ướng Navarre chưa vội trả lời. Ngày 23 tháng 5 năm 1953, tướng quân đáp máy bay dân sự trở lại Sài Gòn. Trong ba ngày khảo sát nghiên cứu tình hình Bắc bộ, ông đã nhận thức được cuộc chiến tranh này không giống bất cứ cuộc chiến tranh nào mà ông đã trải qua hoặc hình dung tới. Ông đã được sống trong bầu không khí nóng nực đến ngột ngạt tại Hà Nội, đã hít thở bầu không khí mọt ruỗng ở vùng châu thổ sông Hồng, đã ước lượng trên đôi cánh máy bay khoảng không gian vùng Tây Bắc. Ông đã cảm thấy trong những con người mà ông đã gặp sự trống rỗng về tinh phần mà duy nhất chỉ có nhiệm vụ bó buộc mới làm cho họ thôi nản trí. Ông cũng bắt đầu hiểu biết sự hiện diện của lực lượng tác chiến chủ lực của Việt Minh, tựa trên cơ sở góp nhặt từng người lính, từng khẩu súng, xây dụng tổ chức trong suốt bảy năm qua. Ông biết, mấy tháng mưa sắp tới sẽ là thời gian tạm thời ngưng chiến. Nhưng sau mùa mưa, ông sẽ phải đối mặt với tướng Giáp trên chiến trường Bắc bộ. Ông cũng đã cảm thấy một phần lo ngại khi nhìn thấy toàn bộ đội ngũ “ra đi” lộ rõ vẻ vui mừng được trở về Pháp. Tại Sài Gòn, những buổi tiệc chiêu đãi tiếp tục được tổ chức tại nhà hàng Càu Vồng nổi tiếng có nhiều món ăn Âu và ở cả Chợ Lớn, nơi có những món ăn Tàu của người Hoa. Tiệc tùng kéo dài cho tới cuối tháng. Trong khi đó ở Tổng hành dinh đặt tại doanh trại Demares, các sĩ quan tiếp tục lập các hồ sơ tổng kết các trận đánh: thống kê các trang bị nội thất, đánh giá tình trạng nhà ở để bàn giao cho ông chủ mới. Hàng ngày, trong phòng làm việc treo đầy bản đồ. Tướng Navarre đều đặn nghe báo cáo tình hình chiến sự. Ông cũng nghiên cứu kỹ bản kiến nghị đệ trình Bộ trưởng quốc phòng do người tiền nhiệm là tướng Salan soạn thảo từ ngày 19 tháng 3 năm 1953, trong đó ghi rõ: “Đối với một kẻ địch đã được trang bị mạnh đang có trong tay không chỉ lực lượng du kích thường trực mà cả một đội quân chính quy thật sự, ta phải có một lực lượng cơ động tác chiến ít nhất cũng ngang bằng về khả năng chiến đấu và trội hơn về quân số. Để có thể tiến hành một cuộc chiến mang lại chiến thắng cuối cùng có thể sẽ diễn ra trận chiến trường Bắc bộ, ta phải: - Hoàn toàn bình định vững chắc tất cả các vùng chiếm đóng, ngăn chặn triệt để các tiềm năng kinh tế, quân sụ, chính trị của các khu vực này, không để lọt vào tay Việt Minh. Tuần tự tiến đánh các mặt trận thứ yếu, nhằm vào các khu vực có những nguồn lợi kinh tế đang tạo điều kiện cho Việt Minh tiến hành chiến tranh và duy trì chế độ chính trị. - Tổ chức và hoàn tất việc huấn luyện chiến đấu cho mọi lực lượng cơ động, không bị ràng buộc, phụ thuộc vào việc chiếm đóng”. Phân tích này quả là chính xác, giải pháp này quả là hợp lý. Đây cũng là kết quả của một thử nghiệm cụ thể. Năm 1951-1952 Pháp cũng đã thử bẻ gẫy lực lượng cơ động tác chiến chủ lực của Việt Minh, tạo điều kiện cho việc hoàn tất bình định, nhưng đã gặp thất bại. Bây giờ cần phải đổi lại. Trước hết là bình định xong các vùng chiếm đóng ở đồng bằng rồi sau đó mới tập trung toàn bộ lực lượng tiêu diệt các sư đoàn chủ lực Việt Minh trên chiến trường Việt Bắc. Phải chăng lực lượng cơ động chủ lực của Việt Minh là nguyên nhân hay là kết quả đang làm cho vùng chiếm đóng ở đồng bằng bị “thối ruỗng”? Ngày 28 tháng 5 năm 1953, chiếc tàu biển Marseillaise, được coi là con tàu mới nhất và sang trọng nhất trên tuyến đường hàng hải Viễn Đông nổ máy rời bến cảng Sài Gòn trong bầu không khí náo nhiệt. Tướng Salan và tất cả đội ngũ các sĩ quan thân cận đều đứng trên boong tàu. Khi con tàu đã rời bến, tướng Linarès là người duy nhất giơ tay vẫn chào tướng Navarre. Vị tổng tư lệnh mới nhậm chức cảm thấy hoàn toàn đơn độc. Hôm nay đã là ngày thứ hai mươi kể từ khi ông được bổ nhiệm và là ngày thứ tám kể từ khi ông đặt chân tới Việt nam. Nhiệm vụ của ông là phải nghiên cứu “thật minh mẫn” để tìm ra một giải pháp đệ trình chính phủ. Tất cả khoán gọn trong một tháng. Tối nay, một mình trên đất Đông Dương, ông cảm thấy tất cả sức nặng của trách nhiệm đè nặng trĩu đôi vai. Ở Paris vẫn chưa thành lập được chính phủ mới cuộc khủng hoảng kéo dài. Ngày hôm qua, ông Paul Reynaud từ chối, không đồng ý được đề cử. Bộ trưởng Letourneau đã rời khỏi Đông Dương, cũng chẳng để lại một người nào có đủ thẩm quyền ký các giấy tờ nhân danh Cao uỷ. Nhưng, cả ông Réne Mayer lẫn ông Letourneau đều quan tâm trả lời các thư và điện của Tổng tư lệnh Navarre từ Đông Dương gửi về, tỏ thái độ thông cảm và nhiệt tình, hoặc tỏ ra bất lực và nuối tiếc. Đông Dương không phải là vấn đề được theo dõi thường xuyên. Chẳng có ai chỉ huy cuộc chiến tranh này. Thế nhưng, chiến tranh tự nó vẫn cứ tiếp tục. Ngay lập tức, tướng Navarre thấy cần phải vận hành guồng máy chiến tranh khổng lồ của Tổng chỉ huy: đó là ban tham mưu liên quân và các lực lượng lục quân. Được sự giúp đỡ của của tham mưu trưởng Allard đang đột ngột đề nghị ở lại thêm vài ngày và tân tham mưu trưởng Gambiez vừa mới đến, tướng Navarre bắt đầu ra sức vận dụng. Suốt một tuần liên tục, với gương mặt căng thẳng, ý chí vươn cao, ông hỏi chuyện các trưởng ban, các tư lệnh binh chủng, các tham mưu trưởng, đi thăm các cơ quan, công binh xưởng kho tàng; thải hồi những người vô tác dụng và bổ sung các vị trí còn thiếu người. Chỉ trong vòng một tháng, đã có sáu mươi sĩ quan lần lượt bị trả về Pháp. Việc củng cố tổ chức được tiến hành một cách lạnh lùng, không chút nể nang chiếu cố, các phóng viên báo chí cũng vấp phải một bức tường kín như bưng. Không