Chương 9

Đã chuẩn bị tinh thần sẳn, nhưng khi ngồi trước mặt ông bà Hoàng, Nhân vẫn thấy khớp. Anh xoay xoay ly nước trên tay, ấp úng:
- Ngày mốt là giỗ ba cháu, mẹ cháu mới hai bác đến dùng bữa cơm thân mật cho hai bên gia đình biết nhau.
Ông Hoàng mừng ra mặt, gật đầu ngay lập tức:
- Được, được. Chúng tôi sẽ đến, nhất định như vậy.
Ngay sau đó, ông nhận được một cú đá vào ống quyển đau điếng do bà vợ tặng cho.
Không để chồng kịp có phản ứng, bà tằng hắng mấy tiếng rồi lên tiếng bắt bẻ:
- Từ xưa đến giờ, hai bên gia đình chưa hề qua lại với nhau, nay đột nhiên cậu lại đứng ra mời vợ chồng tôi đến nhà, lỡ người nhà cậu nói rằng không biết gì, có phải ê mặt chúng tôi lắm không? Sao người lớn không ra mặt, mà lại để cậu thay lời? Ông Hoàng gật gù, nêu ý kiến:
- Ừ, có lý. Hay cháu mời chị bên nhà ngày mai ghé đây dùng cơm, rồi hôm sau nưa chúng tôi lại sang nhà cháu.
Nhân không còn cách nào khác hơn là phải gật đầu, hứa hẹn:
- Dạ, để ngay mai, cháu đưa mẹ cháu sang.
Khách ra về, bà Hoàng bắt đầu sân si với chồng:
- Ông làm gì như con mình ế không bằng. Hấp tấp làm mất thể diện quá chừng.
Ông Hoàng xua tay:
- Thôi đi bà ơi. Một đứa như con Sa làm tôi sáng mắt rồi, giờ còn mình Thùy Dương, mình tính cho xong, dây dưa làm gì thêm lo.
Bà vợ vẫn chưa chịu thôi, nói cạnh khóe:
- Phải rồi. Con Bạch Sa hư hỏng, còn con Thùy Dương là vàng.
Ông Hoàng giận dữ quát lên:
- Nó không còn mẹ, lẽ ra bà phải thay thế vị trí của mẹ nó mới phải, đàng này bà ghét nó ra mặt thật là nhỏ mọn. Tôi nói cho bà biết. Hễ bà tử tế với nó thì sau này nó lấy chồng giàu có, nó thơm thảo. Còn cứ ra mặt ghét bỏ thì gieo giống nào, ráng gặt giống ấy nhé.
Bà Hoàng chựng lại, đờ mặt ra. Đúng là "chim sợ cây cao, người sợ tiếng", lời răn đe của ông chồng đã mở mắt cho bà rõ rệt. Đã sống tới chừng tuổi này, bà rất biết "gió chiều nào thì xuôi chiều đó". Bạch Sa đã hết hy vọng kiếm một đám sộp rồi. Còn Thùy Dương thì lại nhờ vả được, vậy căn cớ gì mà cứ "trâu trắng trâu đen" với nó chứ?
Suy tính xong, bà tươi ngay nét mặt, ỏn thót với chồng như một người mẹ chu đáo nhất trên đời, như chưa từng có sự ghét bỏ nào đối với con chồng:
- Ngày mai, người ta tới hỏi cưới con mình phải tiếp khách thiệt đàng hoàng hả ông? Để tôi coi nấu món gì cho tươm tất để họ đừng cười mình nhà quê hơn họ há?
Ông chồng chỉ còn biết gật đầu liên tục:
- Thì tùy bà, làm sao cho mát mặt thì làm.
Có một điều lạ là trong lúc hai gia đình hăm hở xúc tiến việc qua lại thăm hỏi nhau để bàn chuyện hôn nhân thì nhân vật chính là Thùy Dương lại không hay biềt gì cả.
Như thường lệ, cô vẫn đi bán hàng đến chiều tối mới về. Khi dắt xe vào nhà, thấy gian ngoài có thêm chiếc xe lạ, cô mới hỏi người giúp việc:
- Nhà có khách hả chị Lành?
Lành gật đầu, láu táu báo tin:
- Người ta tới hỏi cưới cô đó.
Thùy Dương giật mình sửng sốt, chưa kịp hỏi lại thì bà Hoàng nghe cô về đã đi vội ra, cất giọng ngọt ngào chua từng thấy:
- Con mới về đó hả? Đi vô tắm rửa cho mát mẻ, hết mệt rồi ăn cơm tiếp khách cả nhà đang chờ con đó.
Thùy Dương chần chừ, hồi hộp hỏi lại:
- Có khách lạ hả dì? Hay để con ở sau với chị Lành cũng được. Con ngại lắm.
Bà Hoàng vẫn cười nhưng nét mặt đã bắt đầu đanh lại, cất giọng mát mẻ:
- Quen quá rồi, chứ lạ lùng gì nữa. Mẹ con cậu Nhân chứ ai, khách sáo quá coi chừng người ta tưởng mình màu mè, kén chọn thì xôi hỏng bỏng không đấy, con ạ.
Thùy Dương choáng người. Vậy là đã rõ. Mọi người cứ thản nhiên định đoạt số phận của cô, bất kể cô có đồng ý hay không. Cô mím môi, đột ngột quay ra dắt xe đi. trả lời bà mẹ kế:
- Không có con thì mọi chuyện cũng đâu vào đấy rồi, cần gì con phải có mặt.
Con xin phép ra ngoài một chút, dì nói với ba giùm con.
