhà đã đụng xe vậy? Mà sao không vô bệnh viện cho giản tiện, lại chạy vô chỗ kín bưng này vậy? Mắt Bạch Sa nhăn nhó, giọng cô nói đầy bực tức: - Chị không biết gì hết mà cứ ý kiến. Tụi này đua xe có giải thưởng nên hăng lên, bị lật xe giữa đường, công an ví rát quá, làm sao dám vô bệnh viện? May có đứa bạn cùng nhóm quen chỗ này, mới lóp nhóp bò về đây nằm đỏ đó. Thùy Dương dè dặt hỏi: - Chủ nhà là bác sĩ à? Chân em bị thương có nặng không mà nằm ở đây vậy? Bạch Sa khoát tay, tỏ vẻ coi thường: - Nhằm nhò gì ba cái chuyện lẻ tẻ. Có sức chơi có sức chịu mà. Yên cười lạt, nói trống không: - "Câu nói hay nhất trong tháng" sẽ được chọn trên báo Tuổi Trẻ Cười đó. Bạch Sa nghe nhưng giả lả, đưa mắt nhìn Thùy Dương, hối thúc: - Chị có đem tiền theo không? Đưa đây. Yên rút xấp tiền ra cho Bạch Sa thấy, nhưng không đưa sang, lạnh lùng nói: - Tiền thì có đây, nhưng để tôi với chị Hai thanh toán với bác sĩ, không cho chị rớ vô đâu. Bạch Sa tức lắm, nhưng biết nói ngang không lại Yên, mà dùng tình cảm cũng chẳng ăn thua gì nên dằn dỗi nằm xuống giường, trùm mền kín đầu, tỏ ý đuổi khách. Thùy Dương theo Yên bước ra, không quên dặn với lại: - Em nghĩ ngơi cho khỏe. Để mấy hôm nữa, chị với thằng Yên chở dì lên thăm em. Ra dứng hẳn ngoài sân, Yên thở phào: - Thoát nạn. Mình vô gặp bác sĩ một chút rồi về nha chị Hai. Người phụ nữ ban nãy đã đứng sẵn trước tòa nhà lớn tự bao giờ, thấy hai người khách từ phòng Bạch Sa đi ra, liền đi đến thông báo: - Ông chủ về rồi, mời cô cậu vào gặp. Yên nhìn chị, nêu ý kiến: - Chị vô đi. Em đứng chờ ngoài này được rồi. Hiểu ý cậu em trai tỏ ra cẩn thận để đối lại thái độ và không gian phảng phất sự bí mật nơi đây, Thùy Dương gật đầu, đi thẳng vào trong nhà. Bước qua hai lớp cửa kính khép hờ, Thùy Dương đứng trong một gian phòng khách sang trọng, có một người đàn ông ngồi xem sách trên salon. Nghe tiếng chân, anh ta liền ngẩng lên nhìn chăm chú vào mặt người khách. Không phải là Bảo như Thùy Dương thầm đoán, nên cô khá lúng túng khi mặt đối mặt với một người đàn ông xa lạ Ở một nơi như thế này, vì thế không biết phải chào hỏi xưng hô ra sao. Trái với vẻ mặt lạnh lùng cao ngạo bề ngoài, vị chủ nhà tỏ ra khá niềm nở chào khách: - Mời cô ngồi nghĩ chân một lát. Chắc cô là người nhà của Bạch Sa? Thùy Dương chưa biết thái độ của anh ta đối với Bạch Sa như thế nào, nên chỉ: "vâng" một tiếng ngắn gọn. Hơi nhíu mày, chủ nhân tự giới thiệu: - Tôi là Nhân, bác sĩ điều trị cho Bạch Sạ Gia đình có đề nghị gì về trường hợp của bệnh nhân hay không? Thùy Dương rụt rè ướm hỏi: - Xin hỏi bác sĩ, chừng nào Bạch Sa về nhà được? Nhân nhún vai với vẻ khó hiểu, đáp lại: - Điều này tùy thuộc vào gia đình chứ không do tôi, vì Bạch Sa chỉ bị xây xát phần mềm, tuy chân phải bó bột nhưng không nguy hiểm. Chỉ có điều, theo tôi được biết thì cô ấy đang gặp rắc rối gì đó