còn ai nhìn thấy Tổng tư lệnh ở đâu cả. Tướng Navarre rất ghê sợ cái kiểu đưa tin có dụng ý xấu của báo chí đệ trình chính phủ. Tất cả khoán gọn trong một tháng. Tối nay một mình trên đất Đông Dương, ông cảm thấy tất cả sức nặng của trách nhiệm đè trĩu đôi vai. Ở Paris vẫn chưa thành lập xong Chính phủ, cuộc khủng hoang chính trị vẫn kéo dài. Nhưng ở đây chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Từng ngày từng giờ. Tổng chỉ huy Navarre liên tục nhận được các báo cáo tình hình chiến sự, các bức điện tối khẩn đề nghị tăng thêm viện binh các thống kê đau buồn về tổn thất. Trong những vùng rừng núi và đầm lầy các binh sĩ đang chờ đợi tướng quân có những quyết định nhanh chóng, hoặc là ra lệnh chiến đấu như thế nào hoặc là báo tin sẽ chi viện ra sao. Ngay khi tới đây tướng Navarre cũng đã nghiên cứu tập hồ sơ về việc thành lập một đội quân của chính quyền Bảo Đại, đội quân người Việt trong xứ Đông Dương liên kết với Pháp. Tuy nhiên, mặc cho Pháp dày công soạn thảo kế hoạch và Mỹ ra sức viện trợ quân sự cái đội quân bản xứ người Việt này vẫn chỉ là một cơ thể to xác mà không có linh hồn. Trước tướng Navarre, tướng De Lattre cũng đã hiểu rõ vấn đề này. De Lattre đã thề sẽ thực hiện thành công nhưng rốt cuộc cũng chẳng đạt được một bộ quân phục nào ra hồn từ phía Bảo Đại. Navarre không có được ánh hào quang như De Lattre. Ông là một vị tướng thuần túy quân sự vào loại nhất của phương Tây. Ngay khi mới tới Việt nam, tướng Navarre đã nghiên cứu tập hồ sơ về việc thành lập một đội quân của chính quyền Bảo Đại, tìm hiểu các giai đoạn trong việc phát triển đội quân này. Tướng Navarre đã gặp tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng, tại trụ sở Bộ Quốc phòng đặt trên đại lộ Gallieni, giữa đoạn đường từ thành phố Sài Gòn đầy mầu sắc phương Tây đến Chợ Lớn đượm nét châu Á. Nguyễn Văn Hinh là một người Việt lai Pháp, con trai của đốc sứ Nguyễn Văn Tâm được thừa hưởng hai nền văn hoá: một trăm phần trăm huyết thống Việt nam một trăm phần trăm văn hoá Pháp. Từ thời thơ ấu Nguyễn Văn Hinh đã được theo học ở Pháp, sau đó vào trường không quân. Trong chiến tranh, Hinh là phi công lái máy bay trinh sát rồi thành lập gia đình với một cô gái Pháp ở miền Nam nước Pháp. Là người Việt nhập quốc tịch Pháp sĩ quan lực lượng không quân Pháp, năm 1949 Hinh được điều động đi phục vụ tại Đông Dương với nhiệm kỳ một năm. Tướng De Latour, Tư lệnh chiến trường Nam Bộ đã rút Hinh ra khỏi hàng ngũ quân đội Pháp, đưa vào đội quân Bảo Đại. Tướng De Lattre, Tổng chỉ huy Đông Dương, đã cất nhắc Hinh lên chức vụ cao nhất. Đế trợ giúp Hinh, tướng De Lattre đã cử trung tá Bertin làm phó cho viên tướng người Việt hãy còn non trẻ này. Bertin có dòng máu Pháp và được hưởng thụ văn hoá Việt. Bertin làm phiên dịch cho Hinh, bởi vì Hinh mang họ tên Việt nam nhưng lại không nói thạo tiếng Việt vì sinh sống ở Pháp từ thủa bé. Bertin đã chỉ dẫn cho Hinh, góp ý với Hinh, trợ lực cho Hinh, và bí mật dạy Hinh học tiếng Việt, một ngôn ngữ rất khó học. Nguyễn Văn Hinh hãy còn trẻ năng động, thông minh và thực tế. Hơn nữa, Hinh lại dễ thu hút tình cảm của mọi người do bề ngoài dễ gần, dễ chịu. Ông ta có mọi đức tính để thành đạt, chỉ trừ một điều: ông không coi nước Việt nam là Tổ quốc của mình, chiếc mặt nạ ái quốc mà ông khoác lên người rất khó thích nghi cũng như chiếc áo dài mỏng tang kiểu Việt nam khoác lên thân hình to lớn phương tây của cô đầm Pháp vợ ông. Mặc dù Pháp xây dựng kế hoạch và Mỹ giúp đỡ vật chất, quân đội Việt nam trong tay Hinh vẫn như một cái xác to lớn không có hồn. Khi ra khỏi trụ sở Bộ Tổng tham mưu quân đội của Hinh, tướng Navarre ghi trong sổ tay: “Điều kiện thứ nhất, các nước liên kết với Pháp nhất định phải thật sự tham gia cuộc chiến tranh này. Điều kiện này chỉ có thể được thực hiện nếu các nước liên kết nhận thức rõ họ chiến đấu vì các mục đích quốc gia, và tình cảm này phải được dân chúng, nhất là những người theo chủ nghĩa dân tộc, thật sự chia sẻ, kể cả những người hiện đang đứng trong hàng ngũ Việt Minh, cũng như những người đang chờ thời”. Trước tướng Navarre, tướng De Lattre cũng nhận định như vậy. Tướng De Lattre đã từng thề chiến thắng chủ nghĩa chờ thời bạc nhược và phải tìm cách quản lý những sĩ quan trong từng khoá tốt nghiệp. Trong cuộc đấu tranh này ông đã dốc toàn tâm, toàn lực, nhất định giành thắng lợi. Bài diễn văn tướng De Lattre đọc tại trường trung học Chasseloup Laubat ở Sài Gòn, mà thư ký riêng của ông là Dannaud đã mất tám ngày soạn thảo trong một gian phòng ở bệnh viện Grand, thật sự là một tác phẩm, một lời kêu gọi tâm huyết, khơi gợi trí thông minh, niềm tự hào dân tộc, rất xúc động tới mức làm rơi nước mắt những thính giả… là người Pháp. Nhưng hồi đó De Lattre vẫn không được Bảo Đại cung cấp cho một thanh niên học sinh trung học nào chịu mặc quân phục. Navarre không có được ánh hào quang toả sáng như De Lattre. Đầu óc máy móc của ông chỉ thích ca ngợi tính chính xác dựa trên những phân tích tình báo(1) lạnh lùng, chỉ muốn thừa nhận những dữ liệu kỹ thuật của vấn đề, những số liệu của nhu cầu, những thời gian biểu hoạt động. Đó là tất cả sự tinh thông của một tổng tư lệnh. Tướng Navarre cũng thường hay ghi chú những điều kiện chính trị và tâm lý bên cạnh những cột dài về số lượng xe cộ, dù nhảy, khẩu phần dã chiến, trong những đề nghị gửi lên chính phủ coi đó là những yếu tố nhằm thực hiện thắng lợi các kế hoạch đề ra. Ông là một điển hình của loại tướng lĩnh