Bà Hoàng háy theo "Làm bộ hoài", Thấy bà vào một mình, không có Thùy Dương, ông Hoàng ngạc nhiên hỏi:
- Nó đâu rồi?
Bà vợ nhún vai, đáp gọn lỏn:
- Tránh mặt rồi.
Ông Hoàng áy náy nhìn bà Ngọc Lan, ngỏ lời xin lỗi:
- Chị bỏ qua chọ Thật khổ con vói cái, không biết nghe lời gì hết.
Bà Ngọc Lan mỉm cười, tỏ vẻ thông cảm:
- Không sao đâu anh. Con gái là vậy đứa nào cũng nghe chuyện cưới hỏi mà không mắc cỡ, nó tránh mặt là đúng rồi. Thôi, mình cứ bàn việc sắp tới như thường đi.
Câu chuyên lại vui râm ran bên bàn ăn.
Trong khi đóThùy Dương lặng lẽ đạp xe lang thang qua các phố. Đường phố vẫ đông người qua lại tấp nập mà sao cô thấy lạnh lẽo cả cõi lòng, trống vắng đến cùng cực. Chuyện mọi người tự ý định đoạt hôn nhân cho cô khiến cô bị một cú sốc ghê gớm. Việc hệ trọng cả đời người mà cô không được phép quyết định. Thử hỏi có bất công hay không kia chứ?
Thế nhưng cái lý đó sâu kín nhất và cũng chính xác nhất mà từ bản thân cô không dám đề cập tới, lại chính là tình cảm của cô dành cho Bảo.
Cuộc đời thật oái oăm, không bao giờ được như ý muốn của mình. Nếu cô ưng làm vợ Nhân thì chẳng còn gì hoàn hảo hơn. Đẹp trai, trí thức, giàu có như anh là mẫu người lý tưởng cho tất cả các cô gái khi muốn chọn người bạn đời. Nhất là cô lại được bà mẹ chồng đích thân chọn lựa và yêu mến, đó là hậu thuẫn vững chắc mà bất cứ nàng dâu nào cũng mong có được. Trong khi đó, Bảo lại là hình ảnh hoàn toàn tương phản, vừa ngang tàng nóng nảy, lại lại chẳng có tương lai sáng sủa gì, nếu vẫn tiếp tục đi theo con đường anh đã chọn. Ấy vậy mà cô vẫn cứ yêu anh, khắc khoải nặng lòng vì cái gã bướng ấy.
Đúng như nhà thơ Hồ Dzếnh đã từng đúc kết:
"Yêu là khó nói cho xuôi
Đố ai biết được sao trời lại xanh"
Và dù biết chắc chắn rằng:
"Yêu là chết trong lòng một ít
Mấy khi yêu mà lại được yêu.
Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu.
Người ta phụ hoặc thờ ơ, mình chẳng biết"
Con người ta vẫn cứ mù quáng lao vào đường tình để rồi đau khổ. Như trường hợp của Thùy Dương lúc nầy chẳng hạn. Nhưng trong lúc đạp xe một cách vô thức trên đường đến nhà Bảo, Thùy Dương hoàn toàn không hề có ấn tượng nào về cảnh ngộ trớ trêu mà mình đang gặp phải. Cô chỉ nghĩ đơn giản rằng lần bày tỏ cho mọi người biết là cô đang rất uất ức, vì phải chịu mọi sự ép uổng bất công đến chừng nào. Ngoài ra, cô không thể nhận ra rằng, chính Bảo ở hình ảnh đâu tiên hiện ra trong trí cô khi vừa nghe tin mình sắp phải lấy chồng và người chồng đó lại là không phải là anh, ngưòi cô yêu.
Đầu óc bấn loạn với bao ý tưởng miên man, Thùy Dương máy móc đi thẳng lên lầu. Đến trước căn hộ của Bảo, cô mới sực tỉnh, bối rối, ngưng ngay hành động tiếp theo của mình.
Sau đó là một chuỗi dài suy nghĩ dằn vặt, đấu tranh tư tưởng. "Nên hay không nên đi vào nơi ấy? " Đã mấy phen, cô đưa tay định gõ cửa rồi lại buông thõng tay xuống, bất lực. "Không. Không thể được!".Cô đã là gì của anh mà lại muốn bắt anh phải chia sẽ những tình cảm phức tạp đã tích trữ trong lòng cô lúc này?
Ngoài ra, cô vẫn chưa quên thái độ cố tình tránh né cô của Bảo. Anh vẫn hiện hữu ở đó, nhưng đối với cô lại xa cách nghìn trùng. Dường như anh cố tình gán ghép cô cho Nhân và đến nay thì anh đã được toại nguyện. "Về đi thôi, chứ còn đứng làm gì nữa? "
Tất cả mọi người như đã thống nhất với nhau, đồng loạt ngăn cản cô đến với Bảo và trở lực lớn nhất lại chính là nơi anh. Anh đã từ chối tình yêu của cô, không chấp nhận cho cô đến với anh thì có cố gắng đến mấy cũng vẫn vậy thôi. Qua những biểu hiện bên trong căn hộ, cô biết rằng anh đang có mặt và không hề muốn bước ra để đón cô vào, bấy nhiêu đó cũng đủ hiểu rồi.
Thùy Dương lặng lẽ thấm vội những giọt nước mắt đang ứa ra làm nồng cay sống mũi, đắng chát cả cỏi lòng, rồi âm thầm quay gót.
Một bậc thang, một bậc rồi một bậc nữa. Cô đang từng bước rời xa căn nhà ấy và cũng là tự tách khỏi mối tình đầu vô vọng. Đã xa là xa mãi...