ở bên ngoài nên chưa dám rời chỗ này thôi. Điều này thi hoàn toàn đúng. Tuy còn lấn cấn như vậy, nhưng Thùy Dương rất Yên tâm về tình trạng sức khỏe của Bạch Sạ Thấy không còn gì vướng mắc nữa, cô nhẹ nhàng đặt phong bì đựng tiền lên bàn, khẽ nói: - Gia đình tôi rất cảm ơn bác sĩ. Trước mắt, xin được gửi tiền thuốc thang cho Bạch Sa rồi vài hôm nữa mẹ tôi lên sẽ trao đổi với bác sĩ. Không nhìn đến bao thư, Nhân ngửa đầu ra sau, cười nhẹ: - Tôi làm việc này vì nể người đem Bạch Sa đến đây gửi gắm, chứ nơi đây nhà riêng, chỗ tôi nghĩ ngơi thư giãn, đâu phải dưỡng đường hay nhà thương mà phải vất vả? Cô cất đi. Thùy Dương đỏ rần mặt, những không còn cách nào khác đành cất tiền, đứng lên chào ra về. Nhân khẽ gật đầu rồi cúi xuống đọc sách tiếp. Tuy cuộc tiếp xúc vừa qua không thể nói là vui vẻ, nhưng dù sao khi bước chân ra về, ấn tượng của Thùy Dương đối với người bác sĩ trẻ nọ cũng thay đổi khá nhiều. Khi nghe Yên hỏi: - Ông bác sĩ già hay trẻ hả chị? Có khó chịu không? Thùy Dương trả lời, như muốn che giấu một điều bí mật nho nhỏ cho riêng mình: - Không già không trẻ, không khó không dễ. Tuy không vừa lòng với câu trả lời chút nào, Yên cũng đành chịu, không thể khai thác thêm, một khi Thùy Dương không muốn nói. Bà Hoàng trừng mắt nhìn Yên, tỏ vẻ cáu giận: - Chuyện tày tời như vậy, mà tụi bay thông đồng giấu tao, cũng may là con Sa không sao, không thì tụi bây chết với tao. Yên chán nản, giơ hai tay lên trời: - Thì chính miệng bà Sa yêu cầu như vậy mà. Bây giờ bà khỏe khoắn như thường, chỉ có chân bó bột thôi, vậy càng khỏe, má đỡ la mắng, đỡ canh chừng được mấy tháng. Bà Hoàng "hứ" lớn: - Cái gì mày cũng nói được hết. Tao đang liệu lời giải thích với ba mày nè. Yên cười khá châm biếm: - "Lệnh ông sao bằng cồng bà". Từ bao nhiêu năm nay, có khi nào ba dám trái ý má đâu chứ. Bà Hoàng tươi tỉnh ra, gật đầu: - Cũng phải. Để từ từ tao nói chuyện với ổng sau. Bây giờ đi đón nó về đã. Kêu Taxi đi Yên. Yên vội từ chối: - Bận đi, để con chở má, bận về má gọi Taxi với chị Ba, có phải đỡ tốn tiền một cuốc xe không? Bà Hoàng xua tay, gật đầu: - Được rồi, lẹ lên. Đã một tuần trôi qua, kể từ ngày Thùy Dương và Yên lên Thảo Điền, chiều hôm qua, Bạch Sa gọi điện thoại đến cửa hàng dặn Thùy Dương sáng nay đón cô nàng về Thùy Dương vẫn đi bán hàng bình thường dĩ nhiên bà Hoàng sẽ đi cùng với Yên. Hôm nay, Yên bấm chuông gọi cổng và dẫn xe vào khá thành thạo, chứ không e dè như lần đầu đến đây. Vẫn người giữ việc kín tiếng hôm nọ dẫn đường, chỉ khác một điều là bà Hoàng được người khác thay mặt chủ nhà tiếp, chứ không phải là bác sĩ Nhân mà Thùy Dương đã gặp. Bạch Sa được đặt lên chiếc ghế có bánh xe, đẩy thẳng ra cửa. Bà Hoàng theo sau lưng bà Tư, người giúp việc, bước vào phòng khách, luôn miệng cảm ơn rối rít: - Cám ơn chị đã chăm sóc con gái tôi trong lúc cháu nằm lại đây. Bà