thuần túy nhất trong giới quân sự phương Tây. Ở cách Sài Gòn một ngàn hai trăm kilômét, giữa trung tâm bí mật của Việt Bắc, có lẽ tướng Giáp cũng bắt đầu nghiên cứu tính cách đối thủ “mới” của mình. Theo phân tích biện chứng, đối thủ mới này cũng chẳng khác gì lắm so với các đối thủ cũ. Đằng sau vẻ bề ngoài: phục vụ Tổ quốc Danh dự Kỷ luật bên trong hoàn toàn trống rỗng. De Lattre cũng vậy. Sở dĩ De Lattre được trao thêm nhiệm vụ chính trị, kiêm thêm chức Cao uỷ, chỉ vì ông là một quân nhân tốt. Ngược lại, tướng Giáp được giữ chức Tổng tư lệnh trước hết vì ông là một nhà hoạt động chính trị. Tướng Giáp chỉ huy các chiến dịch quân sự đúng quá rồi, nhưng trước hết ông là một uỷ viên đày uy tín trong Bộ Chính trị điều khiển chiến tranh. Tướng Giáp không sợ tướng Navarre, bỏi vì tướng Giáp đứng cao hơn, chứ không ngang tầm với tướng Navarre. Trong khi đó, tướng Navarre chưa có thời gian để tìm hiểu đối thủ của mình và cũng có thể ông chỉ chưa nghĩ đến chuyện tìm hiểu đối thủ. Hơn nữa theo tướng Navarre thì một quân nhân không bao giờ nhân cách hoá kẻ địch của mình. Kẻ địch là một chủ thể và cần phải căm ghét, tấn công tiêu diệt, thanh toán. Tướng Navarre rất có cảm tình với tướng Nga xô Zukov. Nếu lúc nào đó tướng Navarre có nghĩ đến tướng Giáp hoặc ông Hồ, thì nhất định đó không phải là những tình cảm thù ghét. Vì vậy để giải thích thế nào là Việt Minh, tướng Navarre chỉ nhận định chung chung: đó là địch thủ, trừu tượng và không nhân cách hoá. Trong vùng châu thổ sông Hồng, nhận xét tại chỗ tính năng của những lô cốt bê-tông, nghiên cứu tại chỗ địa bàn hoạt động cho những chiến dịch sắp tới, ông hỏi rất nhiều và chỉ đưa ra vài mệnh lệnh ngắn gọn. Trong chuyến đi trên khắp các nẻo đường chiến trường Bắc bộ này, hai vị tướng đã nhiều lần trực tiếp đối thoại với nhau. Tướng Cogny, xuất thân là một sĩ quan pháo binh thiên về phòng ngự tĩnh tại. Tự coi là người biết rõ vùng đồng bằng này, tướng Cogny cho biết sẽ tổ chức lại trận tuyến, rút bỏ các đồn bốt kém tác dụng, tăng cường các cứ điểm quan trọng, tập trung binh lực và bảo vệ “vùng đồng bằng của mình” bằng một lưỡi lửa pháo binh và không quân mãnh liệt. Tướng Navarre xuất thân là kỵ binh, đề xuất những phương án phòng ngự cơ động linh hoạt bằng cách tháo gỡ sự “chôn chân” của các đơn vị chiếm đóng, tổ chức các đơn vị cơ động làm lực lượng dự trữ, tán thành cách tiến công để phòng ngự bằng cách tổ chức những cuộc tập kích bằng lính dù vào vùng hậu phương của Việt Minh, như cuộc nhảy dù xuống Lạng Sơn vào ngày 26 tháng 6 năm 1953. Khi Tổng tư lệnh rời Hà Nội thì “ê-kíp mới” có vẻ như đã được gắn chặt với nhau. Những “bất đồng nội bộ” đã hoà hợp dần trong hy vọng chiến thắng: Bởi vì những bất đồng và chống đối chỉ có thể phát sinh từ những thất bại. Vả lại, tướng Cogny không phải là người thuộc đội “đồng ca trong nhà thờ”. Cụm từ “đồng ca trong nhà thờ” thường được dùng để gọi những người dựa dẫm vào nhau để tiến lên. Tướng Cogny cũng không bao giờ chen vào một ê-kíp trong đó có các thành viên chen vai thích cánh để phục vụ một ông chủ hoặc vì một mục đích nào đó. Tướng Navarre không bao giờ tin tưởng ở những đội ngũ gọi là “cánh hẩu” do ghê sợ những “đội đồng ca trong nhà thờ”. Ông chỉ tin vào những khả năng của các ban tham mưu. Có lẽ tướng Cogny mong chờ sự thân mật ngoài lề công việc sẽ dẫn đến sự tin cậy. Vẻ lịch sự, lạnh nhạt của tướng Navarre mới chỉ tạo cho Cogny có được sự tín nhiệm về tâm tính, chứ không phải về khả năng của mình. Trên đường từ Hà Nội vào Sài Gòn tướng Navarre ghé qua Viêng Chăn trong chốc lát. Tướng Gilles đang giữ chức Quyền tư lệnh các lực lượng vũ trang ở Lào, tỏ ra thờ ơ với cảnh đẹp thanh bình ở đây. Mặc dù chung quanh tướng Gilles là một đội ngũ lính dù vững chắc, ông vẫn buồn chán vì phải sống xa Sài Gòn và không được tham dự các hoạt động quân sự ở đồng bằng Bắc bộ. Trong khi đó, Thủ tướng Lào là Hoàng thân Xuvanna Phuma lại bày tỏ một cách rất nhiệt tình với Tổng tư lệnh Navarre là Chính phủ Lào muốn Tổng tư lệnh cử tới Viêng Chăn một vị tư lệnh chính thức để chỉ huy các lực lượng trong khối Liên hiệp Pháp đóng tại Lào. Thái độ thờ ơ chểnh mảng dù không nhiều lắm của tướng Gilles và các sĩ quan trong Bộ Tư lệnh của ông đặt trụ sở tại thành phố nhỏ bé như một thị trấn này, đã chọc vỡ tính dè dặt của các vị đại thần Lào, là những người luôn coi việc gì cũng quan trọng. Chí còn có một vị tướng duy nhất có thể đáp ứng sự mong mỏi của ông hoàng Phuma. Đó là tướng Gardet, hiện đang làm phó cho tướng Bondis ở Sài Gòn, thường được sử dụng như một nhân viên đại diện cho Bộ Tư lệnh tham dự các nghi lễ chính thức thường diễn ra rất nhiều tại đây. Tướng Navarre quyết định cử Gardet thay Gilles làm Tư lệnh chiến trường Lào để tướng Gilles được trở về với các hoạt động chiến đấu. Bây giờ, chỉ còn chuyến đi thăm Campuchia là hoàn tất chương trình. Nhưng dự án này đã bị hủy bỏ. Tại Campuchia, Quốc vương Norodom Sihanuk đang trị vì, Cao uỷ Risterrucci đang cai trị, tướng Langlade đang chỉ huy toàn bộ lãnh thổ. Bộ ba này thi thoảng có gặp nhau, nhưng không bao giờ thích thú, người nào cũng bị ràng buộc chặt chẽ vào tầm quan trọng của nhiệm vụ và nghi lễ. Tướng Langlade, được coi là “người lính Châu Phi” và “đại lãnh chúa”, đang trải rộng kho tàng về tính dũng cảm và lòng kiên nhẫn của mình để duy trì một mức độ uy quyền nào đó trên đầu các binh sĩ, cao uỷ Risterrucci thì thường hay thở dài, tưởng nhớ tới thời kỳ mà các