Bảo lặng nghe và hiểu hết mọi diễn biến xảy ra bên ngoài bằng chính con tim mình. Đã biết bao lần anh dợm bước ra mở toang cửa, để được nhìn thấy bóng dáng nhỏ nhắn thân thương ấy rồi muốn ra sao thì ra. Chuyện gì cũng mặc kệ. Nhưng rồi, bằng tất cả ý trí của mình, anh ghìm đôi chân lại và như thế cũng là tự chôn vùi tình yêu của mình đối với cô.
Không thể làm khác hơn được vì chính miệng Yên đã khoe với anh rằng: "Tối nay, mẹ anh Nhân đến xin cưới chị Hai cho anh ấy." Thế là quá đủ rồi. Anh phải hy sinh như đã từng hy sinh hạnh phúc riêng cho những người thân yêu của mình được sung sướng. Một bên là người con gái tôi yêu, cô ấy đáng được hưởng bình yên, sung sướng, điều mà anh không thể mang lại được cho cô, bên kia lại là người anh ruột rất mực thân thiết. Anh cho thế là mỹ mãn dù phải chịu đau xót riêng mình.
Đã chấp nhận gánh lấy phần thua thiệt, Bảo không hề ân hận, nhưng cảm giác tái tê khi tận mắt nhìn thấy người mình yêu bỏ đi mà không dám giữ lại, vì làm anh rã rời. Trời bỗng đổ mưa, như thiên nhiên cũng đồng cảm với con người:
"Mưa ướt ngoài trời
Mưa ướt trong lòng...
Tình yêu xa tầm với...
Người đi vui trong ngày cưới,
Thì xin cho tôi lần cuối
Thấy tình yêu đó lên ngôi... "
Chỉ mong sao đúng như lời người thầm ước "nguyện cầu thời gian xóa bao ân tình" thì Bảo đã mãn nguyện lắm rồi, chỉ sợ "lực bất tòng tâm" mà thôi.
Thấy Nhân xuất hiện ở phòng khách bà Hoàng đon đả lên tiếng mời chào:
- Ngồi chơi, chờ Thùy Dương một chút nghe con. Tối nay, hai đứa tính đi chơi đâu vậy? Cà phê bar hay vũ trường?
Nhân chưa kịp trả lời thì Bạch Sa ngồi gọt trái cây cạnh đó đã chen vào:
- Sắp cưới rồi thì e lệ gì nữa mà ra đường ngó thiên hạ chi cho mệt. Về thẳng phòng riêng tâm sự phải thoải mái biết bao nhiêu không. Má lạc hậu quá đi.
Bà Hoàng cười giả lả, vờ mắng con:
- Đừng thấy anh rể mày dễ mà lờn mặt nghe con, coi chừng đó. Nhân đừng chấp em nó nghe con.
Nhân ngán đến tận cổ sự đon ren giả tạo của bà mẹ cũng như thói xeo xóc cố tình của người con. Nếu không vì Thùy Dương, chắc chắn anh sẽ không bao giờ ngồi nán lại đây thêm phút giây nào nữa.
Không nói câu gì, anh đưa mắt nhìn lên phía lầu, cố ý nhấn mạnh mục đích có mặt của mình cho họ rõ:
- Con đến đưa Thùy Dương đi uống nước một chút để thư giản đầu óc. Không biết Thùy Dương đã chuẩn bị xong chưa, nhờ bác gọi giùm.
Bà Hoàng đưa mắt nhìn Bạch Sa, ra hiệu:
- Lên kêu chị Hai xuống đi con.
Cô nàng vùng vằng bỏ dao xuống, nên gót nặng nề lên cầu thang, vừa đi, vừa lẩm bẩm:
- Bây giờ thời thế đổi thay hết rồi, tha hồ được nước mà lên mặt.
Dừng trước phòng Thùy Dương, Bạch Sa nện cửa rầm rầm, gọi gióng một:
- Ra lẹ đi. Có hoàng tử tới đón công chúa kìa.
Một lúc sau, Thùy Dương ló nửa mặt ra ngoài với vẻ uể oải, hỏi nhát gừng:
- Chuyện gì vậy Sả Chị mệt quá, muốn nằm ngủ một chút.
Bạch Sa nguýt sắc lẻm, giọng nói tỏ ra vừa bực tức, vừa ganh tị:
- Bà thì ngon rồi. Một bước lên bà, tha hồ mà nũng nịu. Cảm cúm, nhức đầu, nóng lạnh, chỉ hô lên một tiếng là họ cuống lên, chạy lo sốt vó. Thôi, xuống gặp ông bác sĩ một chút đi là tiêu hết bệnh tật.
Thùy Dương nhíu mày băn khoăn. Nhân đến tìm cô à? Giữa cô và anh có thể nói là hoàn toàn xa lạ, chẳng biết nói gì với nhau, thế mà vẫn xe thành một đôi. Cảnh đời có quá trớ trêu hay là không? Nếu chấp nhận cuộc hôn nhân rồi, sau này có ân hận cũng lỡ rồi, không rút lại được.
Cô còn đang ngần ngừ suy tính thì Bạch Sa lại hối thêm:
- Chị không xuống được, để tôi kêu anh ta lên tận phòng khám bệnh cho chị nha?
Nghĩ đến lời đe dọa của Bạch Sa sợ trở thành sự thật, Thùy Dương hoảng hồn, vội vã thụt vào trong phòng, nói vọng ra ;
- Thôi, đừng làm vậy. Em xuống nói với anh Nhân là chị xuống liền.