Tư trả lời: - Dạ, không có chị Cái chính là tôi làm theo lệnh ông chủ thôi mà. Chợt nhớ ra, bà Hoàng hỏi dò: - Ông bác sĩ là người như thế nào vậy chị? Bà Tư lắc đầu, tránh câu trả lời trực tiếp: - Cũng bình thường thôi. Mời bà vào. Tiếp bà Hoàng là một người đàn ông lớn tuổi, điềm đạm. Sau khi bà ngồi xuống ghế, vị chủ nhà vắn tắt nội dung câu chuyện: - Chẳng giấu gì bà, thằng cháu trai của tôi đã đụng xe gây thương tích cho cô Bạch Sa, bởi chạy ngược chiều với tốp đua xe của con gái bà. Vì thế chúng tôi có trách nhiệm phải lo lắng chăm sóc cô ấy đến khi lành lặn, đồng thời gây rắc rối đến chính quyền sẽ không có lợi cho với cả đôi bên. Do dó bà khỏi hoàn trả phí tổn gì cả. Xin phiền bà đưa cô Bạch Sa về nhà, nhớ đến ngày hẹn trong giấy này thì đưa cô ấy để tháo bột ở chân là được. Là người rất thực tế, đương nhiên bà Hoàng rất nhẹ nhõm khi không phải xuất hầu bao, nhưng mặt khác ở cương vị một bà mẹ, bà không thể không lên tiếng ca cẩm đôi chút để gỡ gạc chút thể diện cho con gái mình: - Cảm ơn ông đã quá rộng rãi bỏ thời giờ công sức để trông nom, chăm sóc giùm con gái tôi trong thời gian quạ Tuy ông không nói rõ ra nhưng tôi biết tai nạn này không phải từ cậu nhà gây nên, vì vậy "con dại cái mang", tôi thay mặt gia đình xin lỗi ông và mong không có rắc rối gì về sau. Vị chủ nhân lắc đầu, không đáp và lịch sự đứng lên, tỏ ý tiễn khách: - Đường đi khá xa, bà nên đưa cô Bạch Sa vè sớm để khỏi nắng. Bà Hoàng đưa Bạch Sa ra đến ngoài thì Yên đã chờ sẳn ngoài đường cạnh taxị Bạch Sa đang thò đầu khỏi xe nhìn vào sân biệt thự với vẻ sốt ruột. Thấy bà đến gần, Sa càu nhàu: - Người ta chờ từ nãy giờ sốt ruột muốn chết. Má làm gì mà lâu vậy? Đã quen tính nết của đứa con gái cưng, Bà Hoàng chẳng lấy gì làm khó chịu. Bước thẳng vào xe đóng sập cửa lại, ra hiệu cho tài xế chạy, rồi bà mới thủng thẳng quay sang trả lời con gái: - Làm gì hả? Ngồi chịu trận nghe người ta mắng vốn chứ còn chuyện gì nữa. Mày làm tao nhức đầu, nhức óc lắm nghe Sa. Bạch Sa đã quá quen với những cú phủ đầu như thế này, nên nghinh mặt đáp lại: - Chuyện nhỏ mà, má làm gì mà ồ ào vậy? Bộ muốn công an nhốt con thì mới vừa lòng hả? Đó. Cả nhóm bạn của con đã bị tóm cổ hết hôm bữa đụng xe rồi. Nếu không có tên ngốc kia đem con lên taxi chạy về biệt thự để dưỡng thương thì con cũng nằm ấp luôn rồi. Bà Hoàng thuộc dạng cưng chiều con vô lối, nghe Bạch Sa sừng sộ thì che miệng, dịu giọng: - Có lo cho con thì má mới nói. Mày có quậy cũng vừa vừa thôi chứ, không thì mang họa vào thân đó. Bạch Sa bĩu môi: - Chuyện xưa như trái đất. Má khỏi lo con tự biết. Bà Hoàng càng lúc, càng tỏ ra nhân nhượng: - Ừ. Biết vậy thì tao khỏe, khỏi nơm nớp lo cho mày. Bạch Sa làm thinh, ngó lơ ra ngoài đường, để khỏi tiếp tục câu chuyện giáo huấn mà cô nàng ngán lên tận cổ. Một lát sau, chừng như đã chán vì phố xá