viên toàn quyền cai trị các thuộc địa có uy quyền lớn hơn vua có thể trao vương miện và vứt bỏ vương miện của quốc vương những nước phụ thuộc vào Pháp. Còn Quốc vương Sihanuk thì đang bực tức. Nhà vua được cựu Toàn quyền Gauthier đặt lên ngai vàng từ thủa còn là một hoàng tử Khmer nhỏ bé, do tính nết ngoan ngoãn, dễ bảo. Thế mà nhiều tháng, nhiều năm gần đây lại cứng đầu cứng cổ đòi cho Campuchia được độc lập hoàn toàn “trong khối Liên hiệp Pháp”, theo một qui chế tương tự như Ấn Độ trong khối Thịnh vượng chung của Anh. Những yêu sách này đã làm náo động những thành viên chính phủ cứng rắn muối bảo vệ tính vững chắc của Hiến pháp nước Pháp. Từ một năm nay Sihanuk đã trực tiếp nắm trong tay các công việc hành chính của vương quốc và quyền chỉ huy quân đội hoàng gia Campuchia. Nhà vua tiến hành các hoạt động quân sự chống lại Khơ me Issarak và lực lượng Sơn Ngọc Thành. Những cuộc tuần du của nhà vua tới các tỉnh làm thức tỉnh cả tinh thần quân chủ lẫn tinh thần dân tộc của nhân dân. Những phần tử chống đối đã chịu khuất phục và đang thúc đẩy quốc vương đòi độc lập. Đức vua nói với các nhà chức trách Pháp: - Trên toàn bộ đất nước Campuchia của chúng tôi không có quá ba người, kể cả tôi, tán thành khối Liên hiệp Pháp. Bực tức trước sự trì trệ của Pháp, nhà vua quyết định đưa vấn đề Campuchia ra trước công luận quốc tế: ông đã đi Mỹ, Nhật Bản vận động các nước lên tiếng ủng hộ Campuchia độc lập nhưng không đạt kết quả. Ngày 14 tháng 6 nhân một chuyến đi thăm các tỉnh thuộc khu vực biên giới, ông đi luôn sang Thái Lan rồi đọc một bài diễn văn, tỏ thái độ quyết tâm tự đi đày ở Thái Lan cho tới khi giành được độc lập hoàn toàn cho Vương quốc Campuchia. Nước Campuchia đứng trước nguy cơ trở thành một nước chống Pháp. Tại Paris, Chính phủ Pháp náo động. Cố vấn ngoại giao Pháp tại Sài Gòn là ông Raymond Offroy tới tấp gửi điện mật mã, thông báo tình hình Campuchia với Tổng tư lệnh Navarre. Trong một bản thông điệp dài tới hai nghìn từ chọn lọc và bóng bẩy theo ngôn ngữ ngoại giao, Bộ Ngoại giao Pháp tố cáo Sihanuk gây ra tình hình nghiêm trọng, đòi áp dụng các biện pháp trừng phạt và gửi tới Sihanuk những lời đe doạ bằng các từ ngữ văn hoa. Cùng trong lúc đó, tùy viên quân sự đại sứ quán Pháp ở Thái Lan cũng thương lượng một cách mềm dẻo. Kết quả là Sihanuk không được triều đình Thái Lan tiếp đón, mọi lời khuyên đều là ông nên trở lại kinh đô Campuchia, nơi tất cả mọi người đã quên những lời tuyên bố của ông tại Thái Lan rồi. Cuộc trốn chạy của Sihanuk sang Băng Cốc kết thúc trước khi Chính phủ Pháp quyết định huy động bộ máy chiến tranh ngoại giao đòi Thái Lan trục xuất Sihanuk về Campuchia. Thay vì ra oai sấm sét, Tổng tư lệnh Navarre kín đáo gửi tới ông vua nhỏ bé những lời bày tỏ thiện cảm với đất nước và sự dũng cảm của nhà vua. Sihanuk tự tay viết thư trả lời: “Tôi xin phép được gửi tới tưởng quân lá thư này để nồng nhiệt cảm tạ tướng quân đã can thiệp tại Paris để cho Campuchia được độc lập hoàn toàn” Trong suốt thời gian tiến hành công tác ngoại giao đứt quãng này, tướng Navarre không ngừng nghĩ đến nhiệm vụ chính của mình. Ông chỉ còn mười lăm ngày nữa để tổng hợp các ý niệm do ông suy nghĩ hoặc do người khác đóng góp vào bản kế hoạch hành động, phân tích các hậu quả, thống kê các nhu cầu, ấn định các thời gian thực hiện. Trước khi kết luận, ông muốn gặp lại một lần nữa những cán bộ cấp cao dưới quyền, cho họ những huấn thị mới, củng cố các vị trí trong cơ quan Bộ Tổng tư lệnh và tiến hành một vài cải cách. Ngày 17-6-1953 có một cuộc họp quan trọng tại Sài Gòn để nghe Báo cáo tình hình và góp ý kiến để xây dựng bản kế hoạch chiến lược. Tham dự có đô đốc Auboyneau, tướng Bodet, tướng Lauzin (vừa mới tới giữ chức Tư lệnh các lực lượng không quân Đông Dương) cùng với các tư lệnh chiến trường: Bondis, Langlade, Leblanc, Cogny, Gardet. Nếu đến cuối buổi họp vào lúc xế chiều, hội nghị chuyển sang phần thảo luận các đề án trong tương lai, nhưng vẫn chưa góp được ý kiến vào bản kế hoạch mang tên Navarre, là vì cho tới giờ phút đó bản kế hoạch chiến lược này vẫn chưa soạn thảo xong. Tuy nhiên nội dung thiết yếu vẫn được sử dụng để soạn thảo bản huấn thị số một được Navarre ký vài ngày sau đó. Trong bản báo cáo tường trình tướng Navarre nhận xét những điều tai nghe mắt thấy từ ngày đặt chân tới Đông Dương. Các mệnh lệnh không được chấp hành hoặc thi hành sai lệch, bí mật các hoạt động quân sự không được giữ kín, phần lớn các đơn vị đều chôn chân trong các đồn bốt rào dây kẽm gai để phòng ngự, không được tung đi tác chiến tiến công, việc huấn luyện quân sự cần phải tiến hành lại theo chương trình thích hợp, không có đủ sĩ quan chỉ huy trong các đơn vị lục quân. Hải quân vừa không hiện đại vừa không hiệu lực, hệt như một bà đầm già ngồi suy tư bên cạnh tấm ảnh chân dung đô đốc Rigaul de Genouilly, thời kỳ tung hoành chinh phục các thuộc địa. Lực lượng không quân cũng lạc hậu, các phi công lái những chiếc máy bay cánh quạt đang mơ tưởng có trong tay những loại phản lực ở Reims hoặc ở Mong de Marsan. Lực lượng viễn chinh nằm chết gí. Cần phải thay đổi các thói quen cũ. Đang thiếu một ngọn lửa… Bản báo cáo tường trình của tướng Navarre có thể sẽ khởi động lớp tro tàn nhưng vẫn cứ thiếu một làn gió thổi để tia lửa trong than bùng cháy. Tướng Navarre đặt tất cả những hy vọng của ông trong cuộc tranh luận sắp tới với hội động chính phủ tại Paris. Ngày 28-6-1953 bản kế hoạch chiến lược đã viết xong. Cô thư