Bạch Sa quay ngoắt xuống nhà, lẩm bẩm trong miệng:
- Đúng là "thân lừa ưa nặng". Sướng thân không muốn, chỉ thích khổ.
Độ mười phút sau, Thùy Dương bước xuống phòng khách với bộ quần áo giản dị và giương mặt bình thường không son phấn lộ rõ vẻ hốc hác hao gầy.
Bà Hoàng lên tiếng trách yêu, để chứng tỏ sự quan tâm đến đứa con chồng.
- Coi con đó. Dù gì cũng sắp thành bà bác sĩ rồi, ra đường phải sửa soạn đàng hoàng cho thằng Nhân mất mặt chứ. Người ta "giàu vì bạn, sang vì vợ" mà.
Thùy Dương cười khẽ:
- Từ giờ đến lúc đó vẫn còn lâu lắm. Dì lo xa quá làm gì.
Bà Hoàng tắt lời, lườm lườm nhìn đứa con chồng mà không dám tỏ thái độ nào, vì tình hình bây giờ đã khác xưa quá rồi.
Nhân cắt ngang bầu không khí căng thẳng bằng cách chào bà, đưa Thùy Dương ra ngoài luôn.
Ngồi sau xe Nhân, Thùy Dương không ngăn được tiếng thở dài khe khẽ. Tình yêu là thế đó. "Theo tình, tình chạy. Đuổi tình, tình theo". Cả cô và Nhân đều đang bị cuốn vào cái vòng lẩn quẩn này, không biết làm sao để thoát ra đây. Luôn cả Nguyệt Hằng và Bảo, biết họ có sung sướng hơn cô và anh chút nào hay không khi đã bước ra khỏi cái vòng nhân sinh hệ lụy, hay cũng đang "miệng cười, lòng đau"?
Nhân, tinh ý đoán được tâm trạng không vui của cô qua sự im lặng nặng nề từ đầu buổi đến giờ. Anh quay đầu xuống ân cần hỏi:
- Em mệt lắm à? Có lẽ bị ảnh hưởng bởi câu chuyện bàn tính của hai gia đình mấy hôm này chứ gì?
Anh khôn khéo tránh không nhắc đến hai chữ "hôn nhân" hay "đám cưới", sợ làm cô ngượng ngùng rồi đâm ra xa cách hơn.
Quả nhiên, Thùy Dương thầm biết ơn anh về sự tế nhị ấy, nên cũng cởi mở hơn, bộc lộ ý nghĩ của mình:
- Không hiểu anh thế nào, chứ em thì hoàn toàn bất ngờ về điều độ. Vẫn bị rằng không dưới một hai lần, mẹ anh xa gần đề cập đến, nhưng em và anh hoàn toàn chưa hề có quan hệ đặc biệt nào ngờ tình cảm bạn bè. Vậy mà đột ngột đặt em và anh vào chuyện đã rồi, thật không biết không phản ứng ra sao nữa.
Nhân không nói gì, anh im lặng cho đến lúc đưa cô vào quán cà phê mà anh với Bảo đã từng vào. Chọn chỗ ngồi và gọi thức uống xong, Nhân mới bắt đầu cất giọng trầm trầm:
- Anh cũng biết là em chưa có cảm tình, hay nói thẳng ra là chưa yêu anh, thế nhưng trong cuộc sống có những điều bất ngờ mà mình không bao ngờ đến được. Như người ta vẫn thường nói: "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ.", anh vẫn cho rằng anh và em tình cờ quen biết nhau là một cái duyên, rồi mẹ anh vô tình gặp em và quí mến em lại thêm một cái duyên nữa. Có thể hiện tại, lúc này mình chưa có cảm giác gì đặc biệt, nhưng dần dà sống cạnh nhau lại sẽ có tình yêu, miễn là anh thương mến em và em cũng không ghét bỏ gì anh, thì chúng ta sẽ trở thành một gia đình hạnh phúc. Em đồng ý không?
Thùy Dương nghe nhói đau trong lòng khi nghe Nhân lý luận về duyên phận tình yêu. Yêu hay không thì không dám khẳng định, nhưng chắc chắn là cô mắc nợ Bảo rồi. Cái cảm giác xao xuyến ấy, cô chỉ có được khi ở cạnh Bảo mà thôi. Còn Nhân dù có cố gắng đến đâu thì cô cũng chỉ thể xem anh như một người anh. Như Bảo đã tỏ thái độ dứt khoát suốt ngần thời gian để cô đừng vọng tưởng về ai nữa rồi.
Tuy không thể cho Nhân là kẻ nhạy bén trong cuộc sống, nhưng anh cũng không kém tinh tế đến độ chẳng biết người con gái trước mắt mình đang thả hồn theo bao suy nghĩ phức tạp, buồn đến độ chẳng để ý gì đến xung quanh. Anh lặng lẽ ngồi im, tỏ sự tôn trọng đối với cô.
Thật bất ngờ và cũng oái oăm làm sao khi Bảo bước vào quán với dáng dấp lừng khừng bất cần đời. Anh từ ngoài sáng đi vào nên không thấy anh trai cùng người con gái mình yêu đang có mặt nơi này, trong khi đó Nhân đang vu vơ nhìn ngó xung quanh nên bắt gặp ngay.
Trong lúc Bảo ngơ ngác tìm chỗ ngồi thì Nhân mừng rỡ đứng lên bước đến gần, thân ái khoác vai em kéo về bàn mình, hỏi luôn miệng:
- Em đi đâu mà lâu quá không về thăm ông nội vậy?