chẳng có hay ho để ngắm nghía, cô lại quay vào hỏi mẹ: - Hồi nãy, mẹ nói chuyện với ai ở phòng khách vậy? Bà Hoàng ậm ừ: - Ông chủ nhà chứ ai. May mà mày đụng nhằm nhà giàu, người ta mới có tiền thang thuốc, không thì đổ nợ nghe con. Bạch Sa trợn mắt nhìn mẹ, rồi bất chợt ôm bụng cười ngặt nghẽo. Vừa cười, cô nàng vừa hỏi: - Ai kể chuyện cổ tích ở đấy vậy? Tự dưng đua xe té lật gọng mà được biến thành nạn nhân, tha hồ mà ưu ái. Trời ơi! Con cười tới chết mất. Bà Hoàng ngớ người: - Thì tao nói vậy. Hèn gì mà thằng Yên kể một đàng, tao lại nghe ông nọ nói một nẻo. Bởi vậy, tao tưởng trời sắp sập nên mày mới gặp nạn, chứ không phải gây nạn cho người khác. Vậy đầu đuôi câu chuyện ra làm sao vậy Sa? Bạch Sa trề môi, miển cưỡng kể lại:- Có gì đâu. Tụi này chia cặp đua xuống Vũng Tàu, dọc đường gặp "bồ câu" (cảnh sát giao thông) rượt, xe con bị lật, tên chở con lật đật kêu xe taxi chở tới chỗ người quen nhờ giúp đỡ. Trên đường đi, con đau nên thiếp đi, tỉnh dậy đã thấy nằm trong phòng, có bác sĩ tới khám đàng hoàng. Bà Hoàng thở phào: - Mạng mày còn lớn đó nghe con. Bạch Sa chỉ cười mũi, tỏ vẻ chế nhạo. Thấy câu chuyện chẳng hay ho gì của hai mẹ con vô tình lọt hết vào tai người tài xế taxi, bà Hoàng hơi ngượng nên ngưng luôn, tựa lưng vào chỗ dựa, nhắm mắt lại như thiếp ngủ. Chỉ khoảng mười phút sau, Bạch Sa reo lên: - Tới nhà rồi, dậy đi má. Yên chạy xe máy đã về trước, đang chờ trước cửa đỡ.Bạch Sa vào, không quên nói móc. - Người hùng đã về với một chân, tiếc là không có vòng hoa với dàn nhạc để đón. Bạch Sa kênh mặt trả lời: - Ừ. Vậy đó. Mày có giỏi thì ráng bằng tao rồi hãy nói. Đồ mọt sách, bốn mắt mà cứ làm tàng, có đứa con gái nào dám theo đâu. Xí! Yên cười mũi: - Thà không có cho khỏe, chứ gặp thứ con gái như bà, thiệt hổng ham chút nào. Bà Hoàng quát lên: - Im hết đi. Hễ về đủ mặt thì y như cái chợ. Yên đỡ Bạch Sa vào đến bộ salon thả tay ra, lạnh nhạt bảo: - Con xong nhiệm vụ rồi, giao chị Ba lại cho má đó. Tới giờ con đi học rồi. Bà Hoàng dặn với theo: - Đừng có bép xép gì với ba mày nha. Yên nói vọng lại: - Má dặn trễ quá. Hồi nãy con về trước gặp ba, ba biết hết rồi. Hai mẹ con lo lắng nhìn nhau, nhưng chỉ thoáng chốc thì bà Hoàng làm tỉnh, phẩy tay: - Ôi! Khỏi lọ Ba mày không dám làm dữ đâu. Chuyện lộ rồi, không lẽ giết được con sao. Bạch Sa uể oải, nằm vật xuống salon: - Má làm sao thì làm, cùng lắm con bị nghe chửi thôi. Con ngủ một chút cho khỏe, suốt đêm qua con về, đâu nhắm mắt được. Nói dứt câu là cô nàng đã nhắm mắt, ngủ khò. Bà Hoàng chỉ còn biết lắc đầu chịu thua. Đến tối, Thùy Dương đi bán về thì cả nhà đã có mặt đầy đủ bên bàn ăn và cũng căng thẳng chờ đón thái độ của ông Hoàng trước "vụ án" Bạch Sa. Bình thường, ông Hoàng vốn hiền lành ít nói, nếu không muốn nói là nhu nhược, nhưng đấy là chưa hề có chuyện gì lớn nên hầu như mọi việc đều