ký của tướng Navarre là Léone Mougenot lập tức đánh máy ngay sau khi tướng Navarre sửa chữa xong bản viết. Toàn bộ dày tới hai mươi nhăm trang đánh máy mang tên “Giác thư của tướng Navarre về tình hình Đông Dương”, kèm theo một hồ sơ dày cộm những văn bản ghi chú và phụ lục: Buổi tối, tôi gửi một bức điện cho Thủ tướng Joseph Laniel, báo tin Tổng tư lệnh Navarre sẵn sàng trở về Paris vào đầu tháng 7 để báo cáo tình hình hoàn thành nhiệm vụ”. Ngày hôm sau, tôi nhận được điện trả lời, ngắn gọn và bất ngờ. Trong điện, ông Laniel viết: “Tôi ngạc nhiên khi thấy mới sau một tháng, Tổng tư lệnh đã nghĩ đến chuyện trở về Paris. Tôi cho rằng trong tình hình hiện nay, vắng mặt tại Đông Dương là không đúng lúc”(2). Chỉ riêng tướng Navarre khi đọc bức điện này đã không bật cười. Ông tự tay thảo điện trả lời, nói rõ lý do tại sao lại về Paris. Trong khi đó, ông Laniel ở Paris cũng đã nghe người tiền nhiệm Navarre là Salan báo cáo. Ông lại gửi điện báo tin cho phép Tổng tư lệnh Navarre được trở về Paris trong vài ngày tới. Chúng tôi ở lại Paris một tháng. Tiếp theo ánh nắng mặt trời của Sài Gòn, từ ngày 4 tháng 7 năm 1953 khi đặt chân tới sân bay Orly, chúng tôi đã nhìn thấy đám mây buồn tẻ của mùa thu, dù được gọi là một mùa đẹp. So với múi giờ Sài Gòn thì chúng tôi chậm mất bốn giờ nhưng căn cứ vào lịch đón tiếp tướng Navarre thì vẫn còn sớm hơn một giờ. Tôi không biết rõ, bốn giờ qua ở Đông Dương đã xảy ra những diễn biến gì ảnh hưởng tới thời cuộc. Trước khi lên đường đi Đông Dương, tướng Navarre đã được Thủ tướng hồi đó là Réne Mayer đảm bảo là không bổ nhiệm chức Cao uỷ Đông Dương trước khi Tổng tư lệnh Navarre trình bày bản kế hoạch chiến lược. Tuy vậy, từ tháng 4 đã ban hành một nghị định tổ chức lại cơ quan đại diện của Pháp tại Đông Dương, bằng cách tách các công việc chính trị và hành chính của Cao uỷ khỏi các nhiệm vụ chỉ huy quân sự do Tổng tư lệnh đảm nhiệm. Nhưng ngay khi tới thị sát tình hình tại chỗ, tướng Navarre cho rằng Tổng tư lệnh Đông Dương vẫn phải có thêm một số quyền hành chính trị. Ông đã trình bày điều này trong thư cá nhân gửi cựu Thủ tướng Réne Mayer và ông Mayer đã hứa sẽ chuyển ý kiến này tới Thủ tướng mới, đồng thời cũng nhấn mạnh, ông hoàn toàn tán thành quan điểm của tướng Navarre. Ông Joseph Laniel ngay khi nhậm chức Thủ tướng đã nắm trong tay Bộ Các nước liên kết và gửi tới Tổng tư lệnh Navarre một cơ quan đại diện có thẩm quyền ký các giấy tờ thuộc phạm vi chức trách của Cao uỷ. 11 giờ ngày 4 tháng 7 tướng Navarre tới Orly, mang theo một bản nghiên cứu theo yêu cầu của chính phủ. Đây là bản nghiên cứu mà từ Tông thống Cộng hoà, Thủ tướng chính phủ, Thống chế Tổng thanh tra quân đội đến các quan chức cấp thấp…, đều tuyên bố sẽ dùng làm cơ sở để thảo ra một đường lối chính trị một đường lối tiến hành chiến tranh và một kế hoạch tác chiến. Ngồi trên xe từ sân bay Orly về nhà riêng tại phố Georges Ville, tướng Navarre nghe qua đài thu thanh đặt trong ô tô, lời bình luận nhận xét, hết chính phủ này đến chính phủ khác những đường lối chủ trương vẫn cứ khác nhau. Đến buổi trưa, tờ báo nói công bố bản tuyên bố ngày 3 tháng 7 của chính phủ công nhận trao trả độc lập cho các nước liên kết và mời những nước này ký với Pháp những bản hiệp định song phương để gia nhập khối Liên hiệp Pháp. Ngay trong ngày hôm đó, Nội các chính phủ đã chỉ định ông Dejean, đại sứ Pháp tại Tokyo làm Tổng cao uỷ toàn Đông Dương. Tôi đến Bộ Các nước liên kết đặt trụ sở làm việc tại toà nhà số 78 phố Lille để thu lượm các tin tức về Đông Dương, thấy nhiều cơ quan làm việc còn trống rỗng. Đại tá Brebisson được cử làm người quản lý toà nhà này cho tôi thoải mái chọn một phòng làm việc dành cho Tổng tư lệnh Navarre trong thời gian ông ở Pháp. Với giờ sau tôi mới thấy ông Marc Jacquet vừa được chỉ định làm Quốc vụ khanh phụ trách các nước liên kết tới. Ông báo tin muốn giữ đại tá Brebisson làm việc tại Đông Dương nhưng Brebisson từ chối. Tướng Navarre thản nhiên trước việc ông Dejean được chỉ định làm Tổng Cao uỷ Đông Dương, trùm lên trên chức vụ Tổng tư lệnh quân đội toàn Đông Dương của Navarre. Tướng Navarre không sợ ông Dejean. Bởi vì, ngài đại sứ vừa được cử làm Cao uỷ Dejean xuất thân chỉ là một nhân viên văn thư lưu trữ trong Cục Tình báo Bộ Chiến tranh. Đây là một viên chức được cấp trên rất tin cậy giao cho giữ chìa khoá tủ sắt đựng các hồ sơ tuyệt mật. Là một công chức dân sự làm việc trong Bộ Chiến tranh, ông Dejean đã được tận dụng tư cách dân sự để làm đại sứ Pháp ở Berlin hồi trước chiến tranh, nhưng thực tế là làm công tác tình báo. Nhiệm vụ hồi đó của ông là gửi những bức điện ngoại giao, với tư cách là của đại sứ Pháp ở Đức về Bộ Ngoại giao Pháp, đặt địa chỉ ở Quai d' Orsay Paris, nhưng thực chất là gửi về cho Cục Quân báo Bộ Chiến tranh của Pháp. Sau khi từ Đức trở về Pháp, ông Dejean được làm việc trong Văn phòng Thủ tướng Paul Reynaud. Ông là một người siêng năng lễ phép, soạn thảo các văn bản rất hoàn hảo. Ông Paul Reynaud có nhiều án tướng tốt đẹp về nhân viên tận tụy trung thành nên đã đề nghị ông Dejean giữ chức vụ và chiếm lĩnh toà lâu đài của Tổng Cao uỷ Pháp ở Đông Dương. Tổng tư lệnh Navarre không lo ngại về cá nhân Tổng Cao uỷ, nhưng lo ngại về chức vụ và thẩm quyền của cơ quan Tổng Cao uỷ Pháp ở Đông Dương, lúc này các chính quyền thân Pháp ở Campuchia, Lào, Nam Việt nam đã thiết lập quan hệ cấp đại sứ với Pháp. Đại diện Pháp ở từng nước này được gọi là Cao uỷ. Nay lại có