Bảo giượng cười:
- Em thấy ông nội khỏe lại rồi, không còn gì đáng ngại nên không về thường, sợ lại lỡ miệng nói bậy bạ cho ông giận lên thì nguỵ Hơn nữa, còn có anh kia mà.
Nhân tỏ ra phật ý, cau mày lại:
- Anh có nhiệm vụ của anh. Còn phải tròn bổn phận của em chứ, đâu "đánh bùn sang ao" như vậy được.
Bảo trầm giọng hẳn xuống:
- Không nói ra thì anh cũng biết lý vì sao em ít về rồi.
Nhân lắc đầu, thở ra:
- Bảo ơi là Bảo! Sao em vẫn chưa từ oán trách mẹ vậy? Mẹ vẫn trọng em lắm đó.
Bảo đanh nét mặt lại, nói nhỏ nhí quyết liệt:
- Bà ấy là mẹ anh chứ không phải là mẹ em. Mẹ em chết rồi.
Nhân sững người dừng hẳn bước chần mấp máy miệng mà không sao thốt nên lời. Lúc đó, họ chỉ còn cách chỗ Thùy Dương ngồi có vài bước, vì cô quay lưng lại, nên Bảo vẫn chưa nhận ra.
Biết câu trả lời cứng rắn của mình đã gây cho người anh một cú sốc, Bảo hòa hoản trở lại, chủ động làm lành bằng cách kéo tay anh đi về phía bàn, miệng nói:
- Anh đến đây với bạn hả? Cho em ngồi chung với.
Nghe tiếng Bảo, Thùy Dương ngẩng phất đầu lên nhìn và choáng váng đến độ không sao làm chủ nổi mọi cử chỉ của bản thân, người run bắn lên, ngẩn ngơ cắm tia mắt vào mặt Bảo.
Nhân hoàn toàn vô tư không hề biết những gút mắt giữa hai người thân thiết nhất của mình, nên vui vẻ giới thiệu đôi bên với nhau:
- Đây là Bảo, em trai anh. Còn đây Thùy Dương, chị dâu em đó Bảo.
Trong lúc Thùy Dương hãy còn điếng người, chưa biết phản ứng ra sao trước cuộc chạm trán đầy bi hài này thì Bảo đã nhếch mép khẽ cười thay câu chào:
- Vậy à? Anh chị xứng đôi lắm. Chừng nào đám cưới vậy?
Nhân hào hứng khoe:
- Còn hơn hai tháng nữa, em nhớ đến dự nhé.
Bảo thờ ơ phẩy tay:
- Vía em đen lắm, đi đến đâu là để xui xẻo theo đến đó, chẳng nên có mặt trong ngày vui của anh chút nào. Hôm nay tình cờ gặp ở đây, cứ coi như em đã thành tâm giữ lời chúc mừng đến hai người rồi, chỉ tiếc là không có quà mà thôi. Em đi đây, không dám phiền giờ phút riêng tư của anh nữa.
Nhân vẫn cố kèo nèo:
- Mình là người trong gia đình mà, khách sáo làm gì. Em cứ ngồi chơi với anh chị cho vui. Đi đâu mà vội?
Bảo lấp lửng:
- Sợ người khác không nghĩ như anh đâu. Em quen đời sống bụi bậm rồi, vừa cục cằn, vừa quê mùa, càng tiềp xúc càng gây ấn tượng xấu thêm thôi.
Dứt lời, anh cương quyết đứng lên đi thẳng, không một câu chào hay liếc mắt về phía Thùy Dương.
Thùy Dương cúi đầu giấu nụ cười chua chát và đôi mắt rưng rưng buồn. Riêng về điều này thì Nhân đã nêu đúng lý nguyên nhân rồi đó. Bảo cố tình hất hủi, làm ra vẻ xa lạ để cô quên anh đi, oán ghét anh nhiều thêm chút nữa. Nhưng anh có biết đâu, chính điều ấy lại khiến cô khắc khoải nặng lòng thêm với anh.
Sự u uẩn, cô độc của Bảo có khác gì cảnh lạc lõng trơ trọi của cô trong gia đình mình đâu. Mới đây thôi, cha cô rồi mẹ kế, cả Bạch Sa nữa vẫn luôn nhìn cô bằng cặp mắt dửng dưng, rẻ rúng đó thôi.
"Tại sao anh cứ cố tình làm khổ mình chối từ mọi niềm vui vậy hở Bảo? ". Thùy Dương mím chặt môi rồi đột ngột đứng lên, bảo Nhân:
- Mình ở đây lâu rồi, về đi anh Nhân. Mai em còn đi dọn hàng sớm nữa.
Nhân cụt hứng, nhưng vẫn nhanh chóng làm theo ý cộ Cô gái này thật khác xa với Nguyệt Hằng, khi làm thì quên thôi, mà hễ vui chơi thì hết mình, tâm trạng dễ đọc như tờ giấy. Còn Thùy Dương lại kín đáo, thâm trầm quá, thiên về cuộc sống nội tâm, không muốn ai biết được suy nghĩ của mình. Nhân có cảm giác nếu sống cạnh một người vợ như thế, anh sẽ không thoải mái chút nào. Lúc nào cũng e dè, thấp thỏm suy đoán xem cô nàng đang giấu kín ý nghĩ gì trong đầu. Nhưng thôi. Mẹ anh đã chấm điểm và quyết chọn thì không lầm đâu, cứ làm theo sự sắp đặt của bà là yên tâm, không nông nổi như thuở quen Nguyệt Hằng là được rồi.