do bà vợ quyết định. Còn lần này, Bạch Sa chẳng những phạm một tội, "mà đến hai tội", chôm tiền nhà để đi bụi rồi còn gây tai nạn mang cái chân bó bột trở về. Ngồi vào bàn, ông Hoàng đưa chén cho vợ xới cơm bình thường, Bạch Sa bắt đầu thấy yên tâm, nháy mắt với bà Hoàng, ra dấu "không có gì ầm ĩ". Thùy Dương đứng ngoài lề nên chẳng có ý kiến gì. Chỉ có Yên tỏ thái độ bằng cách vừa buông chén xuống là đẩy ghế đứng lên, lên lầu. Yên đi chưa được ba bước thì ông Hoàng gọi lại: - Ngồi đây cho đủ mặt gia đình đã con. Xong việc rồi, ai muốn đi đâu thì đi. Bạch Sa lo lắng ra mặt, buột miệng hỏi: - Chuyện gì vậy ba? Ông Hoàng gằn giọng: - Chuyện của mày chứ còn gì nữa? Đồ bất hiếu. Bà Hoàng giẩy nẩy lên: - Ông làm gì nặng lời với con dữ vậy? Từ từ rồi nói, "chuyện đâu còn có đó" mà. Ông Hoàng giận dữ: - Phải rồi. Cứ cưng con kiểu bà thì tụi nó leo lên bàn thờ ngồi, chứ không còn ngồi đây nghe tôi với bà dạy dỗ đâu. Từ ngày sống chung với nhau tới giờ, đây là lần đầu tiên, ông Hoàng tỏ vẻ nóng giận, không đếm xỉa đến thái độ chống đối của vợ như vậy. Qúa bất ngờ nên bà Hoàng bị "khớp", không kịp phản ứng lại, mà chỉ còn cách riu ríu im lặng nghe ông phân xử. Đưa mắt nhìn lần lượt từng thành viên trong gia đình, ông Hoàng trầm giọng phân chắc nịch: - Từ giờ trở đi, con Bạch Sa không học hành thêm bớt gì nữa, muốn xài tiền thì tập làm ra tiền đã, bắt đầu ra phụ bán hàng với chị Hai mày. Nghe chưa? Bạch Sa cắn môi im lặng. Bà Hoàng bắt đầu phản ứng bằng câu góp ý?: - Cho nó tập buôn bán cũng được nhưng tối rảnh thì để nó đi học thêm, kiếm bằng này bằng nọ với người ta chứ. Ông Hoàng đập mạnh tay xuống bàn gằn giọng: - Học hư, học đua đòi thì có chứ hay ho gì. Thấy con Thùy Dương chưa? Nó có bon chen gì đâu mà vẫn nên người. Thật tình, sống đến từng tuổi này rồi, tôi mới thấm thía câu "con cưng là con hư". Bà thương con thì làm ơn cho roi cho vọt giùm tôi với. Để chấm dứt câu chuyện, ông đứng lên gọi chị giúp việc: - Dọn bàn đi, chị Lành, rồi đem cà phê lên phòng cho tôi. Hai kẻ tòng phạm về một phe là bà Hoàng và Bạch Sa ỉu xìu nhìn nhau. Yên vừa cười, vừa phóng ba bốn bậc thang liền một lúc, biểu lộ tâm trạng hết sức hài lòng của mình. Chỉ có Thùy Dương vẫn kín đáo như từ xưa đến giờ, không hề bày tỏ thái độ, lẳng lặng phụ chị Lành dọn dẹp bàn ăn. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - Nửa nằm nửa ngồi, chuồi người trên ghế, từ ngoài đường nhìn vào rõ ràng là Bạch Sa đang phô bày một tư thế hết sức khêu gợi ( nhất là được sự giúp sức của những chiếc váy ngắn cực kỳ model ), chả trách từ ngày cô nàng ra ngồi ở quày thì doanh thu tăng vọt, nguồn khách chủ yếu dĩ nhiên là các anh chàng hảo ngọt chịu chơi. Điều này khiến bà Hoàng nở mũi tự hào, không che giấu sự hãnh diện khi lớn tiếng khoe khoang trong bữa ăn, cố ý cho chồng biết: - Đứa nào giỏi giang thì