thêm một Tổng Cao uỷ toàn Đông Dương, đặt trụ sở tại Phủ Toàn quyền cũ, tức là dinh Norodom tại Sài Gòn, thực hiện tất cả mọi uy quyền và thừa hưởng tất cả gia tài của các viên Toàn quyền cũ. Cần phải nêu lên một tấm gương của Anh quốc. Ngài Malcolm Mac Donald là Tổng Cao uỷ toàn bộ các nước trong khối Thịnh vượng chung của Anh ở khu vực Đông Nam Á. Nhưng ông không đặt trụ sở làm việc ở Singapore ngại làm phiền cả Chính phủ liên bang Malaixia lẫn đại sứ Anh quốc. Ông làm việc tại Bukit Serene, cách thủ phủ Singapore khoảng mười dặm, trong một toà nhà tiện nghi và kín đáo. Ở Đông Dương Phủ Cao uỷ Pháp đã đặt trụ sở tại Đà Lạt, buộc Bảo Đại phải chuyển xuống Sài Gòn sự việc này có thể làm cho Quốc trưởng Bảo Đại bực tức. Bây giờ, trụ sở Tổng Cao uỷ Pháp lại đặt tại dinh Norodom tức Phủ Toàn quyền cũ. Có thể coi đó là bước đầu để làm cho chính quyền Bảo Đại tham chiến cùng với Pháp được chăng? Ngay trong cuộc họp đầu tiên giữa hai người với nhau tại trụ sở Bộ Các nước liên kết, tướng Navarre đã bộc lộ những thắc mắc này với ông Dejean. Sau cuộc nói chuyện, tôi thấy tướng Navarre bước ra ngoài phòng khách vẻ mặt buồn rầu. Tôi hỏi lý do, tướng Navarre cho biết ông Dejean đã không nghe theo những ý kiến đóng góp của tướng Navarre. Tháng 7 này cũng là khoảng thời gian tôi rất bận việc vì phải đi thăm nhiều nơi, nghe thuyết trình, tham gia các buổi họp, bàn bạc công việc và dự các bữa cơm giao dịch. Tôi chỉ có thể ngồi một mình trong phòng làm việc vào lúc bảy giờ sáng nhưng lúc đó cũng lại phải cập nhật tình hình diễn biến hằng ngày tại Đông Dương và buổi tối khuya lại phải giải thích tình hình trước tấm bản đồ. Còn tướng Navarre thường có mặt vào lúc 8 giờ, nghe các báo cáo đọc các bức điện Đến 9 giờ ông mới thực sự bắt tay vào công việc chính. Trong thời gian này, có hai sự kiện quan trọng. Đó là cuộc họp các tham mưu trưởng ngày 6 tháng 7 và cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng ngày 24 tháng 7. Ngoài những cuộc gặp riêng rẽ với các bộ trưởng, các tham mưu trưởng và Tổng thanh tra quân đội, chính tại hai cuộc họp quan trọng này tướng Navarre sẽ phải thuyết minh bản kế hoạch chiến lược mang tên ông. Nội dung bản “Kế hoạch Navarre” như thế nào? Bản kế hoạch này đã được xây dựng trên cơ sở giác thư mà tướng Navarre đã đệ trình chính phủ, gồm bốn vấn đề: những mục đích của cuộc chiến tranh, cách tiến hành chiến tranh, kế hoạch tác chiến, những phương tiện cần thiết để thực hiện thắng lợi kế hoạch chiến lược. Ngay trong trang đầu tiên tướng Navarre đã viết: “Những điều tôi dự kiến chỉ có thể thực hiện được trong chừng mức viện trợ của Trung Quốc cho Việt nam giữ ở qui mô như hiện nay. Nếu viện trợ này tăng ồ ạt và nhất là nếu có một sự can thiệp trục tiếp của Trung Quốc bằng những lực lượng lục quân và không quân thì toàn bộ bản kế hoạch chiến lược này phải làm lại”. Trung Quốc bắt đầu viện trợ cho Việt nam từ năm 1950. Vào thời kỳ bấy giờ, sự viện trợ này là một thực tế đặt diều kiện cho việc giải quyết chiến tranh Đông Dương. So sánh tình hình bán đảo Triều Tiên với bán đảo Đông Dương hồi đó, ta thấy tướng Mỹ Mac Arthur đã bị đánh bại trên sông Áp Lục bởi các đơn vị Chí nguyện quân Trung Quốc; các binh đoàn Lepage và Chartron của Pháp bị đánh tan ở giữa Cao Bằng và Lạng Sơn bởi các đơn vị Việt Minh được Trung Quốc giúp đỡ huấn luyện và trang bị vũ khí. Hai sự kiện này còn nóng hổi trong ký ức mọi người. Nếu không có sự can thiệp của Trung Quốc, cuộc chiến tranh Đông Dương sẽ là một cuộc thử sức có thể tìm lối thoát bằng một giải pháp tay đôi giữa Pháp với Việt nam. Nhưng nếu Trung Quốc can thiệp, sự viện trợ của Trung Quốc cho Việt nam không phải chỉ là vấn đề thay đổi tương quan lực lượng giữa hai bên tham chiến là Pháp và Việt nam mà còn nâng vấn đề lên tầm quốc tế. Sau giai đoạn mở đầu đó, hai phần đầu của kế hoạch Navarre đề cập những vấn đề chính trị: định nghĩa mục đích chiến tranh và đường lối tiến hành chiến tranh. Đó là hai vấn đề hoàn toàn thuộc về chính phủ. Vai trò của giới quân sự chỉ là thực hiện kế hoạch tác chiến theo những huấn thị của chính phủ. Từ hồi chiến tranh thế giới thứ nhất. Tổng thống Pháp Clemenceau đã từng tuyên bố có tính chất châm ngôn: “Chiến tranh là chuyện rất nghiêm trọng tới mức không thể giao phó cho giới quân sự”. Vậy mà, cho mãi tới nay, vẫn chưa có một nhà chính trị có trách nhiệm nào của Pháp định nghĩa những mục đích cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương là gì, không một thành viên chính phủ nào đưa ra những chỉ thị đúng đắn để tiến hành chiến tranh, buộc tướng Navarre phải đưa ra trước những kiến nghị xây dựng kế hoạch tác chiến. Ông đã giải thích những kiến nghị này, và để cho chính quyền quyết định. Đối với chính phủ, áp dụng “kế hoạch Navarre” có nghĩa là chọn lọc, ban bố, cụ thể hoá bằng các đạo luật, các chỉ thị các mệnh lệnh. Tôi không tìm thấy cả trong trí nhớ lẫn trong các tài liệu, một dấu tích nào chứng tỏ Chính phủ Pháp lúc đó đã làm như vậy. Những người cầm quyền không có lỗi, mà chính là do qui chế làm việc hồi đó đã tỏ ra không có khả năng. Về “những mục đích của cuộc chiến tranh”, tướng Navarre kiến nghị ba điểm, gắn liền với những cách thức tiến hành chiến tranh. Một là giữ các nước liên kết trong khuôn khổ khối Liên hiệp Pháp. Mục đích thành lập khối Liên hiệp Pháp đã được ấn định trong các hiệp định ký kết giữa Pháp với từng nước liên kết năm 1949, nhưng theo tướng Navarre “chỉ có thể thực