- - - - - - - - - - - - - -
Bảo bước khỏi cái hành lang dài của chung cư và đứng sững lại khi trông thấy Yên đang đi đến cùng với Thùy Dương.
Có tránh cũng không kịp, Bảo miễn cưỡng chờ hai chị em nọ tiến đến gần, lên tiếng hỏi xã giao:
- Mới sáng sớm, hai người đã đi đâu mà lại đến đây vậy?
Chẳng hiểu Yên có biết gì về chuyện vướng mắc tình cảm của chị mình với sư phụ hay không, chỉ thấy cậu ta toét miệng cười vô tư nhất trần đời, mở lời rủ rê:
- Em đi ăn sáng với chị Hai ở gần đây, nên tiện ghé vào mời anh đi chung cho vui.
Bảo dứt khoát lắc đầu:
- Cậu biết là tôi đâu có ăn sáng giờ này. Phải lên tập hết mấy bài quyền rồi muốn gì thì muốn chớ.
Yên vẫn vui vẻ reo to:
- Lại càng hay! Sáng nay tụi em rảnh đi theo anh coi múa quyền vui hơn nhiều.
Bảo nhăn nhó, kéo tay Yên sang một bên, nói nhỏ:
- Có phụ nữ theo mấy chỗ này không tiện chút nào. Cậu đưa chị cậu về đi.
Yên không nao núng, vẫn tìm được lý do để biện bạch:
- Đâu có sao. Chị em đâu phải người ngoài. Còn nếu em nhớ không lầm thì chị Hai em còn dính chút xíu bà con với anh nữa đó mà.
Bảo không còn cách nào khác đành chấp nhận:
- Vậy thì đi ăn sáng xong rồi chuyện ai nấy làm nhé.
Từ đầu đến cuối, Thùy Dương vẫn không mở miệng khiến Bảo đâm nghi ngờ không liệu mình có đoán đúng nguyên nhân có mặt cô ở đây hay không? Hay cô ấy chỉ hoàn toàn vô tình theo Yên mà thôi.
Đến quán bánh cuốn ăn sáng xong, Yên ranh mãnh vỗ trán kêu lên:
- Thôi chết rồi! Em lại tiếp tục trễ hẹn với bạn nữa. Anh Bảo làm ơn đưa chị Hai em về giùm nhé.
Thấy Bảo sắp sửa phản đối, Yên nhe răng cười hì hì:
- Làm tốt được phước đó sư phụ.
Rồi không để cho đối tượng kịp phản ứng, Yên nhanh nhẩu phóng biến ra ngoài xe. Đi ngang bà chị, cậu khẽ nói thật nhanh vào tai: "Tận dụng hết cơ hội đi, chị Hai"
Vắng Yên rồi, không khí giữa hai người trở nên đặc sệt, ngượng ngùng. Không lẽ cứ ngồi trong quán nhìn nhau hoài, Bảo đành đứng lên, nói trống không:
- Đi thôi.
Thùy Dương ngoan ngoản đi theo.
Bảo lặng lẽ chờ Thùy Dương lướt trên đường mà không hề hỏi điểm dừng. Người con gái cũng làm thinh không nói. Ngồi sau lưng anh, trong lòng cô dậy lên một cảm giác vừa ngọt ngào, vừa cay đắng. Đúng là "gần trong gang tấc mà xa nghìn trùng".
Xe lướt ngang một quán cà phê sân vườn rất dễ thương đang vắng vẻ, vì mới sáng sớm chưa có khách, Thùy Dương bỗng buột miệng kêu lên:
- Ghé vào uống nước đi.
Bảo lẳng lặng làm theo.
Cả hai người lặng lẽ ngồi cạnh nhau thật lâu mà không ai dám mở lời để phá tan sự im lặng. Họ cùng sợ và cũng cố níu kéo khoảnh khắc không lời nhưng đầy ấn tượng này càng lâu càng tốt.
Mọi lời nói, cử chỉ đều trở nên quá thừa thải trong lúc này.
Không hề nhìn nhau, thậm chí còn ngồi cách nhau một khoảng khá xa, nhưng Bảo cũng như Thùy Dương đều hiểu rõ người kia đang nghĩ gì.
Thật lâu, thật lâu sau, Bảo đột ngột nói thật khẽ:
- Đã nhiều lần, tôi thầm vẽ lên cảnh này, nhưng chưa có dịp nào biến nó thành sự thật. Nay đã thực hiện được rồi thì là có cảm giác đây chỉ là giấc mơ.
Anh lắc mạnh đầu như để xua tan ảo ảnh.
Giọng nói của Thùy Dương thoáng quá nhẹ như làn gió thoảng nhưng rành rọt từng tiếng:
- Sao anh không chịu cho đó là hiện thực và cố gìn giữ nó?
Bảo lắc đầu nhè nhẹ, chậm rãi nhưng đầy quyết liệt:
- Không thể cố tình lẩn lộn mọi thứ như vậy được. Cả em và tôi đều không đủ sức đi ngược lại quy luật. Tất cả đã được an bài đâu vào đó rồi.
Thùy Dương nhìn thẳng vào mắt anh, cố hỏi một cách vô vọng:
- Tại sao lại không? Có gì cản trở chúng ta đâu chứ?
Bảo đáp lại cô bằng đôi mắt buồn bã, giọng anh cũng chẳng hơn gì:
- Tôi biết em sẵn sàng chọn một gã không ra gì là tôi chớ không màng địa vị hay tiền bạc, nhưng điều trở ngại duy nhất mà lại quyết định tất cả chính ở chỗ kẻ cạnh tranh với tôi lại là anh ruột của tôi. Tôi không thể vô lương tâm đến độ tranh giành tình cảm với anh mình.