bỏ vô môi trường nào cũng chứng tỏ được khả năng hết, không thua kém ai đâu. Cứ tưởng con sa chỉ biết học xong rồi lo chơi, ai dè cho nó buôn bán thì còn giỏi hơn gấp mấy lần đứa khác. Yên lẩm bẩm, nói lẫn trong búng cơm: - Đưa lên cao để té cho đau. Ông Hoàng giãn nét mặt, vẻ hân hoan hiện rõ: - Thì tôi đã bảo mà. Cưng chiều quá không có lợi, phải tập cho nó ra buôn bán kiếm tiền thì mới biết quý trọng đồng tiền chứ. Bà Hoàng phụ họa: - Phải. Ông nói phải. Bạch Sa nhơn nhơn tự đắc, chống đũa buông "nổ" một câu: - Tại con không làm thôi, chứ chuyện lớn tới đâu con còn giải quyết được, huống hồ các gian hàng bé tí xíu đó. Ông bà Hoàng đều tươi cười gật gù, tỏ vẻ rất hài lòng về cô con gái cưng, dù mỗi người đều có một lý do khác nhau và đều tự tin vào sự đứng đắn của mình. Chỉ riêng Thùy Dương là hàng ngày kề cận, chứng kiến những hành vi không đẹp mắt của Bạch Sa là lo lắng không yên. Nhưng đã biết tính từng người trong gia đình, nên cô không thể thẳng thắn bày tỏ ý kiến của mình mà không sợ xảy ra một trận tranh cãi to tiếng. Do đó cô chỉ còn cách bảo riêng với Yên, lúc chỉ có hai chị em: - Bạch Sa có lối sống buông thả quá, chị sợ nó sẽ gặp chuyện chẳng hay ho gì đâu. Yên lắc đầu đầy chán nản: - Chỉ đã thích như vậy, lại thêm má dung túng nên đâu coi ai ra gì. Em với chị có lo cũng bằng thừa. Kệ chỉ đi. Người cùng một nhà mà phải đối xử nhau như kẻ xa lạ thì thật đáng buồn đành, chịu vậy thôi. Bạch Sa vừa trở người nghiêng sang một bên, bất ngờ chồm dậy, ló hẳn nữa người khỏi mặt quầy, vẩy tay, gọi rối rít: - Ê, Thành "mũi lỏ"! Đi đâu vậy? Gã thanh niên có cái tên gọi khá kỳ hoặc ấy cua xe lại, thắng kít ngay tủ kính chưng hàng, toe toét cười: - Kiếm bồ tèo chứ còn đi đâu. Trốn kỹ quá hả Sa "Lee Yung Ea"? Sau màn chào hỏi đầy ấn tượng loằng ngoằng nọ, cả hai đồng phá lên cười ngả nghiêng, như có chuyện gì vui thú lắm vậy. Thùy Dương đang lom khom kiếm hàng phía sau, giật mình khi nghe Bạch Sa gọi lớn: - Chị Hai ơi! Ra nhờ một chút. Cô bước ra chưa kịp hỏi gì thì Bạch Sa đã bắt đầu ra vẻ sai phái: - Tôi đi chơi với bạn một chút. Chị coi hàng giùm nghe. Thùy Dương cau mày phân vân: - Rủi ba biết được, ba la chết. Bạch Sa bực bội xua tay: - Chị đừng nói thì làm sao ba biết được. Chị em gì mà nhờ một chút cũng khó chịu. Chán bà quá. Gã thanh niên tò mò nhìn Thùy Dương rồi bô bô lên tiếng rất tự nhiên: - Chị của bồ đó hả? Sao cù lần quá vậy? Khác với bồ một trời một vực. Bạch Sa nhún vai bĩu môi: - Dĩ nhiên rồi. Bộ muốn giống nhỏ này lắm sao? Rồi không cần đợi sự đồng ý của Thùy Dương, cô nàng nhảy tọt lên yên sau xe, ôm eo ếch gã nọ, cưòi hi hi: - Làm gì thì làm, đừng bỏ của chạy lấy người như bữa bị "tó" ở xa lộ nghe. Thì ra đây là bọn đua xe cùng cánh với Bạch Sạ Chẳng hiểu sao suýt chết một lần, mà họ vẫn cứ thích giởn mặt tử thần, chả biết sợ là gì? Thùy