hiện được bằng một chiến thắng quân sự, hoặc ít nhất cũng bằng những thắng lợi đủ mức tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp trong những cuộc thương lượng có khả năng được tiến hành giữa Pháp với Việt Minh. Hai là lặp lại tư tưởng của tướng De Lattre đã làm hài lòng Mỹ: “Xây dụng Đông Dương thành một con đập chắn lớp sóng của chủ nghĩa cộng sản quốc tế”. Tướng Navarre viết: “Trong trường hợp này, phải thục hiệp càng nhanh càng tốt việc thay quân đội Pháp tại Đông Dương bằng quân đội các nước liên kết, trao trả các nước này nền độc lập hoàn toàn không hạn chế, và thúc đẩy họ tham gia vào cuộc đấu tranh chung, cùng với các nước có liên quan như Mỹ, Anh, Australia…” Ba là, rút toàn bộ các lực lượng viễn chinh Pháp ở Đông Dương về nước một cách đơn giản và thuần túy. Tướng Navarre viết: “Đây là một hành động quân sự khó khăn nếu không được đảm bảo bằng các thoả thuận thoả đáng với Việt Minh”. Kế hoạch hành động này của tướng Navarre xuất phát từ ý tưởng đầu tiên, và phù hợp với những lời căn dặn rất chung chung mà ông Réne Mayer hồi đang giữ chức Thủ tướng đã nói với tướng Navarre khi cử tướng Navarre đi Đông Dương: “Tướng quân phải đi tới chỗ tạo ra được tình huống để chúng ta có thể thương lượng với Việt Minh trong những điều kiện tốt, thuận lợi cho chúng ta”. Tướng Navarre đã nêu lên những nét lớn về các hoạt động quân sự, và không đi vào chi tiết. Tức là, trong giai đoạn đầu tiên tiến hành vào Thu-Đông 1953-1954, Tổng tư lệnh dự định xây dựng một lực lượng chủ lực tác chiến gồm những đơn vị lớn có khả năng đối chọi với các sư đoàn Việt Minh, và phát triển các đội quân của các nước liên kết sẽ thay thế quân đội Pháp tại Đông Dương. Ông cho rằng đến năm sau tức 1954-1955 sẽ có thể tiến công Việt Minh, để chứng minh cho Việt Minh biết, Pháp có thừa khả năng giải quyết vấn đề bằng quân sự, nhằm buộc Việt Minh ngồi vào bàn thương lượng. Phần bốn, cuối cùng là xin tăng cường các phương tiện để thực hiện kế hoạch chiến lược. Đó là bản hoá đơn. Trong bản kế hoạch chiến lược rất đại cương này, dĩ nhiên tướng Navarre chưa một lần đề cập tới Điện Biên Phủ. Mặc dù đã dự kiến từ lâu nhưng kế hoạch đánh chiếm Điện Biên Phủ như thế nào vẫn chưa từng được nghiên cứu. Có lẽ, tướng Navarre đã tự mình quyết định chiếm lĩnh thung lũng này nhưng chưa nói ra một lời nào cả. Kinh nghiệm nhiều năm làm công tác tình báo của ông đã dạy ông là, ngay trong các cơ quan cấp chính phủ cũng không thể bảo vệ được bí mật. Thống chế Juin trong thư ngày 29 tháng 9 năm 1953 gửi tướng Navarre cũng đã viết: “Chú ý giữ bí mạt các hoạt động quân sự. Đừng tiết lộ quá nhiều với bất cử ai”. Qua những báo chí mà tướng Navarre ngày nào cũng đọc, ông càng thấy phải giữ bí mật. Chính vì hai lẽ đó, địa danh Điện Biên Phủ đã không một lần được nói đến trong các bản trình bày miệng cũng như trong văn bản của tướng Navarre. Ngày 6 tháng 7, trong cuộc họp các tham mưu trưởng ba quân chủng gồm có tướng Blanc thuộc lục quân, tướng Fay thuộc không quân, đô đốc Nomy thuộc hải quân, đặt dưới sự chủ toạ của Thống chế Juin, đã được biết đến bản kế hoạch chiến lược mang tên Navarre. Mỗi người dự họp đều có một bản sao giác thư của Navarre gửi chính phủ, được nghe chính Tổng tư lệnh Navarre trình bày và được đặt nhiều câu hỏi. Trong bản báo cáo ngày 8 tháng 7 đệ trình Bộ trưởng các nước liên kết, thư ký cuộc họp viết: “Hội đồng các tham mưu trưởng cho rằng, trong các giải pháp do tướng Navarre trình bày tại cuộc họp ngày 6 tháng 7, thì việc trao độc lập hoàn toàn cho các nước liên kết trong khuôn khổ khối Liên hiệp Pháp là giải pháp duy nhất cần thục hiện”. Đưa ra nhận định này, các chuyên viên quân sự đã tính đến khả năng đang mong đợi và có thể được là sự giúp đỡ nghiêm chỉnh của các nước hên kết “trong khuôn khổ cuộc đấu tranh chung chống sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản”. Các tham mưu trưởng cũng nhất trí tán thành những biện pháp chính trị do tướng Navarre đề xuất, coi đó là tạo điều kiện cho việc thực hiện kế hoạch quân sự. Tuy nhiên, Hội đồng các tham mưu trưởng cũng cho biết, họ đã không thảo luận đề nghị tăng viện của tướng Navarre ghi ở phần 4 bản kế hoạch, với lý do không có thời gian nghiên cứu. (Trong đề nghị này, tướng Navarre yêu cầu lục quân cung cấp thêm 12 tiểu đoàn bộ binh, một cụm pháo binh có thể chuyển vận bằng máy bay đổ bộ đường không, một tiểu đoàn công binh, và bảy trăm bốn mươi ba sĩ quan, hai ngàn năm trăm mười ba hạ sĩ quan để bổ sung cho các đơn vị hiện đang thiếu chỉ huy; yêu cầu không quân cung cấp thêm hai trăm máy bay vận tải C47, hai mươi máy bay ném bom B26; yêu cầu hải quân cung cấp thêm một tàu sân bay, một thông báo hạm hoặc một tàu khu trục có trang bị pháo 138 mm, hai tàu đổ bộ, một tàu vận tải). Những yêu cầu này nằm trong phần 4, kết thúc bản kế hoạch chiến lược. Ngày 17 tháng 7, ý kiến các tướng lĩnh tham mưu được chuyển lên Bộ trưởng. Trong báo cáo gửi cấp trên, họ thừa nhận việc yêu cầu tăng viện là đúng đắn, có nghiên cứu kỹ và mong mỏi những phương tiện này sẽ được đưa sang Đông Dương trước ngày 1 tháng 10, tức là trước thời hạn mà tướng Navarre yêu cầu hai tháng. Riêng với lục quân, việc thoả mãn yêu cầu về nhân sự của tướng Navarre có thể dẫn đến nhiều tác động vì số sĩ quan và hạ sĩ quan cần đưa sang Đông Dương quá đông “có thể phải động viên một phần, hoặc phải huy động lực lượng trù bị” nếu còn muốn duy trì những “nguồn lực đã được ấn định vì lợi ích của