Giọng Thùy Dương tắt nghẹn rồi cô òa ra đầy đau đớn:
- Để giữ trọn tình anh em mà anh chấp nhận hy sinh tình cảm của một người con gái hay sao?
Bảo né tránh giương mặt đầm nước mắt của cô, giọng anh rắn lại quyết tâm:
- Anh Hai là người thân thiết nhất của tôi trên đời.
"Vậy là hết! Không còn trông mong sự thay đổi ý định của Bảo nữa rồi". Thùy Dương bỗng trở nên cứng rắn không ngờ, cô lạnh lùng đứng lên, buông câu từ biệt không chút bi lụy.
- Rất cảm ơn anh đã cho quá giang một đoạn đường. Không dám làm phiền thêm nữa, tôi đi trước.
Bảo cắn môi không đáp. Câu chào của cô cũng mang ý nghĩa như lời từ giã một đoạn tình buồn. Chưa thắm thiết đã vội xa. Trách ai bây giờ?
Đã khuya lắm rồi, nhưng Thùy Dương vẫn hãy còn ngồi yên trên ghế xích đu ở sân thượng. Âm hưởng cuộc nói chuyện sáng nay vớï Bảo làm cô rã rời, chưa gượng lại được. Từ chiều đến giờ, biết cô trốn trong phòng, Bạch Sa đã cố tình mở nhạc thật to làm rộn cho bỏ ghét. Cô không trách gì nó, dửng dưng lên thẳng trên đây ngồi, bỏ luôn bữa cơm tối, cũng chẳng ai quan tâm.
"Thây kệ! Mình có chết cũng chẳng ai thương tiếc". Thùy Dương buồn bã bó gối nhìn ngớ ngẩn lên trời, lòng trống không, chẳng còn nghĩ đến điều gì nữa.
Một bàn tay trìu mến đặt nặng lên vai cô, kèm tiếng nói ấm áp của người cha:
- Sao lại trốn cả nhà lên đây suốt nữa ngày trời vậy con?
Tự dưng Thùy Dương thấy cay xè mắt, mủi nóng lên như ngày còn bé muốn tìm sự vỗ về che chở nơi mẹ cha, giọng cô nghẹn ngào:
- Con buồn quá ba ơi.
Vòng qua mặt con, ông Hoàng hỏi lại:
- Con không thích đám cưới với cậu Nhân à?
Thùy Dương gục đầu xuống hai đầu gối đang bó cao tận cằm, lặng im không đáp.
Ông Hoàng ngồi hẳn xuống ghế trướôc mặt con, khẽ khàng lập lại:
- Con không thích Nhân à?
Thùy Dương không gật cũng không lắc bởi câu trả lời nào cũng không diễn tả chính xác tâm trạng của cô hiện giờ. Nhân rất tốt, rất bao dung và hơn nữa, tỏ ra sẽ là
một người chồng tốt. Ôi! Giá như cô đừng nặng lòng với Bảo và đừng có cuộc đối thoại xé lòng buổi sáng nay thì cô sẽ thanh thản biết bao nhiêu.
Tiếng cha cô trầm trầm vang lên đầy ân hận:
- Ba biết, ba thiếu sót nhiều bổn phận với con từ ngày mẹ con mất. Cảnh gà trống nuôi con chẳng sung sướng gì, rồi. Khi có thêm người phụ nữ khác bước vào gia đình lại càng hỗn độn hơn. Biết làm sao được hả con? Ba đã gây nhiều lầm lỗi với con cái, từ chuyện quá nuông chiều Bạch Sa để nó trở thành đứa hư hỏng, đến việc quá nhu nhược với người vợ sau khiến con chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc đời. Càng nghĩ, ba càng thấy xấu hổ.
Thùy Dương vội vàng cắt ngang:
- Làm sao ba thay đổi được hết mọi chuyện mà cứ nhận hết lỗi về mình. Hồi nhỏ, con buồn nhiều hơn vui thật, nhưng giờ thì khác, tuy không giúp dì và Bạch Sa tốt hơn thì ít ra con cũng tự bảo vệ được mình. Ba đừng buồn nữa, con không bao giờ dám trách ba đâu.
Ông Hoàng xót xa lắc đầu:
- Nếu mẹ con còn sống thì con đâu phải khổ. Nói đi nói lại thì chuyện cũng đã rồi. Ba nói thật. Gả đưọc con về làm dâu nhà họ Phan thì ba mới cảm thấy yên lòng, coi như ba đã làm tròn lời hứa với mẹ con là lo cho con có nơi có chốn đàng hoàng, xứng đáng để cuộc đời của con về sau này không phải lận đận.
Thùy Dương phản đối đầy bối rối:
- Sao lại dính líu đến mẹ con trong chuyện này hả ba?
Ông Hoàng ray rứt cúi đầu, hai bàn tay không ngớt đan vào nhau:
- Dì con và Bạch Sa bức hiếp con nhiều mà ba bất lực không can thiệp được. Như vậy là ba không giữ đúng lời hứa lo lắng chu đáo cho con trước khi má con qua đời. Bây giờ, con được làm dâu nhà họ Phan thì tương lai sẽ sung sướng hơn ở gia đình này rất nhiều. Bằng không, nếu ba nhắm mắt xuôi tay trước dì con thì chắc chắn bà ấy với con Sa sẽ tìm cách đuổi con ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Lúc đó, ba có chết cũng không được yên lòng. Sao bằng lo liệu đâu vào đó đàng hoàng cho con ngay từ bây giờ.