Dương xách mấy chiếc giỏ mới ra treo lên giá. Đang loay hoay trên ghế cao, và tay mang khá nặng lại không có chỗ dựa, bất ngờ cô nghe một giọng ấm áp bên tai, đồng thời tay nhẹ hẳn đi: - Để tôi phụ cho. Cô cúi nhìn xuống rồi buột miệng kêu lên: - Anh Bảo! Chợt nhận ra sự sơ ý của mình, cô luống cuống bước xuống khỏi ghế, khỏa lấp bằng một câu hỏi: - Anh đi đâu vậy? Bảo cười cười: - Nếu tôi nói tình cờ đi ngang đây, định ghé mua hàng chắc Thùy Dương không tin. Thì thôi, đành nói rằng ghé thăm cô chủ vậy. Thùy Dương bặm môi, giả đò ngó lơ, dù trong lòng bỗng xôn xao khó tả, bởi câu "thú nhận" mà cô cho là "khá xạo" này. Vậy mà vẫn thấy êm tai mới chết chứ. Ơ hay! Mà mình với anh ta nào đã quen biết. thân thiết gì với nhau đâu, chỉ gặp gỡ một hai lần vì những chuyện vớ vẫn, lảng nhách đâu ấy mà? Trong lúc cô còn mãi rộn lên với những ý nghĩ không đâu thì Bảo không bỏ phí thời gian, thoăn thoắt leo lên ghế, treo luôn ít hàng giỏ rồi bước xuống xua tay nhìn Thùy Dương, mỉm cười: - Như thế này thì thợ có đáng được bà chủ thưởng cho một ly nước không? Thùy Dương nhanh chóng lấy lai vẻ liến thoắng cố hữu, trả lời ngay: - Nếu ông thợ nào cũng vòi vĩnh thế này thì chủ nhà sạt nghiệp mất. Bảo cười xòa: - Xem ra bà chủ này keo rít thật. Thùy Dương nhướng mày: - Bây giờ mới biết sao? Vừa lúc đó, Thành chở Bạch Sa về. Còn ngồi trên xe mà miệng con nhỏ đã bô bô: - Chán hết sức! Vừa ra khỏi ngỏ đã bị công an hỏi thăm giấy tờ, phải trở về nhà. Thành cười toe, an ủi: - Thôi để bữa khác mình ra quân quy mô hơn cho tụi nó sợ. Đang huyên thuyên làm mặt anh hùng, gã chợt giật mình khi thấy Bảo đứng quay lưng lại, đối mặt với gã, gằn giọng: - Mày quậy đủ chưa Thành? Lần này mà dính vô mấy vụ rắc rối với công an thì đừng đem bộ mặt thảm hạï tới cầu cứu tao nhé. Bộ dạng Thành tức thì giống như chuột thấy mèo, cười méo xệch: - Anh Bảo! Anh làm gì ở đây vậy? Bảo nhếch miệng cười không rõ tiếng - Cũng như mày thôi, tiện đường ghé thăm người quen. Bạch Sa vọt miệng lanh chanh: - Tưởng ai xa lạ, thì ra anh là sư phụ của Thành, người giúp tôi hôm nọ chứ gì. Uổng quá! Tôi vừa đi với Thành thì anh tới, nên không gặp. Sẵn đủ mặt đây, mình ra quán uống cà phê nghe nhạc há. Bảo lãnh đạm lắc đầu: - Rất tiếc người tôi quen không phải cộ Xin chào. Anh bỏ đi ngay sau đó. Bạch Sa tức tối đưa mắt nhìn Thành rồi đến Thùy Dương, làu bàu hỏi: - Anh ta đến xó xỉnh này vì ai kìa chứ? Dĩ nhiên là cô nàng không sao có được câu trả lời. Ông Hoàng lim dim mắt bảo vợ: - Tôi ký được cái hợp đồng này với Đài Loan là ngon lành, dư sức cho bà đổi xe, đổi nhà. Bà Hoàng lây niềm lạc quan với chồng, nôn nóng hỏi: - Làm gì vậy? Có chắc ăn không? Ông Hoàng giải thích: - Cái công ty này đặt mình làm đồ mộc gia dụng, xuất một lúc mấy container. Tính ra phải kiếm được vài trăm triệu, không ngon sao được. Chỉ có điều...