phương Tây” nghĩa là còn phải đóng quân ở Đức. Không quân cũng ngán ngẩm. Với đề nghị liên quan đến máy bay vận tải Dakota C47, số phi công có thể đưa sang Việt nam được, nhưng còn số máy bay thì phải chờ xin Mỹ. Về số máy bay ném bom loại nhẹ B26, có thể đưa sang đủ hai mươi chiếc nhưng thiếu thợ máy. Hải quân có thể đáp ứng được yêu cầu sau khi điều chỉnh. Nhìn chung, ý kiến này có thể đáp ứng những yêu cầu của tướng Navarre. Mọi việc chỉ còn chờ sự quyết định của chính phủ. Ngày 24 tháng 7, Tổng thống Cộng hoà Pháp triệu tập cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng tại điện Elysée. Tôi cắp cặp đi theo tướng Navarre. Tổng thống Auriol là người rất chú trọng đến vấn đề bảo vệ bí mật, dặn mọi người không được ghi chép và lệnh cho tôi rời khỏi phòng họp trước khi tướng Navarre bắt đầu báo cáo. Dù sao tôi cũng được đọc bản tường trình của tướng Navarre, được xem cả những dòng chữ ông đã ghi thêm bằng bút chì bên lề bản báo cáo và chính tôi đã được đánh máy bản báo cáo này để đưa cho ông Mons, thư ký thường trực Hội đồng Quốc phòng một bản. Tuy tôi không được dự họp nhưng sau đó đã được nghe thuật lại. Khi đề cập vấn đề Lào, tướng Navarre cho rằng nếu Lào bị tiến công thì đó là vấn đề đau đầu nhất. Theo tướng quân, Bắc Lào là nơi đặt kinh đô, chỉ có ý nghĩa chính trị, không có lợi ích gì về quân sự. Ông đề nghị chính phủ quyết định một giải pháp hai điểm: Thứ nhất là gây sức ép ngoại giao để Việt Minh không tiến công Bắc Lào; thứ hai là, nếu Việt Minh tiến đánh Bắc Lào thì cho phép ông không dấn thân vào việc bảo vệ khu vực này để khỏi bị mất quyền chủ động, ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự dụ định tiến hành vào tháng 10 sắp tới. Bộ trưởng Ngoại giao Bidault là người phản ứng rất mạnh, đòi “không được bảo vệ Lào” vì nước này là “nước đầu tiên và duy nhất” ngày 3 tháng 7 năm 1953 đã tuyên bố nhận lời mời gia nhập khối Liên hiệp Pháp và một trong những đặc điểm của khối này là “phòng thủ chung”. Bộ trưởng Quốc phòng Pleven ít gay gắt hơn nhưng cũng ít rõ ràng, dứt khoát, nói chính phủ không thể ban bố những chỉ thị như vậy nếu không tự làm mất uy tín của mình. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận việc bảo vệ Lào đòi hỏi có nhiều phương tiện quân sự rất quan trọng mà như tướng Navarre nhận xét, Lào chỉ là một mục tiêu rất ít giá trị chiến lược. Còn ông Pierre de Chevigné, Quốc vụ khanh phụ trách quốc phòng thì tuyên bố là “không thể hứa hẹn đảm bảo điều gì cả”. Ông “đang nghiên cứu các đề nghị” để rồi “xem xét sẽ đáp ứng như thế nào”. Cuối cùng, Tổng thống Cộng hoà Pháp kết thúc cuộc họp bằng mấy câu nói với tướng Navarre. - Các thành viên Hội đồng Quốc phòng cám ơn tướng quân về kết quả đạt được. Ngay bây giờ, tướng quân có thể quay trở lại Sài Gòn. Chính phủ sẽ báo cho tướng quân biết quyết định của chính phủ sau. Tướng Navarre đã mang theo một cảm tưởng khá hài lòng về những cuộc nói chuyện ở Paris. Việc thảo luận về tăng viện đôi khi mang dáng dấp của những cuộc mặc cả bủn xỉn khiến tướng quân đã phải xem xét lại những con số đề nghị và rút bớt những khoản chi cho việc bổ sung cán bộ khung. Nhưng mặt khác, các ban tham mưu của ba quân chủng đều biểu thị nhiệt tình ủng hộ. Ngoại trưởng Bidault vừa từ Mỹ trở về có vẻ như đã đạt được kết quả nhiều hơn là những lời tuyên bố hữu nghị. Thủ tướng Edgare Faure cũng không có những ý kiến bác bỏ nữa. Mỹ sẽ trả tiền. Kế hoạch chiến lược mang tên Navarre đã có những cổ phần. Địa danh Lạng Sơn từng hai lần để lại kỷ niệm cay đắng trong lịch sử thuộc địa của Pháp thì trận tập kích dù vừa qua được coi như một thắng lợi, được in đậm trên đầu trang báo. Mọi người đã nghĩ đến chuyện nghỉ hè. Tướng Navarre nói với tôi: - Chúng ta đi về thôi! Tôi hiểu tướng quân nói câu đó như mọi người đều nói sau một chuyến đi vất vả: “Chúng ta về nhà đi thôi”. Có nghĩa là, không lúc nào tướng quân không nghĩ đến những con người đang chiến đấu ở một nơi cách xa những phòng làm việc trải thảm tại Paris tới 12.000 kilômét. Ngay hôm chúng tôi vừa quay lại Sài Gòn, một cơn dông ập xuống vào lúc 7 giờ tối. Nước mưa trút xuống thành phố gây úng ngập các khu phố thấp, cống rãnh… Đến 11 giờ đêm, tôi đội mưa chạy đến nhà Diệu, người bạn cũ của tôi. Phố xá vắng ngắt. Nước mưa từ những cây cao trút xuống thấm qua bộ quần áo vải thô quyện vào mồ hôi, làm da thịt tôi dính chặt vào quân áo. Đêm Sài Gòn vang rộn tiếng ễnh ương kêu. Nhà hiền triết vẫn còn thức, đang nằm một mình bên khay đèn. Anh đưa cho tôi một mảnh vải màu sắc rực rỡ để quấn ngang người như chiếc xarông của người Campuchia, thay bộ quần áo ướt sũng. Sau khi đã thay xong quần áo, tôi nằm dài trên phản gỗ bên cạnh anh. Giữa hai chúng tôi là một quyển sách mở to, anh đang đọc dở dang lúc tôi đến. Đó là tập hai cuốn “Lịch sử Cách mạng Pháp 1789” của nhà xuất bản Michelet, bìa bọc da màu xanh lá cây chữ mạ vàng. Cuối trang 390, Diệu ghi hàng chữ: “Khó mà thống kê được hết những nhà chính trị đã qua đời vì quá say sưa lý luận, cứ tưởng rằng lý thuyết có thể dẫn dắt được thế giới đi theo”. Mãi tới quá khuya Diệu vẫn còn nói với tôi về chủ nghĩa Mác biện chứng. Chú thích: (1) Tướng Navarre đã một thời gian làm Cục trưởng tình báo quân sự. (2) Joseph Laniel là Thủ tướng chính phủ mới thành lập, không biết hoặc đã quên là cựu Thủ tướng Réne Mayer cùng với Tổng thống đã trao nhiệm vụ cho Navane “thời hạn là một tháng” để khảo sát tình hình Đông Dương rồi về Paris báo cáo.