Thùy Dương nghẹn ngào, tê tái, xót thương cha mình. Sự bất hòa trong gia đình làm ông trăn trở tìm cách giải quyết bằng cách gả bán cô như thế sao? Không hờn cha chút nào, trái lại, khi nghe thố lộ hết tâm sự, Thùy Dương càng thấy thương cha hơn rất nhiều. Thì ra ông cũng thương yêu lo lắng cho cô rất nhiều, nhưng bất lực không làm gì được cho cô khi toàn bộ quyền hành trong gia đình đều bị bà vợ kế đáo để thâu tóm. Điều này đã an ủi cô rất nhiều, đủ bù đắp cho sự tủi thân mười mấy năm dài. Tuy nhiên, suy nghĩ của ông đã lạc hậu lắm rồi, nếu vì sự an nhàn mà nhắm mắt đưa chân bước sang nhà người khác thì lấy gì bảo đảm rằng cô sẽ hạnh phúc.
Hai cha con cùng im lặng theo đuổi những suy nghĩ riêng của mình. Thật lâu, ông Hoàng đột ngột lên tiếng:
- Con không muốn lấy Nhân, bởi vì đang yêu người khác phải không?
Câu hỏi thẳng thắn bất ngờ về một điều tế nhị như vậy khiến Thùy Dương đỏ bừng mặt, luống cuống tránh né trả lời thẳng vào vấn đề:
- Sao ba hỏi kỳ vậy?
Ông Hoàng nhẹ nhẹ lắc đầu, giọng nói tỏ ra đầy thương yêu:
- Đúng ra câu này phải do má hoặc dì con hỏi mới đúng. Tiếc là không có ai nên ba đành hỏi. Thật ra, đã sanh con nhưng mấy ai sanh lòng, chẳng qua tại ba quan tâm để ý con nên mới đoán thế thôi. Ba không nhất quyết bắt ép con phải lấy cậu Nhân đâu mà sợ. Nếu thật sự người con yêu tỏ ra xứng đáng thì ba vẫn vui lòng chấp nhận như thường. Con cứ mạnh dạn nói thật để ba tính.
Chính điều này mãi làm Thùy Dương khó mở miệng. Không lẽ cha mình đã tỏ ra rằng luồng chấp nhận cho con đi trái lai con đường được trải thảm hoa sẵn thì cô
lại lên tiếng thú nhận là người mình yêu lại nhất quyết không bao giờ chịu tiến tới hay sao?..Mà bỏ qua dịp này thì chắc chắn là sẽ chẳng bao giờ có lần thứ hai nữa phải làm sao đây?
Trong lúc cô đang rối bời với bao cái hỏi ngổn ngang trong đầu thì cha cô để thật tâm lý khi nhẹ nhàng hỏi:
- Cậu ta dã tính đến chuyện tương lai với con chưa? Nếu tiện thì con mời cậu ấy đến nhà mình ăn cơm để làm quen. Được không con?
Thùy Dương càng bối rối hơn. Cô hết cắn môi trên rồi môi dưới, hai bàn tay nắm vào rồi xòe ra mà vẫn chưa có câu trả lời
Ông Hoàng vẫn kiên nhẫn hỏi dò:
- Sao vậy con? Hay ba đoán sai, không có người nào hết.
Trấn tĩnh thêm một lúc nữa, Thùy Dương bất ngờ trả lời một câu mà chính cô cũng ngạc nhiên vì ngữ điệu xa lạ của nó, tựa hồ như không phải chính cô phát ra vậy:
- Con không có người nào theo đuổi cả. Còn chuyện chưa muốn nhận lời Nhân là vì con sợ lấy nhau vội vàng quá mà chưa tìm hiểu kỹ sẽ không bảo đảm cuộc sống chung sau này được hạnh phúc.
Ông Hoàng thở phào nhẹ nhỏm, vui vẻ hẳn lên:
- Vậy mà nãy giờ ba cứ hết hồn, lo đoán già đoán non. Con cứ nhìn thử coi ngày xưa người ta lấy nhau có cần quen biết gì trước đâu mà vẫn "đầu bạc răng long", sống đến già. Còn bây giờ tân tiến quá, yêu đương, hò hẹn không cần cha mẹ, nên "cả thèm chóng chán", đâu còn "phu thê tương kính như tân", vợ chồng quí trọng nhau như khách quý. Đừng lo lắng suy nghĩ nhiều làm gì con à. Ba đã chọn chỗ tử tế đàng hoàng thì con cứ tin tưởng làm thế không lẽ ba xua con vào chỗ chết sao chứ. Ba cương quyết không chịu chứ dì con cứ mấp mé đòi gả Bạch Sa thế chỗ con đó.
Đang buồn mà Thùy Dương phải bị cười. Bà mẹ kế của cô thật tham lam mê cách ấu trĩ, tội nghiệp. Làm như bà Ngọc Lan và Nhân không hề biết chút nào về thành tính quậy của Bạch Sa vậy.
Thấy con vui trở lại, ông Hoàng như cất được gánh nặng này giờ vẫn đè trên ngực, cất tiếng giục:
- Đi ngủ đi con, khuya quá rồi. Coi chuyện gì cứ để từ từ rồi suy tính.
Thùy Dương ngoan ngoãn theo cha xuống dưới nhà.
Bà Ngọc Lan bất ngờ đến tìm Thùy Dương lúc cô đang bán hàng. Cô hỏi ngỡ ngàng, nhưng không ngạc nhiên chút nào, vẫn tiếp bà chu đáo, thân mật.